• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Nai: Nấm bệnh “hành” cây ca cao

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 04/01/2013
Ngày cập nhật: 7/1/2013

Vài năm trở lại đây, phong trào trồng cây ca cao diễn ra khá rầm rộ ở nhiều huyện trong tỉnh Đồng Nai. Có những chủ vườn phá cả vườn điều, vườn cây ăn trái, cà phê… để dành đất cho cây ca cao “dụng võ”. Thế nhưng đến thời kỳ khai thác, cây lại bị nấm phytophthora “hành”.

Phytophthora là loại nấm có khả năng phát tán và sức hủy hoại mạnh, đã làm sụp đổ biết bao nhiêu vườn tiêu với bệnh chết nhanh, chết chậm và làm “chết đứng” khá nhiều những vườn cây ăn trái, đặc biệt là bưởi và sầu riêng với tên bệnh xì mủ trên thân và rễ. Ngay cả những vườn cây công nghiệp lâu năm, như: điều, cao su cũng bị làm cho khốn đốn, và đến nay thì những vườn ca cao đang “chịu trận”.

* Có trái nhưng không thu hoạch được

Nhắc đến cây ca cao, ông Nguyễn Văn Lập ở xã Túc Trưng (huyện Định Quán) lắc đầu ngao ngán. Ông vừa phải chặt bỏ 0,7 hécta ca cao ở năm thứ 5 trồng xen trong vườn chôm chôm. “Nghe nói ca cao trồng xen trong tán cây ăn trái rất được, tôi mua về trồng để lỡ chôm chôm có mất mùa thì còn có ca cao, nhưng rồi thất bại”, ông Lập nói. Vườn ca cao được chăm bón tốt nhưng trái ra đến đâu hư tới đó. Hai năm trời, lượng trái mà ông thu hoạch không đủ chi phí đầu tư. Ông Lập cho biết, nhiều người khác cũng bị tình trạng này, song đến nay vẫn không trị được, ông đành chặt bỏ ca cao để tập trung chăm sóc cho chôm chôm.

Việc tiêu thụ hạt ca cao hiện nay không còn khó khăn như trước nữa, nhưng để đạt được năng suất như mong muốn cũng không phải dễ dàng. Trong ảnh: Ca cao được Công ty Nguyên Lộc ở TX.Long Khánh mua gom từ các vườn về để chế biến. Ảnh: V.Nam

Cũng ở xã Túc Trưng, ông Nguyễn Văn Bảo đang hồi hộp với vườn ca cao 1 hécta đã trồng được 6 năm của mình. Vườn ca cao của ông Bảo cũng được trồng xen trong điều. Khi năng suất cây điều thấp, ông đã chặt bỏ điều để tạo điều kiện cho ca cao phát triển tốt, nhưng từ đầu năm 2011 tới nay, ông ngậm ngùi nhìn trái ca cao bị thối, hái đổ đi đầy vườn. Ông Bảo chia sẻ: “Nóng ruột quá, tôi đến nơi cung cấp giống (công ty ở TX.Long Khánh) để hỏi về bệnh này và được giải thích là bệnh bã trà, về nhà đi mua thuốc trị hoài cũng không hết. Mới đây, tôi đi mua hết gần 5 triệu đồng tiền thuốc Agrifos về xịt. Trong vòng 45 ngày tôi xịt tới 3 đợt, hiện tại trái non ra không còn thấy bị nấm nữa, hy vọng sẽ thoát được”.

Không chỉ ở Túc Trưng (huyện Định Quán) mà những huyện khác, như: Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Tân Phú… nhiều nhà vườn cũng đang bối rối trước tình trạng ca cao bị nấm phytophthora hoành hành gây thất thu. Ông Đặng Trường Khanh, Phó giám đốc Công ty ca cao Trọng Đức ở huyện Định Quán cũng cho biết, chỉ riêng diện tích ca cao do doanh nghiệp đầu tư hiện nay bị giảm tới vài trăm hécta do người dân chặt bỏ. “Năm 2013, chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn cho vấn đề kỹ thuật để giúp nhà vườn ổn định được với cây ca cao. Hiện nay cây ca cao đang bị “mất uy tín” do nấm phytophthora gây nên”, ông Khanh nói.

* “Sống chung” với nấm

Thạc sĩ Trần Thị Phương Chi, cán bộ kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, nấm phytophthora có thể phát tán qua đường nước chảy và phát triển khá mạnh vào mùa mưa khi độ ẩm cao. Trong tỉnh, diện tích trồng cây cao su, điều và cây ăn trái nhiều nên khả năng phát tán loại nấm này rất lớn, chính vì vậy phải chấp nhận “sống chung” với chúng và dùng những biện pháp phòng, chống để ngăn chặn. Thạc sĩ Chi cũng đưa ra một số phương pháp cơ bản buộc các chủ vườn ca cao phải thực hiện, như: vườn ca cao xử lý không cho đọng nước; tán cây cắt tỉa thoáng không để rậm rạp, làm tăng độ ẩm vì sẽ là cơ hội cho loại nấm này phát triển. Ngoài ra, những cành, trái bị bệnh phải được cắt bỏ gom ra khỏi vườn; cây bị nhiễm bệnh dùng một số loại thuốc chuyên trị nấm phytophthora bán trên thị trường để xử lý (chích vào cây hoặc quét lên những chỗ bị thương của cây); sử dụng nấm trichoderma để khống chế; xịt thuốc phòng định kỳ thường xuyên.

Cùng quan điểm đó, ông Khanh cũng cho rằng, việc chăm sóc ca cao không đơn giản như nhiều người nghĩ, ngay cả việc bón phân cũng phải hợp lý. Nếu chủ vườn bón phân có nhiều đạm quá cũng là cơ hội cho loại nấm này phát triển. Do là trồng xen canh dưới các tán cây nên việc phòng chống nấm phytophthora trong các vườn ca cao lại càng đòi hỏi chủ vườn phải nắm bắt tốt kỹ thuật.

Diện tích cây ca cao hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 2 ngàn hécta, được trồng nhiều ở các huyện: Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và TX.Long Khánh.

Vân Nam

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang