• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất công nghệ cao - ý tưởng đột phá của một nông dân

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 21/02/2013
Ngày cập nhật: 23/2/2013

Đó là mô hình trồng rau quả trong nhà kín (nhà kính) của anh La Văn Khoa ngụ tại xã Song Phú (Tam Bình - Vĩnh Long) mà Báo Vĩnh Long đã có dịp thông tin hồi cuối tháng 1/2013. Mô hình có quy mô 1.500 m2, được xây dựng theo quy trình công nghệ của Australia (Úc) gồm một căn nhà kín 3 gian có lắp đặt hệ thống thông gió để điều hòa nhiệt độ, hệ thống giàn giá thể để trồng rau quả, hệ thống tưới nhỏ giọt và nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc trồng rau quả an toàn.

Dưa leo trong mô hình CNC của anh La Văn Khoa.

Để xây dựng được mô hình nhà kín trồng rau quả theo quy trình công nghệ cao (CNC) thì nhà đầu tư cần bỏ ra chi phí ban đầu rất lớn. Trong khi đó điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu ở Vĩnh Long nói riêng và cả ĐBSCL nói chung là khá thuận lợi cho nên việc đầu tư xây dựng mô hình sản xuất theo hướng ứng dụng CNC ở Vĩnh Long trong thời gian qua chỉ mới ở bước khởi động.

Tỉnh đã có đề án khảo sát lấy ý kiến để đầu tư xây dựng vùng sản xuất theo hướng ứng dụng CNC và Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã có văn bản đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh và đến nay vẫn chưa thể thực hiện do nguồn kinh phí nhà nước còn hạn chế.

Thế nhưng thật sự bất ngờ khi mô hình CNC đầu tiên được thực hiện lại đến từ nguồn đầu tư của một nông dân.

Chỉ vì lòng đam mê!

Tâm sự với chúng tôi, anh La Văn Khoa cho biết: Gia đình anh không hề tính toán về mặt lợi nhuận kinh tế bởi vì chi phí đầu tư ban đầu của mô hình này rất cao trong khi đầu ra của sản phẩm chưa có.

Song con rể của anh là Nguyễn Thanh Phong (Việt kiều Úc) được học tập và tham quan nhiều mô hình sản xuất theo quy trình CNC của Úc, thấy việc trồng rau quả trong điều kiện hỗ trợ của CNC cho ra sản phẩm đẹp; có năng suất, chất lượng rất cao nên anh ham thích và muốn đưa về làm thử ở Việt Nam! Một ý tưởng hết sức táo bạo và mang tính đột phá cao.

Thực tế sản xuất đã cho thấy điều mà anh Khoa và gia đình suy nghĩ là hoàn toàn đúng. Anh chia khu sản xuất ra làm 2 phần, mỗi phần 750 m2 nhằm có kế hoạch sản xuất được 2 đợt gối đầu nhau và để có thể cung cấp cho thị trường một cách liên tục.

Theo tính toán, chi phí cho mỗi đợt trồng dưa leo (giống dưa leo của Úc) khoảng gần 35 triệu đồng (bao gồm tiền mua giá thể, hạt giống, phân, thuốc…) nhưng nếu chỉ bán theo giá thị trường tại các chợ thì chỉ thu được khoảng hơn 50 triệu đồng (khoảng 7.000 đ/kg), còn tiền công chăm sóc và nhất là tiền điện, tiền nước… cũng sẽ mất trên 15 triệu đồng cho mỗi đợt sản xuất khoảng chừng 3 tháng, do sản xuất trong điều kiện nắng nóng nên hệ thống điều hòa nhiệt độ phải hoạt động gần như liên tục.

Vì vậy, nếu sản xuất rau quả theo quy trình CNC mà bán sản phẩm ra thị trường bình thường tại các chợ thì sẽ không có lời.

Và tính ý thức vì cộng đồng!

Bản thân anh La Văn Khoa là một chủ cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, vì vậy anh và gia đình rất quan tâm đến vấn đề sử dụng nông dược của nông dân trong việc trồng rau quả và việc đảm bảo an toàn trong bữa ăn hàng ngày của mọi người.

Bản thân anh và gia đình cũng có nhu cầu về rau quả an toàn nên quyết tâm xây dựng mô hình này để cung cấp rau quả an toàn cho người tiêu dùng, trong đó có gia đình của anh. Anh trồng dưa leo và cà chua trên giá thể bằng mụn dừa, nước tưới lấy từ Trạm cấp nước tập trung của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường Vĩnh Long.

Hệ thống tưới nhỏ giọt và cung cấp dinh dưỡng được kiểm soát chặt chẽ bằng máy tính có cài đặt phần mềm điều khiển. Vì vậy, sản phẩm dưa thu hoạch rất an toàn cho người sử dụng, có số liệu phân tích cho thấy các chỉ tiêu về hàm lượng đạm nitrat, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh đều ở dưới mức cho phép.

Cách làm mang tính đột phá

Khi có ý tưởng, gia đình anh Khoa đã quyết định khởi công xây dựng mô hình từ đầu năm 2012. Đến tháng 6/2012, mô hình bắt đầu hoạt động và tính đến thời điểm hiện tại, gia đình của anh Khoa đã trồng được 2 đợt dưa leo và 1 đợt cà chua.

Theo anh Khoa, hiện gia đình chưa có lời do chi phí rất cao mà giá bán thấp. Tuy nhiên sau khi được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, anh Khoa đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một số siêu thị tại Cần Thơ với giá cao gấp đôi so với bán ngoài chợ.

Điều mà chúng tôi muốn nói ở đây là mô hình sản xuất của anh ra đời đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của nhà nông, đó là cần một môi trường phù hợp với các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những trái dưa, trái cà... được trồng từ mô hình này rất an toàn cho người tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu chất lượng cuộc sống ngày càng cao.

Ngoài ra, với điều kiện đầu tư thiết bị CNC thì mô hình này có thể chủ động sản xuất liên tục bất chấp điều kiện thời tiết khí hậu có biến đổi ra sao nhằm chủ động cung cấp rau quả an toàn cho người tiêu dùng, do đó việc đưa CNC vào sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu, một cách làm mang tính đột phá của nông dân.

Đây cũng là cơ hội để người nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, làm giàu ngay trên chính mảnh đất của mình.

Th.S NGUYỄN VĂN LIÊM (TP Vĩnh Long)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang