• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tỷ phú cao su ở vùng biên heo hút

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông, 28/01/2013
Ngày cập nhật: 31/1/2013

Ông A Xem (phải) giới thiệu cây cao su với khách thăm trang trại. Ảnh: T.L

Trang trại cao su xanh thẫm của ông A Xem nằm giữa buôn làng của người Xơ Đăng trên vùng ngã ba biên giới Việt - Lào - Campuchia thuộc tỉnh Kon Tum. Đứng giữa vườn cao su đang cho những dòng nhựa trắng, A Xem nhẩm tính: “Doanh thu mỗi tháng của gia đình tôi khoảng 180 triệu đồng, trừ các chi phí thuê mướn, mỗi tháng tiền lãi thu về là 150 triệu đồng”…

Ở vùng rừng núi Kon Tum, số người có thu nhập tiền tỷ hàng năm như A Xem rất ít. Năm nay 58 tuổi, ông là người dân tộc Xơ Đăng, theo cách mạng từ nhỏ, 19 tuổi được kết nạp Đảng. Hiện nay, ông là chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Còn nhớ, sau giải phóng năm 1975, ông A Xem khoác ba lô dẫn vợ và 2 con về làng Đăk Xú. Đặt ba lô xuống, ông nói với bà: “Ta làm nhà ở đây thôi”. Sau hơn 37 năm cần cù lao động, mảnh đất cằn cỗi biến thành vườn cao su rộng hơn 20 ha, nơi dòng nhựa trắng từ cây cao su mang lại cuộc sống sung túc cho người tiên phong đi mở đất.

Ông A Xem tâm sự: “Năm 1994, lúc ấy tôi bắt đầu muốn trồng cao su nhưng không có vốn. Mà ngày ấy ở Ngọc Hồi cũng chưa có ngân hàng, cả huyện lại chưa có ai trồng cao su. Đất rừng thì mênh mông, nhưng cây cỏ, đất đồi cao thâm u. Máy cày, máy ủi không có, lao động cũng không vì người dân ở đây không ai đi làm thuê, việc nhà ai người ấy làm. Nói tóm lại là rừng núi hoang vu, dân cư thưa thớt, cuộc sống vất vả, thiếu thốn... Buổi đầu gian nan ấy, cả gia đình phải gồng sức mà bạt đồi, phát cỏ, khai phá đất rừng. Có lúc tôi phải hợp đồng với anh em bộ đội đứng chân quanh vùng để dọn đất, đào hố, gánh phân, phải bán hết tài sản, rồi bán luôn cả đàn bò là cơ nghiệp lớn nhất của gia đình để đắp đổi lấy vốn. Cây cao su được tôi đưa về trồng lúc ấy, nhiều người ngơ ngác, có người còn cho tôi là không bình thường, sao lại trồng cái cây mà không ai biết thế này!”.

Từ ít đến nhiều, những cây cao su của A Xem đầu tiên trên đất đồi rừng vùng biên giới Đăk Xú đã bật dậy những chồi xanh, vươn cao trỗi dậy từng ngày. Lúc này ở gần đấy đã có nông trường cao su Plei Kần. Ông đến gặp anh em kỹ thuật của nông trường với hy vọng được hậu thuẫn, giúp đỡ về kỹ thuật chăm sóc và chuẩn bị khai thác những dòng nhựa đầu tiên. Giám đốc Nông trường cao su Plei Kần Vũ Bá Văn cho biết: “Chúng tôi đã sát cánh với gia đình bác A Xem, giúp bác việc chăm sóc vườn cây, cho cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tỉ mỉ cách khai thác những sản phẩm đầu tiên”.

Từ năm 1994 đến 2003, tức là khoảng 10 năm, A Xem dồn hết sức người, sức của để khai phá đất hoang, bạt núi, mở đường, khoanh lô, cắm tiêu... để trồng được 20 ha, tính ra là 11.000 cây. Hiện nay có 18 ha, tương đương 10.000 cây, đã cho khai thác. Rừng cao su bạt ngàn xanh trên đất rừng biên giới là thành quả lao động hơn 15 năm của “người đảng viên đi trước” đưa cây cao su sâu rễ, bền gốc nơi ngã ba biên giới Ngọc Hồi.

Ông bộc bạch: “Mình là đảng viên mà lại là người dân tộc thiểu số, mình nghĩ phải làm là mình làm thật, dù có người không ủng hộ. Vấn đề mình trăn trở hiện nay là làm sao có nhiều hơn nữa bà con các dân tộc Xơ Đăng, Giẻ Triêng, người Tày, người Mường ở tỉnh Hòa Bình vào đây làm ăn cũng biết trồng cao su để bà con giàu lên”.

Sau khi thăm vườn cây cao su, A Xem đưa chúng tôi vào nhà ở ngay đầu lô cao su. Vừa bước vào nhà, bà Y Nia - vợ ông, đon đả mời khách rồi nhanh tay bật công tắc chiếc máy lạnh ở phòng khách rồi mở tủ lấy bia đãi khách. Cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy toát lên gương mặt thuần hậu của người phụ nữ Xơ Đăng đã quanh năm gắn bó với đất rừng Đăk Xú. Bà nguyên là thiếu úy quân đội trong những ngày đánh Mỹ gian khổ và đã gặp ông ở huyện ủy Sa Thầy. Hai người nên nghĩa vợ chồng trong khói lửa chiến tranh. Bà sinh cho ông 1 trai, 3 gái.

Bà Y Nia rót bia mời khách và “ra lệnh” cho chúng tôi “trăm phần trăm”. Bà khoe: “Thằng trai đầu đang dạy cấp 3 trường huyện, con gái thứ hai đã làm việc tại UBND xã Đăk Xú, con gái thứ ba đang học Đại học Tây Nguyên, còn gái út gần tốt nghiệp Học viện quân y rồi”. Chúng tôi chúc mừng ông bà rồi nhìn ra ngoài sân, chiếc ô tô con màu sáng còn rất mới chạy vào cổng. Bà cho biết đó là con trai của bà, thằng Thao Nuông đi làm về. Xe mới mua trên 500 triệu đồng, gia đình cũng vừa mua 2 xe tải trị giá trên 1 tỷ đồng để phục vụ cho sản xuất. Chúng tôi ước tính tài sản của gia đình ông A Xem cũng phải trên 20 tỷ đồng.

Chia tay A Xem giữa vườn cao su đang hối hả cho những dòng nhựa trắng xây đời, trời Tây Nguyên trong xanh, nắng vàng rực rỡ, tôi ôm lấy ông vì quá đỗi cảm phục bản lĩnh, trí tuệ và lòng quả cảm của con người này. Siết chặt lấy tay tôi, trong ánh mắt người đảng viên 40 năm tuổi Đảng này như chứa đựng một tình yêu quê hương bao la, ánh lên niềm tin về cuộc đổi đời đã và đang đến với bà con đồng bào các dân tộc nơi vùng quê biên giới.

NGUYỄN VĂN CHIẾN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang