• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: 10 năm “con tôm ôm cây lúa”

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 20/01/2013
Ngày cập nhật: 21/1/2013

Con nước rằm tháng 11 âm lịch, dưới ánh trăng, vợ chồng ông Hồ Văn Thới, ấp Lung Dòng, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) hớn hở bơi chiếc xuồng composite thăm lượt lú đầu hôm. Hai tay vừa khệ nệ bỏ hai thùng nước sơn loại lớn đựng tôm đầy ngang miệng lên sàn nhà, ông Thới khoe: “Bữa nay bấc trở mạnh, tôm cá đi thấy mê, chắc nước này trúng đậm à nghen!”.

Ông đội đèn pin lên đầu, tay xách can dầu đi về phía đường dẫn nước, hì hục quay cái máy D6 bơm nước ra. Vợ ông trần tình: “Bơm cạn nước để chuẩn bị thu hoạch lúa. Vụ này ổng đánh chắc 30 giạ/công. Mấy bữa nay nắng tốt, lúa vàng thấy mê”.

Thu hoạch tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Thới Bình. Ảnh: Hoàng Diệu

Niềm vui cùng tinh thần lạc quan của vợ chồng ông Thới đang hoà chung niềm phấn khích của nông dân nuôi tôm trên ruộng lúa khắp các địa phương trong tỉnh.

Qua thời thăng trầm

Vụ thu hoạch tôm này trùng với thời điểm thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm. “Vậy là nông dân mình năm nay ăn Tết vui trọn vẹn”, ông Thới phân trần. Ông cho biết, trước đây, khi chưa nuôi tôm trên ruộng lúa, cả cánh đồng này người dân phải cần cù lắm mới làm ra được chục giạ lúa/công/vụ.

Còn lúa vụ 2, năm nào thời tiết thuận lợi lắm mới mong có cái ăn. Vì đầu vụ sạ, nước lớn ngập mênh mông, thường xuyên xảy ra sự cố bể bờ.

Vụ 2 trên cánh đồng trũng thường khó làm nên nhiều nông dân chọn biện pháp vãi mạ cấy hoặc cấy lúa dăm. Nhưng canh tác vậy năng suất không cao. Cộng thêm cái khó nữa là vùng này đất thấp, bờ mẫu không vững nên đến lúc lúa trổ thường bị xâm mặn. Nếu không giữ bờ tốt, lúa bị lép, năng suất kém.

Niềm vui trúng đậm vụ lúa trên đất nuôi tôm (2012) của nông dân xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình.

Những năm 2000, giá tôm sú tăng vọt, nhiều nông dân mê tôm đến nỗi dám đánh đổi vài chục công ruộng lúa với mấy công vuông. Huê lợi từ tôm như cấp số cộng, rồi cấp số nhân, trong khi nông dân làm lúa thèm được vụ mùa trong tay lãi vài chục triệu đồng.

Nhắc đến chuyện này, anh Mười Đuôl ở Thới Bình nhớ lại mấy năm hè nhau đi bửa đập Hộ Phòng. Chốc lát, con đập bề thế bị vỡ tung, cả vùng liền kề ngập lênh láng nước. Dòng nước mặn chảy tràn bờ vừa mang theo bao sự thèm muốn của người mê tôm, vừa đè nén nỗi đau mất mùa của người giữ lúa.

Thời nông dân nóng lòng dẫn nước mặn lên ruộng hồi những năm đầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất đủ sức cuốn hút và kích thích nông dân làm chuyện “kinh thiên động địa” mà cơ giới không thể ngăn nổi. Cùng với niềm vui như được mở cờ trong bụng là những nỗi buồn của nông dân trung thành với cây lúa.

Mấy bữa sau phá cống, khu nuôi tôm máy bơm nước mặn xình xịch ran đồng, còn phía bên kia sông, khu Đầu Sấu, Trời Mọc, xã Tân Phú, lúa héo đọt do bị mặn. Dai dẳng thêm mấy mùa sau đó, vì con tôm, cây lúa làng quê có thêm nhiều câu chuyện buồn.

Gắn trọn niềm tin mô hình tôm - lúa

Mấy vụ tôm đầu trúng lớn, những nông dân chuyên làm lúa ngày xưa hễ có dịp tề tựu là bàn nhau chuyện giống tôm, truyền nhau kinh nghiệm nâng hạ độ pH… Vậy là 2, 3 năm sau đó, những cánh đồng lúa ngày xưa không còn sự hiện diện của cây lúa.

Khoảng năm 2006, một số vùng chuyển dịch mạnh từ trồng lúa sang nuôi tôm của Thới Bình, Cái Nước, Trần Văn Thời bước vào thời kỳ suy giảm rõ rệt. Nạn tôm chết liên miên, nông dân thất thu.

Xem trên ti-vi thấy nông dân xứ Bạc Liêu thu hoạch cao từ mô hình tôm - lúa, anh Mười Đuôl và một số nông dân ở Trần Văn Thời, Cái Nước thử nghiệm. Hiệu quả, tiếng lành đồn xa. Đến khoảng giữa năm 2009, màu xanh của lúa đã phủ lan rộng trên những vuông tôm.

Tuy nhiên, so sánh với các vùng trong khu vực, Cà Mau vẫn xếp sau về năng suất lúa trong khi diện tích sản xuất trên 90.000 ha. Đề án Nâng cao năng suất, hiệu quả lúa - tôm giai đoạn 1 khởi đầu từ đó. “Sự thật, cây lúa vẫn không phụ đất, phụ người”, ông Thới nhấn mạnh.

Vậy là sau một thời gian mâu thuẫn giữa con tôm, cây lúa, nông dân Cà Mau đã tìm được thế cân bằng và là cứu cánh kịp thời: mô hình lúa - tôm kết hợp.

Nông dân Cà Mau giờ bắt đầu quen với chuyện sử dụng giống lúa mới chịu mặn, năng suất cao trên vuông tôm. Kết quả, sau 3 năm triển khai Đề án Nâng cao năng suất, hiệu quả lúa - tôm kịp thời đưa vùng sản xuất lúa Cà Mau sánh cùng các địa phương khác.

Không mấy ngạc nhiên khi các ngành chức năng đưa ra kết quả thống kê năng suất lúa - tôm của Cà Mau thời gian này gần theo kịp các vùng chuyên lúa, tôm - lúa trong khu vực ĐBSCL.

Lê Phú

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang