• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Nai: Lão nông hồ tiêu

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 30/01/2013
Ngày cập nhật: 2/2/2013

Đó là cách gọi thân quen của những người hàng xóm với ông Võ Văn Suôn ở ấp Tân Hòa, xã Bảo Bình (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai). Gặp ông rồi mới thấy biệt danh ấy không ngoa chút nào, chỉ trồng tiêu mỗi năm ông lời tiền tỷ.

Ở xã Bảo Bình, ông Suôn được rất nhiều người biết đến, bởi lão nông này có đến 7 hécta tiêu đang thời kỳ kinh doanh. Hơn hai năm nay, tiêu được mùa, trúng giá, ông lời 2 tỷ đồng/năm.

* Giấc mơ làm giàu

Đã ở tuổi 65, nhưng lão nông Suôn vẫn còn phăng phăng đi tưới, làm cỏ và bón phân cho vườn tiêu cả ngày không biết mệt. Ông kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về đời mình ngay trong lúc đang chăm sóc, sửa sang lại vườn tiêu. Ông đến lập nghiệp ở Bảo Bình từ rất lâu, thời vùng đất còn khá hoang sơ. Do gia cảnh khó khăn, không được học hành nên ông cam phận gắn bó với nương rẫy từ nhỏ. Lớn lên ông cũng như bao người khác, lấy vợ sinh con và suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để kiếm miếng ăn. Thế nhưng trong lòng ông luôn khắc khoải một giấc mơ, đến một ngày nào đó mình sẽ có khu vườn rộng hàng chục hécta với cuộc sống sung túc.

Ông Võ Văn Suôn đang thu hoạch tiêu. Ảnh : K.Minh

Nung nấu ý nghĩ ấy nên tích cóp được chút vốn liếng nào là ông Suôn bỏ ra mua đất. Sau đó, ông dồn điền đổi thửa cho bà con láng giềng để có mảnh đất liền khoảnh dễ canh tác. Loại cây trồng đầu tiên ông chọn để đổi đời là cà phê. Nhưng cà phê khi đúng vào thời điểm cho trái nhiều thì giá giảm sâu, khiến giấc mơ làm giàu của ông tan thành mây khói.

Không trụ được với cây cà phê, ông Suôn đành chuyển dần sang trồng chôm chôm. Song chôm chôm cũng không khá hơn bao nhiêu, vụ mất nhiều hơn vụ được. Đầu năm 2005, ông Suôn bỏ cây chôm chôm để trồng tiêu. Sau nhiều năm lăn lộn với vườn rẫy và các loại cây trồng, ông ngộ ra một điều phải đeo bám với một loại cây trồng, đầu tư tăng năng suất sẽ đem lại lợi nhuận cao.

* Sống chết với cây tiêu

Gần 8 năm trồng tiêu, có những thời điểm giá tiêu rớt thảm hại, chỉ còn trên 30 ngàn đồng/kg nhưng ông Suôn vẫn quyết tâm chăm sóc vườn và tìm cách gỡ lại bằng cách đầu tư tăng năng suất. Tuy chữ nghĩa không nhiều, ông vẫn cần mẫn tìm hiểu, học hỏi những phương pháp mới áp dụng cho vườn tiêu để hạn chế sâu bệnh, giảm chi phí và tăng năng suất. Nhờ đó, ông đã biến vùng đất chai cằn của mình thành vườn tiêu tươi tốt, thu hoạch 3 - 4 tấn/hécta/năm. Hơn hai năm nay, giá tiêu tăng cao giúp ông lời mỗi năm 2 tỷ đồng.

Ông Suôn cho biết: “Từ khi chuyển qua trồng tiêu, chấp nhận rủi ro, gắn bó với cây trồng này tôi mới có được lợi nhuận cao như vậy. Mấy ông bạn già hay nói, lợi nhuận của vườn tiêu một năm giúp tôi sống sung túc nhàn nhã đến hết đời việc gì phải nai lưng ra làm mãi. Nhưng quen rồi, ra vườn làm lụng lại thấy khỏe hơn là ngồi nhà hưởng thụ. Vì thế, vài ngày không ra đến vườn là tôi thấy trong người bứt rứt, khó chịu. Nghề nông đã thành cái nghiệp cả đời của tôi rồi, không thể dứt ra nổi”.

Dù là câu than về cái nghiệp nhà nông vất vả cả đời mình, nhưng trong câu nói của ông chúng tôi lại nghe được âm hưởng tràn trề niềm vui. Ông tự hào cũng phải thôi, vì cái nghề ít được coi trọng này đã giúp ông nuôi được 7 người con trưởng thành và mỗi đứa đều được ông gây dựng cho một cơ ngơi khang trang. Trong đó, chỉ có 2 con trai theo nghiệp ông làm vườn, còn lại mỗi người được ông mở cho một cơ sở sản xuất ống nhựa, cửa sắt.

Hiện tiêu đang vào vụ thu hoạch, không giấu được niềm vui, ông khoe: “Hồi đầu năm 2012, bão làm đổ của tôi mất gần 1 hécta tiêu, nhưng vụ này cũng cầm chắc khoảng 20 tấn hạt. Nếu giá tiêu vẫn giữ mức trên 130 ngàn đồng/kg như hiện nay, tôi sẽ lời hơn 2 tỷ đồng”.

Chia tay với vợ chồng lão nông Võ Văn Suôn, chúng tôi cảm thấy vui lây với dư âm ngọt ngào, bình dị mà người ta hay gọi tên là hạnh phúc của vợ chồng già này.

Câu chuyện ông kể vừa đến hồi kết cũng là lúc vợ ông ra gọi về nghỉ trưa. Thấy có khách, bà phân bua: “Ổng ra vườn mười bữa hết chín bữa phải đi gọi mới chịu nghỉ trưa. Nếu không gọi, ổng làm đến hơn 12 giờ, khi nào bụng cồn cào mới nghỉ tay. Già rồi mà không biết giữ sức khỏe”. Nghe câu trách yêu của vợ, ông cười xòa: “Bà thương rồi lấy và sống với tôi đến giờ này chẳng phải nhờ tính chịu làm việc hay sao!”. Nghe câu nói của ông, bà nguýt dài một cái rồi lầm bầm: “Già rồi mà còn hay cà rỡn”.

Hương Giang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang