• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lâm Đồng: "Ông già liều" trồng Olong

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 17/01/2013
Ngày cập nhật: 23/1/2013

Người ta gọi ông là "ông già liều" mà đúng là liều thật, khi giữa những năm 94 của thế kỷ trước, lúc giá vàng còn 5 triệu đồng một lượng, ông đã bỏ hẳn 30 cây để mua 20 ha đất đồi dốc để cải tạo trồng Olong, loại trà lúc bấy giờ chỉ có các doanh nghiệp lớn mới dám trồng. Tên của "ông già liều" ấy là Huỳnh Kim Tuyến và vẫn được mọi người kính trọng, thân mật gọi bằng bác Tám Hạnh.

Hàng tuần bác Tám Hạnh vẫn chạy xe máy vào vườn để trông nom vườn trà của mình

Dù đã ở vào cái tuổi "thất thập", nhưng hàng tuần cứ đều đặn vài ba bữa ông lại chạy xe máy từ Bảo Lộc vượt qua quãng đường 20km vào Lộc Tân (Bảo Lâm) để lo việc tưới, bón cho đồi trà rộng gần 20 ha của mình. Ông nói: "đã lỡ đeo đuổi nghiệp trà rồi, nên không bỏ được, con cái lại chẳng có đứa nào theo nghiệp nông". Kể từ khi vỡ miếng đất đầu tiên để xuống giống từ hơn 20 năm trước, đến nay vẫn chỉ mình ông cặm cụi với đất, với các giống trà Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc...

Không tính tới các doanh nghiệp Đài Loan, ông chính là một trong những người đầu tiên, dám đem các giống trà Olong về trồng tại vùng trà B'lao. Ngày ấy, gần như ai cũng nói ông "bị khùng", nhưng với ông thì lại khác, ông nói mình là người tiên phong làm cái mới, cái mới dẫu có khó khăn khi tiếp cận, nhưng chắc chắn không thể thất bại. Và, đúng là thế thật! Những búp trà tươi của ông được bán trực tiếp cho công ty Suzuki, chính từ số tiền thu được ban đầu ấy, đã giúp ông có thêm niềm tin để mở rộng đất, xuống giống trên diện rộng.

Ngoài số tiền đầu tư ban đầu, từ năm 94 đến nay, ông không nhớ chính xác đã đầu tư bao nhiêu tiền để san ủi đất, mua cây giống, vật tư nông nghiệp và chi phí nhân công, chăm sóc trà. Chỉ biết rằng, sau gần 20 mươi năm gắn bó với nghề trồng trà Olong, đến nay toàn bộ diện tích ông mua ngày nào đã được phủ kín bằng sự xanh mát của trà, đang cho thu hoạch khoảng 100 tấn trà búp tươi một năm và đem về cho ông nguồn thu ổn định khoảng 2 tỷ đồng.

Con cháu đều nói ông nghỉ vì tuổi đã cao, đi lại lỡ có chuyện gì lại điều tiếng với thiên hạ. Nhưng ông chia sẻ: Tôi thấy mình vẫn khỏe, nên vẫn phải làm, không phải vì chuyện giàu nghèo nữa mà bởi vì niềm vui. Và cũng bởi đồi trà ấy là mồ hôi, là công sức, là những thương yêu ông đã gửi gắm vào từng thớ đất, vào từng gốc trà.

Cũng ở đồi trà ấy, ông đã tạo công ăn việc làm ổn định thường xuyên cho 15 lao động người địa phương (mà người dân tộc thiểu số gốc bản địa chiếm phần nhiều). Vào thời gian cao điểm, những đợt sắp thu hái là gần 100 việc làm với thu nhập hàng tháng từ 3 đến 4 triệu đồng/người.

Đã có thửa trà cho thu hoạch gần 15 năm, nên ông đang tính cho phá bỏ để trồng lứa mới. Với ông, gần như đã có một đời trà, một đời người trên mảnh đất tự tay ông khai phá của 20 năm về trước.

TUẤN LINH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang