• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gò Công Đông (Tiền Giang) nhân rộng mô hình trồng hoa sinh thái dẫn dụ thiên địch

Nguồn tin: Tiền Giang, 30/12/2012
Ngày cập nhật: 31/12/2012

Chương trình "Sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và các bệnh virus do rầy nâu truyền" được thực hiện trong gần 3 năm qua ở huyện Gò Công Đông, tăng cường và duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái ruộng lúa, sản xuất lúa bền vững có lợi nhuận cao.

Tại buổi tổng kết mô hình mới đây tại ấp Hòa Bình, xã Bình Nghị, đại diện các xã, thị trấn, các hộ thực hiện mô hình trong toàn huyện về dự, nhiều thắc mắc, tâm tư của một số hộ lần đầu tiên tham gia được trình bày cũng như ý kiến đóng góp của nhà chuyên môn giúp nông dân thêm kiến thức bổ ích trong áp dụng mô hình.

Chị Lê Thị Trang, nông dân ấp Hòa Bình kể lại suy nghĩ của mình như sau: "Ban đầu tôi chưa hiểu gì về mô hình sinh thái, nhiều câu hỏi đặt ra: trồng hoa có lợi ích gì, làm sao cây lúa lại ít bệnh, bông kia có lợi ích gì, chứ từ lâu rồi nông dân trồng lúa hễ thấy sâu, hay rầy là mua thuốc phun xịt, xịt chưa hết thì xịt bồi thêm lần nữa. Sau khi được tuyên truyền, tham gia hội thảo, tập huấn, được hướng dẫn nguyên tắc "4 đúng" là như thế này, hay "3 giảm - 3 tăng" là như thế kia, thiên địch thì con nào có lợi, con nào có hại, ong ký sinh là gì và tôi không nghĩ sao con ong lại có lợi ích đến như vậy (!), cây lúa bị sâu ống mà nó biết chỗ nào có sâu để mà chích vô giết sâu là nó quá hay rồi...!". Sau khi áp dụng thành công mô hình chị rút ra kết luận, áp dụng 3 giảm - 3 tăng, trồng hoa dẫn dụ thiên địch vừa đỡ tốn tiền xịt thuốc vừa đảm bảo sức khỏe, hạt lúa không bị dư lượng thuốc trừ sâu, đảm bảo sức khỏe và môi trường, bảo vệ được tôm, cá dưới sông rạch và có dòng nước trong sạch phục vụ tưới tiêu, lợi ích thấy rõ. Hay như chú Nguyễn Văn Hai ngụ xã Tân Điền "mắng vốn" thấy xã nào trồng cũng hiệu quả, ông cũng hăm hở thực hiện theo hướng dẫn, nhưng qua vụ đầu tiên thì chưa như mong muốn, tại buổi hội thảo ông kiến nghị: "Đề nghị ngành nông nghiệp huyện khảo sát và chọn lại địa bàn nào thích hợp để thực hiện chứ như vụ vừa rồi trồng "nhầm" chỗ trũng cây hoa bị chết, hao hụt rất nhiều!". Anh Đoàn Thanh Hồng, Phó Chủ tịch xã Tân Đông cho biết: Năm 2012 - năm đầu tiên Tân Đông thực hiện mô hình, trong quá trình vận động gặp không ít khó khăn như do tập quán của người dân sạ giống từ 18- 20 kg/công, trong khi thực hiện theo mô hình chỉ từ 10 - 12 kg. Khi vận động, cán bộ nông nghiệp Trạm Khuyến nông huyện, xã đưa ra những dẫn chứng, so sánh cụ thể được bà con đồng tình. Vụ hè thu đầu tiên được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, có 80 hộ tham gia với 40 ha trồng lúa ở ấp Gò Táo và Gò Lức, giống lúa sử dụng là OM 7347. Làm theo hướng dẫn của Trạm Khuyến nông huyện, lúa lên rất "đẹp", ít bị cháy lá, lem lép hạt, năng suất 5,2 tấn lúa khô/ha nông dân rất phấn khởi, từ đó vụ thu đông nông dân tiếp tục thực hiện mô hình này. Về mật độ sạ từ 12 - 14 kg/công, không còn sạ 17 - 18 kg/công như trước nữa. Xung quanh các con đường lớn, nhỏ có bờ ruộng hoa trồng rất tốt và đẹp. Vì vậy vụ đông xuân này, Tân Đông tiếp tục duy trì mô hình và triển khai ra địa bàn 8 ấp.

Ông Lê Hoàng Việt - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Từ mô hình làm điểm 20 ha ở ấp Bà Lẫy, xã Tăng Hòa từ năm 2008, được sự hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, đến nay nông dân trong xã vẫn duy trì và phát triển thêm 4 ha nữa. Qua tham mưu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện được UBND huyện đồng tình hỗ trợ kinh phí, năm 2012, bên cạnh 20 ha của xã Bình Nghị và 20 ha ấp Bà Lẫy được duy trì, đến nay huyện đã nhân rộng thêm 11 địa điểm với diện tích 175,8 ha, trồng hơn 121.700 cây hoa các loại thích nghi với việc dẫn dụ thiên địch phòng trị sâu rầy; vụ thu đông vừa rồi phát triển thêm ở Bình Ân 5,4 ha, Kiểng Phước 7,2 ha, Tân Tây 4,8 ha, Tân Phước 6 ha với tổng số hộ tham gia là 510 lượt hộ.

Ông Lê Hoàng Việt cũng lưu ý: Mô hình mang tên "Cộng đồng áp dụng công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu gây ra bệnh vàng lùn lùn xoắn lá", vì vậy vai trò cộng đồng rất quan trọng trong duy trì, mở rộng mô hình mà không có sự hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian tới. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thì đây là mô hình được Viện lúa Quốc tế IRRI chuyển giao và tài trợ cho Việt Nam. Ở Tiền Giang triển khai thực hiện đầu tiên ở các huyện phía Tây của tỉnh, song qua tổng kết thực tiễn cho đến thời điểm này, các huyện phía Đông thực hiện tốt hơn với lý do các huyện phía Tây bị ảnh hưởng lũ theo mùa trong năm nên khó khăn trong duy trì hạt giống và hoa trồng bị nước chụp...

Một điều mà đáng ghi nhận trong việc góp phần thay đổi dần nhận thức cộng đồng về sử dụng lượng giống, ruộng trong và ngoài mô hình hiện nay chỉ còn chênh lệch 600.000 đồng/công, điều đó cho thấy nông dân ngoài mô hình dần áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, phun thuốc khi thật cần thiết, áp dụng cách sạ thưa để giảm dần lượng giống, giảm chi phí.

Theo bà Huỳnh Thị Tỏ - Phó Chủ tịch UBND huyện, trong thời gian tới các ngành, đoàn thể từ huyện đến các xã, thị trấn tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng nhân rộng mô hình này trong năm 2013, tùy theo thổ nhưỡng của từng vùng, ngành chức năng cần hướng dẫn kỹ thuật để nông dân áp dụng mô hình hiệu quả hơn.

Thu Hồng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang