• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhà nông vươn lên trên đất khó

Nguồn tin: ND, 11/2/2007
Ngày cập nhật: 12/2/2007

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi những năm qua đã có tác động mạnh mẽ, rộng khắp đến cán bộ, hội viên, nông dân đồng bào các dân tộc thiểu số tại hơn 2.400 chi hội thuộc 189 xã, phường, thị trấn tỉnh Cao Bằng miền núi biên giới đông bắc của Tổ quốc.

Chủ bò mơ nuôi... cá sấu

Dưới nắng gắt tầm non trưa, anh Ðàm Quang Hiệu, mới 38 tuổi, da mặt sạm đen, đầu đội mũ cối, ống quần xắn móng lợn tới đầu gối, tất tả ra dãy chuồng xua đàn bò ra bãi chăn. Khoác chiếc áo lính bạc mầu thủng lỗ chỗ, bên hông dắt con dao quắm, anh chân đất phăng phăng từ dốc đi xuống sân nhà, dáng chả khác một lão nông lực điền vùng sơn cước.

Với tay khoác cái túi vải thổ cẩm ố mầu đựng túi thuốc lào mà như vợ chồng anh nói, là "vật bảo bối" ngày ngày mang theo cùng đàn bò ra thung cỏ cách nhà dăm cây số. "Bò đầy hơi dạ cỏ, hay mùa này thi thoảng gặm cỏ nuốt phải bò cạp, nhện độc tự dưng bổ chửng, lăn quay sùi bọt mép. Ngay tức khắc người chăn vạch mồm tống dúm thuốc vào mõm bò. Chủ rít chưa hết phần ba điếu thuốc lá, bò ngấm thuốc tự khắc đứng dậy, gặm cỏ như không có chuyện gì!".

Câu chuyện cuốn hút một cách tự nhiên theo lời kể rỉ rả của ông chủ gần 30 con bò lớn, nhỏ. Lạ hơn, khi anh Hoàng Minh Trường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng, tiết lộ: Chục năm về trước, chàng thanh niên Hiệu từng hàng năm trời cắm mặt tận những nơi heo hút, từ bãi vàng Ma Nu, Bản Lìm, đến khu Vườn Cam, Sạp 1, Sạp 2, cả vùng mỏ thiếc Tĩnh Túc nữa, người thanh niên cứ đau đáu giấc mơ ảo tưởng giàu sang chốc lát nay mai...

Năm tháng ở bãi vàng dạy cho anh những bài học nhớ đời, dù nhiều lần phải trả giá. Anh Hiệu bộc bạch, mình thật may mắn chưa một lần dính "hàng trắng". Sau năm năm bôn ba chui lủi chốn rừng thiêng nước độc, về nhà, gặp người cha già trước khi khuất núi dặn anh mỗi câu: "Thằng Hiệu, mày cứ theo bãi vàng chỉ vàng mắt thôi!".

Dần dà, Ðàm Quang Hiệu nhận ra cuộc sống còn ở phía trước, mà lẽ sống và tương lai thuộc về những người đi lên từ bàn tay, biết vươn lên nghèo khó ngay từ mảnh vườn rừng cha ông để lại. Dứt bỏ con đường tăm tối như con thiêu thân nơi bãi vàng, chục năm trở lại đây, từ bàn tay trắng, anh nông dân Hiệu dần dựng nên cơ nghiệp.

Từ đàn bò, ngoài số gia đình nuôi, anh nhận nuôi bò do một số chủ lò mổ ký gửi, lấy công, từ đó tích cóp dần dần giúp vợ con và hai người em đi học, trưởng thành. Trên diện tích tám ha rừng gia đình anh trồng hơn hai vạn cây lấy gỗ như keo, thông, sa mộc, nay đến kỳ tỉa cành, chuẩn bị cho kỳ khai thác dăm năm tới. Tiền lãi nuôi bò hằng năm của gia đình anh khoảng 30 - 35 triệu đồng. Ba năm qua, gia đình anh cất được căn nhà ngói khang trang rộng rãi, sắm sửa nhiều thiết bị tiện nghi như vô tuyến, điện thoại, máy cắt cỏ...

Khoát tay về phía những sườn đồi trước mặt nay đã khoác trên mình mầu xanh ngút tầm mắt, hội viên nông dân Ðàm Quang Hiệu chả giấu những dự định tương lai của mình. Qua giọng nói hồ hởi của anh, mang những ý tưởng làm ăn mới mẻ, mạnh bạo mà chí ít, chưa ai trong khoảng 160 hộ bà con người Tày, Nùng và Kinh ở đây nghĩ tới. Hết đói rồi, giờ tính chuyện làm giàu nơi mảnh đất vùng biên ải này - anh Hiệu nói vậy.

Ý tưởng làm giàu của anh, bên cạnh việc quy hoạch lại khuôn viên vườn rừng, vừa chăm sóc hàng nghìn cây rừng, lại vừa trồng xen ghép vài chục loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế, và còn dành ra tầm 2-3 ha đất trồng cỏ voi. Làm điều đó không ngoài mục đích "lấy ngắn nuôi dài".

Anh Hiệu giãi bày, mươi, mười lăm năm nữa, chân yếu tay run, người không đủ sức dẫn bò ra thung nữa, phải tính chuyện nuôi bò ngay tại vườn nhà. Thực lực kinh tế mình giờ chưa có điều kiện, chưa một lúc đủ hai trăm triệu đồng đầu tư chăm sóc rừng để khai thác. Do vậy hướng đi trước mắt tập trung làm kinh tế vườn. Theo anh, trên vài ha đất, chọn giống tốt trồng quýt, cam, chuối, dăm năm cho thu hoạch, rồi từ đó mà tích cóp dần đầu tư cho cây rừng.

Anh nông dân phường Sông Bằng bật mí ý định ra xuân, thu xếp về phố cảng Hải Phòng học tập kinh nghiệm, tìm cách mang... cá sấu lên nuôi thử tại khu đồi hẻo lánh xa xôi vùng đông bắc của Tổ quốc! - "Trên này chưa ai nuôi. Mà nguồn thức ăn chủ yếu của cá sấu (lòng bò) ngay thị xã quá ư dồi dào. Mỗi kg lòng bò 2 - 3 nghìn đồng, tính cả sáu lò mổ thì mỗi ngày có thể cung cấp hàng tạ lòng bò cho cá sấu" - anh Hiệu nhẩm tính. Trả lời câu hỏi "đầu ra" như thế nào, anh Hiệu quả quyết nói, các sản phẩm của cá sấu lâu nay luôn được ưa chuộng trên thị trường thế giới. - Mình làm thành công, khách hàng từ xuôi lên, rồi từ Trung Quốc sang thu mua, chả lo. Nước ta vào WTO rồi, lo gì!

Nhân rộng mô hình làm ăn

Trao đổi về phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp bà con nghèo vươn lên, cả Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nông Ðức Ngọc và Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Cao Bằng Hoàng Văn Sỹ, đều tỏ ra phấn khởi trước những kết quả bước đầu. Có thể nói, phong trào thi đua xây dựng tổ chức Hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại hơn 2.400 cấp hội, với tổng số 72.100 hội viên, trong đó có hơn 15 nghìn hội viên là bà con DTTS được triển khai đồng bộ, mang lại những hiệu quả thiết thực.

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh cho biết, các chương trình mục tiêu bên cạnh chú trọng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giới thiệu các mô hình kinh tế điển hình, kinh tế trang trại, áp dụng tiến bộ KHKT và công nghệ mới vào sản xuất, còn ưu tiên đầu tư khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống trong vùng bà con DTTS.

Theo ông Nông Ðức Ngọc, phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm Tỉnh hội xây dựng hơn 100 mô hình điểm về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp để bà con học tập. Những dự án tuy nhỏ nhưng mang lại hiệu quả và ý nghĩa lớn, như Dự án phát triển đàn bò cho đồng bào Dao tại xã Thái Học, huyện Nguyên Bình; dự án cải tạo đàn bò tại hai xóm đồng bào người Mông ở xã Ða Thông, huyện Thông Nông; Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn tại xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình; dự án nuôi bò sinh sản tại xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc và xã Vĩnh Phong, huyện Bảo Lâm, v.v.

Thực tế cho thấy, điển hình tiên tiến cán bộ, hội viên nông dân biết sáng tạo trong làm ăn kinh tế ngày càng nhiều. Phát huy thế mạnh về đất đai, bà con mở rộng các vùng cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế như trúc sào, hồi, quế, chè đắng... Gia đình chị Ðặng Mùi Mây, dân tộc Dao, xã Huy Giáp, huyện Bảo Lạc, đầu tư chăm sóc hơn 30 ha trúc sào, kết hợp trồng các loại cây ăn quả, cây lương thực và chăn nuôi đại gia súc, mỗi năm thu về khoảng 50 triệu đồng. Gia đình ông Vừ A Lềnh, dân tộc Mông, xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, nhận và bảo vệ khoanh nuôi 30 ha rừng. Ông Lềnh kết hợp bảo vệ, khoanh nuôi rừng với trồng cây, ươm trồng thành công các loại cây giống như hồi, sa mộc, trúc sào... Tổng thu nhập mỗi năm ông Lềnh thu về khoảng 80 triệu đồng...

Tuy vậy, những cán bộ cựu trào Hội Nông dân vẫn còn băn khoăn, phong trào thi đua vùng đồng bào DTTS lâu nay chưa đều, chưa thật bền vững, tỷ lệ hội viên, nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi còn thấp. Hơn nữa, việc nhân rộng các mô hình làm ăn hiệu quả còn chậm; trong khi đội ngũ cán bộ hội còn hạn chế về trình độ, kiến thức, cả về năng lực tuyên truyền, vận động bà con.

Dịp cuối năm, đề cập mục tiêu trong thời gian đến sang năm, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng Nông Ðức Ngọc, nhấn mạnh, tỉnh cố gắng tăng mỗi năm có từ 50 đến 100 hộ nông dân điển hình trong vùng đồng bào DTTS. Các dự án xây dựng mô hình chủ yếu là vốn "mồi", huy động nguồn lực tại chỗ là chính. Dự án nào xét thấy hiệu quả, chúng tôi sẽ nhân rộng trên địa bàn các xã, huyện giúp bà con gặp khó khăn. Ông Ngọc nói.

Văn Chúc

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang