• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Heo rừng về trang trại

Nguồn tin: TP, 14/02/2007
Ngày cập nhật: 15/2/2007

Gần đây, một chủ trang trại ở Lương Sơn (Hòa Bình) đã nhập giống lợn rừng từ Thái Lan và nhân giống hàng loạt thành công. Chủ trang trại ấy là thượng tá Trần Đình Bá - nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân dân.

Sống ở Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội), năm 2001, sau khi nghỉ hưu, thượng tá Trần Đình Bá tậu khoảnh đất khoảng 1 ha tại Lương Sơn (Hòa Bình) làm trang trại.

Những năm 2002-2004, ông là “đại gia” trong làng nuôi gấu lấy mật ở miền Bắc, thời kỳ cao điểm ông nuôi gần 40 con gấu để lấy mật. Đến khi phong trào nuôi gấu lấy mật rộ lên, ông bán gấu, lặng lẽ rút lui.

Mới đây, gặp tôi, ông bất ngờ thông báo: “Anh lại chuyển sang nuôi thú quý hiếm!”. Hỏi ông nuôi gì, ông ráo hoảnh: “Lợn rừng !”. Tôi nghĩ ông nói xạo, vì thời buổi này, kiếm đâu ra lợn rừng mà nuôi, huống hồ ông còn khoe đã nhân giống thành cả đàn lợn rừng lớn nhỏ.

Những ngày chuẩn bị đón Tết Đinh Hợi, tôi tới trang trại của ông để mục sở thị, quả đúng như lời ông nói. Đàn lợn rừng từ 4 con bố mẹ, sau 7 tháng đã phát triển thêm 19 lợn con.

Con nào cũng chân cao, mõm dài nhọn, mỗi lỗ chân lông có 3 lông. Tất cả đều là lợn rừng 100%, không lẫn vào đâu được. Ông Bá giảng giải: “Hai đàn lợn con mới đẻ được hơn hai tuần tuổi, lông còn sọc dưa.

Sau ba tháng, tất cả sọc dưa đó biến mất và toàn thân những chú heo con này chuyển sang màu đen như lợn bố mẹ, đó mới là lợn rừng thuần chủng”.

Việc nuôi heo rừng của cựu nhà báo này bắt nguồn từ một vài lần ông đến tham quan các trang trại tại Hà Tĩnh. Thấy mô hình nuôi và nhân giống heo rừng có hiệu quả kinh tế cao, tháng 5/2006, ông Bá quyết định nhập giống lợn rừng thuần chủng từ Thái Lan về với giá 35.000 USD một cặp bố mẹ. Từ thời điểm đó đến nay, chỉ mới hơn 9 tháng song chúng đã đẻ được tất cả 19 con.

Theo lời ông Bá, nuôi lợn rừng rất đơn giản. “Ban đầu tôi cũng nghĩ heo rừng khó nuôi, nhưng thực tế còn dễ nuôi hơn lợn nhà, vì chúng rất ít khi bị bệnh mà hiệu quả kinh tế lại cao”-Ông Bá nói.

Thức ăn chủ yếu của chúng là rau, củ, cỏ (khi còn ở môi trường rừng thức ăn của heo rừng chủ yếu là giun đất). Lợn rừng không ăn cám như lợn nhà nên người chăn nuôi không phải tốn thời gian cho việc chế biến thức ăn.

Thường một con lợn rừng nặng khoảng 40 kg sẽ ăn hết 5kg rau củ khoai lang trong một ngày (khoảng 10.000 đồng/ngày). Mỗi năm có thể lãi từ 3-4 triệu đồng/con. Nếu nuôi bán giống có thể còn lời hơn.

Biến thành nơi cung cấp giống

Theo ông Trần Đình Bá, việc nhân giống lợn rừng cũng giống như lợn ta, lợn rừng được phối giống theo đợt, hai lần một năm. Thời gian chửa của lợn mẹ khoảng 3 tháng 3 tuần.

Lợn con được đẻ ra cho ở với mẹ sau 2 tháng thì tách. Đến khoảng 8 tháng tuổi, những chú lợn này có thể được dùng phối giống cho đợt tiếp theo.

Nhân giống cho lợn rừng, khó khăn nhất là tránh để xảy ra tình trạng đồng huyết. Lợn bố không được phối giống với lợn con, nếu không sẽ dẫn đến lứa lợn rừng tiếp theo dễ bị dị dạng, nuôi chậm lớn và không được thuần chủng.

Muốn làm được điều đó, theo kinh nghiệm của ông Trần Đình Bá, khi một lứa lợn con mới ra đời, chủ nhân phải đánh dấu và sắp đàn cho phù hợp. Như thế mới có thể tạo được giống tốt và duy trì nhân giống lâu dài.

Với chu kỳ phối giống một con hai lứa mỗi năm, ông Bá dự định sẽ phát triển 20 heo rừng mẹ, và mỗi năm có thể sinh sản khoảng 200 heo rừng con. Trên thị trường hiện nay, đặc biệt là ở miền Bắc chưa có giống lợn rừng đặc biệt này.

Trang trại của ông Trần Đình Bá là nơi đầu tiên và duy nhất nhập khẩu và nhân giống lợn rừng ở miền Bắc. “Bắt đầu từ giữa năm 2008, tôi sẽ xuất giống ra thị trường và dần dần giúp lan rộng mô hình nhân giống- chăn nuôi heo rừng tại các trang trại khác ở nước ta”.

Linh Nga - Nhật Anh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang