• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Thuận: Giữ con dông ở lại với vùng đất chiến Khu Lê

Nguồn tin: BThuận, 07/03/2007
Ngày cập nhật: 8/3/2007

Tháng giêng, nắng, bụi và gió cát bay mịt trời vùng chiến khu xưa. So với cách đây vài ba năm thì bộ mặt của xã Hồng Phong anh hùng hôm nay đã có nhiều thay đổi, những tiện nghi phục vụ cho cuộc sống đồng bào giờ đã tương đối. Cái nghèo không còn bám chân, nhiều người trong xã đang tính chuyện làm giàu trên mảnh đất vốn không được thiên nhiên ưu đãi. Phát triển nhất là công việc chăn nuôi, chuyện những gia đình sở hữu đàn dê hay bò từ 50- 100 con là hình ảnh thường thấy trong xã. Bên cạnh đó là phong trào nuôi dông đang nở rộ…

Con dông xưa nay vốn là đặc sản quen thuộc của vùng đất gió cát này, thịt dông hiện đang là một món ăn ưa thích của những người sành ẩm thực trong nước. Dông phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng nơi đây nên dễ sinh sản. Ngày xưa, bẫy giông cũng là cái nghề quen thuộc với nhiều người trong xã, nhưng nguồn dông tự nhiên rồi cũng cạn kiệt dần khi cung không đủ cầu. Từ đó, ý tưởng nuôi dông đã nảy sinh. Tuy chưa có ai hướng dẫn về kỹ thuật nuôi dông, nhưng đã có hàng chục hộ trong xã đã bỏ ra cả trăm triệu đồng để đầu tư xây tường rào và mua giống về thả. Anh Huỳnh Đông Phục, năm nay mới 26 tuổi nhưng đã có gần 2 năm với nghề nuôi dông, trong khu vực nuôi dông 2.000m2 được xây tường bao bọc, Phục đã thả 3.000 con giống. Giá dông con dưới 1 lạng là 3.000 đến 5.000đồng/con, nhưng nếu trên một lạng thì phải mua KG (80.000 đồng/kg). Giá thành của 3 ngàn con giống không phải là số tiền nhỏ, nhưng Phục tự tin cho biết: nuôi dông không bao giờ lỗ, vì dông mau phát triển, lại ít dịch bệnh …thức ăn của dông cũng đơn giản với các loại rau muống, rau lang, có khi thiếu rau, cho ăn các loại rau tự nhiên như rau muống biển, cỏ cúc cũng được. Khoảng 8 giờ sáng, trong khu vực nuôi dông của Phục, hàng ngàn con dông đủ màu sắc từ dưới đất chui lên giành ăn trông thật vui mắt. Tuy là dông nuôi nhưng bản chất dông vốn nhút nhát, vừa thấy bóng người là lủi nhanh như điện xẹt xuống hang. Tôi thấy trong đàn có nhiều con đã to khoảng 2,5 lạng. Phục bảo- giá dông hiện tại không dưới 200.000 đồng/kg, nhưng anh chưa bán vì muốn phát triển giống để tăng số lượng. Con dông vốn không khó tính với môi trường sống, chỉ cần trồng thêm ít cây đào hoặc trứng cá trong khu vực nuôi để tạo bóng mát là dông đã có thể thích nghi được. Vì dông sống chui dưới hang nên không có người chủ nuôi nào biết đích xác số lượng đàn dông của mình đã phát triển được bao nhiêu con. Quan sát thấy chính giữa bên trong tường được bọc thêm một lớp thiếc khoảng hơn một gang tay, trơn tuột nên dông không thể leo ra ngoài được. Tường được xây sâu bên dưới khoảng gần 1m, nên dông có trổ hang cũng không ra ngoài phạm vi bờ tường được. Kẻ phá hoại duy nhất là rắn, người nuôi phải luôn để ý, có dấu vết của rắn là tìm bắt ngay. Phục cho biết- đã từng bắt được 1 chú hổ mang lớn hơn cổ tay khi mới xâm nhập khu vực nuôi dông vài ngày…

Ghé thăm khu vực nuôi dông của vợ chồng anh Tăng Thanh Bình. Cặp vợ chồng trẻ khoảng trên dưới 30 tuổi nhưng đã có ý tưởng mới. Rời quê hương Mũi Né, vợ chồng Bình vào Hồng Phong mua gần 2 ha đất để đầu tư nuôi dông. Nhìn mảnh đất toàn cát chưa có một bóng cây che mát mới thấy quyết tâm của họ. Bình cho biết khu vực nuôi dông của anh mới đầu tư xây tường và mua giống khoảng 100 triệu đồng. Tuy diện tích nuôi còn nhỏ nhưng cách nuôi của anh có vẻ bài bản. Trong khi những người nuôi dông trong xã chỉ cho dông ăn rau lang, rau muống, có khi cả rau dại, thì Bình lại nuôi dông bằng các loại rau sang hơn như cà chua, giá, bí đỏ… ngày nào anh cũng chạy về Mũi Né để mua thức ăn cho dông. Không biết thịt con dông do Bình nuôi có khác vị khi ăn những thức ăn này hay không nhưng chắc một điều là dông không thể bỏ đi nơi khác vì tìm đâu ra những thức ăn quen thuộc, ngon lành như ở đây.

Chưa có một đánh giá đích xác về hiệu quả kinh tế của nghề nuôi dông ở Hồng Phong nhưng có một điều mà nhiều người tin tưởng là trên thị trường tiêu thụ hiện nay con dông không lo đầu ra, thu hoạch bao nhiêu cũng không đủ bán. Câu nói của anh Luận, Bí thư xã cũng làm tôi suy nghĩ: Phát triển nghề nuôi dông để thoát nghèo cũng là điều hay, nhưng cái hay hơn nữa là con dông sẽ còn mãi ở vùng đất chiến khu Lê này…

Thanh Bình

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang