• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Đệ nhất mía" xứ Quảng

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 05/02/2013
Ngày cập nhật: 6/2/2013

Khởi nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng, ông Võ Việt Sỹ (1960) ở thôn An Tây, xã Phổ Nhơn (Đức Phổ) đã vươn lên làm giàu, trở thành một trong những điển hình về sản xuất nông nghiệp ở Quảng Ngãi.

Làm giàu bằng nghề nông là chuyện không dễ dàng, làm giàu trên vùng đất gò đồi, hoang hóa lại càng khó hơn. Vậy mà ông Võ Việt Sỹ đang có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng mía trên vùng đất này, và được xem là "đệ nhất mía" xứ Quảng.

Gian nan khởi nghiệp

"Anh cứ chạy chừng 2 cây số, đến phía cuối đường bê tông, rẽ tay trái thì gặp ngôi nhà lầu nằm giữa cánh đồng mía mênh mông, đó là nhà của "Sỹ mía""- một người dân chỉ đường nói. Đón chúng tôi rất niềm nở, vừa rót ly nước mời khách, ông Sỹ vừa vui vẻ nói về cơ ngơi của mình. Khuôn mặt rắn rỏi của ông ánh lên niềm vui khi nói về thành quả lao động của mình.

Nhờ mía, ông Võ Việt Sỹ có được căn nhà khang trang. Ảnh: N.ĐỨC

Vốn xuất thân từ bộ đội nên sau khi nghe chúng tôi hỏi chuyện làm ăn, ông liền đi thẳng vào vấn đề theo kiểu rất "lính" mà không cần rào đón hoặc e ngại như nhiều nông dân khác. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại nước bạn Campuchia trở về vào năm 1981, ông Sỹ lập gia đình, với gia tài được cha mẹ chia là khoảng 500m2 đất trồng lúa và hoa màu. Ông làm quần quật suốt nhiều năm nhưng không khá lên được.

Năm 1998, ông Sỹ quyết định "liều mình" vét hết tài sản trong nhà và vay ngân hàng 5 triệu đồng để lên núi Đá Đen ở gần đó khai hoang khoảng 1ha đầu tư trồng mía. Mong có được vụ mía bội thu nhưng rồi lại thất bại do heo rừng phá, thời tiết nắng hạn... Cuộc sống kinh tế gia đình khó khăn, nợ nần chồng chất" - ông Sỹ nhớ lại.

Thay vì "dừng cuộc chơi", vợ chồng ông kiên trì giữ nguyên ý định làm giàu từ cây mía. Sau khi tìm hiểu, năm 1999, ông Sỹ quyết định chuyển hướng, dắt díu gia đình lên khu vực làng Ba Bấy thuộc xã Ba Khâm (Ba Tơ) cách nhà hàng chục cây số để phát rẫy khai hoang trồng mía. Nhiều người cho rằng, ông "chơi ngông". Bởi, đây là vùng đất đồi, nhiều sỏi đá, thời tiết khắc nghiệt, muốn trồng được mía không phải là chuyện đơn giản. Từ số tiền hơn 3 triệu đồng vay mượn của người thân, ông Sỹ đầu tư trồng khoảng 2ha mía. Vụ thu hoạch năm đó, giá mía rớt nên lợi nhuận thu về chỉ mang tính tượng trưng, nhưng cũng đủ để ông nhận ra rằng mình đã chọn đúng nơi.

Để lấy ngắn nuôi dài, ngoài cần mẫn khai hoang, gia đình ông mở cửa hàng tiệm tạp hóa tại đây để buôn bán, số tiền lãi thu được ông Sỹ mua lại đất mà người dân trong vùng bỏ hoang, để mở rộng diện tích trồng mía. Trời không phụ lòng người, những giọt mồ hôi và công sức bỏ ra của gia đình ông đã được đền đáp xứng đáng. Vụ thu hoạch năm 2000, vợ chồng ông có trong tay tới hơn 300 tấn mía, thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Có được vốn, ông dồn tất cả để mua thêm đất trồng mía. Từ 2 ha ban đầu tăng lên 5, rồi 7 ha. Và đến năm 2007, diện tích mía của ông Sỹ đã đạt đến con số 15ha. Những năm sau đó, vùng mía của ông cho năng suất cao, cùng với giá ổn định, cuộc sống gia đình ông bắt đầu khấm khá lên.

Mía ngọt

Sau nhiều năm nỗ lực, ông Sỹ tạo dựng cơ ngơi khang trang, có điều kiện nuôi dạy hai con ăn học. Năm 2005, vợ chồng ông xây ngôi nhà 2 tầng hơn nửa tỷ đồng, to nhất nhì ở vùng quê thôn An Tây thời điểm đó, với đầy đủ tiện nghi. Ông còn sắm hẳn "con xe tải" hơn cả trăm triệu đồng để vận chuyển mía cho gia đình và nhiều hộ trong vùng, khiến nhiều người phải ngưỡng mộ trước sự "bứt phá" ngoạn mục của gia đình ông.

"Lãi ròng thì không dám, chứ doanh thu mỗi năm vài trăm triệu đồng là chuyện... khỏe re!" - ông Sỹ nói. Với tổng sản lượng mía thu hoạch từ 600- 750 tấn/năm, trừ các khoản chi phí, cây mía đã mang lại cho ông Sỹ số lợi nhuận không dưới 300 triệu đồng/năm. Đấy là chưa kể các khoản thu nhập từ 10 ha cây keo nguyên liệu, 2 ha mì và chăn nuôi hơn 10 con bò lai sind. Hiện, do giá mía trên thị trường có nhiều biến động, nên ông Sỹ đã giảm dần diện tích mía xuống còn khoảng 8ha, nhường đất trồng cây nguyên liệu.

Điều ấn tượng với chúng tôi là ngoài làm giàu cho gia đình, ông Sỹ còn tạo công ăn việc làm cho trên 1.500 lượt lao động ở địa phương và vùng lân cận, với mức tiền công từ 100-120.000 đồng/người/ngày và giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho những hộ sản xuất lân cận.

Ông Tạ Công Tường - Phó Giám đốc Nhà máy Đường Phổ Phong (Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi), cho biết: Ông Sỹ là một trong những hộ gia đình có sản lượng mía bán cho nhà máy đứng vào hàng "nhất, nhì" ở Quảng Ngãi. Khi được hỏi vì sao lại chọn trồng cây mía? Ông Sỹ giải thích: Cây trồng này tuy đem lại lợi nhuận không cao, nhưng bù lại có sự liên kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp, đầu ra được nhà máy bao tiêu. Do vậy, nông dân không đơn độc. Và ông đã thành công với mô hình này.

Ngọc Đức

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang