• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vĩnh Long: Mùa củ sắn ở cù lao Mây

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 12/01/2013
Ngày cập nhật: 14/1/2013

Đi dọc tuyến đường nhựa An Thành - Kênh Đào từ đầu ấp An Thạnh, xuống tới dưới đùi (đuôi cồn), trong xanh ngát vườn cây ăn trái lâu năm đặc thù xứ cù lao Mây (xã Lục Sĩ Thành - Trà Ôn - Vĩnh Long), xen xen bên dưới là mảng xanh đều tắp củ sắn.

Củ sắn được trồng khắp các ấp An Thạnh, Mỹ Thạnh A, “gói” trong quanh co bờ bao ngạn. Cù lao Mây đang giữa vụ mùa thu hoạch củ sắn.

Những rẫy củ sắn bạt ngàn đem lại thu nhập 30 - 40 triệu đồng/công cho người dân cù lao Mây vụ này.

Củ sắn có mặt từ rất lâu ở cù lao Mây, cùng với các loại rau màu khác như: đậu nành, củ cải, mía, bắp… Khác với những cù lao khác “chuyên canh” vườn cây ăn trái, cù lao Mây có cả những “trảng” rau màu đan xen.

Chúng tôi vì thế rất thú vị chừng như… đi lạc vào vùng rau màu Bình Tân và trong một cái chớp mắt đã… bay sang cù lao Minh hay cù lao Dài. Càng bất ngờ thú vị hơn khi đi giữa mùa củ sắn giá cao ngất.

Không có cách nào giải thích thỏa đáng cho giá củ sắn cao, chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh - cán bộ nông nghiệp - địa chính xã Lục Sĩ Thành, nói “tự nhiên”: “Tự nhiên thương lái mua củ sắn giá cao đột biến dữ vậy chứ. Cao nhất từ trước tới nay đó”.

Chị không giấu nổi bất ngờ khi nói về củ sắn đem lại niềm vui cho nhiều nông dân xứ cù lao này. Bởi như năm ngoái, sắn đầu vụ cao lắm cũng chỉ 3.500 - 4.000 đ/kg, vào vụ giảm còn 2.500 - 2.600 đ/kg. Còn năm nay, đã vô rộ mùa nhưng giá vẫn đứng vững trên 5.000 đ/kg.

Diện tích trồng củ sắn năm rồi tầm 70 ha thì nay đã tăng hơn gấp đôi, với 178 ha. Trong 407 ha trồng rau màu của toàn xã, diện tích trồng củ sắn cũng chiếm “tỷ trọng” lớn nhất.

Theo chị Ngọc Hạnh, vùng cù lao Mỹ Thạnh A - An Thạnh còn được gọi là “vùng sắn” - có hệ thống đê bao khá hoàn chỉnh, người dân chủ động được nước tưới tiêu. Có đường nhựa và hệ thống đường đan hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho thương lái vào tận rẫy mua.

Chưa bao giờ người dân trồng sắn được trúng mùa, trúng giá như năm nay. “Chừng 20 ngày trước, giá lên tới 5.800 - 6.100 đ/kg. Anh bà con tui Nguyễn Văn Lục ở Mỹ Thạnh B, trồng “3 góc tư” thu hoạch 9 tấn, cầm ngay 54 triệu đồng.

Ông anh thứ Sáu, mới thu hoạch 2 công củ sắn “thất thất” cũng được 90 triệu đồng. Giờ giá đã giảm còn 5.300 đ/kg, nhưng vẫn còn lời lút” - anh Nguyễn Văn Út ở ấp Mỹ Thạnh A hồ hởi khoe với chúng tôi bên rẫy sắn của anh. 2 công sắn đang ở giai đoạn “nửa mùa”, thời kỳ sung sức nhất.

“Theo lịch thì ra đầu tháng 2 nhà tôi thu hoạch rẫy sắn này, mong là được mùa được giá như thời điểm này là đã lắm nha” - anh Út bảo.

Anh Kịch “giới thiệu sản phẩm” ngay trên đồng sắn.

“Một công mấy sắn này tôi đang “neo neo” xem lái có lên giá mua chút đỉnh không, mới đợt trước còn 6.100 đ/kg, nay còn độ 5.300 đ/kg, định ít hôm nữa giá có thêm chút nào thì bán. Nếu được 8 - 10 tấn, tui ăn tết ngon lành” - anh Nguyễn Văn Kịch ấp Mỹ Thạnh A, dỡ thử vài dây sắn, khoe “chú coi củ nào củ nấy tròn lẵn, nặng trịch à nghen”.

Một đồng vốn bốn đồng lời

Vào tháng 12 và đầu tháng 1 hàng năm, cù lao vào mùa thu hoạch sắn rộ. Theo cán bộ nông nghiệp xã, một công sắn chi phí tròm trèm 10 triệu đồng. Trong đó gồm hạt giống, phân thuốc, nhân công phun tưới, cắt đọt,... Từ ngày bỏ hột đến ngày thu khoảng 3 tháng rưỡi đến 4 tháng.

“Trồng củ sắn không khó nhưng cực. Cực nhứt là công cắt đọt, tới đợt phải mướn một lần 20 nhân công, giá 60.000 đ/ngày/người. Cả mùa phải cắt 5 - 6 lần” - anh Út cho biết. Còn hiện tại công cắt đọt, khi lao động đang khan hiếm vào vụ màu tết là 70.000 đ/người/ngày.

Chính vì trồng củ sắn có một đồng vốn mà bốn đồng lời, theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều nông dân thu hoạch sắn sớm đã xuống giống lấp vụ.

Đây cũng là một “bất ngờ” khác. Vì “Vụ sắn này hiện thu hoạch đến ra Giêng, ra đầu tháng 2 âl năm nay là hết mùa. Thường thì hết mùa sắn là tới mùa mía, hết mía tới mùa đậu nành, củ cải... chứ đó giờ chưa trồng một loại cây màu trên cùng diện tích bao giờ” - anh Út nói.

Theo chị Ngọc Hạnh, thường thì mỗi năm người dân chỉ trồng một vụ sắn thôi, năm nay do sắn đang trúng mùa, được giá nên người dân… phá lệ. Chúng tôi thực tế gặp những nông dân trồng sắn “lấp vụ”, họ nói biết đâu cũng kiếm thêm được mùa sắn nữa... được mùa, đặng giá.

Còn theo ý kiến của nhiều nông dân có kinh nghiệm, trồng củ sắn liên tiếp như vậy không tốt, đất cần được chuyển đổi để cắt nguồn sâu bệnh, bổ sung dinh dưỡng. Nói về việc “lấp vụ”, cán bộ nông nghiệp xã nói không khuyến khích bà con ồ ạt làm thế, vì đất sẽ giảm độ màu mỡ, dinh dưỡng.

Năm 2012, xã Lục Sĩ Thành cũng đã thành lập được 2 tổ hợp tác sản xuất rau màu củ sắn (ấp Mỹ Thạnh A) với 29 thành viên và tổ mua bán trái cây (ấp Tân Thạnh) có 3 thành viên, đạt 100% so nghị quyết năm của Đảng bộ địa phương. Củ sắn hiện cho năng suất 8 - 10 tấn/công, cá biệt 12 tấn/công.

LÝ AN – MINH THÁI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang