• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quản lý nhãn hiệu “lúa gạo Cát Tiên”: Vì một sản phẩm nông nghiệp miền núi

Nguồn tin: Báo Lao Động, 06/02/2013
Ngày cập nhật: 7/2/2013

Bắt đầu từ 6.2, quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “lúa gạo Cát Tiên” của tỉnh miền núi Lâm Đồng chính thức có hiệu lực. Một trong những nội dung của quy chế được nhiều người quan tâm là “cùng xây dựng nhãn hiệu tập thể “lúa gạo Cát Tiên” trở thành một thương hiệu mạnh”.

Thu hoạch lúa đặc sản trên cánh đồng mẫu Cát Tiên.

Nhãn hiệu độc quyền

Theo quy chế này, bắt đầu từ 6.2 trở đi, “các tổ chức và cá nhân sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo Cát Tiên nếu hội đủ các điều kiện theo quy định thì có quyền yêu cầu UBND huyện Cát Tiên xem xét và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm lúa gạo của mình. Và ngược lại, nếu xét thấy các cơ sở nào không còn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra thì cơ quan quản lý nhãn hiệu – UBND huyện Cát Tiên – có quyền ra quyết định thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “lúa gạo Cát Tiên” của cơ sở đó” – ông Ngô Xuân Hiển, Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên - trao đổi.

“Lúa gạo Cát Tiên” là sản phẩm nông nghiệp thứ năm của tỉnh Lâm Đồng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận thương hiệu. Nói đến nông nghiệp của tỉnh miền núi Lâm Đồng, người ta thường nghĩ đến các sản phẩm thuộc thế mạnh của địa phương này như càphê, trà, dâu tằm... (các loại cây công nghiệp) chứ không mấy người nghĩ đến sản phẩm thuần nông nghiệp là “lúa gạo”.

Tuy nhiên, với đặc điểm riêng của mình, trong bản đồ nông nghiệp của tỉnh miền núi Lâm Đồng, sản phẩm “thuần nông nghiệp” lúa gạo của huyện Cát Tiên (huyện cực nam của tỉnh, giáp với vùng Đông Nam Bộ) lại là một sản phẩm có vị thế rất đặc biệt. “Với đặc điểm riêng của địa phương có cây lúa chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chúng tôi từ nhiều năm trước đã chọn sản phẩm lúa gạo OM4900 để trồng và chế biến thử nghiệm nhằm tạo nên một sản phẩm lúa gạo mang “màu sắc” Cát Tiên, chỉ riêng huyện Cát Tiên – một huyện quanh năm “ăn” phù sa sông Đồng Nai – mới có. Và, thành công mang lại từ những nỗ lực này là việc Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm lúa gạo của địa phương chúng tôi” – ông Ngô Xuân Hiển cho biết.

Xây dựng cánh đồng mẫu

Chính vùng đất đầm lầy và đồi trũng nơi núi rừng dọc một con sông của huyện Cát Tiên đã tạo nên điều kiện thổ nhưỡng “phù sa Đồng Nai” rất riêng biệt của Cát Tiên mà không nơi nào có được. Chính vì thế, khi mà hạt lúa giống OM4900 (một trong hơn 10 giống lúa được chọn để khảo nghiệm) được đặt xuống vùng đất này cách nay hơn chục năm, thì không chỉ những cán bộ kỹ thuật của địa phương đặt nhiều kỳ vọng, mà kỳ vọng ấy còn được nảy nở trong sự mong đợi của nhiều người dân sống chủ yếu bằng nghề nông của huyện Cát Tiên. Và thật vui là thứ hạt giống ấy được gieo mầm bên sông Đồng Nai đã cho ra một sản phẩm không lẫn vào đâu được. Và, chính sản phẩm này của huyện Cát Tiên đã làm nên thương hiệu “lúa gạo Cát Tiên” của tỉnh miền núi Lâm Đồng.

Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên - ông Ngô Xuân Hiển - còn cho biết: Đến thời điểm sản phẩm lúa gạo Cát Tiên được cấp chứng nhận thương hiệu độc quyền (3.2011), cả huyện Cát Tiên đã có 7.800ha lúa, năng suất bình quân đạt trên 5 tấn/ha. Điều quan trọng hơn cả là, với riêng giống lúa OM4900 làm nên “thương hiệu gạo Cát Tiên” ấy, qua nhiều năm nghiên cứu, lai tạo, thử nghiệm trên cánh đồng ven sông Đồng Nai, sản phẩm làm ra không chỉ có hương vị “thơm dẻo không lẫn vào đâu được” mà năng suất của nó cũng đã vượt trội so với các giống lúa địa phương khác: 8 – 9 tấn/ha so với 5 tấn/ha. Cũng từ đây, công việc xây dựng “cánh đồng mẫu” được đặt ra cho chính quyền huyện Cát Tiên và cả tỉnh Lâm Đồng.

Ông Ngô Xuân Hiển cho biết, tính cho đến lúc này (đầu tháng 2.2013), cả huyện Cát Tiên đã có 70ha được trồng giống lúa OM4900 “chuẩn” để tạo ra sản phẩm gạo mang thương hiệu “lúa gạo Cát Tiên”. Tuy nhiên, không chỉ dừng ở đó, dự kiến trong năm 2013 này, diện tích được trồng lúa để cho ra sản phẩm “lúa gạo Cát Tiên” của huyện Cát Tiên sẽ được nâng lên trên 150ha. Bên cạnh đó, theo quy hoạch chung của tỉnh, diện tích “cánh đồng mẫu” này cũng sẽ được mở rộng sang huyện lân cận của Cát Tiên là huyện Đạ Tẻh với tổng diện tích vào cuối năm nay khoảng 100ha (hiện Đạ Tẻh đã có 30ha thuộc “cánh đồng mẫu”).

Và, vẫn chưa dừng lại ở đó: Theo quy hoạch chung của tỉnh Lâm Đồng, vùng chuyên sản xuất lúa gạo theo nhãn hiệu “lúa gạo Cát Tiên” của tỉnh đến năm 2015 tới đây sẽ rộng đến 6.000ha, trong đó huyện Cát Tiên chiếm trên 2/3 diện tích, để mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 25.000 tấn gạo đặc sản mang hương vị “phù sa sông Đồng Nai”.

Như vậy, quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “lúa gạo Cát Tiên” không chỉ là chuyện đương nhiên phải lập ra mà còn có thể xem đây là bước chuẩn bị cần thiết để đưa nền sản xuất nông nghiệp của Cát Tiên lên một bước tiến cao hơn, chuyên nghiệp hơn... và đặc biệt là mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân.

Khắc Dũng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang