• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững: Vì sao nên nỗi?

Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 21/03/2012
Ngày cập nhật: 22/3/2012

Khi nói đến tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi tôm, người ta hay đổ lỗi cho người nuôi, nhưng lại không nghĩ đến những nguyên nhân cơ bản khác. Vì sao thuốc thú y thủy sản, con giống kém chất lượng vẫn xuất hiện trên thị trường; rồi việc nông dân vẫn cứ lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nuôi tôm?... Những vấn nạn trên cần được xem xét trên nhiều khía cạnh và cần được nhìn nhận một cách thấu đáo để tìm hướng giải quyết.

Nông dân ngậm đắng, nuốt cay (?!)

Kết luận về công tác thanh tra, kiểm tra của Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (NLS&TS) năm 2011 cho thấy, gần 70% thuốc thú y thủy sản (TYTS) không đạt chất lượng. Chuyện nhiều loại thuốc TYTS chẳng khác nào “nước lã” lâu nay đã trở thành nỗi ám ảnh của người nông dân. Người nuôi tôm cứ phải còng lưng đi vay mượn để rồi mua phải “nước lã” trị bệnh cho tôm? Và đã là “nước lã” thì làm sao trị cho tôm hết bệnh?!

Đối với nhiều hộ nuôi tôm bị thất bại, không có vốn tái đầu tư, thì gần 90% chi phí thức ăn, thuốc TYTS cho con tôm đều lệ thuộc vào các đại lý. Đơn cử như trường hợp của ông T.T - một hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu. Ông T.T bị một đại lý bán thức ăn, thuốc TYTS kém chất lượng trong thời gian dài dẫn đến tôm chết, làm cho gia đình ông gần như phá sản. Khi phát hiện thức ăn, thuốc TYTS không chất lượng, ông T.T đã cầm đơn đi gõ cửa các cơ quan Nhà nước nhờ can thiệp. Song, chỉ 1 ngày sau đó, chính ông lại là người đi năn nỉ xin rút đơn, không thưa kiện nữa. Ông T.T bộc bạch: “Gia đình tôi thiếu nợ tiền thức ăn, thuốc TYTS quá nhiều, nếu kiện thì đại lý sẽ không bán thiếu nữa. Tôm đang lớn, đại lý không đầu tư tiếp thì chỉ có chết. Vả lại, muốn thưa kiện đại lý thì tôi phải trả hết nợ cũ”.

Chất lượng tôm giống luôn là nỗi lo của người nuôi tôm. Trong ảnh: Nông dân xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) thả tôm giống xuống ao nuôi.

Ngay cả tôm giống cũng thế, bằng hình thức cho nợ tiền con giống, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống buộc người nuôi tôm phải mua con giống của mình. Bởi, nếu mua tôm giống ở trại khác thì phải trả nợ cũ. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mỗi năm các cơ sở sản xuất tôm giống của tỉnh sản xuất ra từ 8 - 9 tỷ con tôm post, nhưng số tôm được kiểm dịch chưa đến 50%. Như năm 2011, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh chỉ kiểm dịch được hơn 4 tỷ con tôm post xuất bán (con giống sản xuất trong tỉnh), số còn lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống bán trực tiếp cho các hộ nuôi (không qua kiểm dịch hay xét nghiệm). Nếu cộng thêm lượng con giống nhập tỉnh trốn kiểm dịch (như đã phản ánh), thì số tôm giống không chất lượng hiện hữu trong tỉnh sẽ trên 5 - 7 tỷ con. Đó là chưa nói đến chuyện nhập con giống giá rẻ nhiễm bệnh từ các tỉnh khác để bán cho các hộ nuôi tôm còn thiếu nợ theo kiểu “triệt buộc”.

Qua đó cho thấy, chỉ vì thiếu nợ mà các hộ nuôi tôm trở thành nơi tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng. Con giống nhiễm bệnh thì phải xử lý thuốc, còn thuốc kém chất lượng thì phải sử dụng nhiều và có hàm lượng cao hơn. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng lạm dụng thuốc gây ô nhiễm môi trường.

Quản không nổi!

Chuyện thức ăn, thuốc TYTS giả, con giống không đảm bảo chất lượng đã được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh nhiều lần, và hễ ngành quản lý kiểm tra đến đâu là vi phạm đến đó. Thế nhưng, vấn nạn này vẫn chưa được xử lý triệt để và dường như ngành quản lý phải “bó tay”?!

Hiện nay, cả tỉnh có trên 390 cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống, nhưng chỉ có 20% cơ sở đạt chuẩn về chất lượng, quy mô và nguồn tôm giống bố mẹ được kiểm dịch sạch bệnh. Riêng 80% cơ sở sản xuất còn lại tuy được đầu tư khá hơn so với trước đây, nhưng chủ yếu có quy mô vừa, sản xuất nhỏ lẻ dưới hình thức hộ gia đình, tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc và không được kiểm dịch. Đặc biệt, có nhiều trại giống núp bóng danh nghĩa cơ sở sản xuất, nhưng chủ yếu nhập con giống trôi nổi từ các tỉnh để kinh doanh.

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong nuôi tôm làm ảnh hưởng đến nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu (ảnh mang tính minh họa). Ảnh: L.D

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, công suất thiết kế của hơn 390 cơ sở trên mỗi năm phải sản xuất ra trên 20 tỷ con tôm post. Vậy, tại sao chỉ sản xuất từ 8 - 9 tỷ con tôm post/năm? Lý do rất đơn giản: vì nhập con giống bên ngoài giá rẻ hơn, khỏi cần đăng ký kiểm dịch, và có thể vận chuyển vào tận vuông tôm để giao cho nông dân. Điều đáng quan tâm là ngành chủ quản cũng phải thừa nhận rằng, phương pháp kiểm dịch chủ yếu hiện nay chỉ dựa vào các chỉ tiêu cảm quan, phát hiện bệnh bên ngoài, nên không thể tầm soát được các loại bệnh nguy hiểm khác.

Chính lỗ hổng trong quản lý là điều kiện để nạn tôm giống kém chất lượng xảy ra nhiều năm qua. Bạc Liêu cứ phải nhập tôm từ các tỉnh, và người nông dân cứ phải chi tiền triệu cho việc xét nghiệm đến việc mua thuốc xử lý tôm bệnh.

Cấm không xong!

Một vấn đề mâu thuẫn trong quản lý chất lượng vật tư thủy sản, con giống là khi quản không nổi thì dùng biện pháp cấm?! Thay vì xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh gian lận, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, hoặc cấm lưu hành, kinh doanh hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc… thì ngành quản lý quay lại cấm nông dân. Như việc cấm sử dụng các loại thuốc BVTV độc hại và các loại thuốc thuộc nhóm Pyrethroid, Cyperrmethrin trong xử lý môi trường ao nuôi, nhưng ngành chức năng lại không đưa ra được những loại thuốc khác có giá thành tương đương, do vậy, nông dân vẫn phải lựa chọn thuốc BVTV để xử lý. Dùng thuốc BVTV hay Cyperrmethrin trong xử lý ao nuôi tôm, nông dân chỉ tốn từ 200 - 300 ngàn đồng/ha. Ngược lại, nếu dùng các loại thuốc khác theo quy định như Saponin hay Chlorice thì phải mất từ 5 - 6 triệu đồng/ha, nhưng lại không hiệu quả bằng các loại thuốc BVTV rẻ tiền khác. Vả lại, nếu sử dụng các hóa chất xử lý ao nuôi theo quy định thì cũng chưa chắc mua được hàng đảm bảo chất lượng.

Do lạm dụng quá nhiều thuốc BVTV và thuốc kháng sinh, nên nguồn tôm nguyên liệu không đảm bảo chất lượng là điều khó tránh khỏi. Ông Trần Quốc Hội, Chi cục phó Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS tỉnh, cho biết: “Việc xử lý tôm nhiễm kháng sinh hiện nay rất khó, vì đó là tài sản của người nông dân. Một ao tôm đôi lúc trị giá hàng trăm triệu đồng, nếu phải xử lý hay tiêu hủy thì lấy gì để hỗ trợ thiệt hại cho họ. Bởi, quy định cấm thì có, nhưng lại không có chính sách để hỗ trợ thỏa đáng cho nông dân”.

Những bất cập trong việc “quản không nổi” và “cấm không xong” này đã để lại những hậu quả nặng nề mang tính dây chuyền, làm phá vỡ cân bằng sinh thái, sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm. Đồng thời tạo ra nguy cơ phá sản cho nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.

Lư Dũng

Các tin mới

[31/12/2013]

[31/12/2013]

[31/12/2013]

[31/12/2013]

[31/12/2013]

[31/12/2013]

[30/12/2013]

[30/12/2013]

[30/12/2013]

[30/12/2013]

[30/12/2013]

[29/12/2013]

[29/12/2013]

[29/12/2013]

[29/12/2013]

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323 324 325 326 327 328 329 330 331 332 333 334 335 336 337 338 339 340 341 342 343 344 345 346 347 348 349 350 351 352 353 354 355 356 357 358 359 360 361 362 363 364 365 366 367 368 369 370 371 372 373 374 375 376 377 378 379 380 381 382 383 384 385 386 387 388 389 390 391 392 393 394 395 396 397 398 399 400 401 402 403 404 405 406 407 408 409 410 411 412 413 414 415 416 417 418 419 420 421 422 423 424 425 426 427 428 429 430 431 432 433 434 435 436 437 438 439 440 441 442 443 444 445 446 447 448 449 450 451 452 453 454 455 456 457 458 459 460 461 462 463 464 465 466 467 468 469 470 471 472 473 474 475 476 477 478 479 480 481 482 483 484 485 486 487 488 489 490 491 492 493 494 495 496 497 498 499 500 501 502 503 504 505 506 507 508 509 510 511 512 513 514 515 516 517 518 519 520 521 522 523 524 525 526 527 528 529 530 531 532 533 534 535 536 537 538 539 540 541 542 543 544 545 546 547 548 549 550 551 552 553 554 555 556 557 558 559 560 561 562 563 564 565 566 567 568 569 570 571 572 573 574 575 576 577 578 579 580 581 582 583 584 585 586 587 588 589 590 591 592 593 594 595 596 597 598 599 600 601 602 603 604 605 606 607 608 609 610 611 612 613 614 615 616 617 618 619 620 621 622 623 624 625 626 627 628 629 630 631 632 633 634 635 636 637 638 639 640 641 642 643 644 645 646 647 648 649 650 651 652 653 654 655 656 657 658 659 660 661 662 663 664 665 666 667 668 669 670 671 672 673 674 675 676 677 678 679 680 681 682 683 684 685 686 687 688 689 690 691 692 693 694 695 696 697 698 699 700 701 702 703 704 705 706 707 708 709 710 711 712 713 714 715 716 717 718 719 720 721 722 723 724 725 726 727 728 729 730 731 732 733 734 735 736 737 738 739 740 741 742 743 744 745 746 747 748 749 750 751 752 753 754 755 756 757 758 759 760 761 762 763 764 765 766 767 768 769 770 771 772 773 774 775 776 777 778 779 780 781 782 783 784 785 786 787 788 789 790 791 792 793 794 795 796 797 798 799 800 801 802 803 804 805 806 807 808 809 810 811 812 813 814 815 816 817 818 819 820 821 822 823 824 825 826 827 828 829 830 831 832 833 834 835 836 837 838 839 840 841 842 843 844 845 846 847 848 849 850 851 852 853 854 855 856 857 858 859 860 861 862 863 864 865 866 867 868 869 870 871 872 873 874 875 876 877 878 879 880 881 882 883 884 885 886 887

Các tin năm 2007 | 2006 | năm 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang