• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

TP.HCM định hướng phát triển nghề trồng hoa

Nguồn tin: VNN, 02/12/2003
Ngày cập nhật: 3/12/2003

Trồng hoa, kinh doanh hoa là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh hoa từ 50 - 60 triệu đồng/tháng không phải chuyện hiếm. Phóng viên VietNamNet đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.

- Là một tiến sĩ ngành nông nghiệp, đã và đang có công trình nghiên cứu về hoa, ông có thể phác thảo sơ bộ về tương lai ngành hoa TP.HCM?

- Muốn phát triển một ngành hoa phục vụ cho nhu cầu của TP.HCM cũng như làm đẹp thêm cho thành phố, ngay từ bây giờ, chúng ta phải có những quy hoạch, những hướng nghiên cứu riêng để đầu tư cho lĩnh vực này. Trước kia, TP.HCM từng có những làng hoa, mà nổi bật là làng hoa Gò Vấp. Trong quá trình đô thị hóa, đến nay có thể nói làng hoa Gò Vấp đã bị xóa mất. TP.HCM bây giờ không thấy có một làng hoa, một vùng hoa truyền thống nào hết, ngoài sự phát triển manh mún ở các huyện ngoại thành như Hóc Môn, Bình Chánh… hoặc một vài nghệ nhân, cơ sở tư nhân trồng hoa với quy mô nhỏ, chủ yếu để phục vụ nhu cầu thưởng thức của riêng họ. Trong khi đó hoa đã và đang trở thành thế mạnh của một số tỉnh. Đơn cử, nói về hoa Tết, hoa trồng chậu, cây kiểng, chúng ta nghĩ ngay đến Sa Đéc. Nói về cây kiểng hay cây kiểng tạo dáng, chúng ta nghĩ đến vùng Bến Tre. Hai trung tâm này hiện đang là nơi cung cấp hoa cho TP.HCM nhiều nhất.

TP.HCM nên có định hướng khôi phục lại làng hoa, và trước mắt nên quy hoạch tại một số vùng ngoại thành. Hoa là một trong những loại cây có hiệu quả kinh tế bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, mà người mua lại ít tính toán, cân nhắc tới giá thành như khi mua các loại nông sản, cây công nghiệp... Nếu như TP.HCM có khu nông nghiệp công nghệ cao, thì cũng cần qui hoạch những diện tích canh tác phát triển hoa theo hướng công nghệ cao. Phải đạt đến mức canh tác công nghệ, không nên hướng việc trồng hoa theo kiểu nghệ nhân. Hướng đó vẫn phát triển nhưng chỉ thiên về những loại bonsai. Những loại này không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi phải có bàn tay nghệ nhân. Bởi vì họ thể hiện bonsai theo một ý tưởng, theo một triết lý riêng, rất kỳ công, nên không thể phát triển kiểu vĩ mô được.

Hoa cung cấp cho nhu cầu của TP.HCM cần phải có những chủng loại chuyên biệt. Có những dạng hoa phục vụ cho những ngày lễ hội truyền thống, sự kiện lớn như SEA Games, ngày Tết cổ truyền, đám cưới, tiệc; hoa trang trí thường ngày ở trong nhà, công sở, khách sạn... Chỉ nói đến nội tiêu thôi, với khoảng 7 triệu dân TP.HCM đã là một thị trường lớn. Chỉ nói về một chủng loại hoa phong lan thôi, doanh số của người bán phong lan tại TP.HCM thu từ 50 - 60 triệu/tháng.

- Vậy theo tiến sĩ, thế mạnh của TP.HCM là gì?

- Đây là một xứ nhiệt đới hoàn toàn, phải tận dụng những thế mạnh để phát huy và điểm yếu cần khắc phục. So với những xứ lạnh (Lâm Đồng), xứ cận nhiệt đới (phía Bắc), chúng ta khó có thể phát triển những loại hoa thích hợp khí hậu á nhiệt đới. Ưu thế của TP.HCM là cung cấp hoa ngay tại nội thành. Như vậy đi theo hướng phát triển những loại hoa trồng chậu, những loại hoa cắt cành mà thời gian bảo quản không dài.

Chúng ta phải phân bố từng vùng trồng hoa khác nhau để tránh trùng lặp, tránh cạnh tranh không cần thiết. Chú ý đến những loại hoa thích hợp với xứ nóng như chủng loại Dendronium, lan cắt cành. Nếu cần phát triển những loại hoa trồng chỉ có ở xứ lạnh để làm phong phú chủng loại hoa, có thể đầu tư nhà kính, nhà Plastic và hạ nhiệt độ xuống. Cần dành kinh phí tập trung cho nghiên cứu phát triển hoa. Tạo điều kiện để doanh nghiệp, trang trại phát triển hoa theo hướng công nghiệp. Bởi vì có diện tích lớn thì mới đầu tư nhiều, đạt được mức công nghệ. Như vậy, chúng ta sẽ có những trang trại, doanh nghiệp kinh doanh hoa lan cắt cành, hoa trồng chậu. Hoa trồng chậu sẽ giúp trang trí trong phòng, khách sạn, nhà hàng, công sở và làm sao để người sử dụng tiện chăm sóc nhất. Cần nghiên cứu, ứng dụng, kế thừa những thành quả đã đạt được, những công nghệ nước ngoài để làm cho giá thành các chậu hoa rẻ. Được biết, một số công ty lớn như Hasfam (Đà Lạt) cũng đang kinh doanh về lĩnh vực này nhưng theo tôi giá thành còn cao, chưa đáp ứng những hộ thu nhập thấp muốn chơi hoa.

Hiện nay, các doanh nghiệp tự nhập một số chủng loại hoa, cây kiểng ở các nước: Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, xứ lạnh châu Âu theo nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, chúng ta cần quan tâm phát triển các dịch vụ kèm theo như sản xuất chậu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không độc hại... chứ không chỉ nghĩ đến chuyện nhập giống hoa, chăm sóc hoa.

Việc xây dựng vùng trồng hoa, khoanh vùng thành làng, xã trồng hoa là điều cần thiết. Điều đó sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh hoa ký kết hợp đồng với nông dân, cũng như được hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ thuế, được thông tin về chủng loại giống hoa. Nông dân có đầu ra ổn định mới dám đầu tư, chứ để họ tự đi tìm nguồn tiêu thụ thì rất khó. Bên cạnh đó, TP.HCM nên thành lập siêu thị phục vụ cho ngành hoa. Ngoài chuyện kinh doanh hoa, siêu thị còn là nơi cung cấp những trang thiết bị trồng, chăm sóc hoa... Chỉ có định hướng như vậy mới giúp cho các nhà nghiên cứu tập trung, khảo nghiệm để đưa các giống hoa mới vào, đồng thời cung cấp cho nông dân những biện pháp kỹ thuật canh tác hiệu quả nhất. Song song, cần định hướng đầu tư cũng như địa chỉ mua - bán cho doanh nghiệp. Lúc đó, từ khâu nghiên cứu đến sản xuất và tiêu thụ đều được đáp ứng.

Hiện nay, các nước xung quanh chúng ta như Thái Lan, Đài Loan... rất có kinh nghiệm phát triển hoa. Qua các kỳ hội chợ, họ giới thiệu nhiều chủng loại hoa. Chúng ta chỉ cần khảo nghiệm xem loại nào thích hợp trồng tại Việt Nam để mua về nhân giống. Nếu muốn phong phú cho sắc màu hoa Việt Nam thì chúng ta cần tập trung nghiên cứu lai tạo, sưu tập các nguồn gen hoa rừng, hoa hoang dã để tạo ra các chủng loại hoa riêng; Nhưng quan trọng là phải quan tâm đầu tư cho khâu nghiên cứu, chứ không phải các nhà khoa học Việt Nam không làm được.

- Tiến sĩ đã từng tham quan mô hình nào ở các nước phát triển mạnh về hoa?

- Mô hình lan cắt cành tại Thái Lan. Chúng tôi đến nhiều điểm có công nghệ hiện đại, xuất khẩu mạnh. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp Việt Nam trồng lan đều phải nhập giống của họ. Từ một chủng loại, họ lai tạo ra nhiều dòng có màu sắc khác nhau, hình dáng khác nhau. Khi canh tác, họ có những kinh nghiệm và phương pháp khoa học để hoa cho năng suất cao, giá thành hạ và điều chỉnh được thời điểm thu hoạch hợp lý sao cho lợi nhuận thu được nhiều nhất.

Về chủng loại lan á nhiệt đới như hồ điệp phải nói đến Đài Loan. Đài loan đã sử dụng những công nghệ trồng hoa trong nhà plastic, nhà kính. Điều đó sẽ giúp cản tia tử ngoại, chuyển hóa ánh sáng mặt trời, nhất là thời điểm ánh sáng mạnh (từ 10 - 15 giờ) thành những bước sóng phù hợp với quá trình quang hợp của cây trồng. Họ còn áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun, và điều chỉnh làm sao cho độ ẩm thích hợp cho từng chủng loại hoa. Tiến bộ nữa là trồng hoa trên giá có thể, đảm bảo cho hoa đủ dinh dưỡng, sạch bệnh...

Nam Anh (thực hiện)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang