• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện đầu xuân ở một xã thuần nông

Nguồn tin: ND, 26/3/2007
Ngày cập nhật: 3/3/2007

Trước đây, cứ mỗi độ tháng ba ngày tám, người Thụy Ninh (Thái Thụy, Thái Bình) kéo nhau đi tìm việc trên khắp mọi miền đất nước. Nhưng giờ thì số người ly hương ít lắm. Vì trong lúc chờ vụ gặt chiêm, mùa, họ chả còn lúc nào rỗi: nào là trồng ớt, dưa chuột... xuất khẩu; nào là chăn nuôi gia súc, gia cầm, rồi còn các nghề tiểu - thủ công nghiệp khác...

Nhân mấy ngày về quê ăn Tết, tôi đến gặp Bí thư Ðảng ủy xã Thụy Ninh Nguyễn Quốc Toản. Mời tôi chén trà nóng, ông Toản vui mừng cho biết: "Cái nông nhàn ngày ba tháng tám ở xã mình nay hầu như không còn. Mọi gia đình quanh năm bận tối mắt, tối mũi với ruộng nhận khoán của mình". Nhấp ngụm trà, ông Toản điềm đạm: "Cơ sự nó là thế này anh ạ".

Thụy Ninh là xã nội đồng, nhưng mặt bằng đồng ruộng không đồng đều. Ngoài 40 ha đất trũng ven sông, đầm còn lại là vàn thấp, chủ yếu là đất thịt nặng, tiêu thoát nước rất chậm. Thật ra, với loại đất thịt nặng lại rất phù hợp việc thâm canh lúa. Song lại không thuận lợi cho sản xuất vụ đông và trồng các loại rau màu. Cả một vùng đồng trũng nước trong chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã hạn. Cũng một phần nữa, đất đai đã bị khai thác cạn kiệt, cho nên có tiếng là quê hương 5 tấn thóc từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, nhưng ngay sau khi đã có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về khoán trong nông nghiệp, năng suất lúa của Thụy Ninh cũng chỉ dừng lại ở con số tròn 12 tấn/ha. Giá trị kinh tế của một ha đất canh tác "giẫm chân tại chỗ", mức thu nhập bình quân đầu người trong nhiều năm liền, nếu gặp năm gió thuận mưa hòa cũng chỉ đạt gần ba triệu đồng/một lao động.

Thụy Ninh chưa thuộc diện xã thật nghèo của huyện Thái Thụy. Nhưng nếu mức thu nhập bình quân đầu người lao động vẫn cứ chỉ ở con số nêu trên thì quả thật bài toán xóa đói, giảm nghèo của xã rất khó giải. Một khi chưa giải được, thì Thụy Ninh khó có hy vọng bàn tới chuyện CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã.

Rồi cũng đến lúc, cán bộ, đảng viên và bà con lao động ở Thụy Ninh hiểu ra một điều: Ấy là, không thể "độc canh" cây lúa mãi được. Vì trồng lúa, suy cho cùng không thật sự có lãi. Nhưng làm thế nào để Thụy Ninh không còn là một xã thuần nông nghèo? Và phải trồng cây gì ngoài lúa, cũng như nuôi con gì để mức thu nhập đầu người lao động trong một năm có thể được nâng lên, trong khi tiềm năng sức lao động trong dân lớn? Không ai có thể phủ nhận những giá trị tích cực to lớn của việc khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Nhưng nếu cứ để tình trạng, một hộ kinh tế gia đình nhận khoán chỉ vài sào ruộng, nhưng phải chạy một lúc trên năm cánh đồng với những ô, những thửa dăm bảy mét vuông được. Ruộng đất manh mún thì sao tính chuyện chuyên canh bền vững. Mà không làm được điều đó thì không hy vọng nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác. Tóm lại, để thoát cảnh thuần nông, Thụy Ninh phải làm tốt việc dồn điền, đổi thửa theo hướng sản xuất tập trung chuyên canh.

Chủ tịch UBND xã Thụy Ninh, Phạm Văn Ngọ, một thương binh thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, người gắn bó, trăn trở với từng bước thăng trầm của xã, tâm sự: Việc đổi thửa, dồn điền ở Thụy Ninh lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ ý Ðảng hợp lòng dân, cho nên cuối cùng mọi chuyện cũng "đâu vào đấy". Chỉ sau hai năm 2001 - 2002, Thụy Ninh đã cơ bản thực hiện thành công các chương trình chuyển dịch từ chỗ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang sản xuất hàng hóa chuyên canh bền vững. Và ngay trong năm 2006 vừa qua, tổng sản lượng lương thực của Thụy Ninh đã đạt con số 4.560 tấn thóc. Sản xuất vụ đông và trồng rau màu đã có chỗ đứng trên đất Thụy Ninh. Năm 2006, giá trị sản xuất nông nghiệp của xã đã đạt tổng giá trị 18,651 tỷ đồng. Năng suất lúa tuy vẫn ở mức 12 tấn/ha, nhưng thu nhập bình quân đầu người lao động đã vượt ngưỡng bốn triệu đồng/năm.

Anh Phạm Khắc Ðức, người thôn Hệ, mới ngoài 40 tuổi, vậy mà từ vài năm nay được nhiều người tôn là "vua lợn nái ngoại", với một khu chăn nuôi tập trung khá quy mô, lúc nào cũng có hơn nghìn đầu lợn nái ngoại. Từ chăn nuôi lợn, anh Ðức mỗi năm thu vài trăm triệu đồng. Anh Ðức cho biết: "Thú thật với anh, nếu không có Nghị quyết của Ðảng cũng như không nhờ có sự nhường nhịn nhau của bà con trong làng để có thể dồn điền, đổi thửa giúp gia đình tôi có đất lập trang trại, xây dựng khu chăn nuôi thì suốt đời tôi cũng chả dám mơ thành "trại chủ" như bây giờ".

Ông chủ Vũ Quang Vinh cũng người thôn Hệ, từng được dự Hội nghị những nông dân sản xuất giỏi toàn quốc, với mô hình nuôi lợn kết hợp nuôi cá sấu, mỗi năm thu cả trăm triệu đồng. Khác với ông Vinh, vợ chồng trẻ Hằng - Thi, người làng Hống lại sản xuất theo công thức: lúa + lợn + gà + cá. Chỉ tính riêng đàn gà, mỗi lứa, vợ chồng Hằng - Thi bán ra thị trường hàng nghìn con.

Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Ngọ phấn khởi bảo tôi, đến đầu Xuân Ðinh Hợi này, ngoài cây lúa và một số cây vụ đông chuyên xuất khẩu khác, ở Thụy Ninh đã có hơn 60 chủ trang trại. Bình quân mỗi trang trại thu lãi từ 70 đến 100 triệu đồng/năm.

Trước lúc chia tay, tôi hỏi: "Mục tiêu những năm tới của Thụy Ninh là gì?". Chủ tịch Phạm Văn Ngọ khẳng định: "Sản xuất nông nghiệp vẫn là trọng tâm số một". "Thế còn trăn trở của lãnh đạo xã mình?". Chủ tịch Ngọ đáp: Là vấn đề "đầu ra" sản phẩm hàng hóa. Thế nên, đầu xuân tính chuyện xây dựng giá trị thương hiệu hàng hóa phải chăng cũng là cái cách chuẩn bị cho bước phát triển mới của người Thụy Ninh đầu năm Ðinh Hợi này.

LÊ VŨ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang