• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề trồng sơn lấy nhựa ở Tam Nông (Phú Thọ)

Nguồn tin: Báo Phú Thọ, 21/02/2013
Ngày cập nhật: 25/2/2013

Vừa nhẩn nha cắt vát những chiếc mo cau làm chìa vét sơn, chị Tấn ở xã Thọ Văn (Phú Thọ) vừa bảo tôi: Làm nghề sơn vất vả lắm bác ơi, em đi cắt từ lúc ba giờ sáng, bây giờ lại chuẩn bị đi thu nhựa; mặt mũi, chân tay lúc nào cũng nhem nhuốc, người không quen còn bị ăn, lở ngứa hết cả mặt mũi.

Nghề trồng sơn lấy nhựa đã cho người dân có thêm nguồn thu nhập.

Theo các cụ xưa kể lại, cây sơn lấy nhựa được người Pháp phát triển, đưa thành nghề vào những năm đầu thế kỷ XX. Đây là loại cây công nghiệp có thể thích nghi với nhiều vùng đất đai, điều kiện thổ nhưỡng. Ở vùng đồi trung du, miền núi phía Bắc đều có cây sơn sinh trưởng, nhưng bén rễ lâu đời phát triển thành nghề chỉ có ở Tam Nông, suốt những năm chiến tranh, thời bao cấp cây sơn lúc ít, lúc nhiều nhưng vẫn được duy trì ở đây. Bây giờ một số vùng ở Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang… đã phát triển trồng sơn nhưng gốc gác vẫn là người ở Tam Nông đến sản xuất, truyền nghề, có lẽ cũng do trồng loại cây này nhọc nhằn, vất vả, đòi hỏi một số kỹ năng sản xuất, thu hoạch khắt khe. Sơn là cây công nghiệp lấy nhựa để phục vụ sản xuất công nghiệp, gia dụng. Dù sản xuất đồ mộc, nhiều đồ gia dụng người ta đã đưa ra nhiều loại keo công nghiệp để gắn kết, sơn phủ rất nhanh, rẻ, nhưng độ bền, độ đẹp khó có loại nào sánh được với sơn ta. Sơn ta ngậy kỹ, trộn với cám cưa dây nhỏ làm chất keo gắn kết các mộng gỗ, chỗ giáp nối một số đồ gia dụng coi như vĩnh viễn không lo tụt, biến dạng. Đặc biệt sơn ta chế biến làm quang dầu, làm sơn mài tạo ra tranh, sơn phủ gỗ đến giờ chưa có loại sơn công nghiệp nào thay thế. Ngoài ra sơn ta còn được dùng nhiều trong lĩnh vực sản xuất đồ mỹ nghệ rất được các nước phát triển ưa chuộng.

Sơn có hai giống là sơn giềng (sơn đỏ) và sơn ngái (sơn trắng). Sơn trắng nhiều nhựa hơn, nhưng chất lượng nhựa kém sơn giềng, ngược lại sơn giềng thời gian thu hoạch bền, nhựa tốt hơn sơn ngái. Vào mùa tháng 10, khi quả sơn già, chín chuyển từ mầu xanh sang trắng người ta thu về phơi khô, đến mùa trồng sơn, giã bỏ lớp cùi ngoài lấy hạt đem gieo. Mùa trồng sơn có hai vụ: Vụ xuân bắt đầu gieo từ tháng 3 đến tháng 5, vụ thu gieo vào tháng 9,10. Ngày trước chủ yếu trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp, bây giờ người ta ươm hạt mọc cây con, rồi chuyển vào bầu tạo cây giống như bạch đàn, keo, khi nào trồng cuốc hố đặt cây con. Mật độ trồng sơn tùy độ phì nhiêu của đất, ở nơi đất tốt khoảng cách trồng cây cách cây 2 - 2,5 m, đất xấu chỉ 1,5 - 2 m, thường mỗi sào trồng từ 150 - 200 cây. Cây sơn trồng, chăm sóc không khó, nhưng cần đặc biệt quan tâm đến bón phân trong giai đoạn kiến thiết. Cây sơn gần như chỉ thích ứng với phân hữu cơ, rất dị ứng với phân hóa học. Ở năm đầu có thể bón bổ sung lượng nhỏ phân đạm để cây phát triển giai đoạn sau nếu bón nhiều cây rất dễ “chết xanh”, tức là cây vẫn phát triển tốt, lá xanh nhưng chích không có nhựa. Sau khi trồng 2 - 3 năm sơn cho thu hoạch, năm đầu người ta chích một phía cây gọi là cắt mặt một, năm sau chích thêm phía ngược lại gọi là mở mặt cội. Khi cắt mỗi mặt tính sao để khoảng cách cuối cùng giữa miếng cắt phía dưới và phía trên cách nhau khoảng 8 - 10 cm, hết lớp nọ đến lớp kia. Miếng cắt theo hình chữ V, rất đơn giản song cái khó ở đây là khi cắt phải đặt lưỡi dao nghiêng 5 - 10o lệch lên phía trên để miếng cắt có độ nghiêng vào phía trong khi nhựa chảy ra gom vào phía thân cây, tập trung lại ở điểm giáp nối của chữ V, chảy vào vỏ chai hứng ở dưới mà không tràn ra theo vỏ cây chảy ra ngoài. Đặc biệt vết cắt phải rất mỏng chỉ khoảng 1 mm, cắt như vậy sơn chảy lâu, nhựa tốt, còn vết cắt dày nhựa chảy ra ngay nhưng chỉ một lúc là hết, vừa ít, nhựa sơn vừa không tốt. Một khó khăn nữa là thời điểm chích nhựa sơn phải tránh trời mưa, nắng to. Gặp trời mưa nhựa sơn sẽ dễ bị chảy tràn ra không tập trung vào vỏ, nhựa thu về cũng thiu, thối không để được lâu. Ngược lại nếu gặp nhiệt độ cao sẽ làm khô miếng cắt và nhựa trong vỏ chai. Vì vậy, thời điểm chích chủ yếu từ 1 - 2 giờ đến 7 - 8 giờ sáng, trút nhựa vào tầm 9 - 10 giờ, nếu gặp ngày nắng to mọi công việc phải kết thúc trước 9 giờ sáng, nên người cắt sơn phải dùng đèn, đi cắt từ lúc gà gáy. Sự vất vả này cũng là nguyên nhân khiến cây sơn dễ trồng nhưng khó phát triển rộng rãi. Bù lại trồng sơn gần như có thu nhập quanh năm, hiệu quả tương đối cao.Cách đây gần chục năm huyện Tam Nông đã lập đề án khôi phục, phát triển cây sơn lấy nhựa. Sau nhiều năm phát triển hiện trên địa bàn đã có khoảng 550 ha sơn, tập trung nhiều tại các xã Thọ Văn, Dị Nậu, Hương Nộn, Quang Húc, Phương Thịnh, Tứ Mỹ, Xuân Quang, Văn Lương, Cổ Tiết. Trong đó có khoảng gần 400ha sơn cho thu hoạch, năng suất khoảng trên, dưới 4 tạ/ha, sản lượng khoảng trên 150 tấn.

Do đặc thù cây sơn đòi hỏi khắt khe khi thu hoạch nên chỉ phát triển theo mô hình hộ gia đình. Một nhà có thể trồng được rất nhiều diện tích sơn, nhưng khi chích nhựa, một lao động mỗi buổi chỉ cắt được 300 - 500 vỏ chai, như vậy sơn mặt một một người cắt được 250 - 300 cây, khi mở mặt cội chỉ cắt được 180 - 200 cây. Theo chu kỳ 3 - 4 ngày cắt lại một lần, trừ những ngày mưa, ngày quá nắng, quá rét, do vậy mỗi lao động chuyên canh chỉ đảm bảo quay vòng trên dưới 800 - 1.000 cây sơn, nhiều hơn nữa phải có người hỗ trợ khi chích. Hiện nay giá sơn nhựa ở Tam Nông khoảng 200 - 300 ngàn đồng/kg tùy thời điểm. Với năng suất bình quân khoảng 15 - 20 kg/năm, mỗi sào trồng sơn một tháng có thể thu từ 2 đến 3 kg nhựa, 7 - 8 công, chi phí vật tư không nhiều, với giá bán như vậy là được. Tại địa bàn huyện đã hình thành lực lượng chuyên mua gom rồi chuyển đi tiêu thụ, nên sơn thu hoạch xong bán hết. Một ưu điểm nữa là loại nhựa này càng để lâu càng tốt nên không sợ ôi thiu, lúc nào được giá thì tiêu thụ rất thuận lợi cho người sản xuất. Nhiều năm nay những diện tích đất đồi ở Tam Nông không trồng sắn, cây lâm nghiệp đều trồng sơn. Những xã trồng nhiều là Thọ Văn, Dị Nậu, Quang Húc… Ở những xã này nhiều hộ có đất trang trại trồng hàng nghìn cây sơn, mỗi năm thu hàng tạ nhựa sơn.

Cái khó với cây sơn ở Tam Nông hiện nay là đất đai hạn chế. Diện tích đất đồi cây sơn và cây lâm nghiệp thường xuyên cạnh tranh, nên không có nhiều đất để trồng sơn. Hiện nay một số xã diện tích đất đồi ít, lại đang quy hoạch chuyển làm dự án khác, càng khó phát triển cây sơn.Vì vậy nhiều hộ phải đi mua sơn đã trồng, thuê đất địa bàn khác để phát triển cây sơn. Do khai thác quá mức nên hầu hết đất trồng sơn đều tàng kiệt chưa tìm được giải pháp thâm canh hữu hiệu nên năng suất thấp. Cách đây vài chục năm nếu trồng 300 cây sơn, sau hai năm đi vào thu hoạch (cây sơn 4 - 5 tuổi) có thể đạt 2 - 3 kg/cữ (lần thu hoạch); chu kỳ cây sơn cho thu hoạch 5 - 7 năm thì bây giờ năng suất chỉ còn bằng khoảng 40 - 50%, chu kỳ thu hoạch cũng giảm chỉ còn 3 - 4 năm. Một vấn đề nữa là thị trường tiêu thụ sơn còn bị động. Hầu hết do tư thương chi phối, mua gom vận chuyển đi tỉnh ngoài, nước ngoài nên giá cả rất phập phù. Thời điểm giữa năm 2012 giá một kg nhựa sơn trên 300 ngàn, hiện nay xuống còn 200 ngàn đồng.

Trong kế hoạch phát triển, Tam Nông xác định cây sơn là chủ lực với các xã vùng đồi. Với hiệu quả như hiện nay trong tương lai đây vẫn là cây trồng cho thu nhập khá. Để phát triển ổn định, huyện sẽ tiếp tục rà soát lại quỹ đất, ổn định vùng chuyên trồng sơn. Đồng thời liên hệ với các cơ quan chuyên môn thẩm định, đánh giá chất đất để tìm giải pháp thâm canh làm tăng năng suất. Cùng với đó sớm xây dựng thương hiệu, lập làng nghề tạo dựng thương hiệu, thị trường tạo thuận lợi cho cây sơn phát triển.

Quốc Vượng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang