• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vất vả nuôi loài cuồng sát

Nguồn tin: Báo Đất Việt, 14/04/2010
Ngày cập nhật: 15/4/2010

Quý hiếm đến mức có tên trong sách đỏ, cà cuống được mang đi bảo tồn. Nhưng bản tính loài này hung tợn, thậm chí tàn sát cả đồng loại khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.

Một giọt tinh dầu giá 50.000 đồng

Cà cuống là loài côn trùng đặc biệt, xuất hiện trong văn hóa ẩm thực của người Việt, thể hiện qua câu thành ngữ “cà cuống chết đến đít còn cay”.

Nếu trứng và thịt của cà cuống cái là món cao lương mỹ vị thì bọng tinh dầu của cà cuống đực có một mùi thơm đặt biệt, là gia vị quý được thêm vào nước mắm, dùng làm nước chấm cho các món bánh cuốn, chả cá, bún chả, bún thang...

Thế nhưng, việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu và phân hóa học khiến loài côn trùng thủy sinh này ngày càng hiếm. Hiện cà cuống có tên trong sách đỏ Việt Nam, xếp ở bậc R (hiếm, ít gặp trong tự nhiên).

Trên thị trường một giọt tinh dầu cà cuống nguyên chất có giá lên tới 50.000 đồng. Hiện các nhà hàng phải nhập cà cuống từ nước ngoài (Campuchia, Thái Lan), thường là cà cuống đông lạnh, có giá từ 20.000 - 25.000 đồng/con.

Vất vả bảo tồn loài côn trùng quý

Do giá trị rất lớn về kinh tế và khoa học, việc nhân nuôi cà cuống nhận được sự quan tâm lớn của các nhà sinh học và nông nghiệp. Trong số đó, có anh Nguyễn Minh Phương, nhân viên Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội.

Thuyết phục các giảng viên khoa Sinh, đại học Sư phạm Hà Nội, anh Phương được phép anh cà cuống dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Vũ Quang Mạnh, giảng viên bộ môn Động vật học, từ năm 2007.

Để có giống cà cuống, anh Phương phải đặt hàng của người dân làng Văn Lao, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, một làng chuyên làm nghề đánh dậm. Mỗi khi nhận được tin báo có cà cuống, anh lại tức tốc phi xe máy về địa phương để thu mua. Sau đó, cà cuống được chuyển về nuôi tại nhà lưới chuyên dùng, trong vườn thực vật ĐH Sư phạm.

Cà cuống không khó nuôi nhưng đây là loài đặc biệt hung dữ. Khi rình mồi, bất cứ một vật gì chuyển động ngang qua tầm nhìn đều bị chúng lao vào tấn công dữ dội.

Thậm chí, cà cuống còn đánh lẫn nhau đến chết. Cà cuống con còn là con mồi của cà cuống trưởng thành. Do vậy, cà cuống trong bể nuôi cứ chết dần chết mòn.

Đầu hè là thời gian sinh sản của cà cuống. Lúc này người nuôi cắm thêm những cọc tre vào lòng bể. Theo bản năng, cà cuống sẽ trèo lên cọc tre và các nhánh bèo tây để đẻ trứng. Ổ trứng cà cuống trông giống trứng ốc, với số lượng từ 40 - 50 quả. Sau khoảng 2 tuần sẽ nở thành cà cuống con. Trong ảnh là cà cuống trong bể nuôi và trứng cà cuống (góc phải phía dưới). Ảnh: Vũ Quang Mạnh.

Tiến sĩ Vũ Quang Mạnh, người đã nghiên cứu chuyên sâu về tập tính của loài cà cuống cho biết: Hiện tượng trên, ngoài nguyên nhân từ tập tính của cà cuống, còn phải xét đến điều kiện vật chất nơi nuôi dưỡng. "Điều kiện của khoa còn có hạn, bể nuôi chật hẹp nên cà cuống tấn công lẫn nhau là điều đã được tiên liệu", tiến sĩ Mạnh nói.

Là người trực tiếp nuôi cà cuống, anh Nguyễn Minh Phương bày tỏ mong muốn có điều kiện nuôi cà cuống ở quy mô bán công nghiệp. Khi đó với tầng nước sâu, diện tích thả nuôi rộng sẽ hạn chế cà cuống tàn sát lẫn nhau. Khi đó, việc bảo tồn sẽ được thực hiện tốt hơn.

Theo giáo sư Nguyễn Lân Hùng, giảng viên khoa Sinh học, đại học Sư phạm Hà Nội:

Cà cuống là một loại côn trùng sống dưới nước có tên khoa học Belostoma indica hay Lethocerus indicus, thuộc họ Cryptocerate.

Cà cuống có mình dài 7 - 8 cm, rộng 3 cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khoẻ. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.

Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài 2 - 3 cm, rộng 2 - 3 cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nhưng chỉ có con đực mới có tuyến này phát triển.

Muốn lấy dầu cà cuống, người ta áp bụng cà cuống xuống phía dưới, để phía lưng lên, lấy một que tre đầu vót nhọn, đem rạch ngang lưng nơi tiếp giáp với ngực, nghĩa là ở vị trí đôi chân thứ ba, sau đó gấp bụng cà cuống xuống, tức khắc hai cái bọng dầu cà cuống sẽ lòi lên phía trên. Lấy đầu tre nhọn khều hai cái bọng này ra, dùng ngón tay khẽ bỏ bọng vào bát hay chén.

Khi được nhiều bọng, chích bọng cho dầu thoát ra khỏi bọng. Vỏ bọng được loại bỏ đi, nếu không, để lâu dầu cà cuống sẽ có mùi hôi. Tinh dầu cà cuống là một chất lỏng trong như nước lọc. Để ngoài không khí rất dễ bay hơi do đó dầu cà cuống cần đựng trong lọ nhỏ, nút kín.

Tuỳ theo con to, nhỏ mà tinh dầu có nhiều hay ít. Trung bình một con cho 0,02 ml, 1.000 con đực mới thu được chừng 20 ml.

Hồng Quân

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323 324 325 326 327 328 329 330 331 332 333 334 335 336 337 338 339 340 341 342 343 344 345 346 347 348 349 350 351 352 353 354 355 356 357 358 359 360 361 362 363 364 365 366 367 368 369 370 371 372 373 374 375 376 377 378 379 380 381 382 383 384 385 386 387 388 389 390 391 392 393 394 395 396 397 398 399 400 401 402 403 404 405 406 407 408 409 410 411 412 413 414 415 416 417 418 419 420 421 422 423 424 425 426 427 428 429 430 431 432 433 434 435 436 437 438 439 440 441 442 443 444 445 446 447 448 449 450 451 452 453 454 455 456 457 458 459 460 461 462 463 464 465 466 467 468 469 470 471 472 473 474 475 476

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang