• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phong “chân đất” – linh hồn của hợp tác xã nấm

Nguồn tin: Sài Gòn Tiếp Thị, 08/01/2013
Ngày cập nhật: 11/1/2013

Lúc nhỏ, gia đình quá khó khăn, nên chỉ học đến lớp 9 rồi gác sách đèn về với ruộng đồng, đến khi trưởng thành, chàng trai nghèo ấy mang trọng bệnh, nhưng không có tiền chạy chữa. Nghe nấm linh chi có thể chữa được bệnh mình, chàng trai này khăn gói “tầm sư học đạo” để tự chữa bệnh cho mình. Thế rồi, sau khi thành công, chàng trai đã nhân rộng cách trồng nấm linh chi cho nông dân ở quê mình, trở thành “linh hồn” của một hợp tác xã chuyên canh nấm ở một vùng quê nghèo. Đó là chàng trai chân đất Lê Giang Phong, 35 tuổi, ở thôn 4, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Phập phồng với bệnh

Lê Giang Phong trong cơ sở sản xuất hợp tác xã chuyên canh nấm Đức Nhuận.

Lê Giang Phong kể, lúc nhỏ Phong rất siêng học chữ, nhưng lại không theo nổi con chữ. “Cha mẹ mình bám vào mấy sào ruộng lúa, đất. Mỗi ngày đi học về, bữa cơm thấy toàn khoai mì, khoai lang, thế rồi mình bỏ học”, Phong nói. Có điều, thuở hàn vi, dù bụng lép xẹp, nhưng chiều nào Phong cũng đạp xe vài chục kílômét để đi tập võ. Sau nhiều lần thượng đài, Phong đạt đẳng cấp 15/18 võ cổ truyền, bắt đầu làm trọng tài quyền anh khi tuổi vừa 25. Năm 1997, Phong đi bộ đội, đến năm 1999 trở về quê và… xách gói theo trai làng vào xã Bình Thắng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước để kiếm cơm, lập nghiệp. Ở đây, ngoài việc lên rẫy xuống đồng, Phong còn thu nhận hàng trăm môn sinh để rèn luyện sức khoẻ và tập võ. Đến năm 2004, chứng kiến cảnh đứa em gái bị cuốn trôi trong một trận lũ, Phong buồn bã bỏ tỉnh Bình Phước về quê sống bằng nghề chụp hình.

Ở quê một thời gian, Phong nghe hơi thở mình khác lạ, người mệt mỏi hẳn ra. Đi khám bệnh, bác sĩ bảo là bị gan nhiễm mỡ và thiếu máu cơ tim. “Dấu hiệu này có từ năm 2006. Gan nhiễm mỡ thì không khó chữa trị, còn thiếu máu cơ tim thì quả là khó trị. Trong khi đó, mình đâu có đủ tiền để theo bác sĩ chạy chữa”, Phong kể. Nhớ lại hồi ấy, Phong nói ngày nào cũng tốn từ vài trăm ngàn đồng đến cả bạc triệu, nhưng bệnh lại không thuyên giảm. Lâu lâu, tim của Phong bị ngừng đập, có khi kéo dài đến cả mười giây. Trong khi đó, Phong cũng uống cả nấm linh chi được mua từ miền Nam gửi về với giá từ 2 – 2,5 triệu đồng/kg. Thật ra, với nghề chụp hình, thu nhập của Phong cũng không ít, nhưng Phong làm ra bao nhiêu, đều bị cơn bệnh trong người Phong tiêu mất. Vợ Phong – Phạm Thị Lệ Thu tâm sự: “Tôi rất buồn khi thấy sức khoẻ của chồng bị sa sút. Có điều, ảnh rất quyết tâm chữa bệnh. Hầu như ở đâu, ai nói có thông tin chữa bệnh của mình là ảnh đi tìm hiểu liền”.

Không “bó tay” trước bệnh, Phong lục tìm trên mạng internet, đọc ngấu nghiến xem có thuốc, thảo dược nào chữa bớt bệnh thiếu máu cơ tim hay không. Trong một đêm cuối tháng 3.2008, Phong đọc được tính dược từ nấm linh chi có thể chữa bệnh của mình. Tuy nhiên, Phong lại nghi ngờ, bởi vì Phong đã từng uống nấm này mà không khỏi bệnh, song, Phong nghĩ, cứ quyết tâm đi tìm nấm này theo dòng địa chỉ có trên internet để xem sao?

Khăn gói “tầm sư”

“Hôm đó là rằm tháng 4 (ngày 19.5.2008), với số tiền góp, vay được, mình lên xe ra Hà Nội tìm đến nhà phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Chính. Tại đây, mình đã toại nguyện”, Phong kể. Nhớ lại những ngày đó, Phong không thể quên cảnh: anh chàng nhà quê dốt chữ dám ra thủ đô, rồi… “thọ giáo với chuyên gia ung thư” và các đệ tử toàn là các chàng sinh viên đại học đang làm luận án thạc sĩ. Tuy nhiên, nhờ sự ham học hỏi, Phong đã học được “sàng khôn”. Hàng ngày, tiến sĩ Chính còn cho Phong ở tại nhà riêng, sau đó theo bà đi ra khu vườn thực nghiệm để học trồng, tìm hiểu về dược tính của nấm linh chi và nhiều loại nấm quý khác. “Ngày nào mình cũng được tiến sĩ cho uống nước nấu bằng nấm linh chi. Cứ như học trò ngoan, cô bảo sao mình làm vậy. Sau gần một năm, mình phát hiện ra hơi thở của mình không còn bị đứt quãng”, Phong nói.

Khi sức khoẻ đã hồi phục dần, cũng là lúc Phong đã cơ bản học được nghề trồng nấm linh chi và nhiều loại nấm quý có giá trị khác, nên Phong từ biệt tiến sĩ Chính để về quê với quyết tâm trồng cây nấm linh chi. Thế nhưng, không biết bao lần, Phong cấy mà nấm không mọc. Làm rồi bỏ, bỏ rồi lại làm, cứ thế liên tục. “Buồn lắm nhưng không nản, mình ra Hà Nội lần nữa. Lần này thì mình đã “hiểu” được nấm linh chi thế nào. Chỉ có cảm nhận về nó như người bạn thân thì mới trồng được. Thế là mẻ nấm đầu tiên ra đời. Đêm phát hiện nấm nứt mầm, mình không ngủ được, người như nổi gai ốc đầy sung sướng và cứ trăn trở trong lòng mong cho trời mau sáng”, Phong kể.

Từ ngày nuôi nấm linh chi thành công, Phong hàng ngày dùng nấm để chữa bệnh. “Cuối năm 2010, mình vào Sài Gòn khám bệnh. Bác sĩ nói: đi khám sức khoẻ định kỳ hả, chứ người anh có bệnh gì đâu mà khám. Thế rồi ổng cho vỉ thuốc bổ để bồi dưỡng. Nghe bác sĩ nói như vậy, hôm đó, mình có cảm giác sung sướng mừng vui muốn trào nước mắt giống như ngày mình nuôi được mẻ nấm linh chi đầu tiên”, Phong nói giọng vui mừng.

“Linh hồn” của nông dân

Dẫn tham quan cơ sở sản xuất nấm linh chi, Phong nói nguyên liệu để làm nấm là bã mía, bột cưa và trấu. Cầm một túi nilông nấm linh chi ra tua tủa, Phong giới thiệu: “Sản xuất linh chi có hai cách: chất lượng và số lượng. Nếu sản xuất theo số lượng thì dược tính không cao, còn chạy theo chất lượng thì ngược lại. Cứ nhìn vào, nếu nấm linh chi nào có lớp bọc dày đóng bao xung quanh nấm, đó là chất lượng. Cơ sở mình đi vào chất lượng”. “Thị trường nấm linh chi có giá từ 2 triệu đồng/kg trở lên, còn Phong?”, chúng tôi hỏi. “Cơ sở mình chỉ bán 800.000 đồng/kg thôi, bởi ai đã tìm mua là cần lắm rồi. Ngày xưa mình đã bệnh, nên biết kiếm tiền khó như thế nào”, Phong trả lời. Theo “ông chủ” chân đất này, sau 30 ngày cấy nấm vào bọc nilông, phôi sẽ mọc ra, sau đó, đến 3,5 tháng sẽ thu hoạch nấm. “Cách trồng nấm linh chi không phải dễ, dù đã hướng dẫn cách làm, nhưng bà con cũng chưa làm được. Vì vậy, mình bán phôi để bà con mang về nuôi lấy lời”, Phong cho biết.

Ở trại nuôi nấm linh chi hôm ấy, thỉnh thoảng lại thấy người vào ra hỏi mua, học kỹ thuật từ ông chủ Phong. Đang trò chuyện, điện thoại cũng réo liên tục, tất cả cũng là… nấm. Thì ra, khi thành công với nghề trồng nấm linh chi và các loại nấm: sò, bào ngư… Phong đã “bị” làm phiền liên tục. Nguyên nhân cũng tại tính “bao đồng” của Phong muốn nhân rộng mô hình này cho bà con của quê mình cùng làm và hưởng lợi. Địa phương ở đây đã thành lập hợp tác xã chuyên canh nấm xã Đức Nhuận do Phong làm chủ nhiệm và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6.2011. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi cũng vào tận nơi thăm hợp tác xã nấm và hỗ trợ máy cấy giống, tủ bảo ôn (nhiệt độ), máy điều hoà, máy lạnh đo độ ẩm, thiết bị máy sàng nguyên liệu làm phôi nấm, dây chuyền sản xuất bịch phôi nấm và trại ươm... với tổng kinh phí 1,1 tỉ đồng.

Và cũng từ ngày ấy, Phong “chân đất” đã làm việc suốt ngày không biết mệt mỏi. Người ở các tỉnh/thành phố của cả nước gọi đến đặt hàng, hỏi kỹ thuật trồng nấm và khen nấm của cơ sở Phong có chất lượng. Các trung tâm dạy nghề cho nông dân, thanh niên cũng mời Phong đi tập huấn kỹ thuật trồng nấm cho khắp nơi trong tỉnh. Với ước muốn “mình làm được, bà con sẽ làm được”, Phong tính toán một ngày không xa, Phong sẽ mở rộng thêm quy mô làm nấm cho hợp tác xã của mình.

Tạo thuận lợi cho hợp tác xã mở rộng sản xuất

Theo phó chủ tịch UBND huyện Mộ Đức, ông Phạm Ngọc Lân, hợp tác xã nấm Đức Nhuận sẽ được mở rộng thêm, theo đó, hợp tác xã nấm đang có khoảng 500 lao động tham gia sản xuất. Đây là nguồn lao động từ các lò gạch thủ công bị đình chỉ hoạt động trên địa bàn. “Sau khi xem xét về khả năng hoạt động hiệu quả của thiết bị máy móc sản xuất nấm, địa phương nếu không bố trí cho hợp tác xã mở rộng diện tích sản xuất thì sẽ đưa hợp tác xã này vào mặt bằng khu, cụm công nghiệp của địa phương để sản xuất”, ông Lân nói.

PHẠM ANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang