• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thái Tân (Hải Dương): được mùa cà rốt

Nguồn tin: Báo Hải Dương, 22/01/2013
Ngày cập nhật: 23/1/2013

Nắm chắc kỹ thuật cùng kinh nghiệm thực tế, cây cà rốt ở Thái Tân (Hải Dương) đã phát triển ổn định nhiều năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hàng trăm gia đình trong xã...

Nông dân thôn Tân Thắng, xã Thái Tân thu hoạch cà rốt

Xã Thái Tân (Nam Sách) có 6 km đê sông Thái Bình và một vùng đất bãi rộng trên 150 ha, phù hợp với với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà rốt. Vụ đông này diện tích trồng cà rốt của Thái Tân đã lên tới 180 ha.

Đang nhanh tay thu hoạch cà rốt, chị Phạm Thị Dự, ở thôn Tân Thắng cho biết: “gia đình tôi trồng 8 sào cà rốt. Tuy cà rốt năm nay năng suất không cao nhưng lại được giá. Mỗi sào thu hoạch được trên 1 tấn củ, gia đình bán được 5 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 20 triệu đồng. Vụ cà rốt này hầu hết các gia đình trồng từ 5 sào tới 1 mẫu. Mỗi sào bán được từ 4 - 7 triệu đồng, lãi từ 2,5 - 4,5 triệu đồng. Bà con thôn tôi phấn khởi, có điều kiện lo cho cái Tết năm nay tươm tất hơn”.

Chị Nguyễn Thị Lan, Hội trưởng Hội Phụ nữ xã cho biết: "17 hay 18 năm trước, chúng tôi thấy bà con bên xã Đức Chính trồng cà rốt đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên Hội phụ nữ xã sang học hỏi, về phát động bà con trồng loại rau này. Thấy hiệu quả gấp 4 - 5 lần cấy lúa, mọi người đua nhau làm. Từ thôn Tân Thắng đã phát triển rộng ra cả 6 thôn trong xã. Ban đầu, giống cà rốt của Pháp được trồng nhiều, nhưng sau giống cà rốt Nhật cho hiệu quả hơn cả. Thời kỳ đầu chúng tôi phải gánh nước vượt qua bãi rộng để tưới cây, rồi đào ao ngoài bãi để chứa nước tưới. Gần đây, nhiều gia đình đã sử dụng máy bơm điện, bơm xăng để tưới cho cà rốt. Hệ thống đường ống được chôn ngầm dưới đất, thông qua hệ thống van có thể phun nước tưới khắp mặt ruộng". Cũng theo chị Lan để nâng cao trình độ thâm canh cho bà con, Hội Phụ nữ xã mời cán bộ khuyến nông mở các lớp chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà rốt. Nắm chắc kỹ thuật cùng kinh nghiệm thực tế, cây cà rốt ở Thái Tân đã phát triển ổn định nhiều năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hàng trăm gia đình trong xã. Cây cà rốt dễ trồng và chăm sóc, phù hợp với điều kiện có đất phù sa tơi xốp và khí hậu ở đây từ tháng 7 âm lịch đến hết mùa xuân. Năm nào rét nhiều, rét sớm cà rốt càng đẹp, càng cho năng suất cao. Cà rốt cho thu hoạch sau 3 tháng rưỡi và có thể để tới 5 tháng sẽ cho củ to và ngọt hơn. Nếu thu hoạch sớm có thể quay vòng 2 vụ/năm. Cả một vùng đất bãi bồi rộng hơn 150 ha của xã, gần như phủ kín cà rốt. Không chỉ có vậy, nhiều bà con đã chở đất phù sa ngoài bãi sông về phủ lên các vườn đất trong đồng để trồng cà rốt. Giờ đây 25 ha đất trong đồng có thể trồng cà rốt và rau màu quanh năm. Nhiều gia đình đã trồng tới 10 mẫu cà rốt cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Không chỉ trồng cà rốt, một số gia đình đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc, sơ chế, đóng gói xuất bán đi các nơi. Gia đình anh Vũ Đình Toa ở thôn Tân Thắng có 2 máy rửa cà rốt, công suất gần 100 tấn/ngày và gần chục lao động làm việc thường xuyên. Cà rốt được rửa sạch bằng máy, đóng túi ni-lông hoặc đóng bao rồi bán cho thương lái ở Văn Thai (Cẩm Giàng), Bắc Ninh. Năm nay, gia đình anh Toa trồng nhiều cà rốt nhất xã (10 mẫu). Ngoài ra, còn có gia đình anh Thạo cũng ở thôn Tân Thắng, anh Mai ở thôn Mạc Bình… làm nghề sơ chế cà rốt. Cùng với xã Đức Chính và các xã lân cận, quy trình trồng, sơ chế sau thu hoạch được thực hiện đồng bộ ngay tại chỗ, đã hình thành vùng rau có thương hiệu của tỉnh Hải Dương.

Tuy nhiên, để cây cà rốt phát triển lâu dài, bà con Thái Tân vẫn còn nhiều điều băn khoăn, trăn trở. Đó là hạt giống cà rốt được bà con mua lại từ thị trường tự do, chưa có cơ quan hay doanh nghiệp bảo lãnh về chất lượng. 1 kg hạt giống cà rốt có giá 3 triệu đồng, tiền giống rau khá lớn với mỗi hộ dân. Hiện nông dân chưa được trợ giá giống cà rốt. Mặt khác, đầu ra cho củ cà rốt hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Năm 2011, rau rẻ, thương lái ép giá, nông dân sản xuất gần như không có lãi, vì vậy, tỉnh cần quản lý và tìm đầu ra ổn định cho bà con. Một điều trăn trở và nhức nhối khác đó là nạn khai thác cát trái phép liên tục hoành hành nơi đây. Những ngày đầu năm 2013, hàng chục tầu hút cát ở trong và ngoài tỉnh hút cát nhiều làm lở đất bãi. Các cơ quan chức năng vẫn làm ngơ, thiếu trách nhiệm để Thái Tân lở mất 30 ha đất bãi bồi… Người dân Thái Tân vẫn mong muốn tỉnh quan tâm lấy Thái Tân làm một vùng rau sạch, cung cấp cho các siêu thị, các thành phố lớn. Có chỉ đạo, bà con sẽ làm được, không chỉ có cây cà rốt, mà nhiều loại rau quả khác có thể phát triển tốt trên vùng đất bãi ven sông Thái Bình này.

TRẦN TUẤN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang