• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Dương: Chuyện lạ trồng lúa không làm đất

Nguồn tin: Báo Hải Dương, 16/02/2013
Ngày cập nhật: 18/2/2013

Nói có kỹ thuật gieo cấy lúa không cần cày, bừa thì nhiều nông dân, thậm chí không ít cán bộ nông nghiệp cũng cho rằng đó là chuyện… tầm phào...

Ruộng lúa cấy không làm đất ở xã Thái Tân (Nam Sách)

“Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Đấy là kinh nghiệm ông cha ta đã đúc kết. Ấy thế nên khi nghe nói có kỹ thuật gieo cấy lúa không cần cày, bừa thì nhiều nông dân, thậm chí không ít cán bộ nông nghiệp cũng cho rằng đó là chuyện… tầm phào.

TIẾT KIỆM CHI PHÍ, ĐẨY NHANH THỜI VỤ

Nông dân xã Thái Tân (Nam Sách, Hải Dương) là những người bất ngờ nhất về kỹ thuật canh tác lúa không làm đất bởi họ được ứng dụng biện pháp này đầu tiên trong tỉnh. Ông Trần Danh Giấc, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Thái Tân nhớ lại: “Trước đây, tôi chỉ thấy nông dân không làm đất để thu một vụ lúa tái sinh (lúa chét) chứ chưa thấy canh tác lúa chính vụ mà không làm đất bao giờ. Thậm chí, ở vụ mùa năm 2010, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh về tập huấn cho nông dân địa phương, nhiều người vẫn chưa tin vào kỹ thuật này. Lúc đó chỉ có hộ ông Nguyễn Duy Phong dám làm thử nghiệm với điều kiện phải đền bù khi có rủi ro. Kết quả khảo nghiệm khiến nhiều người bất ngờ. Dân không mất công cày bừa, thời vụ được đẩy nhanh, tiết kiệm nước tưới mà lúa vẫn sinh trưởng tốt, bảo đảm năng suất. Từ thành công đó, nhiều nông dân trong xã đã áp dụng cách làm này, thậm chí một số hộ còn tự làm ngoài diện tích khảo nghiệm”. Theo dõi sát sao cách làm này, ông Giấc thấy một chuyện lạ chưa lý giải được: Giai đoạn ban đầu ở ruộng lúa không làm đất thì mặt ruộng không nhũn bằng ruộng làm đất. Tuy nhiên, đến lúc lúa từ giai đoạn “con gái” trở đi thì đất ở ruộng không làm đất lại nhũn hơn ruộng làm đất.

Từ vụ mùa 2010, Chi cục BVTV tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Syngenta Việt Nam bắt đầu áp dụng thử nghiệm cách làm này tại hai xã Thái Tân (Nam Sách) và Tiền Tiến (Thanh Hà). Tại xã Thái Tân, khảo nghiệm trên 1,4 sào ruộng nhà ông Phong bằng phương pháp gieo thẳng. Ở xã Tiền Tiến áp dụng phương pháp cấy mạ sân, quy mô 1 sào. Tới vụ mùa 2011, việc khảo nghiệm tiếp tục thực hiện ở 2 địa phương này. Vụ mùa năm 2012, địa điểm khảo nghiệm đã được mở rộng sang nhiều xã khác là: An Sơn (Nam Sách), Thanh An, Thanh Cường, Thanh Hồng (Thanh Hà), Liên Hòa và thị trấn Phú Thái (Kim Thành).

Tại xã Thái Tân, vụ mùa vừa qua có 10 hộ gieo thẳng 1 ha lúa không làm đất bằng các giống Khang dân 18, Bắc thơm 7, Q5... Sau khi kết thúc thu hoạch lúa chiêm xuân vào ngày 20-6-2012, nông dân phun 1 - 2 lần thuốc trừ cỏ Gramoxone 20SL (gốc rạ cắt ngắn phun 1 lần, gốc rạ cắt dài phun 2 lần) để rạ nhanh phân hủy và diệt cỏ dại. Phun thuốc xong, nông dân gieo thẳng mạ trên ruộng. Các biện pháp kỹ thuật sau đó về tưới nước, bón phân, phòng, trừ dịch hại… áp dụng như canh tác bình thường. Ông Vũ Đình Phiên, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh cho biết: “So với canh tác thông thường, lúa trồng không làm đất phát triển nhanh, đẻ nhánh khỏe, tập trung hơn. Đặc biệt, phương pháp này giúp nông dân giảm được 124 nghìn đồng/sào do không mất công làm đất (số tiền này đã trừ chi phí phải mua thuốc trừ cỏ, khô vằn để phân hủy gốc rạ và tiêu diệt cỏ dại, nấm bệnh). Ngoài ra, kỹ thuật này còn rút ngắn thời vụ 7 - 10 ngày nên rất có ý nghĩa với vùng trồng cây vụ đông sớm”. Chi cục BVTV tỉnh dự kiến tiếp tục mở rộng diện tích khảo nghiệm lúa áp dụng phương pháp này vào vụ mùa 2013. Chi cục cũng khuyến cáo nông dân chỉ nên áp dụng biện pháp cấy lúa không làm đất trong vụ mùa, còn vụ chiêm xuân cần cày ải như cách thông thường.

LÀM ĐẤT TỐI THIỂU TRỒNG RAU MÀU

Nông dân nhiều nơi đã áp dụng có hiệu quả kỹ thuật làm đất tối thiểu để trồng những loại rau màu như ngô, su hào, su-lơ, bí xanh, bí ngô, cà rốt.

Làm đất tối thiểu trồng cây ngô là biện pháp kỹ thuật mới, có sức lan tỏa nhanh trong sản xuất, được nhiều nông dân khen ngợi. Vụ đông năm nay, UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho 300 ha ngô làm đất tối thiểu, quy vùng từ 3 ha trở lên. Tuy nhiên, diện tích ngô làm đất tối thiểu trong thực tế lớn hơn con số trên khá nhiều. Huyện Thanh Miện là nơi khởi nguồn và ứng dụng hiệu quả nhất kỹ thuật này, trong đó Trung tâm Khuyến nông huyện có vai trò đi đầu. Cách đây khoảng 5 năm, cơ quan chức năng và nông dân mới làm thử nghiệm ở diện nhỏ thì nay gần như tất cả diện tích trồng ngô vụ đông trong huyện đều áp dụng làm đất tối thiểu. Sau khi thu hoạch lúa mùa, nông dân chỉ cần cày (cuốc) những hàng đất nhỏ trên ruộng, không cần lên luống. Sau đó đặt bầu ngô, bón phân, phủ rạ xung quanh cây. Việc chăm sóc ở giai đoạn sau đó như bình thường. Đứng trên ruộng ngô làm đất tối thiểu đã cho thu hoạch xong, chị Phạm Thị Vụ ở thôn Thái Thạch (xã Hùng Sơn) cho biết: “Từ năm 2007, tôi bắt đầu trồng ngô bằng phương pháp làm đất tối thiểu, mỗi sào giảm 3 công lao động (lên luống, kéo luống, vun xới), thời vụ sớm hơn trước 1 tuần, cây ít bị đổ. Khả năng sinh trưởng, năng suất, sâu bệnh, chăm bón giữa làm đất tối thiểu và làm luống như trước kia vẫn giống nhau. Vụ đông vừa qua, cả 1 mẫu ngô của nhà tôi đều làm đất tối thiểu”. Ông Lê Văn Ngại, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hùng Sơn cho biết thêm: “Trồng ngô theo phương pháp làm đất tối thiểu giúp tăng mật độ cây do giảm được diện tích lối đi giữa các luống, do vậy hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ năm 2007 đến nay, tất cả diện tích ngô vụ đông ở xã đều làm đất tối thiểu, trong đó diện tích vụ đông vừa qua là 27 ha".

Từ nhiều năm nay, nông dân xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ) đã trồng su hào theo phương pháp làm đất tối thiểu. Trên các chân ruộng thâm canh rau màu 4 vụ/năm, ban đầu người dân làm luống bình thường. Tuy nhiên, từ những vụ sau đó, nông dân vẫn để nguyên phần đáy luống và chỉ phay, xới xáo mặt luống, không cày phá luống sau mỗi vụ. Có nhiều gia đình đã không cày phá luống từ 5 - 7 năm nay. Chị Nguyễn Thị Tươi ở thôn Ô Mễ cho biết: “Vụ đông này, nhà tôi trồng 6 sào su hào theo cách đó, không phải mất công cày phá luống. Khi chuyển vụ, tôi chỉ thuê máy phay lớp đất mặt hoặc xới xáo, cải tạo đất rồi trồng vụ mới”.

TRỌNG TUÂN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang