• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Yên: Phòng chống dịch hại lúa đông xuân

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 7/2/2013
Ngày cập nhật: 9/2/2013

Hiện thời tiết âm u, sáng sớm có sương nhiều và kéo dài trong nhiều ngày, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch hại cây trồng phát sinh gây hại. Do đó trong dịp tết, nông dân các địa phương nên chú ý theo dõi diễn biến sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời.

Hiện nay, muỗi năn ra rộ và có thể kéo dài đến đầu tháng 2. Lứa muỗi này sẽ gây hại trên các trà lúa sạ từ cuối tháng 12/2012 về sau, đặc biệt ở trà lúa sạ sau ngày 1/1/2013. Sâu năn thường phát sinh ở những chân ruộng thừa đạm, sạ dày, trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao, đặc biệt ở các khu ruộng ven rừng ở các xã Hòa Tân Tây, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Tây (Tây Hòa), Hòa Tân Đông, Hòa Xuân Tây (Đông Hòa), Hòa Quang Bắc, Hòa An (Phú Hòa)… Vì vậy, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ các lứa muỗi năn vào đèn để có biện pháp quản lý kịp thời. Cần quan tâm các trà lúa nhỏ hơn 35 ngày tuổi, nếu lứa muỗi năn ra rộ trùng với các trà lúa này có thể sử dụng một số thuốc hóa học như các loại thuốc rải: Padan 4G, Diazan 10H, Kayazinon 10G, Regent 0,3 G, Marshal 5G; thuốc phun: Vitako 40 WG, Padan 95 SP, Diazan 60EC, Marshal 200 SC; sử dụng ngay khi muỗi năn ra rộ. Riêng các trà lúa hơn 35 ngày tuổi, các địa phương cần thực hiện theo khuyến cáo của trạm bảo vệ thực vật, tránh phun thuốc tràn lan dễ gây bộc phát sâu hại (sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu…) ở giai đoạn sau.

Bệnh đạo ôn cũng đã xuất hiện gây hại 30ha lúa tại các huyện Tuy An, Phú Hòa, Tây Hòa… Đến đầu và giữa tháng 2, khi lúa đang giai đoạn đẻ nhánh rộ - đòng, thời tiết lúc này có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tán lá lúa phát triển che phủ và trùng vào thời điểm nông dân bón phân đón đòng. Những điều kiện này rất phù hợp cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại. Do đó, cần tích cực chăm sóc, làm cỏ, bón cân đối N-P-K sẽ làm hạn chế bệnh. Khi bệnh phát sinh cần dừng bón phân (đặc biệt là phân có chứa đạm). Nếu phát hiện bệnh phát sinh cùng với các điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, có thể khuyến cáo nông dân dùng các thuốc đặc trị như: Filia, Beam, Rabcide, Fuan, Trizole…

Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng vào bẫy đèn với số lượng tương đối lớn. Các giống lúa đã ghi nhận nhiễm rầy là TBR1, BĐ250, BĐ 258, HĐB6, OM2695-2, D 98-17, ĐV108… Thời điểm lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh, rầy nâu và rầy lưng trắng sẽ xuất hiện ở mật độ thấp. Trong điều kiện rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại mạnh, các địa phương cần tổ chức điều tra khoanh vùng ổ dịch và huy động lực lượng phun các loại thuốc đã được khảo nghiệm như Applaud, Penalty, Difluent hiệu quả trừ rầy cao.

Mặc dù các địa phương tổ chức diệt chuột đầu vụ đồng loạt bằng nhiều biện pháp (đào bắt, bẫy, bã bằng thuốc trừ chuột hóa học và sinh học) đã phần nào hạn chế được mật số chuột trên đồng ruộng. Tuy nhiên, do vụ này không có lụt nên số chuột còn lại trên đồng rất lớn và chúng đã cắn phá mạnh trong giai đoạn đầu vụ. Theo quy luật, chuột sẽ cắn phá mạnh vào hai giai đoạn: cuối đẻ nhánh và đòng trổ. Để hạn chế tác hại của chuột, đề nghị các địa phương quan tâm triển khai công tác diệt chuột thường xuyên liên tục, dùng bã thuốc sinh học, hóa học và bẫy bán nguyệt để diệt chuột sẽ có hiệu quả cao.

Các cây trồng khác, tết là dịp nông dân trồng nhiều rau để cung ứng cho thị trường như súp lơ, bắp cải, cải xanh; các loại rau ăn lá, hành, ớt, dưa leo, bầu bí… Tuy nhiên, điều kiện thời tiết phù hợp cho các loại sâu bệnh phát triển như sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, bọ trĩ… Nông dân thực hiện chương trình IPM (chương trình quản lý dịch hại tổng hợp) để bảo vệ cây trồng, khuyến cáo nông dân sử dụng các thuốc trừ sâu sinh học: BT, Delfin (vi khuẩn), thuốc Tập Kỳ, Vectimec (Abamectin)... Tuy nhiên, người dân cần tuân thủ thời gian cách ly để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng trong dịp tết.

Đối với cây họ đậu, tháng 2 cũng là dịp nông dân xuống giống nhiều loại cây họ đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu phụng, đậu nành… Giai đoạn cây con của các cây họ đậu có các sâu bệnh hại quan trọng là sâu xám, bệnh lở cổ rễ và chết rạp cây con. Chú ý tạo sự thoát nước, làm cỏ và bón phân cân đối để hạn chế sâu bệnh, tránh phun nhiều thuốc trừ sâu đục nụ không hợp lý vì dễ gây bộc phát dịch.

Để bảo vệ an toàn cho cây trồng vụ đông xuân giai đoạn Tết Nguyên đán, các địa phương cần bố trí thời gian và nhân lực để kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, điều tra phát hiện sâu bệnh kịp thời, đề ra các biện pháp chăm sóc và phòng trừ dịch hại phù hợp, có hiệu quả nhằm giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.

ĐẶNG VĂN MẠNH - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang