• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất rau sạch

Nguồn tin: ND, 8/3/2007
Ngày cập nhật: 11/3/2007

Năm Bính Tuất để lại nhiều dấu ấn của "phong trào" làm rau sạch- rau an toàn (gọi chung là rau sạch); vui có, buồn có, trăn trở có, tin tưởng có. Xin được điểm lại đôi nét vui, buồn đó để sang năm Ðinh Hợi nhân lên những niềm vui, và vơi đi những nỗi buồn.

Niềm vui chuyện rau sạch năm Bính Tuất

Ðó là nhận thức về sự bức xúc đối với yêu cầu sản xuất và tiêu dùng rau sạch ngày càng tăng trong xã hội, trong người trồng rau, trong các cơ quan quản lý và nhất là trong người tiêu dùng. Ðây là áp lực tích cực để mọi cấp, mọi ngành, mọi người phải thật sự ra tay trong việc phát triển rau sạch. Cũng vì vậy mà nhiều địa phương đã tích cực triển khai các dự án, đề tài phát triển rau sạch: Hà Nội có 3.756 ha rau an toàn (RAT) chiếm 44% diện tích trồng rau đáp ứng được 20% nhu cầu tiêu dùng. Diện tích an toàn ở Vĩnh Phúc là 1.500 ha, ở Hà Tây gần 600 ha, thành phố Hồ Chí Minh hơn 3.000 ha, Bà Rịa - Vũng Tàu có hàng trăm mô hình trồng thành công rau an toàn và sẽ phát triển đến 1.000 ha trong những năm sắp đến. Rau sạch cũng đang phát triển ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Nam, An Giang... Ðáng mừng là đã có những chủ trương, kế hoạch phát triển rau sạch của Nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng như sự hỗ trợ của quốc tế.

Hội nghị rau an toàn với sự chủ trì của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Ðức Phát là một thí dụ; tại đây một dự thảo "Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và chứng nhận chất lượng rau an toàn" của ngành được đưa ra thảo luận. Cũng tại đây, Bộ trưởng đưa ra một ý kiến định hướng đầy thuyết phục: "Các nước không có khái niệm rau an toàn mà chỉ rau hữu cơ, còn tất cả rau đưa ra tiêu dùng phải là rau an toàn. Vì vậy Việt Nam phải hướng tới phần lớn diện tích rau là rau an toàn. Trước mắt mỗi địa phương phải có một đề án RAT". Mong rằng chủ trương này sẽ thể hiện trong các kế hoạch, đầu tư cụ thể của ngành nông nghiệp và bảo vệ thực vật.

Nhằm nâng cao chất lượng sản xuất và xây dựng mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP do Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Công ty cổ phần BVTV An Giang và Chi cục BVTV thành phố Hồ Chí Minh phối hợp triển khai trong ba năm (2006- 2008) trên địa bàn 22 tỉnh phía nam và sáu tỉnh phía bắc cũng là một tín hiệu vui.

Tiêu chuẩn UEREPGAP là một cách kết hợp các phương pháp quản lý tổng hợp dịch hại - IPM, với một hệ thống tiêu chuẩn, công việc được theo dõi thường xuyên cả trong suốt quá trình sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, đóng gói và tiêu thụ; với GAP "rau an toàn" sẽ tiến đến gần hơn "Rau hữu cơ" và là chứng chỉ cần thiết để hội nhập toàn cầu, đặc biệt với châu Âu. Ðây sẽ là một bước phát triển mới của phong trào RAT. Dù có những ý kiến khác nhau, dù còn những nghi ngờ của nhiều người tiêu dùng, trong thực tế năm qua đã khẳng định, chúng ta có nhiều mô hình RAT tốt, có những địa phương trồng RAT đáng tin cậy, có những thương hiệu RAT được tín nhiệm. Một cuộc điều tra độc lập của báo Nông nghiệp Việt Nam khẳng định rau Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) và Văn Ðức (Gia Lâm) đều đạt tiêu chuẩn RAT mà người tiêu dùng hoàn toàn an tâm. Ở đây 100% diện tích trồng rau là sản xuất theo quy trình RAT và dù vậy một sào rau ở Lĩnh Nam thu nhập một năm gần 10 triệu đồng (tính ra 1 ha hơn 250 triệu đồng), kiểm tra chất lượng đều bảo đảm không có dư lượng hóa chất BVTV, thương hiệu rau được tín nhiệm giá bán cao hơn rau chợ. Rau sạch Vĩnh Phúc cũng đã có thương hiệu "Rau sông Phan", làm thử cách quản lý theo mã số mã vạch, hơn 95% mẫu đạt chỉ tiêu rau an toàn. Nhiều cánh đồng rau của Hà Tây đạt tiêu chuẩn rau an toàn và vẫn cho thu nhập cao hơn 100 triệu đồng/ha/năm. Và còn nhiều điểm khác rất thuyết phục ở thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, An Giang... Ðây cũng là một niềm vui.

Những nỗi buồn và những điều trăn trở

Thực tế năm 2006 cũng cho thấy, nhiều nơi chất lượng rau an toàn chưa bảo đảm, chưa thuyết phục được người tiêu dùng bỏ được sự nghi ngờ. Sự kiện "rau Thanh Trì" ở Hà Nội là một sự kiện buồn. Buồn vì ngay trong lòng Hà Nội - nơi có những dự án rau an toàn lớn nhất cả nước - vẫn còn những vùng rau chưa sạch hoặc bị nghi ngờ có căn cứ là chưa sạch.

Tín hiệu buồn nữa là giữa "phong trào trồng rau sạch" vẫn còn một số nơi sử dụng thuốc BVTV cho rau. Qua điều tra của báo Nông nghiệp Việt Nam cho thấy riêng một xã Tây Tựu ở Từ Liêm Hà Nội, một vùng rau, vùng hoa nổi tiếng của Hà Nội, trong một năm dùng hết sáu tỷ đồng thuốc BVTV; sử dụng cả thuốc cấm, phun định kỳ cả chục lần trong một vụ rau, không bảo đảm thời gian cách ly... Thử hỏi người tiêu dùng làm sao an lòng khi tiêu thụ các loại rau đó? Hiện trạng này không phải chỉ riêng ở Hà Nội mà còn có ở nhiều nơi khác. Ngay ở vùng RAT của Vĩnh Phúc, kết quả xét nghiệm cho thấy 40% số mẫu rau muống, rau cải vẫn có dư lượng thuốc BVTV và vi sinh vật gây bệnh. Một điều trăn trở khác không nhỏ là cho đến nay vẫn chưa có kết luận thuyết phục về mô hình trồng rau sạch. Người ta được biết đã có mô hình rau sạch cộng đồng ở Vĩnh Phúc và một số địa phương khác. Cũng được biết những "trục trặc" của mô hình nhà lưới ở nhiều tỉnh nhất là các tỉnh phía nam. Dư luận cũng bàn tán về khả năng phá sản của mô hình trồng rau sạch công nghệ cao trong nhà kính hiện đại của Hà Nội... Ðược biết mức đầu tư cho trồng rau sạch theo dự án rất chênh lệch ở các địa phương, từ vài triệu đồng đến cả trăm triệu đồng. Sớm có kết luận của cơ quan chức năng và các nhà khoa học về vấn đề này là một yêu cầu bức xúc cho phát triển rau sạch.

Một nỗi trăn trở kinh niên của người trồng rau sạch là "đầu ra" của rau, vì hiện nay phần lớn rau an toàn vẫn được tiêu thụ bình thường như rau không an toàn ngoài thị trường với giá cả chẳng khác gì nhau. Một cơ chế chính sách khuyến khích người trồng và tiêu thụ, kinh doanh rau sạch là cần thiết, liệu phải chờ đến bao giờ? Nhiều người cũng băn khoăn về việc cấp giấy chứng nhận rau sạch: Ai cấp? Cấp cho ai? Cấp cho giai đoạn nào? (trồng rau hay bán rau), đều còn là những bài toán chưa có lời giải nhưng phải được giải! Hiện nay giấy chứng nhận rau sạch có nơi do Sở KHCN cấp, có nhiều nơi do Chi cục BVTV cấp... Ðâu là cơ sở pháp lý? Và người cấp chịu trách nhiệm đến đâu? Cũng cần lưu ý là ở quốc tế các giấy chứng nhận chất lượng giống, nông sản, thực phẩm... thường do một tổ chức ngoài nhà nước, hoạt động độc lập, có tín nhiệm.

Thời gian đã đến lúc "giao ban" giữa năm cũ và năm mới; giữa Bính Tuất và Ðinh Hợi. Có lẽ cũng cần có một cuộc giao ban trong chủ trương, trong chính sách, trong cách làm rau sạch hiện nay... để niềm vui ngày càng nhiều, càng được nhân lên, nỗi buồn, sự băn khoăn ngày càng vơi đi, ít đi rồi mất hẳn. Ðiều này vì lợi ích của sản xuất và người sản xuất, vì lợi ích của người tiêu dùng và xã hội... Và càng cần thiết khi nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu.

KS Trương Quốc Tùng (Hội Khoa học - Kỹ thuật Bảo vệ thực vật)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang