• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đầu tư thâm canh để phát triển bền vững

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 28/01/2013
Ngày cập nhật: 29/1/2013

Từ khi Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa thuộc Công ty TNHH một thành viên thương mại Quảng Trị (gọi tắt là Công ty thương mại Quảng Trị) đi vào hoạt động, vị thế cây sắn vùng Lìa đã được nâng cao. Sắn không chỉ là cây lương thực thuần túy mà đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo và là cây làm giàu của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở đây. Nhờ sản lượng lớn sắn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến tinh bột, người dân vùng Lìa đã mang về một nguồn thu không nhỏ, mỗi năm xấp xỉ 100 - 120 tỷ đồng, chỉ riêng ở xã Thuận, giá trị hàng hóa mỗi năm cây sắn mang lại xấp xỉ 20 tỷ đồng, đây là nguồn thu mà từ trước tới nay ở vùng đất này nằm mơ cũng không có.

Do sắn là loại cây dễ trồng, không đòi hỏi thâm canh cao, chi phí thấp và hiệu quả kinh tế to lớn nên những năm qua người dân địa phương đã ồ ạt mở rộng diện tích, từ chỉ chưa đầy 500 ha, đến nay toàn vùng Lìa đã có gần 4.000 ha. Theo bước chân của những người dân mở đất, sắn đã leo lên đồi, vào vùng núi sâu, vào tận xã Xi, Pa Tầng cách xa nhà máy hàng chục cây số. Dưới tán cà phê, cao su nhiều người cũng trồng sắn để tận dụng đất khi cây chưa khép tán. Có thể nói rằng cây sắn vùng Lìa bây giờ đã là một loại cây công nghiệp có giá trị, người dân trồng sắn đã có cuộc sống tốt hơn, thu nhập cao hơn và không ít người đã giàu lên nhờ cây sắn. Trong khi nhiều loại nông sản đang bế tắc đầu ra hoặc luẩn quẩn trong điệp khúc “được mùa rớt giá, được giá mất mùa” thì cây sắn đang thể hiện thế mạnh vượt trội của nó.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách đầu tư thâm canh cho người dân vùng Lìa theo kiểu “cầm tay chỉ việc”

Theo Phó giám đốc Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa, Lê Văn Thể, việc mở rộng và nâng công suất của nhà máy từ 150 tấn tinh bột/ngày lên 200 tấn/ngày đã đặt ra yêu cầu mở rộng vùng nguyên liệu, nếu không nguy cơ thiếu hụt nguồn cung là điều không thể tránh khỏi. Với công suất hoạt động hiện tại, mỗi ngày nhà máy cần trên 650 tấn sắn củ tươi, tương đương với diện tích 30 ha, nhu cầu sắn nguyên liệu của nhà máy là rất lớn, trong khi đó quỹ đất dùng để trồng sắn không còn nhiều và đang chịu sự tranh chấp với nhiều loại cây công nghiệp khác. Vì vậy để đảm bảo đủ nguyên liệu chế biến, vấn đề đặt ra là phải tập trung thâm canh để tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Giá trị hàng hóa mà cây sắn mang lại cho người dân vùng Lìa là quá rõ.

Theo đồng chí Võ Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa thì việc trồng sắn cung cấp cho nhà máy đã giải được bài toán chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một vùng đất khó. Cây sắn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội. Trước đây Lìa là một vùng đất nghèo khó, người dân loay hoay với đủ loại cây trồng mà tỷ lệ hộ nghèo đói vẫn rất lớn, nhưng từ khi có nhà máy chế biến, cây sắn đã lên ngôi, nó không còn là cây lương thực thuần túy mà đã trở thành cây công nghiệp, cây nguyên liệu quan trọng, mang lại giá trị hàng hóa rất lớn, góp phần quan trọng vào quá trình thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ncủa địa phương. Do đó, trong quy hoạch phát triển vùng Lìa, huyện vẫn xác định sắn là cây mũi nhọn, chưa có cây gì thay thế được. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng sắn một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu các biện pháp đầu tư thâm canh theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững đã để lại nhiều hậu quả đáng lo ngại. Nhiều diện tích canh tác đã bạc màu, khả năng sinh trưởng của cây sắn trên các vùng đất này rất hạn chế. Điều dễ dàng nhìn thấy được là diện tích mỗi năm tăng lên bình quân 500 ha, (từ 1.000 ha năm 2004 đến nay đã đạt trên 4.000 ha) nhưng sản lượng sắn nâng lên hàng năm không đáng kể, nguyên nhân chủ yếu là năng suất đã giảm nhiều so với trước.

Theo ông Hồ Văn Dỏ, một điển hình trồng sắn giỏi ở xã Thanh, trước đây khi mới trồng, đất vừa khai hoang còn nhiều dinh dưỡng, mỗi héc ta sắn cho thu hoạch trên 35 - 40 tấn củ, bây giờ năng suất chỉ còn một nửa, thậm chí những vùng đất dốc chỉ còn khoảng trên 10 tấn, không chỉ giảm mạnh về năng suất mà hai năm trở lại đây, trên cây sắn ở vùng Lìa bắt đầu xuất hiện một số bệnh, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng, làm người trồng sắn hết sức lo lắng.

Theo tiến sĩ Reihardt Howeler, chuyên gia giàu kinh nghiệm với hơn 30 năm nghiên cứu về cây sắn của tổ chức CIAT (Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới quốc tế, có văn phòng ở Băng Cốc, Thái Lan): Sắn là cây rễ cũ, dễ trồng, dễ sống nên nhiều người cứ lầm tưởng trồng sắn đã làm đất bạc màu. Nhưng với nhiều bằng chứng khoa học xác đáng, ông cho rằng: “Sắn phát triển tốt ở các vùng đất kết cấu đơn giản, độ màu mỡ thấp. Trên cùng một loại đất, nếu các loại cây như lúa, ngô, đậu mà không cung cấp nguồn dinh dưỡng bổ sung như đạm, lân, ka li thì sau một năm năng suất sẽ bằng không nhưng với cây sắn thì khác, nó có thể giảm năng suất nhưng vẫn cho sản phẩm thu hoạch. Sắn là cây dễ trồng, không đòi hỏi nguồn dinh dưỡng bổ sung khắt khe như nhiều loại cây trồng khác, vì không đầu tư sắn vẫn cho sản phẩm (dù giảm dần theo thời gian canh tác), mà người ta nhầm tưởng sắn làm hư hỏng đất, thực ra nếu duy trì chế độ dinh dưỡng bổ sung như các loại cây trồng khác thì sẽ không có sự hiểu lầm đó”.

Sau khi nghiên cứu một cách tỷ mỉ vùng trồng sắn Hướng Hóa, lấy mẫu đất về Mỹ xét nghiệm, tiến sĩ Howeler đã gửi cho Công ty thương mại Quảng Trị kết quả phân tích, đồng thời ông cũng đề xuất một số biện pháp cải tạo đất một cách phù hợp. Theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Howeler, đất trồng sắn ở các xã vùng Lìa đã không còn nhiều dinh dưỡng, trong khi đó người dân canh tác lại quá lạm dụng mà không bổ sung dinh dưỡng cho đất do đó năng suất sắn giảm xuống đáng kể là điều dễ hiểu. Tuy nhiên để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất cũng phải hết sức cân nhắc, nếu không sẽ lợi bất cập hại, đó là chưa nói nếu làm không đúng cách sẽ làm thiệt hại kinh tế và người dân cũng khó ứng dụng. Với vùng Lìa, để cây sắn phát triển tốt, duy trì được năng suất nhất thiết phải bổ sung chất hữu cơ cho đất, đây là loại phân bón có sẵn trong tự nhiên, nếu người dân cần cù chịu khó một chút là có thể hóa giải được sự thiếu hụt do canh tác quá lạm dụng.

Tiến sĩ Howeler cũng khẳng định, việc cải tạo đất đai cũng góp phần quan trọng ngăn chặn dịch bệnh cho cây sắn, thông thường, khi đất bạc màu, khả năng sinh trưởng của cây trồng kém cũng là cơ hội để dịch bệnh thâm nhập và phát triển. Điều này quả không sai, vì hàng chục năm trước cây sắn đã có mặt tại vùng Lìa nhưng chưa bao giờ dịch bệnh có thể gây hại đối với nó, chuyện dịch bệnh với cây sắn có thể xem là chuyện lạ. Nhưng vài năm trước nhiều hộ gia đình trồng sắn ở vùng Lìa đã điêu đứng vì sắn nhiễm bệnh, do đó tăng dinh dưỡng cho đất chính là cách gián tiếp ngăn chặn dịch bệnh gây hại cho cây mới là cách phát triển bền vững.

Chia sẻ với những khó khăn của người dân và để duy trì, phát triển cây sắn vùng Lìa, ổn định vùng nguyên liệu, những năm qua, Công ty thương mại Quảng Trị mà trực tiếp là Nhà máy chế biến tinh bột sắn đã kiên trì tìm đến các chuyên gia về cây sắn để “tầm sư học đạo”, tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng nhiều mô hình trình diễn để hướng dẫn nông dân các biện pháp thâm canh cây sắn theo hướng cầm tay chỉ việc, miệng nói tay làm. Tận dụng nguồn phụ phẩm từ công nghiệp chế biến sắn, nguồn phân hữu cơ, được sự hỗ trợ của Ngân hàng châu Á (ADB), nhà máy đã xây dựng phân xưởng sản xuất phân bón đa dinh dưỡng để cung cấp cho người trồng sắn thâm canh cải tạo đất. Mấy năm trước, nhà máy khuyến khích người trồng sắn thâm canh bằng cách phát không hoặc bán với giá rẻ theo hình thức trả chậm sau khi thu hoạch sắn. Tuy nhiên không phải người dân nào cũng hưởng ứng, có người nhận phân về nhưng không chịu bón cho sắn mà bán lại cho tư thương hoặc đổi phân lấy… rượu. Đứng trước thực tế đó, vụ trồng mới năm nay, nhà máy chuyển hướng đầu tư bằng cách cho mua trả chậm, các cán bộ nông vụ của nhà máy sẽ theo dõi sát sao nếu người nào thực sự đầu tư thâm canh để cải tạo đất, đến vụ thu hoạch mỗi tấn sắn nhập cho nhà máy sẽ được hỗ trợ thêm 20.000 đồng so với giá mua cùng thời điểm.

Phó giám đốc Nhà máy Lê Văn Thể nói rằng: “Việc đẩy mạnh thâm canh cây sắn ở vùng Lìa là hết sức cần thiết và không thể chậm trễ thêm được nữa vì nhiều vùng trồng sắn ở đây đất đã quá bạc màu, năng suất xuống rất thấp. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài vì trước hết phải làm thay đổi nhận thức của người dân, phải tìm được phương thức cải tạo đất hữu hiệu. Được sự hỗ trợ của các nhà khoa học, chúng tôi đã tìm được bí quyết và ứng dụng khá hiệu quả vào thực tiễn. Để thay đổi nhận thức cho người dân, nhà máy thành lập câu lạc bộ 100 triệu tập hợp những người sản xuất giỏi, thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để nhân rộng các mô hình thâm canh. Cụ thể ngoài việc cung cấp phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, nhà máy còn tổ chức cho các hộ trồng sắn giỏi ở vùng Lìa đi tham quan học tập kinh nghiệm trồng sắn theo hướng thâm canh ở Thái Lan, đúng là trăm nghe không bằng một thấy, nhiều người đã “sáng mắt” khi nhìn những vùng chuyên canh sắn của người dân nước bạn có năng suất trên 60 tấn/ha, mặc dù đất đai ở đó xấu hơn đất ở vùng Lìa rất nhiều. Hy vọng rằng trong thời gian tới vùng Lìa sẽ có nhiều thay đổi, vì nhiều người đã thấy rõ vấn đề: chỉ có thể phát triển bền vững nếu biết đầu tư thâm canh”.

HOÀNG ĐỨC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang