• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thái Nguyên: Hợp tác xã trồng nấm: Hướng liên kết phát triển kinh tế hiệu quả

Nguồn tin: Báo Thái Nguyên, 15/01/2013
Ngày cập nhật: 16/1/2013

Hợp tác xã ứng dụng công nghệ sản xuất nấm sạch có trụ sở tại xã Tân Quang, T.X Sông Công (Thái Nguyên) do 26 hộ dân trên địa bàn góp vốn thành lập đã đi vào sản xuất ổn định từ năm 2011. Tuy hoạt động mới hơn 1 năm, nhưng HTX đã được thị xã đánh giá cao do tích cực giải quyết việc làm, mở hướng tăng thu nhập cho người dân, góp phần để thị xã hướng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Trước kia, các cá nhân trong Hợp tác xã (HTX) cũng qua học nghề trồng nấm và đã mua bịch nấm về tự trồng. Tuy nhiên, vì sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm ít nên không đáp ứng được yêu cầu về số lượng của các đầu mối tiêu thụ lớn. Trong khi đó, sản phẩm nấm tươi cứ đến kỳ thu hoạch là phải thu hái và tiêu thụ ngay, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, vì thế người sản xuất đem bán trên thị trường nhiều khi bị ép giá khiến các mô hình nhỏ lẻ này không đem lại hiệu quả kinh tế cao và khó phát triển thành mô hình sản xuất lớn. Năm 2010, ông Phạm Văn Huân, một người dân trồng nấm trong xã đã vận động được 26 người cùng nghề tham gia góp vốn để thành lập HTX. Qua đó, các hộ trồng nấm đã đóng góp được gần 1 tỷ đồng và 4 nghìn m2 đất để xây dựng nhà xưởng sản xuất nấm. HTX được kiện toàn với bộ máy quản lý gồm: 1 chủ nhiệm (ông Phạm Văn Huân) phụ trách chung; 2 phó chủ nhiệm phụ trách sản xuất, tìm đối tác tiêu thụ; 1 kiểm soát HTX; kỹ thuật viên trồng nấm; kế toán; thủ quỹ. Giữa năm 2011, khu nhà xưởng trị giá 600 triệu đồng, rộng trên 400 m2 gồm: Nhà sản xuất nấm, lò hấp, nhà cấy giống, nhà kho đã được HTX xây dựng xong. Đến tháng 7/2011, HTX bắt đầu đi vào sản xuất thử nghiệm nấm sò (nấm Bào Ngư).

Ông Phạm Văn Huân, chủ nhiệm HTX cho biết: Tuy các xã viên đã từng trồng nấm với mô hình nhỏ lẻ, song để đảm bảo chất lượng sản phẩm, ngay từ những ngày đầu đi vào sản xuất, các xã viên đều được phổ biến lại kỹ thuật và yêu cầu thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật trồng nấm, nhất là yêu cầu sạch trong trồng nấm. Vì vậy, các xã viên phải luôn đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ khu vực trồng nấm, khu vực cấy phôi, lò hấp. Đối với nguyên liệu trồng nấm cũng được xử lý với quy trình hết sức nghiêm ngặt để đảm bảo sự sạch sẽ. Do nguyên liệu được lấy từ nguồn rơm, rạ, mùn cưa nên chúng tôi đem ủ nước vôi trong để khử các vi khuẩn; trộn với cám gạo, cám ngô theo tỷ lệ nhất định để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển. Sau đó, xúc nguyên liệu đã xử lý xong vào từng bịch, rồi mang vào lò hấp, chờ từ 18 đến 20 giờ, đưa ra ngoài lò, chờ nguội, cấy phôi nấm (được mua từ Viện Di truyền Nông nghiệp) vào bịch; 20 ngày sau, rạch bịch và treo lên giàn. Từ khi treo lên giàn, các xã viên sẽ quan sát và tưới nước cho bịch nấm thường xuyên bằng nguồn nước sạch lấy từ giếng khoan, nước máy sạch, tuyệt đối không sử dụng nước ao, giếng đào.

Quy trình trồng nấm cũng được kỹ thuật viên và các xã viên giám sát và tuân thủ rất chặt chẽ nên từ khi đi vào sản xuất đến nay, sản phẩm nấm sò của HTX cho chất lượng tốt; nấm có mầu trắng đẹp, bán ra thị trường được người tiêu dùng chấp nhận. Sản phẩm sản xuất ra đến đâu bán hết đến, khiến các xã viên rất phấn khởi và tiếp tục mở rộng sản xuất ra một số loại nấm khác như: nấm mộc nhĩ, linh chi xuất bán ra thị trường. Nhiều bạn hàng đã tìm đến mua hàng với số lượng ngày càng nhiều. Đến nay, HTX đã có trên 20 bạn hàng trong và ngoài tỉnh ký hợp đồng thường xuyên mua các loại nấm của HTX. Để giữ chữ “tín” với bạn hàng, HTX luôn thực hiện giao hàng đúng thời gian, bảo đảm chất lượng, số lượng và ổn định giá cả trong thời gian đã ký hợp đồng.

Năm 2012, HTX đã trồng được 73 nghìn bịch nấm các loại, thu được khoảng 73 nghìn kg nấm. Giá trung bình 3 loại nấm trên chỉ tính 35 nghìn đồng/kg thì doanh thu của HTX đã đạt trên 2,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HTX cũng bán khoảng 18 nghìn bịch nấm cho xã viên và bà con trong xã tự trồng ở nhà với giá 8 nghìn đồng/bịch, từ đó cũng đem lại doanh thu trên 100 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí, bình quân thu nhập của các xã viên đóng góp cổ phần đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng. Phấn khởi với mức thu nhập này, anh Dương Quý Đại, một xã viên cho biết: Trước kia tôi làm công nhân tại một công ty đúc ở Sông Công, nhưng việc làm không ổn định lại vất vả. Từ khi biết về nghề trồng nấm, hiểu rõ về những ưu điểm của sản phẩm tôi đã mạnh dạn góp vốn và tham gia sản xuất tại HTX. Với công việc này tôi thấy không có độc hại, ô nhiễm môi trường trong sản xuất; sản phẩm nấm lại có chất dinh dưỡng cao, sạch và được người tiêu dùng chấp nhận. Bên cạnh đó, thu nhập từ nghề trồng nấm còn đem lại lợi nhuận gấp 2 lần so với làm công nhân như trước.

Ông Huân chia sẻ: Hiện tại, cái khó nhất của chúng tôi là phải duy trì được nhiệt độ khi hấp nguyên liệu, vì với 1 lò hấp 20 m2 như hiện tại, chúng tôi không sản xuất kịp bịch nấm để trồng và bán. Vì vậy, chúng tôi đề nghị các cấp chính quyền và Liên minh Hợp tác xã tỉnh tạo điều kiện cho chúng tôi được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư thêm vào sản xuất nấm. Khi có thêm vốn, chúng tôi sẽ đầu tư lò hấp lớn bằng hơi, lò sấy để sản xuất nấm khô, tiêu thụ sẽ dễ hơn… Cũng theo ông Huân, chuyện thua lỗ đối với nghề trồng nấm rất ít khi xảy ra. Thông thường, khi đã sản xuất được bịch nấm thì cứ một đồng vốn bỏ ra thì người trồng nấm sẽ thu khoảng 3 đồng lãi. Mặt khác, chu kỳ quay vòng của đồng vốn trong trồng nấm rất nhanh, bởi trung bình chỉ trong vòng 1 tháng là được thu hoạch nấm.

Thiết nghĩ, mô hình liên kết trên cần được khuyến khích nhân rộng trong một số mô hình sản xuất nông nghiệp khác khi nhu cầu thị trường cần có số lượng hàng hóa lớn. Đây cũng là cơ hội để các hộ nông dân hợp tác cùng nhau phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình; giải quyết lao động tại địa phương và hướng tới sản xuất hàng hóa.

Thu Hà

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang