• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu cá bống tượng giống

Nguồn tin: BTre, 30/07/2007
Ngày cập nhật: 31/7/2007

Cá bống tượng giống do anh Bảo sản xuấtAnh Nguyễn Văn Bảo, chủ trang trại sản xuất cá bống tượng giống ở xã An Thuận, huyện Thạnh Phú cho biết, từ đầu năm đến nay anh đã xuất sang thị trường Trung Quốc 150.000 con cá bống tượng giống. Đối tác tiếp tục đặt hàng nhưng anh Bảo không nhận vì hiện nay nguồn cá anh sản xuất chưa đủ đáp ứng theo hợp đồng cũng như chưa đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Ngoài cá giống phía Trung Quốc cũng đặt hàng anh Bảo mỗi ngày mua 500 kg cá bống tượng thịt nhưng anh không có hàng do lượng cá anh mua chỉ được trên dưới 50 kg mỗi ngày. Trong tình hình giá cá bống tượng đang tăng cao, nhu cầu tiêu thụ của thị trường rất lớn, nhiều người đã bắt đầu nhảy sang nuôi loại cá này. Để đáp ứng nhu cầu cá bống tượng giống, tới đây anh Bảo sẽ mở rộng diện tích ươm giống cá bống tượng từ 3.000 m2 lên 11.000 m2 với khả năng sản xuất 2 triệu cá bống tượng giống mỗi năm.

Cao Dương


Phú Yên: Sử dụng dung dịch anolyte trong sản xuất tôm giống

Nguồn tin: PY, 29/7/2007
Ngày cập nhật: 31/7/2007

Chỉ sau hơn hai tháng ứng dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa anolyte trong sản xuất tôm sú giống đã đem lại nhiều hiệu quả.

Ông Phan Thìn (An Thạnh, Xuân Thọ 2, Sông Cầu) đang lấy dung dịch anolyte từ hệ thống máy sản xuất - Ảnh: L.KHA

Trước nay, khi xử lý các hồ, bể nuôi tôm và môi trường trong suốt quá trình ương tôm sú giống, các vựa, trại tôm giống chủ yếu dùng hóa chất clorin để khử, sát trùng. Loại hóa chất này ảnh hưởng đến sức khỏe, người nuôi tôm, tác động xấu đến môi trường và bào mòn những vật dụng. Để giảm thiểu những ảnh hưởng này, nhiều người ương tôm giống đã sử dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa anolyte.

Máy sản xuất dung dịch hoạt hóa điện hóa anolyte (ECA 20) do Viện Khoa học vật liệu cung cấp hiện đã được đưa vào sử dụng tại Phú Yên. Bà Lê Thị Nở, Phó Giám đốc Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên, cho biết: “Hiện tại, Phú Yên có 5 máy sản xuất anolyte đặt tại các địa điểm xã Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa), trại nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa), Xuân Thọ 2 (Sông Cầu), xã Bình Kiến và tại Trung tâm Khuyến ngư (TP Tuy Hòa). Tuy chỉ mới đưa vào sử dụng một thời gian ngắn gần đây và chưa có thật nhiều hộ nuôi tôm áp dụng, nhưng những kết quả bước đầu đã cho thấy dung dịch này hoàn toàn phù hợp và có hiệu quả cả về kinh tế và môi trường”.

Hệ thống máy sản xuất anolyte tại Xuân Thọ 2 được đặt ở trại tôm giống của ông Phan Thìn. Ông cho biết: “Từ ngày sử dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa anolyte thì hiệu quả kinh tế và môi trường đã có những chuyển biến tích cực hơn. Tôm giống được ương ra có kích cỡ dài hơn, màu sắc đẹp hơn, các chỉ số kỹ thuật cũng đạt cao hơn trước, đảm bảo cho người nuôi tôm thương phẩm”. Theo ông, cụm trại tôm sú giống ở thôn An Thạnh hiện dùng dung dịch anolyte để làm sạch môi trường tôm ương. Hằng ngày họ mang can nhựa đến trại của ông để lấy dung dịch. Tuy nhiên do máy thỉnh thoảng bị trục trặc (do hàm lượng ion canxi và ion magiê trong nước ở đây khá lớn) nên lượng dung dịch sản xuất ra không đủ cung cấp”.

Theo kết quả áp dụng thực tiễn được Viện Khoa học Vật liệu đưa ra, dung dịch anolyte với nồng độ clo có hoạt tính và nồng độ tương đối thấp có thể tiêu diệt hàng trăm loài vi sinh vật gây hại trong môi trường nước, hàng chục loại nấm, virút, bào tử, đơn bào gây hại khác… nhưng không làm tổn thương các tế bào của người và động vật. Bà Nở cho biết: “Trung tâm sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các cụm trại tôm giống và khuyến cáo người nuôi sử dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa này trong thời gian tới nhằm đem lại hiệu quả thiết thực hơn cho người nuôi và cộng đồng cả về kinh tế lẫn môi trường”.

KHOA THY


TPHCM: Cá sấu sổng chuồng

Nguồn tin: NLĐ, 21/07/2007
Ngày cập nhật: 31/7/2007

"Mới hôm rồi, tôi tận mắt chứng kiến một nhóm người đi ghe dùng điện bắt được 3 con cá sấu, con nào cũng to bằng thân cây dừa. Từ đó đến nay không ai dám lội qua đoạn rạch này”- anh Huỳnh Thành Thái, nhà sát bên rạch Giao Khẩu, phường Thạnh Lộc, quận 12-TPHCM nói giọng lo lắng. Hiện ở khu vực này, ngoài trang trại nuôi cá sấu Hoa Cà, có rất nhiều hộ dân nuôi cá sấu nhỏ lẻ.

Chuồng cá sấu sơ sài như chuồng heo

“Cách đây không lâu, khi cho cá sấu ăn, thằng cháu tôi quên gài cửa, 3 con lớn liền bò ra ngoài, may mà con chó trong nhà thấy sủa lên, chúng tôi phát hiện kịp, nếu không thì...”- chị Loan, chủ hộ nuôi cá sấu ở phường Thạnh Xuân, quận 12, cho biết. Chúng tôi không khỏi giật mình khi nhìn những con cá sấu to lớn hung dữ nhưng được nuôi trong chuồng chỉ cao chừng nửa mét lại còn có một ống cống rộng cả mét ăn thông với kênh rạch xung quanh. Cơ sở nuôi cá sấu của ông P.V.U gần đó cũng khá sơ sài, chỉ có 20 m2 nhưng nuôi đến 100 con sấu 6 tháng tuổi. Chuồng sấu bằng xi măng cao 0,5 m, trên bọc lưới B40 cao 1,5 m, có nơi lưới thấp hơn chừng 0,5m. Vách tường xi măng có nhiều đoạn mục nát, hàng rào sắt thì mục gỉ... Khi hỏi sao không tu bổ chuồng trại, ông U. nói tỉnh queo: “Cá sấu con mà, đâu có hung dữ, không sao đâu!”.

Đến các cơ sở nuôi cá sấu ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, chúng tôi càng thót tim khi chuồng nuôi sấu của nhiều hộ dân chẳng khác nào... chuồng heo. Chị Nhớ, người được thuê chăm sóc cá sấu ở một cơ sở, kể: “Mấy năm trước, người nuôi cá sấu kế bên quên khóa cửa làm 50 con cá sấu con sổng chuồng bò ra sông. Chủ nhà huy động người đi tìm nhưng chỉ bắt lại được 17 con”. Vậy số cá sấu còn lại đi đâu? Chị Nhớ và nhiều người dân ở đây chỉ đoán già, đoán non: Người nói đã bị người dân chích điện chết, người bảo chúng đã bơi ra sông lớn.

Chúng tôi càng phập phồng hơn khi thấy trại cá sấu chị Nhớ được chủ giao chăm sóc (có 150 con) lại nằm trong vườn cây ăn trái um tùm, hai bên vườn là hai nhánh kênh, gần đó lại có một con rạch rất rộng... “Lần trước, bà chủ đến đây bắt sấu đem bán, loay hoay thế nào, một con bò ra ngoài kênh nằm lỳ mấy ngày không ai hay biết. Mấy ngày sau, thấy nước đục ngầu, tôi chạy ra xem mới hoảng hồn khi thấy cái miệng nó há to đang chờ con mồi, thiệt hú hồn”- chị Nhớ thật thà kể lại.

Người nuôi sợ phạt, không báo cáo

Theo xác nhận của Chi cục Kiểm lâm TPHCM, mới đây cha con ông Tạ Văn Dĩa ở ấp 2, xã Tân Nhật, huyện Bình Chánh bắt được cá sấu dài 1,6 m, nặng 20 kg sổng chuồng ra kênh rạch. Khi kiểm tra số lượng đàn cá sấu của các hộ nuôi ở khu vực này, Chi cục Kiểm lâm phát hiện có một hộ đăng ký nuôi 24 con hiện chỉ còn 23 con, nhưng ông chủ nuôi nói con cá sấu đó đã bị... làm thịt.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Đình Cương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP, cho biết chủ hộ nuôi cá sấu thường sợ bị phạt nên không chịu nhận con cá sấu của mình khi xảy ra trường hợp sổng chuồng. “Cá sấu là động vật hoang dã nên khi sổng ra môi trường tự nhiên sẽ rất hung dữ và nguy hiểm. Vừa rồi chúng tôi có kiểm tra tình hình chuồng trại của các hộ nuôi cá sấu và đúng là có một số không bảo đảm quy định. Thậm chí, có hộ còn tận dụng chuồng heo cũ để nuôi nên rất dễ xảy ra tình trạng cá sấu sổng chuồng. Hiện nay số lượng cá sấu nuôi ở TPHCM lên đến 100.000 con. Trong đó, ngoài các cơ sở lớn, có đến 135 hộ nuôi nhỏ lẻ với số lượng lên đến 40.000 con. Thậm chí có hộ nuôi tự phát, không đăng ký với Chi cục Kiểm lâm. Do đó rất khó quản lý số lượng cá sấu của các hộ nuôi nhỏ lẻ này”- ông Cương giải thích.

TRUNG THANH - THU HỒNG


Thao thức với tôm hùm

Nguồn tin: PY, 31/7/2007
Ngày cập nhật: 31/7/2007

Tôm hùm được mệnh danh là loài hải sản đem lại sự trù phú cho nhiều làng biển, sinh ra nhiều tỉ phú ở Phú Yên. Nhưng, sau 6 năm nuôi tôm hùm, khó ai có thể tin anh Nguyễn Thanh Hùng vẫn ở trong ngôi nhà chưa tới 30 mét vuông trống huơ trống hoác và đối mặt với một khoản nợ lớn. Cũng nuôi tôm hùm từng ấy năm, anh Nguyễn Văn Sanh quyết định đi tìm nghề khác để làm trả nợ vay ngân hàng. Họ không phải là những trường hợp cá biệt. Tôm hùm đang khiến nhiều người mất ăn mất ngủ.

Anh Nguyễn Văn Sanh ở thôn Phú Mỹ (xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu) quyết định bỏ nghề nuôi tôm hùm vì sợ rủi ro – Ảnh: K.DUY

SÁNG TRIỆU PHÚ, CHIỀU TRẮNG TAY

Trong căn nhà nhỏ lợp tôn nằm ở lưng chừng một ngọn đồi thuộc thôn An Hạnh, xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu, anh Nguyễn Thanh Hùng dường như vẫn còn thảng thốt vì bất ngờ mất đến gần 100 triệu chỉ trong vài giờ đồng hồ. 6 năm làm nghề nuôi tôm hùm giống, từ tay trắng, vợ chồng anh tích lũy được ít vốn, mua được đất nhưng chỉ dám xây ngôi nhà nhỏ. Bao nhiêu vốn liếng, lãi lời tích lũy sau mấy năm trời đổ mồ hôi với biển, anh quyết đầu tư vào con tôm hùm. “Mấy năm liền năm nào cũng kiếm một, hai chục triệu, năm nay tôi quyết định vay thêm ngân hàng 40 triệu nữa để làm ăn lớn hơn. Tất thảy tám lồng tôm hùm giống, gồm 800 tôm xanh và 200 tôm bông, nuôi 4 tháng trời, chỉ vài ngày nữa là xuất bán, vậy mà...” – người đàn ông 35 tuổi này đỏ hoe đôi mắt khi nhớ lại cái ngày “định mệnh” giữa tháng 5 vừa rồi, như thể nó vừa xảy ra hôm qua hôm kia gì đây thôi.

Anh kể: Buổi sáng, cho tôm ăn, lặn xuống nhìn thấy mê cả mắt. Những con tôm từ ngày mua về thân trong suốt, chỉ thấy hai con mắt, giờ đã lớn hơn ngón tay, ngón chân cái, tranh nhau ăn trong lồng. Lẽ ra tôm giống của anh xuất bán rồi, nhưng dù giá tôm giống tăng rất cao, tôm bông ở mức 270.000 đồng/con, còn tôm xanh thì cũng 60.000 đồng/con, anh quyết định nuôi ráng vài ngày để tôm đạt trọng lượng khá hơn. “Chiều đó, tôi lặn xuống thăm tôm lần nữa thì thấy cả lồng nằm nghiêng nằm ngửa. Trong đời chưa bao giờ tôi hoảng đến như vậy! Trong bụng cầu trời khấn Phật rằng đấy chỉ là những vỏ tôm lột xác, nhưng cái đầu tôi mách rằng chuyện khủng khiếp đã đến. Tôi lặn sang hai lồng khác bên cạnh, thấy cảnh tương tự. Nước mắt tôi trào ra ngay dưới làn nước biển”.

Tôi nhớ mãi hình ảnh anh Hùng hoảng hốt, cầm những con tôm hùm của mình lên trước ống kính của các đồng nghiệp truyền hình. Nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt, miệng méo xẹo, anh lắp bắp: “Sao vầy nè trời, sao mà chết hết vậy?”. Đó là lần đầu tiên tôi thấy người nuôi tôm hùm khóc!

Đâu chỉ riêng mình anh Hùng, cùng ngày hôm đó, hàng chục hộ dân nuôi tôm hùm giống ở Sông Cầu cũng rớt nước mắt vì tôm hùm đột ngột lăn ra chết. Theo ông Nguyễn Thành, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ 2, cả xã có 7 hộ với 4.450 con tôm hùm giống nuôi 4 tháng tuổi bị chết sạch. Còn Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Phương Ngô Đồng Tâm cho biết, ngày hôm đó, có 1.921 con tôm hùm giống và 1.023 con tôm thịt từ 7-9 lạng đã “chết đặc lồng”! Thống kê của UBND huyện Sông Cầu cho thấy, đến cuối tháng 6, toàn huyện có 100.000 con tôm hùm chết. Nhiều người nuôi tôm hùm buổi sáng còn là triệu phú, tỉ phú thì buổi chiều đã trắng tay, bởi bao nhiêu tiền của họ đều đầu tư hết cho các lồng tôm.

NHIỀU NGƯỜI ĐỊNH BỎ NGHỀ

Chúng tôi về thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương, nơi có Vũng Mắm, Vũng Chào nuôi tôm hùm có tiếng. Đây là thôn nuôi tôm hùm bị thiệt hại nặng nhất trong vài tháng trở lại đây ở huyện Sông Cầu. Vào thời điểm thủy triều xuống thấp nhất trong ngày, đáy biển trơ một màu đen đặc quánh như bùn, nếu tính từ bờ ra đến mực nước biển khoảng gần cây số. Trên bờ, nhiều lồng tôm hùm đã được trục kéo lên, bỏ bê ngổn ngang, không sơn sửa, cạy hàu bám, móc lại chỗ lưới rách như mọi khi.

Trưởng thôn Nguyễn Minh Chỉ buồn buồn nói: “Cả thôn có 34 hộ nuôi tôm hùm thịt bị thiệt hại với 984 con, 8 hộ nuôi tôm giống thiệt hại 1.929 con. Tính chung số tiền mà bà con mất trắng đã là hơn 1 tỉ đồng rồi! Chưa bao giờ nghề nuôi tôm hùm ở đây bị thiệt hại lớn đến như vậy”.

Bây giờ ngày nào ở những vùng nuôi tôm hùm ở thôn Phú Mỹ này cũng có tôm chết. Tôm thịt vì “to xác” hơn nên chết rải rác, mỗi lồng một ngày mất 1-2 con; còn tôm giống thì thường chết đến cả chục con. Anh Đoàn Văn Toán, một người nuôi tôm hùm ở Phú Mỹ bộc bạch: “Người nuôi tôm hùm tính từng con bởi giá trị của chúng quá cao. Nuôi hàng chục năm nhưng hầu hết những hộ nuôi tôm hùm đâu biết thịt con tôm nó như thế nào bởi chẳng ai dám ăn cả! Vậy mà giờ đây, ngày nào cũng có tôm “rớt” đáy lồng. Bà con bây giờ hoang mang lắm”.

Hôm chúng tôi đến, nhiều bà con nuôi tôm hùm ở thôn Phú Mỹ chạy đi tìm mấy tư thương mua bán tôm hùm để năn nỉ họ đến mua, dù tôm ở mức giá rất thấp, chỉ 610.000 đồng/kg, giảm đến 90.000 đồng/kg so với hồi đầu năm. “Phải nói là mặc áo dài đi năn nỉ mà mấy tư thương không chịu ra bè, ra lồng bắt tôm! Phần họ tiêu thụ không kịp, phần họ ngại tôm dịch bệnh vì nhiều người có tôm, bất kể lớn nhỏ gì cũng kêu bán tháo bán đổ hết” – anh Chỉ cho biết vậy.

6 năm theo nghề nuôi tôm hùm, sau vụ này, anh Nguyễn Văn Sanh quyết định bỏ nghề. Anh dự kiến đi bạn cho mấy chiếc tàu xa bờ hoặc tìm một việc gì đó để làm trong thời gian tới, sau khi bán được số tôm còn lại dưới lồng. “Vụ này tôi nuôi 400 con, đến nay đã hao mất hết hơn 70 con. Với lượng hao hụt 1-2 con/ngày như bây giờ, không biết đến khi đủ tuổi để bán (còn hơn 20 ngày nữa) thì số tôm của tôi còn được bao nhiêu. Lo đến mất ăn mất ngủ. Anh Sanh nói, không chỉ riêng mình anh, nhiều người khác trong thôn cũng có ý định bỏ nghề nuôi tôm để làm nghề khác.

“CẤP CỨU” TÔM HÙM

Nguyên nhân dẫn đến cái chết hàng loạt của hàng ngàn con tôm hùm ở Sông Cầu hồi nửa cuối tháng 5 vừa qua được các ngành chức năng dự đoán có thể là do thủy triều đỏ. Trưởng thôn Phú Mỹ Nguyễn Minh Chỉ nói: “Với thủy triều đỏ thì bà con chỉ có nước kêu trời. Tôi thấy khuyến cáo của ngành chức năng yêu cầu bà con di dời lồng, bè nuôi tôm đi nơi an toàn nếu phát hiện được thủy triều đỏ là điều không khả thi. Bởi lẽ thủy triều đỏ là dòng chảy rộng, khi phát hiện được thì chúng đã vào tới sát bờ rồi. Thêm nữa, làm nghề nuôi tôm hùm lâu năm, tôi thấy việc di chuyển lồng là rất khó khăn, đó là chưa biết trong tình huống hàng trăm hộ nuôi cùng lúc di dời thì sẽ thế nào. Còn nữa, nếu di dời tới điểm mới mà thủy triều đỏ lan tới nữa thì... làm sao?”. Ý kiến của anh Chỉ như muốn đặt ra vấn đề: Việc phát hiện, dự báo thủy triều đỏ cần phải sớm hơn vài ngày thì mới giúp người nuôi chủ động được. Điều đó thì chỉ có ngành chức năng mới làm được chứ bà con chỉ quanh quẩn trong khu vực nuôi của mình làm sao biết được!

Nhưng nguyên nhân mà lãnh đạo các địa phương và cả người nuôi tôm nghi ngờ lớn nhất đối với việc tôm chết lai rai trong thời gian gần đây là do ô nhiễm môi trường. Chủ tịch xã Xuân Thọ 2 Nguyễn Thành nói: “Đặc trưng của vùng biển Sông Cầu là vũng, vịnh kín gió, nước ít chảy. Bởi vậy, khi nuôi với mật độ dày, người nuôi lại thiếu ý thức khi hàng ngày họ thả hàng chục tấn thức ăn tạp xuống các lồng, thức ăn thừa đổ luôn xuống biển... Lượng thức ăn ôi dư tích tụ lâu ngày chắc chắn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nuôi và phát sinh dịch bệnh trên tôm”.

Dù thế nào chăng nữa thì những nghiên cứu về an toàn trong nuôi tôm hùm đang là vấn đề cần kíp khi dịch bệnh và việc tôm chết hàng loạt đã xảy ra như hiện nay. Người nuôi tôm hùm Phú Yên đang dồn niềm hy vọng, dõi sự mong chờ của họ về phía những nhà khoa học, những nhà quản lý thủy hải sản.

Còn một điều mong mỏi khác mà những người nuôi tôm hùm thất bát ở huyện Sông Cầu nhờ chúng tôi “kêu” giúp, đó là các ngân hàng hãy khoanh nợ, giãn nợ cho họ. “Chúng tôi thực sự trắng tay, nếu phải gánh thêm lãi ngân hàng thì...” – anh Nguyễn Thanh Hùng bỏ lửng câu nói khi tiễn chúng tôi ra khỏi ngôi nhà tôn nhỏ bé, trống huơ trống hoác – nhưng là tài sản giá trị lớn nhất sau 6 năm đeo đuổi nghề nuôi tôm hùm của anh.

Chủ tịch UBND huyện Sông Cầu Đinh Văn Sang:

Dịch bệnh tôm hùm nuôi trong thời gian qua đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của đại bộ phận dân cư ở các vùng biển huyện Sông Cầu. Theo tôi, các ngành chức năng của tỉnh cần tăng cường nghiên cứu, sớm tìm ra nguyên nhân chính cũng như các giải pháp phòng bệnh tôm một cách có hiệu quả nhất, nhằm giúp ngư dân khôi phục và phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững.

Về trách nhiệm của địa phương, UBND huyện Sông Cầu đang huy động nguồn vốn để làm thí điểm quy hoạch vùng nuôi tôm hùm ở xã Xuân Thịnh, trên cơ sở đó cộng đồng những người nuôi tôm sẽ cùng nhau quản lý vùng nuôi này khép kín từ khâu chọn giống, xử lý môi trường, mật độ nuôi, thức ăn… nhằm từng bước xây dựng vùng nuôi không ô nhiễm và sạch bệnh. Từ đó, sẽ rút kinh nghiệm để nhân rộng ở các vùng nuôi khác.

NGUYÊN LƯU, NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG


ĐBSCL: 35,3 tỷ đồng xây dựng trung tâm công nghệ thủy sản

Nguồn tin: SGGP, 31/07/2007
Ngày cập nhật: 31/7/2007

Bộ trưởng Bộ Thủy sản vừa ký quyết định đầu tư 35,3 tỷ đồng xây dựng trung tâm chuyển giao công nghệ thủy sản phục vụ cả vùng ĐBSCL tại tỉnh Sóc Trăng gồm nhà chuyển giao giống, nhà chuyển giao công nghệ, hệ thống giao thông, trạm bơm, cống, ao xử lý nước thải... Bộ sẽ xây dựng thêm 7 trung tâm giống tại Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang có khả năng cung ứng 72 tỷ con giống các loại mỗi năm. ĐBSCL hiện có trên 1.500 cơ sở sản xuất giống nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu, chất lượng con giống vẫn chưa bảo đảm, đặc biệt là tôm sú.

C.PH. - T. Đ.


Mô hình trình diễn nuôi cá chình

Nguồn tin: Bến Tre, 30/07/2007
Ngày cập nhật: 30/7/2007

Image

Nuôi cá chình

Trung tâm khuyến ngư Bến Tre đang thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình tại mô hình trình diễn của anh Nguyễn Hữu Cường thuộc ấp 6, xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm. Tổng vốn đầu tư cho mô hình khoảng 140 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ Trung tâm khuyến ngư quốc gia là 40%, vốn đối ứng của nông hộ là 60%. Ao nuôi có diện tích 2.000m2, thả 3.000 con cá giống loại từ 10 dến 15 con/kg. Thức ăn cho cá chình là các loại cá tạp tươi, tỉ lệ cho ăn từ 3 đến 5% trọng lượng cá nuôi, mỗi ngày cho ăn 1 lần vào lúc chiều tối. Hiện tại cá phát triển rất tốt, sau 3 tháng nuôi, trọng lượng bình quân đạt từ 150 đến 250 gram/con. Cá chình là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, giá cả thương phẩm hiện nay từ 250 đến 260 ngàn đồng 1 kg. Đây là mô hình trình diễn nhằm đút kết kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội để nhân rộng cho người nuôi.

Được biết hiện nay trong tỉnh đã có một số hộ dân nuôi thử nghiệm loại cá này, bước đầu người nuôi gặp khó khăn do con giống hiếm, không đồng kích cỡ và chưa nắm vững kỹ thuật.

Trần Tâm


Cà Mau chấn chỉnh tình trạng tôm nguyên liệu lẫn tạp chất

Nguồn tin: ND, 28/7/2007
Ngày cập nhật: 30/7/2007

ND - Cà Mau đang đưa ra các biện pháp mạnh tay để ngăn chặn tình trạng cho tạp chất vào tôm nguyên liệu nhằm kiếm lời bất chính, làm ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm tôm Cà Mau trên thị trường.

Hằng năm, Cà Mau đạt sản lượng tôm nuôi từ 90 đến 100 nghìn tấn là tỉnh có nguồn tôm nguyên liệu lớn nhất cả nước cung cấp cho 25 nhà máy chế biến xuất khẩu. Trên địa bàn tỉnh có hàng trăm cửa hàng, đại lý và rất đông người thu mua gom nhỏ lẻ từ 130 nghìn hộ nuôi tôm.

Tuy nhiên, tình trạng tạp chất lẫn vào tôm nguyên liệu đã trở thành tệ nạn ở địa phương này trong nhiều năm qua và đến nay vẫn chưa có điểm dừng. Do có quá nhiều người, tầng nấc tham gia trong khâu lưu thông mua đi bán lại kiếm lời, cho nên con tôm của Cà Mau bị lẫn tạp chất ngày càng nhiều và với thủ đoạn tinh vi.

Theo tính toán, cứ 10 - 15 kg tôm sú nguyên liệu sau khi có tạp chất thì tăng trọng lượng được khoảng 1 kg và với giá tôm hiện nay số tiền thu lợi bất chính là hơn 100 nghìn đồng.

Lâu nay, tạp chất chủ yếu qua khâu lưu thông do thương lái thu gom và đại lý làm. Sáu tháng đầu năm vừa qua, các ngành chức năng Cà Mau đã bắt và xử lý tịch thu hàng chục tấn tôm sú nguyên liệu có tạp chất, trị giá nhiều tỷ đồng. Thời gian qua, tại Cà Mau đã từng xảy ra một số vụ những người mua bán tôm còn chống lại lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ khi bị phát hiện...

Tỉnh Cà Mau đã có nhiều biện pháp chỉ đạo khắc phục tình trạng này: Các cơ quan chức năng phối hợp với các địa phương ra quân kiểm tra những địa bàn trọng điểm, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động những người kinh doanh trên lĩnh vực này "nói không" với tệ cho tạp chất vào tôm nguyên liệu...

Thời gian gần đây, tỉnh Cà Mau đã bắt và xử lý nhiều vụ nhưng thường chỉ phạt hành chính, tịch thu tôm có tạp chất, rồi coi như xong. Cách làm như vậy chưa đủ mạnh, chưa triệt để. Do hám lợi trước mắt, số người cho tạp chất vào tôm nguyên liệu chưa giảm.

Hiện tỉnh Cà Mau tiếp tục xử lý nghiêm, triệt để tệ nạn này, thời gian tới sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật đối với những người cố tình cho tạp chất vào tôm nguyên liệu, làm mất uy tín, thương hiệu tôm Cà Mau trên thương trường quốc tế. Đồng thời, tỉnh cũng chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, trước hết để nâng cao ý thức tự giác của bà con trực tiếp sản xuất, tuyệt đối không sử dụng các chất có dư lượng kháng sinh trong quá trình nuôi tôm; người mua bán coi việc cho tạp chất vào tôm nguyên liệu là gian lận thương mại, việc làm bất chính, phạm pháp. Các đơn vị chế biến, kinh doanh tôm xuất khẩu trên lĩnh vực này cần cộng đồng trách nhiệm không tham gia, tiếp tay thu mua loại sản phẩm này. Nếu như không có người mua sẽ không có người buôn bán nguyên liệu tôm sú "bẩn". Tôm nuôi không sử dụng chất kháng sinh, không cho lẫn tạp chất sau thu hoạch hiện là vấn đề sống còn đối với chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu của Cà Mau.

NGỌC QUÂN


Chặn ngay nạn trộm phá bãi nghêu giống ven biển Bạc Liêu

Nguồn tin: ND, 28/7/2007
Ngày cập nhật: 30/7/2007

ND- Tình trạng khai thác nghêu giống trái phép ở huyện Hòa Bình, Bạc Liên diễn ra mạnh thời gian qua. Đây không phải là lần đầu tiên bãi nghêu ven biển bị trộm phá, nhưng không được chính quyền địa phương ngăn chặn và xử lý dứt điểm.

Sự việc bắt đầu từ khoảng 8 giờ sáng 24-7, trên tuyến đê Biển Đông, từ thị xã Bạc Liêu đến xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình bỗng ầm ĩ bởi tiếng rú ga của từng tốp xe gắn máy. Trên các dòng kênh tấp nập xuồng, ghe, vỏ lãi lao nhanh về khu vực bãi nghêu. Nhiều dịch vụ giữ xe cũng nhanh chóng mọc lên. Từng tốp người vai vác những cây cào nghêu, tay cầm thau nhựa… tràn xuống bãi nghêu giống rộng 809 ha của HTX Thành Công. Ông Trần Minh Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hậu A, cho biết: “Ban đầu chỉ vài chục người đến vài trăm người, rồi đến hơn nghìn người tràn xuống khai thác bãi nghêu. Trước tình hình này, chính quyền và lực lượng chức năng của xã không thể ngăn chặn nổi…”.

Thạch Tha, một người khai thác nghêu trái phép cho chúng tôi biết: “Khi hay tin bãi nghêu giống này đang vào mùa, từ 4 giờ sáng tôi và nhiều người trong xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) rủ nhau đi bằng xe gắn máy về đây để bắt nghêu giống”. Hàng nghìn người dân địa phương đua nhau dùng vợt, cào xúc nghêu giống. Chính quyền địa phương ngăn cản, nhưng do lượng người quá đông và nhiều phần tử quá khích, nên đành… đứng nhìn!

Bãi biển thị xã Bạc Liêu và huyện Hòa Bình vốn bình yên, mấy ngày qua bỗng biến thành chợ nghêu giống tấp nập kẻ bán, người mua. Nghêu giống giá khá cao, một kg thương lái thu mua 2 triệu đồng, nên thu hút nhiều người đến cào bắt.

Chúng tôi có mặt tại vùng ven biển của tỉnh, nơi có các bãi nghêu giống, tận mắt chứng kiến cảnh tượng chỉ sau ba bốn ngày, toàn bộ bãi nghêu rộng gần 900 ha đã bị tàn phá.

Đây không phải là lần đầu tiên bãi nghêu ven biển của HTX Thành Công bị hàng trăm người đua nhau trộm phá, nhưng không được chính quyền địa phương ngăn chặn và xử lý dứt điểm. Đã đến lúc các cấp chính quyền, các ngành của huyện Hòa Bình và tỉnh Bạc Liêu không thể coi nhẹ và “làm ngơ” trước tình trạng nêu trên. Tỉnh và huyện cần sớm có giải pháp kiên quyết, hợp tình, hợp lý để ổn định tình hình, bảo vệ và phát huy nguồn tài nguyên tại vùng ven biển này.

TRỌNG DUY và THANH PHONG


Hồ Trị An: nguy cơ cảnh báo thảm họa từ loài cá Hoàng Đế

Nguồn tin: ĐN, 06/07/2007
Ngày cập nhật: 30/7/2007

Hiện nay, trong vùng lòng hồ Trị An - huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai xuất hiện một loài cá mới với tên gọi cá Hoàng Đế do một số ngư dân quanh đây xây ao nuôi thả vì nhu cầu kinh tế.

Qua tìm hiểu được biết cá Hoàng đế xuất hiện ở lòng hồ Trị An nhiều từ tháng 9 năm 2006. Đến nay, qua một thời gian sinh trưởng loại cá này đã phát triển rất nhanh.

Theo tìm hiểu được biết cá Hoàng Đế có tên khoa học là Cichla ocellaris, thuộc họ cá Hoàng đế Cichidae và bộ cá Vược Perciformes. Cá Hoàng Đế có thân thon dài, vây lưng dài hình chữ V. Miệng rộng, hàm dưới nhô ra dài hơn hàm trên. Một đốm đen khá lớn rất đặc trưng với viền màu bạc lớn bao quanh rộng đến tận vây đuôi. Vây lưng màu xám bạc vây bụng có màu trắng vàng, với 3 vạch lớn màu đen quanh thân, giữa các vạch đen là những chấm đen. Về sinh sản, cá Hoàng Đế sinh sản hữu tính, mỗi lần đẻ từ 2.000-3.000 trứng. Cá bố mẹ sẽ canh ổ trứng trong khoảng 9 tuần, sau đó bầy cá con di chuyển đến vùng bờ nơi có nhiều thực vật. Loại cá này có đặc tính phân chia lãnh thổ và rất hiếu chiến.

Theo các nhà khoa học điều nguy hại mà loại cá này gây nên là chúng có khả năng làm thay đổi hệ sinh thái nơi chúng du nhập. Bởi vì cá Hoàng Đế là một loài ăn mồi sống. Chúng bắt mồi nhờ vào tốc độ truy đuổi nhanh, ngược lại với cách săn mồi phục kích thường thấy ở các loài cá ăn thịt khác.

Các nhà khoa học cũng róng lên hồi chuông cảnh báo: đến một ngày kia thảm hoạ của cá Hoàng Đế gây ra nó còn khủng khiếp hơn đại dịch ốc bươu vàng hay cây mai dương. Một lúc nào đó, cá Hoàng Đế sẽ chén sạch một số loài cá bản địa sinh sống trong hồ Trị An và dẫn đến mất cân bằng sinh thái ở hồ.

Thu Hoài (Biên tập từ các nguồn thông tin)


Đồng Nai: Nuôi cá chình thương phẩm: mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nguồn tin: ĐN, 25/07/2007
Ngày cập nhật: 30/7/2007

Thời gian gần đây một số người dân Đồng Nai đã nuôi thử giống cá chình trong ao và kết quả ban đầu rất khả quan, cá sinh trưởng tốt trong môi trường nước ngọt, giá thành cao. Hiện con cá chình 1 kg có giá 300.000đ.

Cá chình là loại cá ăn thịt, sinh sản ở vùng nước ngập mặn, sau đó trôi dạt vào vùng sông hồ nước ngọt để sinh sống và phát triển. Năm 2004, mô hình nuôi cá chình trong ao đã được hộ ông Nguyễn Ngọc Thành ở ấp Hiệp Đồng, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán nuôi thử nghiệm và đến nay đã cho kết quả khả quan. Ông Thành cho biết, thời gian đầu không hiểu nhiều về kỹ thuật nuôi cá chình nên nhiều đêm ông đã mất ăn mất ngủ vì khi thời tiết thất thường là cá bị bệnh hay chết mà không rõ nguyên do. Sau nhiều lần mày mò nghiên cứu ông phát hiện ra nguyên nhân cá chết là do thiếu oxy. Nắm được nguyên nhân này, mỗi khi thấy cá có hiện tượng bất thường như nổi trên mặt nước, trườn lên bèo là ông tiến hành tạo khí oxy bằng cách bơm nước lên trời rồi cho rơi xuống. Cứ như vậy tình hình đã được cải thiện. Cho đến nay Định Quán đã có thêm hai hộ dân nuôi cá chình, đó là hộ ông Trần Đức Nghiệp và Trần Quốc Thịnh.

Theo kinh nghiệm của những hộ nuôi cá chình này, để nuôi cá chình đạt hiệu quả, điều đầu tiên nguồn nước phải đảm bảo không ô nhiễm, không có phèn và buộc phải xây cất bờ ao cẩn thận. Ao cần có độ sâu trung bình từ 1,5-2m, bờ ao phải cao 60 cm trở lên và nên xây bằng đá để tránh thất thoát cá. Sau khi thu hoạch cá cần tát cạn ao, vét bùn đáy ao,phơi ao từ 3 đến 5 ngày. Sau đó bón vôi cải tạo độ PH và diệt một số mầm bệnh trong ao bằng thuốc diệt khuẩn APP (liều 50cc/1000m3 nước), sau đó cần tạo màu ao bằng URÊ rồi nuôi một số loại cá con để tạo mồi cho cá chình. Đặc biệt khi mua cá chình giống về, cần để nguyên bọc đem ngâm xuống ao khoảng 15-20 phút để cân bằng nhiệt độ, trước khi thả cá xuống ao nên tắm cho cá. Để cá phát triển nhanh, đạt hiệu quả cao, cứ 6 tháng phải tiến hành phân loại san đàn tuỳ theo trọng lượng của cá. Đặc biệt trong những ngày thời tiết thất thường phải quan sát ao và tạo thêm oxy để cá không yếu và chết. Mật độ thả cá không nên quá dày, thường thả từ 1000-1500 con/1000m2.

Ông Thành cũng nói thêm, để nuôi cá đạt hiệu quả, người nuôi cần quan tâm đến công tác phòng bệnh. Chủ động trong phòng bệnh cho cá để giúp cá luôn luôn có một sức khoẻ tốt, cần định kỳ 4 tháng một lần xử lý nước bằng Tolamin, dùng 2g Menbo/1 kg thức ăn để kích thích tiêu hóa, dùng 1kg Saigon-nox Fish/500kg thức ăn để ngừa bệnh lở loét, nổ mắt trên cá, dùng 1kg Hadaclean/300kg thức ăn để ngăn ngừa bệnh ký sinh trùng trên cá.

Theo tính toán ban đầu của ông Thành, cứ mỗi sào ao nếu được chăm sóc tốt sau hai năm thu lãi trên 100 triệu đồng. Còn theo tính toán của ông Trần Đức Nghiệp, với diện tích ao rộng 3.600m2, sau hai năm sẽ cho lãi gần 300 triệu đồng. Một điều khiến nhiều người dân băn khoăn hiện nay là giá thành cá giống cao (thường giao động từ 240.000đ – 300.000đ/kg), tìm mua khó vì cá phải tìm bắt trong tự nhiên.

Nhiều người quan tâm tới mô hình nuôi cá chình

Về vấn đề này, ông Huỳnh Thành Vinh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh nhận định, cá chình là một vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập cao hơn các vật nuôi khác, tuy nhiên chi phí đầu tư khá cao, thời gian thu hoạch cá kéo dài (2 năm thu hoạch). Bên cạnh đó con giống hiếm, giá thành cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn đầu tư. Song, trước nhu cầu rất lớn như hiện nay cộng với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật thì việc nhân giống và tìm ra một qui trình kỹ thuật chăm sóc cá là một việc làm không quá khó khăn với các nhà khoa học.

Cá chình là loại thuỷ đặc sản có giá trị kinh tế cao nên đã được nuôi rải rác ở một số tỉnh miền trung như Bình Định, Quảng Ngãi và một số tỉnh miền Nam như Tp.Hồ Chí Minh, Cà Mau, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng và Đồng Nai cũng khá thuận lợi để nuôi giống cá này.

Thu Dung


Tôm sú giảm 25.000-35.000 đồng/kg

Nguồn tin: SGGP, 26/07/2007
Ngày cập nhật: 27/7/2007

Thu hoạch tôm sú ở ĐBSCL.

Các tỉnh ven biển ĐBSCL đang thu hoạch rộ vụ tôm sú. Tại Bến Tre, nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp trúng mùa, năng suất bình quân 5,5-6 tấn/ha, tăng 0,5-1 tấn/ha so năm ngoái. Trúng mùa nhưng bà con lo lắng bởi giá rớt.

Chiều 25-7, ông Ngô Văn Thử, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước (Bình Đại, Bến Tre), cho biết, hiện tại, tôm sú loại 20 con/kg chỉ còn 145.000-152.000 đồng/kg; tôm 30 con 100.000-102.000 đồng/kg; tôm 40 con 76.000-79.000 đồng/kg… bình quân giảm 25.000-35.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân tôm giảm giá mạnh là do các tỉnh thu hoạch rộ, nên bị thương lái ép giá.

H.P.L – N.D


Nuôi ếch công nghiệp ở Mỹ Tho

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 26/07/2007
Ngày cập nhật: 27/7/2007

Vài năm gần đây, ở xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) ngày càng có nhiều người nuôi ếch công nghiệp. Do nuôi đúng quy trình kỹ thuật và đầu ra thuận lợi, nên người nuôi ếch thương phẩm có nguồn thu nhập khá. Mô hình này đang được nhân rộng.

Người đầu tiên thành công với mô hình nuôi ếch ở xã Đạo Thạnh là hộ ông Phan Văn Có ở ấp 2. Ông Có cũng vừa xuất bán 6.000 con ếch giống cho nông dân huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Ông cho biết: “Năm nay, nuôi ếch có ăn lắm. Tính từ đầu năm đến nay, tôi bán ếch giống thu được hơn 60 triệu đồng. Tôi đang chuẩn bị xuất 9.000 con ếch thịt, sẽ tiếp tục có thêm hơn 25 triệu đồng”.

Ông Có nuôi ếch từ năm 2003, sau khi đi tham quan mô hình này ở huyện Cai Lậy. Ông còn chịu khó học hỏi thêm kỹ thuật qua sách, báo, tài liệu, từ các cuộc hội thảo do Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Tiền Giang tổ chức. Trong năm đầu nuôi ếch, ông không thu được đồng lời nào do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi và đầu ra không ổn định. Thời gian gần đây, thịt ếch được nhiều người ưa chuộng và số người nuôi nhiều nên thu hút thương lái từ các nơi đến mua với số lượng lớn. Do đó, ông mạnh dạn đầu tư mở rộng mô hình theo hướng công nghiệp.

Hiện tại, gia đình ông nuôi khoảng 10 ngàn con ếch thịt cùng 300 con ếch giống trong 8 vèo đặt dưới các ao. Các vèo được thiết kế bằng lưới kín đáy và cao hơn mặt nước ít nhất 1m để ếch không nhảy ra ngoài. Ông còn đầu tư xây 7 bể chứa nước để ương ếch giống. Điều đáng nói từ mô hình nuôi ếch này là tuy diện tích không lớn (diện tích ao nuôi và mặt đất chỉ vỏn vẹn 300m2), kinh phí đầu tư cho chuồng trại, con giống, thức ăn không cao, nhưng hiệu quả đáng kể. Từ đầu năm 2007 đến nay, giá ếch thịt dao động từ 25- 30 ngàn đồng /kg, còn ếch giống 1.000 đồng/con. Tính ra, trong năm qua ông Có đã bán được hơn 5 tấn ếch thịt và 70.000 con ếch giống. Hiện tại, ông Phan Văn Có không đáp ứng đủ lượng ếch giống cho nhu cầu nuôi của nông dân trong và ngoài địa phương.

Người thứ hai nuôi ếch có quy mô lớn và đạt hiệu quả cao ở xã Đạo Thạnh là ông Lê Văn Mẹo, ở ấp 5. Từ 500 con ếch nuôi thử nghiệm ban đầu, đến nay ông đã nhân rộng được gần 10.000 con ếch thịt và hơn 200 con ếch bố mẹ để nhân giống. Cũng như các hộ khác, ông Mẹo nuôi ếch trong các vèo có diện tích khoảng 10m2. Sau 2,5 tháng nuôi, ếch đạt trọng lượng 5 con/kg, có thể xuất bán. Các thương lái đến tận nhà người nuôi để thu mua và đem tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ với diện tích 200m2 mặt nước, nhưng trong năm qua gia đình ông đã bán được khoảng 8.000 con ếch thịt, cho nguồn thu hơn 30 triệu đồng.

Hiện nay, mô hình nuôi ếch công nghiệp của nông dân xã Đạo Thạnh đang dần hoàn thiện và khép kín. Bên cạnh nuôi ếch trong các vèo, ở dưới ao mương nông dân còn thả các loại cá điêu hồng, rô phi, tai tượng, cá trê... để tận dụng lượng thức ăn thừa từ ếch và làm sạch môi trường nước. Do hiệu quả kinh tế cao, nên hiện tại có khoảng 10 nông dân xã Đạo Thạnh đang học hỏi để nhân rộng mô hình nuôi ếch thương phẩm.

Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạo Thạnh, cho biết: “Nuôi ếch thương phẩm là mô hình tự phát cho hiệu quả kinh tế cao. Hướng tới, Hội nông dân xã sẽ tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nuôi và thành lập tổ hợp tác nuôi ếch, để giúp các hộ dân trao đổi kỹ thuật nuôi, hợp tác mở rộng thị trường tiêu thụ”.

CHU TRINH


Khởi công xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Cửu Long-An Giang

Nguồn tin: An Giang, 24/7/2007
Ngày cập nhật: 26/7/2007

Ngày 22-7-2007, tại lô C khu công nghiệp Bình Long, xã Bình Long huyện Châu Phú, Công ty Cổ phần XNK thuỷ sản Cửu Long -An Giang đã tổ chức động thổ nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản.

Tham dự lễ khởi công có các đồng chí: Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam và đông đảo các công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự. Nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản có diện tích 4,2 ha, có công suất hoạt động 100.000 tấn thức ăn/ năm, với tổng số vốn đầu tư xây dựng 144 tỷ đồng, giải quyết được khoảng 600 công nhân lao động tại địa phương.

Dự tính công trình sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào cuối tháng 4 năm 2008.

Thanh Hùng


Sóc Trăng: Vụ tôm sú dở cười, dở khóc!

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 25/07/2007
Ngày cập nhật: 26/7/2007

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Sóc Trăng đã thu hoạch gần 2.500ha tôm sú, năng suất bình quân đạt 4 tấn/ha đối với tôm nuôi công nghiệp và 700kg/ha tôm nuôi quảng canh. Tín hiệu ban đầu cho thấy, 70% số hộ đã thu hoạch tôm đều có lời. Tuy nhiên, còn lại 30% số hộ huề vốn hoặc lỗ. Hơn 44.500 ha nuôi tôm sú còn lại chưa thu hoạch thì vẫn còn không ít những nỗi lo. Vì sao?

Trước vui…

Ông Phan Văn Đông là nông dân đầu tiên ở ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình, huyện Long Phú có tôm thu hoạch sớm. Tuy mới xổ một ao rộng 3.500 m, nhưng ông đã rủng rỉnh bỏ vào túi số tiền lời trên 100 triệu đồng. Ông Đông cho biết, so năm rồi, tôm sú năm nay mau lớn, sau khoảng 4 tháng nuôi đạt cỡ bình quân 30 con/kg. Với cỡ này thương lái cân “sô” giá 98.000 đồng/kg, nên mức lời như thế không có gì ngạc nhiên.

Ở hai huyện Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên, hai địa bàn trọng điểm nuôi tôm của tỉnh Sóc Trăng, tình hình thu hoạch tôm cũng rất khả quan. Tại Công ty Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Châu, một trong những đơn vị có diện tích nuôi tôm lớn của huyện Vĩnh Châu với 192 ha. Những ngày qua, công ty này đang tất bật thu hoạch tôm, năng suất bình quân các ao đạt trên 7 tấn/ha. Tuy nuôi công nghiệp, mật độ thả giống dày, nhưng sau 4 tháng tôm nuôi của công ty đều đạt cỡ 30-31 con/kg. Theo dự kiến, vụ này công ty thu hoạch đạt sản lượng khoảng 900 tấn tôm nguyên liệu, cao nhất trong vòng 5 năm qua. Còn anh Nguyễn Sang ở ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú 1 huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Năm nay, bà con nuôi tôm sú lại được mùa. Vụ tôm 2007, tôi thả nuôi 250.000 con giống. Qua kiểm tra, dự đoán tệ gì cũng đạt 5 tấn.” Theo tính toán của anh Sang, nếu đạt cỡ 30 con/kg, sau khi trừ chi phí, anh sẽ còn lời không dưới 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Giám đốc Sở Thủy sản Sóc Trăng, cho biết, đến ngày 20-7-2007, toàn tỉnh đã thả nuôi trên 46.714 ha tôm sú, với 5.733 triệu con giống. So với năm rồi, diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp tăng lên. Toàn tỉnh có trên 19.000 nông dân triển khai mô hình nuôi công nghiệp với 26.324 ha. Mừng là diện tích tôm nuôi bị thiệt hại không đáng kể, chỉ hơn 3.264 ha, chưa đến 5% diện tích thả nuôi. Càng mừng hơn, trong số gần 2.500 ha đã thu hoạch, theo đánh giá sơ bộ của ngành thủy sản, có đến 70% hộ có lời.

Sau lo !

Tuy nhiên, hiện nay tình hình tôm sú bị nhiễm bệnh phân trắng đang diễn ra khá phổ biến trong các ao tôm ở Sóc Trăng. Nguyên nhân chính do tảo bị chết và các chất bã hữu cơ trên bờ bao trôi xuống vì mưa nhiều. Khi tôm bị nhiễm bệnh, người nuôi thường thu hoạch “non”, dẫn đến năng suất giảm, ảnh hưởng đến thu nhập. Hiện tại, diện tích tôm thu hoạch “non” tập trung ở Mỹ Xuyên (1.965 ha); Vĩnh Châu (1.073 ha) và Long Phú (183 ha). Đến thời điểm này, có trên 52% diện tích nuôi tôm bị thiệt hại đã được nông dân khắc phục. Nhưng theo các kỹ sư ngành thủy sản, do thả nuôi muộn cộng thêm các bất lợi về môi trường và thời tiết, nên tỷ lệ thành công của diện tích tôm nuôi lại se không cao.

Có một thực trạng khác là trong số 16.000 ha nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến, có đến 10.000 ha không đáp ứng được yêu cầu nuôi tôm sú. Qua theo dõi, phần lớn diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong các năm qua đều rơi vào những ao chưa được cải tạo. Ngành thủy sản Sóc Trăng đã có nhiều cuộc họp với lãnh đạo các huyện vùng nuôi tôm để tìm giải pháp khắc phục. Ngay cả việc chuyển giao kỹ thuật, ngành thủy sản Sóc Trăng đã mạnh dạn tìm một phương pháp mới, hướng dẫn những kiến thức phục vụ nuôi tôm mà nông dân cần. Tuy nhiên, tình hình tôm bệnh đã xảy ra tại nhiều khu vực, làm nông dân mất ăn mất ngủ. Anh Nguyễn Văn Cường, ở ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình, lo lắng: “So bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng không nguy hiểm bằng, nhưng một khi đường ruột con tôm có vấn đề, việc chữa trị hết sức tốn kém. Nên giải pháp tốt nhất là bán non thôi”. Trên 100.000 con tôm sú của anh Cường từ lúc thả đến hơn 3 tháng tuổi chưa một lần làm anh lo lắng. Vậy mà mới tuần rồi, anh phát hiện đường ruột đàn tôm của mình bị bệnh phân trắng. Anh Cường mua đủ các loại thuốc, tốn gần 20 triệu đồng, nhưng tôm vẫn không khỏi bệnh. Thấy tôm ngày càng còi, anh đành ngậm ngùi bán “non”, do tôm khoảng 40-50 con/kg nên chỉ bán được giá 60.000 đồng/kg.

Theo ngành thủy sản Sóc Trăng, tình hình thời tiết từ nay đến tháng 9 được dự báo không quá bất lợi cho nuôi tôm. Song, bên cạnh nỗi lo về bệnh phân trắng, nông dân đang thấp thỏm diễn biến của giá bán tôm. Vì hiện nay, giá tôm cỡ tôm lớn, khá ổn định. Nhưng đối với tôm cỡ 40-50 con/kg, thì giá bán khá thấp, dao động 60.000-70.000 đồng/kg. Các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh cho biết, do Thái Lan và Trung Quốc phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng nên tôm sú “sai nhỏ” khá nhiều trên thị trường. Do đó, áp lực tôm cỡ nhỏ bán giá thấp và nguy cơ bệnh phân trắng đang đặt ra cho ngư dân Sóc Trăng những khó khăn nhất định.

Nguyên Thanh - T .Lan


Nghề nuôi ốc hương biển ở Phú Quốc

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 23/07/2007
Ngày cập nhật: 25/7/2007

Ốc hương một đặc sản biển được xem là một trong những loại món ngon “cao cấp”. Giá bán ốc hương tại các nhà hàng, quán ăn lên đến hàng trăm ngàn đồng/kg. Theo nhiều người nuôi ốc hương ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang), ốc hương rất dễ nuôi và là vật nuôi đầy tiềm năng, do hiện nay nghề nuôi ở đây vẫn còn nhỏ lẻ.

Một vụ nuôi ốc hương kéo dài khoảng 4 tháng là có thể thu hoạch. Giá xuất ốc hương khỏi đảo lúc cao điểm có thể lên đến 140.000-150.000 đồng/kg. Loại ốc này trong quá trình vận chuyển đi nơi khác phải được bảo quản trong môi trường nước có bơm khí ô-xy; vận chuyển đến TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... phải bằng đường hàng không, nên giá ốc hương bán ra thị trường thường rất cao. Ngay tại vùng nuôi ốc hương ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang), giá bán món ốc hương nướng hoặc luộc cho thực khách lên đến khoảng 220.000-300.000 đồng/kg.

Ở Phú Quốc, ốc hương là vật nuôi còn khá mới mẻ. Những người đầu tư nuôi ốc hương đều còn rất trẻ nên không ngại rủi ro. Tuy nhiên, diện tích nuôi ốc hương trên đảo vẫn còn nhỏ, sản lượng mỗi vụ chỉ đạt khoảng trên dưới một trăm tấn. Anh Phạm Hùng Vững, một trong những người nuôi ốc hương đầu tiên ở Phú Quốc, cho biết: “Nghề nuôi ốc hương xuất phát từ Nha Trang. Môi trường biển Phú Quốc còn rất tốt, có nhiều bãi biển rất sạch chưa được khai thác, nên chúng tôi ra Nha Trang học hỏi kinh nghiệm rồi về áp dụng nuôi tại đảo”.

Tại khu vực bãi Dài (xã Gành Dầu, Phú Quốc), người nuôi dùng lưới đăng quầng làm “ao” nuôi. Chỉ cần trên 5 tấc nước (tính theo thời điểm mực nước thấp nhất) là có thể nuôi được ốc hương. Ốc hương sống bên trong cát nên lưới được cắm sâu vào đất khoảng 3 tấc để không cho ốc “đi” ra bên ngoài. Thức ăn cho ốc hương chủ yếu là cá phân (loại cá tạp, còn nhỏ không chế biến được). Thức ăn vừa đưa xuống khỏi mặt nước, lập tức ốc hương từ dưới cát chui lên “đánh chén”. Cầm trên tay chiếc vợt có chừng khoảng hơn một kg ốc hương, anh Vững khoe: “Một kg giống có tới 10.000 con. Sau 4 tháng nuôi nó đã lớn như vầy, khoảng 40-50 con/kg. Còn lúc mới thả giống nhìn thấy rầu lắm, nhưng một tháng sau ốc lớn lên thấy rõ. Lo thức ăn không kịp...”.

Anh Huỳnh Văn Gìn cũng cắm lưới ở bãi Dài nuôi 38kg ốc hương giống. Anh Gìn cho biết: “Nghề nuôi này còn khá mới mẻ ở Phú Quốc. Môi trường nuôi rất tốt, ốc rất mau lớn, không bị dịch bệnh. Tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi tại Nha Trang là 15-20%, người nuôi vẫn lời đậm. Tuy tôi chưa đánh giá được tỷ lệ này ở Phú Quốc, nhưng qua mấy năm nuôi ốc hương đều có lời”. Anh Gìn thả nuôi 4kg giống ốc hương, sau 4 tháng thu hoạch khoảng 5 tấn ốc hương thương phẩm. Tính bình quân mỗi tấn ốc bán với giá thấp nhất khoảng 100 triệu đồng, anh Gìn thu được 500 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, vẫn cầm chắc trong tay khoản lợi nhuận trên 300 triệu đồng.

Tuy nghề nuôi ốc hương “một vốn bốn lời”, nhưng dân nuôi ốc ở đảo Phú Quốc cho rằng đây là nghề mạo hiểm. Mạo hiểm không phải do rủi ro trong quá trình nuôi mà vấn đề về thị trường. Anh Gìn cho biết: “Thị trường tiêu thụ ốc hương trong nước chủ yếu qua các đầu mối để vào nhà hàng ở các thành phố lớn, khu du lịch. Chúng tôi không thể tiêu thụ ốc hương đại trà trên thị trường vì giá quá cao. Nếu thu hoạch đồng loạt, khó mà tiêu thụ được. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu thì đòi hỏi mỗi hợp đồng cung ứng khoảng 10 tấn ốc hương được bảo quản sống đến tay người tiêu dùng. Chúng tôi chỉ có thể đáp ứng các đơn hàng này vào thời điểm mùa thu hoạch ốc hương”.

Theo nhận định của nhiều người, ngoài hàm lượng chất dinh dưỡng cao, yếu tố khiến con ốc hương trở nên “sốt” giá trên thị trường là do điều kiện nuôi còn nhỏ lẻ nên sản lượng ít. Dù giá bán lẻ ốc hương có cao ngất ngưởng vẫn sẽ có người mua thưởng thức, dù chỉ một lần cho biết. Đây cũng là một lợi thế của con ốc hương trên thị trường nội địa mà người nuôi chúng đang tận dụng như một cơ hội để làm giàu.

Thành Nguyễn


Lâm Đồng: Thành công trong việc nuôi thử nghiệm "cá nước lạnh"

Nguồn tin: Thanh niên, 23/07/2007
Ngày cập nhật: 25/7/2007

* Nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển cá nước lạnh.

Ngày 23.7 tại Đà Lạt, Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc và Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Đức Hòa chủ trì hội nghị tổng kết dự án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh.

Sau một năm ngành thủy sản phối hợp với Công ty Hòang Phố (TPHCM) nuôi thử nghiệm cá hồi trên dòng suối nước lạnh Đa Mưng (thôn Klong-Klanh, xã Đạ Chays, huyện Lạc Dương) cho kết quả khả quan, trọng lượng cá đạt bình quân 1,2kg/con, năng suất đạt khoảng 30 tấn cá thương phẩm/ha ao, giá thành sản phẩm cá hồi từ 63-67 ngàn đồng/kg, cá hồi thương phẩm bán tại ao nuôi là 150 ngàn đồng/kg.

Cá hồi Đà Lạt đã được cung cấp cho các khách sạn lớn tại Đà Lạt và TPHCM (thay vì phải nhập khẩu từ Phần Lan và Nga). Song song đó, Công ty cổ phần Hà Quang (TPHCM) đã thử nghiệm thành công việc ấp nở trứng cá tầm(nhập trứng và công nghệ từ CHLB Nga) tại Đà Lạt; Sở NN&PTNT nuôi cá tầm trong lồng tại hồ Tuyền Lâm cá sinh trưởng rất nhanh đạt 400-600gam/tháng.

Từ những kết quả khả quan đó nhiều công ty đang lập dự án nuôi cá hồi và cá tầm tại Klong Klanh, hồ Tuyền Lâm và hồ Đa Nhim như công ty Hoàng Phố (đầu tư gần 5 tỉ), công ty Hà Quang (8 tỉ), 7/5 thuộc Quân khu 7 (44 tỉ đồng), Viện Nuôi trồng thủy sản III lập dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu sản xuất các giống cá nước lạnh tại Lâm Đồng với vớn đầu tư 15 tỉ đồng. Dự kiến đến năm 2010 Lâm Đồng sẽ có 50ha nuôi cá nước lạnh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, thay vì phải nhập khẩu từ các nước Bắc Âu và CHLB Nga.

Lâm Viên


Tây Ninh: Phát hiện nhiều “mỏ” hến trong hồ Dầu Tiếng

Nguồn tin: TTXVN, 24/07/2007
Ngày cập nhật: 25/7/2007

Ông Lê Văn Khải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh cho biết, vài tháng gần đây tại khu vực trung lưu của hồ Dầu Tiếng thuộc địa bàn rừng cấm Vàm Suối Đông, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, Tây Ninh xuất hiện nhiều mỏ hến, kích thước hến ở hầu hết các mỏ đều còn nhỏ, chỉ bằng đầu ngón tay cái.

Theo ông Khải, hiện tượng này còn quá mới nên địa phương chưa có biện pháp quản lý hoạt động khai thác.

Ngư dân ở đây cho biết: Cứ lần theo bãi cát của mép hồ Dầu Tiếng quanh khu vực này, đào sâu vài tấc đất là có hến, mật độ trung bình vài trăm con/m2. Mỗi ngày có từ 5 đến 6 ghe của ngư dân khai thác khoảng 2 tấn hến.

Trong thời gian tới Chi cục Thủy sản Tây Ninh sẽ khảo sát, đánh giá trữ lượng và giá trị kinh tế của loại thủy sản này để có biện pháp quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng và có kế hoạch khai thác hợp lý.


Nga kết thúc đợt thanh tra các cơ sở thuỷ sản Việt Nam

Nguồn tin: Lao Động, 24/07/2007
Ngày cập nhật: 25/7/2007

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (Vasep) ngày 23.7 thông tin, Đoàn thanh tra của Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) vừa hoàn tất quá trình kiểm tra 10 ngày tại 1 vùng nuôi cá tra và 19 cơ sở sản xuất thuỷ sản của VN. Tại vùng nuôi Bến Tre, phía VPSS đánh giá tốt về hồ sơ theo dõi quá trình nuôi, kỹ thuật xử lý ao nuôi và quy trình kiểm soát quá trình nuôi. Đối với các cơ sở chế biến, VPSS cơ bản hài lòng về điều kiện đảm bảo ATVS của các DN, đặc biệt là việc nghiêm túc khắc phục các khuyến cáo của Đoàn thanh tra VPSS nêu trong chuyến thanh tra hồi tháng 3.2007.

Dự kiến trong thời gian tới, một văn bản hợp tác giữa Cục Quản lý chất lượng - an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (Bộ Thuỷ sản) và VPSS sẽ được ký kết nhằm tạo thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sản hai nước.

Văn Nguyễn


Gò Công - Tiền Giang: Nuôi thành công sò huyết trong kênh ven biển

Nguồn tin: Người lao động, 23/07/2007
Ngày cập nhật: 24/7/2007

Ông Dương Văn Vũ, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang đã nuôi thành công sò huyết trong kênh xả của vùng nuôi thủy sản thuộc dự án Bắc Gò Công

Theo TTXVN, lúc đầu, ông Vũ nuôi thử nghiệm trên diện tích 500 m2. Sau 3 tháng nuôi, sò phát triển tốt và ông tiếp tục nâng diện tích lên 3.000 m2, thả nuôi 2,5 tấn sò giống (loại 150 con/kg). Kết quả là ông thu hoạch được 3,5 tấn sò thương phẩm, lãi ròng 40 triệu đồng.

Sò huyết có thể nuôi sò quanh năm, có hiệu quả kinh tế cao, không ảnh hưởng đến việc nuôi tôm, lại giải quyết môi trường. Do đó, nuôi só huyết có thể được xem là một nghề mới cho ngư dân vùng ven biển.

B.T.L


Bạc Liêu: Thủy sản chết hàng loạt

Nguồn tin: Thanh Niên, 22/07/2007
Ngày cập nhật: 24/7/2007

Hôm qua 21.7, các hợp tác xã nuôi sò huyết ở một số địa phương ven biển Bạc Liêu xác nhận thông tin sò nuôi trong khu vực này bị chết hàng loạt khoảng một tuần nay.

Bị thiệt hại nhiều nhất là các HTX thuộc phường Nhà Mát (thị xã Bạc Liêu) và xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình), số lượng sò chết lên đến 30%. Ông Ngô Bá Bạc, Chủ nhiệm HTX Biển Bạc (thị xã Bạc Liêu) cho biết: Nếu tình trạng này tiếp diễn thì sẽ không còn sò để thu hoạch.

Không riêng gì các hộ nuôi sò, hàng trăm hộ dân nuôi tôm, cua ven biển Bạc Liêu cũng đứng trước cảnh thua lỗ do tôm cua cũng chết hàng loạt. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nước thải từ các doanh nghiệp chế biển thủy sản thải ra làm nguồn nước bị ô nhiễm, dẫn đến thủy sản nuôi trong vùng bị chết.

Tiến Trình


Cargill Cares quyên góp hơn 100.000 USD

Nguồn tin: SGGP, 21/07/2007)
Ngày cập nhật: 23/7/2007

Mới đây, tại Khu du lịch Bửu Long, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), chương trình gây quỹ từ thiện hàng năm do Công ty TNHH Cargill Việt Nam tổ chức, thu hút hơn 3.000 khách hàng, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh và nhân viên Cargill tham dự, quyên góp số tiền tương đương 100.000 USD.

Ông Chánh Trương, Chủ tịch HĐQT Cargill VN, cho biết, Cargill VN và Tập đoàn Cargill tại Mỹ sẽ cùng hỗ trợ để nâng tổng số tiền của quỹ từ thiện năm nay lên hơn 3 tỷ đồng. Từ số tiền này, nhiều dự án phúc lợi cho cộng đồng sẽ được xây dựng và bàn giao cho các địa phương. Ngày 25-7, sẽ bàn giao Trường Tiểu học Mỹ An C (An Giang), ngôi trường thứ 18 được Cargill xây dựng từ Quỹ Từ thiện Cargill cares.

Với hình thức quyên góp này, đến năm 2006, Quỹ Cargill cares quyên góp được 700.000 USD (khoảng 11 tỷ đồng VN) và đã cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, trao học bổng cho trẻ em nghèo, cung cấp thiết bị phục hồi chức năng cho trẻ mồ côi…

Đ.P


Bộ trưởng Bộ Thủy sản thừa nhận:“Không vui vẻ gì với việc chậm chạp”

Nguồn tin: Tuổi trẻ chủ nhật, 23/07/2007
Ngày cập nhật: 23/7/2007

Nuôi trồng thủy sản trong vùng đang tăng trưởng nóng nhưng bộ vẫn chậm qui hoạch. Sáu tháng qua tính riêng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa đã tăng so với cùng kỳ năm trước 600 triệu USD. Góp phần tăng trưởng xuất khẩu thủy sản cả nước, đạt 1,648 tỉ USD, bằng 46% so với kế hoạch năm. Nhưng không nên thấy sự phát triển nóng từ cá tra mà sốt ruột..

* Hiện nay việc nuôi cá tra đang phát triển nóng và khó kiểm soát. Theo bộ trưởng, đâu là vấn đề cần ưu tiên giải quyết?

- Chúng ta cần phải xem xét vấn đề này bởi không thể vì tăng trưởng cá tra, ba sa với ý nghĩa xuất khẩu, hay vì miếng cơm manh áo của nông dân mà đây là vấn đề lâu dài liên quan đến môi trường và xã hội. Những vấn đề mà ban điều hành cá tra, basa các tỉnh bức xúc kiến nghị về tình hình nuôi cá tra phát triển nóng ngoài tầm kiểm soát, theo tôi, liên quan đến năm yếu tố: đất, nước, thức ăn, con giống, kinh nghiệm sản xuất. Tất cả năm yếu tố trên cần phải làm thế nào để tạo sự chuyển biến hợp lý.

* Giải pháp cụ thể của Bộ Thủy sản đối với các vấn đề trên như thế nào?

- Trước tiên phải tuân thủ theo qui hoạch vùng nuôi, không nên đào ao lộn xộn. Đây là vấn đề lớn phải có vai trò của chính quyền địa phương. Thứ hai, phải tuân thủ theo qui trình nuôi sạch (điều này tôi thấy nói nhiều quá mà làm thì không được bởi vì chúng ta nói cái tên tiêu chuẩn thì cụ thể nhưng làm ở đâu và làm như thế nào thì chưa cụ thể). Thứ ba, chúng tôi cố gắng tuyên truyền người dân nuôi cá, tôm đúng tiêu chuẩn để có nguyên liệu sạch và không còn để lại hậu quả xấu cho môi trường.

Mặt khác phải quản lý tốt việc buôn bán thuốc vì hiện nay mua bán thuốc quá tùm lum. Tối nói tùm lum là đúng đấy! Vì người ta có thể nhặt được cái đó (chai, lọ, bọc thuốc) ở bất cứ nơi nào và mua với giá rất rẻ và càng ngày càng rẻ. Ngoài ra cũng có một số thức ăn gian dối thì nên nhớ rằng gian dối hôm nay một việc thì gian dối ngày mai sẽ nhiều việc hơn và chính sự gian dối đó phải trả giá không chỉ cho một vài hộ gia đình, một doanh nghiệp mà phải trả giá cho cả một quốc gia, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín quốc thể.

* Vậy đâu là giải pháp về lâu dài của ngành thủy sản?

- Là không chỉ dừng lại ở giải pháp kiểm tra sản phẩm sạch mà chúng ta phải có được qui trình sản xuất sạch hay nói cách khác, an toàn vệ sinh thực phẩm phải gắn trực tiếp với an toàn sinh học môi trường. Trên cơ sở đó chúng ta mới có sản phẩm cá tôm sạch cho xuất khẩu và đặc biệt cho người VN.

* Nhưng thực tế các địa phương đang lúng túng trong việc quản lý nuôi trồng thủy sản, vấn đề này đã kéo dài nhiều năm?

- Bây giờ tôi nói ngắn gọn nhé. Mỗi tỉnh được sử dụng bao nhiêu hecta nuôi trồng thủy sản thì đã có nghị quyết của Chính phủ về qui hoạch sử dụng đất đai rồi; Bộ Tài nguyên - môi trường cũng có qui định về bảo vệ tài nguyên môi trường. Do đó Bộ Thủy sản có thể cụ thể hóa trong quản lý sử dụng phải tuân thủ đúng nguyên tắc đảm bảo môi trường. Chúng tôi sẽ đưa ra những qui tắc bắt buộc để trên cơ sở đó mới quản lý bảo vệ được môi trường nước cho sản xuất. Bởi khi thủy lợi làm tốt thì mới có thể đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái tốt.

* Vậy bao giờ thì có qui hoạch thủy sản chung cho toàn vùng, có nghiên cứu về sức tải sinh học của sông Tiền và sông Hậu để có thể quản lý và thực hịên các giải pháp như đã nêu, thưa bộ trưởng?

- Đây là vấn đề mà bộ thực hiện rất chậm! Tôi cũng cảm thấy không vui vẻ gì với việc chậm chạp đó. Bởi vì năm 2003 chúng ta đã có hội nghị ở Sóc Trăng và sau đó cũng có hội nghị ở Cần Thơ, tôi còn nhớ lúc đó đồng chí Nguyễn Tấn Dũng có về chủ trì xem xét việc qui hoạch. Lúc đó không chỉ có Bộ Thủy sản mà còn có Bộ NN&PTNT và sau này còn có thêm Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cùng tham gia.

Phải nói các tỉnh, các đồng chí rất nhiệt tình, tuy nhiên qui hoạch thủy sản lồng ghép với qui hoạch các ngành khác chưa tốt lắm, đặc biệt là vấn đề sử dụng nước, vấn đề giao thông và các khu dân cư. Qui hoạch cứ chạy từ cái này đến cái khác chưa có sự phối hợp chặt chẽ rõ ràng, đặc biệt về thủy sản thì nhu cầu về nước và thủy lợi lại chưa tốt. Hơn nữa sản xuất cứ luôn đi lên, diện tích luôn mở rộng, đó là chưa nói đến khía cạnh tăng trưởng của các phương tiện sản xuất, do vậy chúng ta cứ phải chạy theo mãi.

Cũng phải nói rằng xuất khẩu đang đòi hỏi một lượng nguyên liệu rất lớn, vì vậy có thể nói qui hoạch chỉ chạy theo thực tế và thực tế thì cứ đòi hỏi qui hoạch. Cho nên đây là bài toán có thể nói cái nào là đi trước cái nào là đi sau. Chính vì vậy mỗi lần đưa ra vấn đề qui hoạch thì thấy đều có khó khăn cả.

Chúng tôi cũng cương quyết để làm một lần nữa. Đây là việc khó phải có sự thống nhất giữa các bộ để cùng làm trên cơ sở quản lý đất đai chặt, quản lý nước chặt, tức là quản lý phải đúng qui tắc. Phải nhìn xu thế phát triển thủy sản với xu thế phát triển sinh thái của vùng.

QUANG VINH


Nuôi thủy sản ở ĐBSCL: Loay hoay phát triển

Nguồn tin: Tuổi trẻ chủ nhật, 23/07/2007
Ngày cập nhật: 23/7/2007

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 400.000ha mặt nước nuôi thủy sản với tổng sản lượng hằng năm lên đến hơn 1,5 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng thủy sản nuôi của cả nước (riêng cá tra, basa diện tích nuôi toàn vùng gần 5.000ha, tổng sản lượng năm 2007 khoảng 1 triệu tấn).

Nhưng hiện nay nghề nuôi thủy sản của ĐBSCL được đánh giá là không bền vững, các tỉnh ở khu vực vẫn đang loay hoay tự bươn chải để phát triển.

Ông Tư Trinh, chủ ao cá tra rộng 2.000m2 ở ấp 4, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) ngồi thẫn thờ vốc từng nắm thức ăn ném xuống ao. Bầy cá lên ăn rào rào, con nào con nấy nặng khoảng 1,5kg nhưng ông Tư mặt mày buồn xo, than vãn: “Giá cá còn 12.000 đồng/kg tui vẫn có thể cầm cự chờ giá lên để bán. Điều làm tui phiền lòng nhất là khi đầu tư gần 200 triệu đồng mua hai công đất đào ao nuôi cá thì không ai nói năng gì, bây giờ nghe xã tuyên bố khu vực này không nằm trong vùng qui hoạch nuôi thủy sản, không cho phép đào ao nuôi cá, có chết không chứ?”.

Hoàn cảnh của ông Tư Trinh chính là nỗi niềm của hàng ngàn người đang nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL. Năm 2006 khi con cá tra đội giá lên đến hơn 16.000 đồng/kg cá nguyên liệu thì cả ĐBSCL lên cơn sốt đổ xô đi mua đất đào ao nuôi cá. Trong khi người bán đất, người mua đất đào ao hí hửng trước viễn cảnh đổi đời thì... đùng một cái nhiều tỉnh siết chặt tình trạng đào ao nuôi cá tra.

Qui hoạch thủy sản: theo đuôi nông dân!

Theo thống kê của ngành thủy sản, tính đến tháng 6-2007, toàn vùng ĐBSCL có hơn 5.000ha mặt nước nuôi cá tra, vượt gần 2.500ha so với cuối năm 2006. Dự kiến sản lượng cá tra, basa cả năm 2007 sẽ vượt con số 1 triệu tấn trong khi Bộ Thủy sản qui hoạch ĐBSCL đến năm 2010 mới đạt được diện tích, sản lượng này(!?).

Cách làm qui hoạch của Bộ Thủy sản không sát thực tế địa phương trong khi qui hoạch của địa phương phải liên tục thay đổi theo tình hình thực tế. Do vậy có thể nói chắc chắn qui hoạch thủy sản của các tỉnh ĐBSCL sẽ bị phá vỡ một khi Bộ Thủy sản công bố qui hoạch vùng.

An Giang cấm đào ao nuôi cá từ tháng 3-2007, Đồng Tháp nghiêm cấm mua bán đất, đào ao nuôi cá ở những khu vực không qui hoạch nuôi thủy sản và xử lý cán bộ địa phương để xảy ra tình trạng này; Cần Thơ, Vĩnh Long tuy chưa đến mức cấm đào ao nuôi cá nhưng thừa nhận không thể kiểm soát được tình hình.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho biết trong sáu tháng đầu năm 2007, diện tích nuôi cá tra của tỉnh đã vượt con số 1.000ha và diện tích nuôi tự phát vẫn không ngừng gia tăng, ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan hữu trách.

Tại An Giang, ông Nguyễn Văn Thạnh, giám đốc Sở Thủy sản, cho biết toàn tỉnh có gần 1.400ha mặt nước nuôi cá tra trong đó có gần 200ha nuôi ngoài qui hoạch. Trong khi đó ở TP Cần Thơ, ông Dương Tấn Lộc, phó chủ tịch Hiệp hội Thủy sản, cho biết diện tích nuôi cá tra là 1.067ha nhưng không thể biết được có bao nhiêu hecta ngoài qui hoạch.

Vĩnh Long chỉ thống kê được diện tích nuôi cá công nghiệp là 228,5ha, tăng 24,65ha so với năm 2006 và không kiểm soát được diện tích nuôi cá nhỏ lẻ và tự phát. Thạc sĩ Dương Nghĩa Quốc, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, nói tình trạng người dân ồ ạt đào ao nuôi cá tra là qui luật tất yếu của thị trường nên rất khó kiểm soát, ngăn chặn. Ông Quốc cũng thừa nhận hiện nay qui hoạch vùng nuôi thủy sản còn nhiều bất cập, chưa công bố rộng rãi cho dân biết, dẫn đến tình trạng nông dân mạnh ai nấy đầu tư tiền của đào ao nuôi cá, đến khi Nhà nước thông báo vi phạm qui hoạch thì... chuyện đã rồi, Nhà nước đành phải điều chỉnh!

Giám đốc Thạnh thừa nhận: “Qui hoạch của Nhà nước đang chạy theo dân”. Ông Lộc thì bức xúc: “Bộ Thủy sản và các địa phương nhiều lần nói sẽ công bố qui hoạch vùng nuôi thủy sản nhưng chỉ nói... khơi khơi, không cụ thể vùng nào sẽ nuôi con gì nên người dân tự phát nuôi cá, không thể trách dân vi phạm, phá vỡ qui hoạch vì... ngành thủy sản có công bố qui hoạch đâu?”.

Chế biến, tiêu thụ: khủng hoảng triền miên

Trong lúc các địa phương loay hoay qui hoạch vùng nuôi thủy sản thì giữa người nuôi thủy sản và các nhà máy chế biến vẫn âm thầm một “cuộc chiến thầm lặng” mang tính sống còn: đó là cuộc chiến thu mua, tiêu thụ. Hiện ĐBSCL có 70 nhà máy chế biến thủy sản với công suất tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn nguyên liệu/năm; năng lực này trong mức an toàn so với tổng sản lượng tôm, cá toàn vùng.

Trên lý thuyết người nuôi thủy sản và nhà máy chế biến phải luôn luôn cùng nhau nhìn về một hướng để phát triển nhưng thực tế không như vậy, người thu mua và người nuôi luôn “rình rập” nhau. Ông Tư Nhân, chủ một ao cá rộng 5.000m2 ở xã Trung Hưng, Thốt Nốt, kể: “Tháng 6-2006 tôi và nhiều chủ ao lân cận ký hợp đồng bán 1.000 tấn cá cho doanh nghiệp ở An Giang với giá 14.000 đồng/kg, trọng lượng 1,05kg/con.

Hai tuần sau cá đạt kích cỡ nhưng chờ hoài không thấy doanh nghiệp ký hợp đồng đến mua trong khi cá ngày càng lớn và giá ngày càng tuột. Ba tuần sau giá cá rớt xuống 13.000 đồng/kg doanh nghiệp mới cử người đến thu mua nhưng không chịu mua theo giá đã ký hợp đồng. Cò kè mãi cuối cùng tôi đành bán giá 12.500 đồng/kg. Bài học rút ra của chúng tôi là: không tin vào hợp đồng”. Từ đó về sau mỗi vụ cá ông Tư Nhân và các chủ ao khác đều vui vẻ ký hợp đồng nhưng doanh nghiệp nào trả được giá là xé hợp đồng bán tuốt.

Ông Doãn Tới, tổng giám đốc Công ty Nam Việt (An Giang), than phiền: “Người nuôi cá chỉ biết lợi ích của mình mà không nghĩ đến lợi ích của doanh nghiệp. Từ khi có vụ ký hợp đồng bao tiêu đến nay chúng tôi chưa bao giờ mua được đúng giá đã ký hợp đồng”. Ở bán đảo Cà Mau mối quan hệ giữa người nuôi tôm sú và các nhà máy chế biến cũng căng thẳng.

Ông Phạm Văn Kim, chủ vuông tôm ở ấp 7, xã Phong Thạnh Tây, huyện Giá Rai (Bạc Liêu), nói bán được con tôm cho nhà máy rất cực, bị bắt bẻ kích cỡ, chất lượng và đánh rớt giá liên tục. Các cán bộ thu mua của doanh nghiệp thì nại lý do tôm nguyên liệu của nông dân thường bị bơm nước để gia tăng trọng lượng nên không thể thu mua theo đúng giá thị trường. Cuối cùng giải pháp được hai bên lựa chọn là mua bán thông qua hệ thống đại lý thu mua thủy sản, người nuôi tôm không hề biết rằng các đại lý thu mua đều là “tay em” của các nhà máy.

Sự “bất hợp tác” trong từng thời điểm luôn để lại hậu quả nặng nề: khi thừa nguyên liệu thì người nuôi quị lụy cầu cạnh doanh nghiệp và bán đổ bán tháo; khi thiếu nguyên liệu thì doanh nghiệp nâng niu o bế người nuôi, đẩy giá thu mua trên trời tạo ra những cơn sốt ảo.

Ông Nguyễn Hữu Khánh, chủ tịch Hội nghề cá VN, nhận xét: sự bất hợp tác, mất lòng tin lẫn nhau giữa người nuôi thủy sản và doanh nghiệp chế biến là nguyên nhân mấu chốt làm giá cả bấp bênh dẫn đến tình trạng khủng hoảng thiếu, khủng hoảng thừa nguyên liệu triền miên. Hậu quả là nghề nuôi thủy sản của ĐBSCL tuy phát triển ồ ạt nhưng thiếu tính bền vững.

Chất lượng thủy sản: đèn nhà ai nấy sáng

Trong khi bài toán “phát triển thủy sản ĐBSCL như thế nào là bền vững” vẫn chưa có lời giải thì những ngày gần đây người nuôi và doanh nghiệp chế biến thủy sản của ĐBSCL lại đối mặt với một vấn nạn: chất lượng thủy sản ngày càng kém. Mới đây ngành thủy sản kiểm tra các ao nuôi cá tra ở TP Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long đã phát hiện 100% cá nuôi bị nhiễm bệnh, nhiễm dư lượng kháng sinh trong khi tỉ lệ này ở An Giang là hơn 80%.

Ông Võ Hoàng Ly, chánh thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, cho biết tình trạng mua bán thuốc thú y thủy sản và thức ăn chăn nuôi thủy sản kém chất lượng hoặc có các hóa chất cấm sử dụng ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay rất đáng lo ngại. Trong tháng 5, tháng 6-2007 thanh tra nông nghiệp Đồng Tháp kiểm tra 30 mẫu thức ăn thủy sản thì có 17 mẫu không đạt chất lượng. Riêng thuốc thú y thủy sản thì... vô phương kiểm soát.

Ông Nguyễn Hoàng Huy, chánh thanh tra Sở Thủy sản An Giang, cho biết: “Mức phạt hiện nay quá thấp (từ 3-5 triệu đồng/vụ vi phạm) trong khi lợi nhuận quá cao nên các cửa hàng bán thuốc thú y và thức ăn thủy sản bất chấp trách nhiệm. Đơn cử như trường hợp thuốc Diptecid chuyên trị bọ xít bị cấm lưu hành nhưng thường được bày bán công khai với giá 30.000 đồng/bịch để nông dân mua trị bệnh bọ đeo mang cá, người bán chỉ bị phạt khoảng 2 triệu đồng” (thuốc này mới đây đã làm 200 tấn cá tra ở Tân Lộc, Thốt Nốt (Cần Thơ) bị ngộ độc chết trắng hầm).

Ông Phan Văn Danh, chủ tịch Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, cho rằng Bộ Thủy sản phải nhanh chóng công bố rõ ràng các loại thuốc cấm và tăng cường công tác kiểm tra xử lý vì tình trạng này càng buông lỏng thì người nuôi thủy sản và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu càng gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề. Theo ông Doãn Tới, hiện nay nông dân đang sử dụng cả những loại thức ăn tăng trọng gia súc để nuôi cá nhằm làm cho cá nặng cân. Hậu quả là miếng cá phi lê thường mềm nhũn, kém chất lượng.

Trong lúc Bộ Thủy sản vẫn chưa có động thái gì rõ ràng để nghề nuôi và chế biến thủy sản ở ĐBSCL có thể phát triển bền vững thì các doanh nghiệp đã tìm đường tự cứu. Ở An Giang, Công ty Agifish là nơi đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá tra, ba sa sạch trên 20ha ở xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, kiểm soát gắt gao môi trường nuôi và dư lượng kháng sinh.

Mới đây Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Việt An (An Giang) vừa đầu tư xây dựng vùng nuôi cá nguyên liệu sạch và chi 300.000 USD xây dựng một phòng thí nghiệm hiện đại chuyên kiểm nghiệm chất lượng cá trước khi đưa vào chế biến, xuất khẩu. Ông Lưu Bách Thảo, tổng giám đốc, cho biết công ty ông mạnh dạn đầu tư vốn để tự kiểm soát chất lượng vì không muốn hàng bị trả về do cách làm ăn cẩu thả, gian dối. Trong khi đó ông Nguyễn Đình Huấn, phó tổng giám đốc Công ty Agifish, đề xuất ngay từ lúc này các địa phương phải chú ý đến mô hình “khu công nghiệp thủy sản”.

theo ông, hiện nay việc phát triển khu công nghiệp thủy sản là hết sức cần thiết, các địa phương chỉ cần bỏ vốn xây dựng ao hầm, hệ thống bờ bao, thủy lợi trên các khu cồn bãi, đất ven sông và cho doanh nghiệp thuê lại để nuôi cá sạch. Việc này mang lại nhiều lợi ích: Nhà nước quản lý được đất đai, môi trường, thuế má; doanh nghiệp có vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến, không còn thắc thỏm lo nguyên liệu thiếu trước hụt sau, kiểm soát được mức độ “sạch” của con cá xuất khẩu.

HÙNG ANH


Cần Thơ: Phát triển nuôi cá tra, làm gì để khắc phục ô nhiễm môi trường nước?

Nguồn tin: Cần Thơ, 20/7/2007
Ngày cập nhật: 23/7/2007

Theo thống kê của Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, toàn thành phố hiện có 1.067 ha mặt nước nuôi cá tra, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Phong trào nuôi cá tra tăng nhanh, theo kiểu tự phát đã kéo theo hệ quả là môi trường nước ở vùng nuôi thủy sản ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Thực trạng này đang đặt ra vấn đề: Quy hoạch vùng nuôi thủy sản hợp lý và sự hỗ trợ liên hoàn của cơ quan chức năng về phương pháp, kỹ thuật nuôi để bảo vệ môi trường nước.

LỢI BẤT CẬP HẠI

Theo Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, diện tích nuôi cá tra trong 6 tháng đầu năm tăng mạnh. Song, vấn đề đáng lo ngại là hầu hết các hộ nuôi cá tra không có ao lắng lọc trước khi xả nước thải ra sông rạch, không có diện tích chứa bùn đất khi sên vét ao nuôi. Nước thải, bùn trong ao nuôi thả trực tiếp ra sông rạch dẫn đến ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Hiện tại, ở TP Cần Thơ có trên 80% diện tích nuôi cá tra chưa chuyển mục đích sử dụng đất. Đặc biệt, ở các quận, huyện có đất bãi bồi ven sông Hậu, hiện tượng người dân tự đào ao nuôi cá tra đang diễn ra hết sức phức tạp. Việc làm này vi phạm qui hoạch vùng nuôi thủy sản của thành phố và không theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thủy sản về điều kiện sản xuất, kinh doanh thủy sản. Ông Nguyễn Minh Thông, Chi cục Phó Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, cho biết: “Hiện tượng này xảy ra do địa phương quản lý không chặt, để người dân tự tiện đào ao nuôi cá”.

Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh đã có gần 600 ha mặt ao nuôi cá tra, tăng trên 100 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quá trình nuôi, nhiều người đã cho cá ăn các loại thức ăn tươi tự chế; trực tiếp thải nước, bùn nạo vét ao ra sông, rạch,... khiến cho môi trường nước trên các sông, kinh, rạch ngày càng bị ô nhiễm đến mức báo động... Anh Nguyễn Văn Thành, ở xã Thới Thuận (một trong những địa phương có diện tích nuôi cá tra nhiều nhất ở huyện Thốt Nốt), cho biết: “Gia đình tôi và nhiều bà con trong xóm vẫn đang sử dụng nước dưới rạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, ngày càng có nhiều hộ nuôi cá bơm thải nước và bùn đáy ao xuống kinh, rạch làm cho nguồn nước ô nhiễm nặng, thậm chí có khi nước dưới sông bốc mùi hôi. Chúng tôi rất mong các ngành chức năng can thiệp, xử lý tình trạng này”.

Còn ông Lê Quang Minh, Trưởng Phòng Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ, nói: “Với tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm do nuôi cá tra như hiện nay, nếu các ngành chức năng không can thiệp thì khoảng 3 năm nữa người dân không còn nuôi được cá tra, vì nguồn nước đã bị ô nhiễm quá nặng”.

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Không chỉ ở Cần Thơ, mà một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL cũng rơi vào tình trạng nuôi cá tra không xử lý nước, chất thải làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên. Theo dự báo của Bộ Thủy sản, nếu nguồn nước tiếp tục bị ô nhiễm thì không những ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe người dân mà có thể xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Theo ông Lê Quang Minh, Trưởng Phòng Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ, ở từng quận, huyện có diện tích nuôi cá tra nên tổ chức kiểm tra thực tế và buộc người dân cam kết khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời, các địa phương nên yêu cầu các hộ nuôi cá liền kề nhau có thể liên kết lại để xây dựng ao xử lý nước thải, bùn đáy ao trước khi đổ ra sông, rạch. Còn ông Nguyễn Thanh Xuân, Bí thư Quận ủy Ô Môn, cho biết: “Trước mắt, chính quyền địa phương yêu cầu các hộ nuôi cá tra xây dựng cây nước để khai thác nguồn nước ngầm cho người dân xung quanh sử dụng. Nếu cần thiết, thành phố nên thành lập đội kiểm tra liên ngành về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản bảo vệ môi trường, đồng thời chỉ đạo các quận, huyện thường xuyên kiểm tra tình trạng này để có hướng xử lý kịp thời”. Cũng theo ông Xuân, thành phố nên xây dựng quỹ bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. Nguồn quỹ này do người nuôi thủy sản đóng góp và sẽ sử dụng cho việc khắc phục tình trạng ô nhiễn môi trường nước do nuôi trồng thủy sản gây ra.

Song song những giải pháp trên, một vấn đề lớn và cấp thiết đang được đặt ra là cần có những giải pháp căn cơ cho việc phát triển nghề nuôi thủy sản ở TP Cần Thơ và ĐBSCL trong nhiều năm tới. Tiến sĩ Trần Thanh Bé, Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL -Trường Đại học Cần Thơ, đưa ra giải pháp: Nhà nước nên kết hợp với các viện, trường hay các tổ chức khoa học để nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển thủy sản bền vững, tránh ô nhiễm môi trường nước. Trong đó, các viện, trường, tổ chức khoa học nghiên cứu, phân tích... xây dựng vùng nuôi thủy sản, đặc biệt cá tra theo đúng kỹ thuật nuôi bảo vệ môi trường. Dựa vào đề án này, Nhà nước qui định kỹ thuật nuôi bảo vệ môi trường và diện tích nuôi cho từng vùng. Những hộ nuôi sai qui định sẽ bị xử lý nghiêm.

Trong buổi làm việc bàn về giải pháp phát triển thủy sản và bảo vệ môi trường mới đây, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, đã yêu cầu các sở ngành tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng môi trường nuôi thủy sản và đề xuất đến UBND thành phố một số giải pháp xử lý. Tập trung xây dựng chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tra xuất khẩu theo định hướng đi sâu vào kỹ thuật nuôi quản lý bảo vệ môi trường nước. Mời các viện, trường tham gia đóng góp ý kiến cho chiến lược phát triển này và trình UBND thành phố xem xét, tổ chức triển khai. Đồng thời, ban hành văn bản mang tính pháp qui về nuôi trồng thủy sản bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tiến hành khảo sát thực tế, buộc người nuôi cá tra cam kết bảo vệ môi trường nước: Đối với người đã nuôi cá tra buộc cam kết khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong khoảng thời gian cụ thể. Những trường hợp nuôi mới phải thực hiện ngay những yêu cầu về bảo vệ môi trường...

Không thể vì lợi nhuận của nghề nuôi cá tra mà chúng ta bất chấp hậu quả là môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thiết nghĩ, các giải pháp khắc phục cần được thực hiện kịp thời, đồng bộ để trả lại môi trường nước trong lành để nghề nuôi cá tra phát triển đúng hướng, bền vững.

HÀ VĂN


Hội thảo tông kết mô hình nuôi hàu ở Ngọc Hiển (Cà Mau)

Nguồn tin: CM-RTV, 21/7/2007
Ngày cập nhật: 22/7/2007

Sở Thủy sản Cà Mau phối hợp huyện Ngọc Hiển với tổ chức hội thảo mô hình nuôi hàu lồng giá thể đơn nhằm tìm ra hướng đi mới cho nghề nuôi hàu ở Ngọc Hiển.

Năm 2006, Đất Mũi là xã đầu tiên nuôi thành công mô hình hàu lồng giá thể đơn thương phẩm bằng nguồn giống nhân tạo và được nhân rộng trong toàn huyện. Vào thời điểm này, Ngọc Hiển có tổng số 18 bè nuôi hàu, trong đó có 8 bè nuôi bằng giống nhân tạo, 10 bè còn lại là thả nuôi nguồn giống tự nhiên ở địa phương. Theo đánh giá của Phòng nông nghiệp thủy sản huyện Ngọc Hiển, qua thời gian nuôi thử nghiệm cho thấy hàu nuôi bằng nguồn giống nhân tạo chậm phát triển và tỷ lệ sống thấp. Trong khi đó chi phí đầu tư nuôi hàu tự nhiên ở địa phương thấp hơn nhiều so với hàu sinh sản nhân tạo, nhưng sản phẩm thu được cao hơn, thời gian nuôi ngắn và ít rủi ro, tỷ lệ sống đạt gần 70%.

Lý giải nguyên nhân trên, ông Hà Đức Thắng - kỹ sư Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cho biết: hàu nuôi bằng giống nhân tạo được mua về từ Vũng Tàu, tỷ lệ sống đạt thấp là do chưa thích nghi được với môi trường và nguồn nước, giống hàu này chỉ sống nơi nước biển trong và có độ mặn cao.

Được biết, Trung tâm khuyến ngư Cà Mau vừa chuyển giao công nghệ sinh sản thành công giống hàu giá thể đơn tại trại thực nghiệm giống thủy sản nước lợ Rạch Rốc, đây là tín hiệu vui cho việc phát triển nuôi hàu trong thời gian tới, vì loài hàu này có giá trị kinh tế cao và phù hợp với nhiều vùng nuôi ở Cà Mau./.

Đức Trọng


Sa Huỳnh (Quảng Ngãi): Dân khổ vì làng cá "treo"

Nguồn tin: ND, 21/7/2007
Ngày cập nhật: 22/7/2007

Dân thiếu đất ở, nhưng khu quy hoạch làng cá Sa Huỳnh vẫn bị bỏ hoang hơn 12 năm qua.

Ðã hơn 12 năm huyện Ðức Phổ (Quảng Ngãi) tiến hành quy hoạch và xây dựng làng cá Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh nhưng đến nay dự án vẫn còn "treo" lơ lửng. Hàng trăm hộ dân nơi đây đang sống trong cảnh nhà ở tạm bợ và đau đáu lo âu mỗi khi mùa bão, lũ sắp về...

Quy hoạch rồi bỏ đó

Dự án làng cá Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh nằm cách thành phố Quảng Ngãi chừng 70 km về phía nam. Dự án này với mục tiêu giãn dân trong xã hơn 500 hộ và tái định cư cho 62 hộ dân sống gần cửa lạch Sa Huỳnh có nguy cơ bị sóng biển cuốn trôi. Dự án đã được quy hoạch trên 25 ha từ năm 1995, có tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (giai đoạn 1) khoảng 11,7 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục như kè, tôn tạo mặt bằng, làm đường giao thông, hệ thống thoát nước... Ðến năm 1999, dự án tiếp tục được điều chỉnh quy hoạch xuống còn 20,6 ha và vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đã cấp tăng lên đến 30 tỷ đồng. Vậy mà đã hơn 12 năm thực hiện đầu tư xây dựng, nhưng đến nay Dự án làng cá Sa Huỳnh vẫn còn "treo" lơ lửng. Nhiều hộ sống gần cửa lạch Sa Huỳnh có nguy cơ bị sạt lở đến nay đã gần bảy, tám năm chờ đợi mà vẫn chưa có đất để làm nhà ở. Cuộc sống của hàng trăm bà con ngư dân nơi đây vẫn đang gặp nhiều khó khăn, nhất là mỗi khi mùa mưa, bão sắp về...

Những ngày đầu tháng 7 này, đi dọc các thôn Thạch Bi, La Vân và Tân Diêm trong vùng quy hoạch Dự án làng cá Sa Huỳnh, chúng tôi thấy hàng chục hộ dân trong diện "chờ" tái định cư đang khổ sở vì đằng đẵng nhiều năm dài sống tù túng trong mái nhà chật chội, dột nát. Vợ chồng ông Nguyễn Tấn Hiền ở thôn Tân Diêm có sáu người con (bốn người con trai đã lập gia đình, đều đã có con). Ðông đúc là vậy nhưng gia đình ông Hiền chỉ sống vỏn vẹn trên diện tích 200 m2. Do chờ Dự án làng cá Sa Huỳnh quá lâu nên ông Hiền đã vi phạm đất quy hoạch cơi nới thêm nhà cửa để các con trong gia đình có chỗ ở, sinh hoạt. Ông Hiền nói: "Dự án gì mà ì ạch đến hàng chục năm trời làm sao dân chịu nổi. Con cái chúng tôi lớn lên đã lập gia đình cần có cuộc sống riêng tư của tụi nó nữa chứ. Dân sống trong vùng quy hoạch khu dân cư muốn xây nhà hay cơi nới trên đất của mình cũng không được, nếu làm thì chính quyền xã cho là trái phép, buộc tháo dỡ. Ai cũng biết dự án này nằm bên cạnh cửa lạch Sa Huỳnh với diện tích quy hoạch hàng chục héc-ta, nhưng nhiều năm qua đã bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, gây lãng phí rất lớn. Trong khi đó nhiều hộ dân sống ven biển có nguy cơ bị sạt lở thì vẫn chưa được cấp đất làm nhà ở". Bà Trần Thị Lắm, người sống lâu năm ở đây, uất ức kể: "Tôi đã già rồi mà nhà cửa không được như người ta, bây giờ ở tạm vậy thôi, huyện đền bù tiền nhưng đất tái định cư chưa được cấp làm sao dám nhận. Tôi nhận tiền tiêu hết thì mai mốt lấy đâu mà làm nhà ở". Còn ông Ðoàn Cưu lật giở giấy tờ đền bù đất nhà mình ra bực dọc nói: "Mức đền bù cho gia đình tôi hoàn toàn không thỏa đáng". Nhà ông có tổng cộng 700 m2, nhưng Ban quản lý các dự án đầu tư của huyện Ðức Phổ lại áp giá đền bù theo cách phân chia từng loại đất không hợp lý (đất thổ cư chỉ áp giá có 6.000 đồng/m2, không bằng một tô phở). Theo ông Cưu, với mức đền bù quá thấp và bất hợp lý như vậy thì gia đình ông không thể có đủ tiền xây nổi một ngôi nhà và các con của ông sẽ không có nhà ở, đời sống hằng ngày của gia đình luôn bấp bênh...

Có thể thấy, nhiều hộ dân trong vùng quy hoạch thuộc Dự án làng cá Sa Huỳnh hiện nay vẫn đang sinh hoạt trong ngôi nhà tạm. Tại căn nhà tranh, vách đất của gia đình bà Nguyễn Thị Ngôn, nằm phía sau UBND xã Phổ Thạnh, chúng tôi tưởng chừng như ngôi nhà muốn sập vì phần mái đã dột nát, cả vách sau xiêu vẹo, nghiêng lệch về phía trước. Mỗi khi trời đổ mưa, bà Ngôn phải dùng tấm bạt cũ che để nước mưa khỏi tạt vào vách. Bức xúc bà nói: Cuộc sống của vợ chồng tôi đến già rồi mà cũng chưa có chỗ ở cho yên ổn. Nhà không ra nhà, lều chẳng giống lều, tội cho con cái chúng nó đã lập gia đình có con rồi mà phải ở chung với cha mẹ suốt nhiều năm trong căn nhà chật hẹp. Còn bác Nguyễn Văn Thành đưa tay chỉ về phía mái nhà tranh cũ nát, thấp lè tè nói mà như mếu: Chờ Dự án làng cá Sa Huỳnh lâu quá, tôi đã gần đất xa trời rồi mà chỗ ở hiện nay cũng chưa được yên, mái nhà tôn lủng lỗ mưa dột tứ bề khốn khổ lắm... Rõ ràng, Dự án làng cá Sa Huỳnh đã được điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, nhưng đến nay nhìn lại sau 12 năm đầu tư xây dựng chủ yếu vẫn vạch ra rồi bỏ đó đã gây lãng phí tiền của Nhà nước đáng kể. Nhân dân trong xã bất bình. Nhiều người sống ở đây đang trông chờ dự án từng ngày để được tái định cư và sớm ổn định cuộc sống.

Chính quyền sở tại nói gì?

Trao đổi ý kiến với chúng tôi chung quanh vấn đề này, đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, khẳng định: Việc kéo dài Dự án làng cá Sa Huỳnh suốt mười mấy năm qua đã gây ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của người dân địa phương. Dự án làng cá "dây dưa" nhiều năm đã chiếm phần lớn quỹ đất ở đây và làm cho xã chúng tôi lúng túng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. Còn Phó Chủ tịch UBND huyện Ðức Phổ Lê Văn Mùi cho biết: Lỗi là do ban đầu huyện "đi tắt đón đầu" thi công làng cá trước mới đền bù sau nên mới nảy sinh nhiều vấn đề. Vùng đất này trước đây phần lớn là đầm lầy, Ban quản lý Dự án làng cá Sa Huỳnh (nay là Ban quản lý các dự án đầu tư Ðức Phổ) đã cho đơn vị thi công hút cát từ cửa lạch Sa Huỳnh lên tôn tạo mặt bằng để giãn dân và tái định cư các hộ ven biển có nguy cơ bị sạt lở. Do thiếu kiên quyết ngay từ đầu, dự án lại chậm nên nảy sinh bất cập trong khâu áp giá đền bù cho dân. Dự án thi công đã chậm nay lại kéo dài thêm gây khó khăn cho công tác giãn dân, tái định cư cho các hộ ven biển ở địa phương...

Tháo gỡ khó khăn Dự án làng cá Sa Huỳnh không những chỉ vấn đề thiếu vốn đầu tư, mà cần thể hiện sự minh bạch trong công tác áp giá đền bù cho các hộ dân trong vùng quy hoạch. Nhiều gia đình hiện nay đã tự lấn chiếm, cơi nới thêm đất ở càng làm "nóng" thêm vướng mắc trong công tác đền bù. UBND huyện Ðức Phổ đang chỉ đạo cho xã Phổ Thạnh tập trung giải quyết đền bù thỏa đáng cho dân và kiên quyết tháo dỡ những nhà xây dựng, cơi nới trái phép. Ðến cuối tháng 9-2007, huyện sẽ thực hiện dứt điểm tình trạng dự án làng cá "treo", huy động nhiều nguồn vốn của địa phương để xây dựng hạ tầng, nhất là sử dụng quỹ đất đấu giá để đầu tư giai đoạn 2 làng cá Sa Huỳnh sau hơn 12 năm "đứng bánh". Ðây có thể là giải pháp tháo gỡ hữu hiệu nhằm sớm đưa các hộ dân sống ven cửa lạch Sa Huỳnh ra khỏi vùng có nguy cơ bị sạt lở trong mùa mưa, bão sắp đến.

TRÍ MINH


Tăng hiệu quả nuôi trồng thủy sản ở hồ Dầu Tiếng?

Nguồn tin: ND, 21/7/2007
Ngày cập nhật: 22/7/2007

Với diện tích mặt nước rộng hơn 27.000 ha, lẽ ra hồ Dầu Tiếng phải là một vựa thủy sản tầm cỡ, cung cấp các loài cá có giá trị cho Tây Ninh và các tỉnh, thành phố miền Ðông Nam Bộ. Thế nhưng, việc buông lỏng quản lý, cộng với nạn khai thác bừa bãi khiến sản lượng cá đánh bắt có lúc chỉ còn khoảng hơn 300 tấn/năm, bằng 1/10 so với trước đây.

Thực trạng khai thác thủy sản hồ Dầu Tiếng

Mới đây, trong chuyến đi khảo sát dọc đập phụ hồ Dầu Tiếng, chúng tôi được biết: "Dân đánh bắt cá trái phép thu được gần một tấn cá chỉ bằng một trái nổ". Trái nổ ở đây chính là mìn tự tạo.

Anh Phan Hoàng Oanh, cán bộ Phòng Kinh tế huyện Dương Minh Châu bức xúc: Việc đánh trái nổ hiện vẫn còn xảy ra trên hồ, mặc dù tỉnh đã có lệnh cấm từ lâu. Những năm trước, đã có người bị bắt, bị phạt đến tám năm tù giam, nhưng hình như chưa đủ sức răn đe, cho nên vẫn có người vi phạm tiếp. Thời gian qua, ngành thủy sản tỉnh có nhiều đợt phối hợp các lực lượng địa phương tổ chức truy bắt những phương tiện cấm, thu giữ hàng nghìn mét lưới, dớn, đăng, chắn, các phương tiện kích điện và cả ghe cào lén lút tận thu thủy sản, nhưng do diện tích mặt nước hồ Dầu Tiếng quá rộng, cho nên việc tuần tra, kiểm soát và truy bắt người đánh cá trái phép còn gặp nhiều khó khăn.

Tại ngã ba bờ hồ Dầu Tiếng giáp thị trấn huyện, buổi sáng sớm đã có nhiều ngư dân đem cá đánh được trong đêm ra chợ bán. Chúng tôi quan sát thấy có nhiều loại phong phú như cá lăng, bống tượng, mè, rô biển... trong đó có nhiều con cá mè hoa, cá trắm cỏ to từ hai đến năm kg. Anh Hồ Văn Xuân, cán bộ thủy sản tỉnh cho hay, đây là những con cá được thả nuôi trong hồ khoảng hơn một năm, trong tự nhiên không có loài cá này. Tháng trước, có người còn đánh được những con cá mè to đến 9 kg, có con cá rô phi nặng hơn 2,5 kg, chứng tỏ hồ Dầu Tiếng rất thích hợp cho các loại cá thả chóng lớn, mau khai thác. Tuy nhiên, theo những ngư dân xã Suối Ðá, vì lúc trước người ta đánh bắt theo kiểu mạnh ai nấy "tận diệt", do đó một số loài cá tự nhiên đã biến mất, trong số này có cá lóc bông, một đặc sản của lòng hồ nay hầu như tiệt chủng. Hiện sản lượng đánh bắt cá trong hồ Dầu Tiếng ước tính khoảng gần 1.000 tấn/năm, tăng gấp ba lần so với năm 2002, 2003. Hai năm qua, tỉnh có chủ trương thả thêm cá giống vào hồ, dù vậy, vẫn chưa thể khai thác hết tiềm năng của hồ nước. Riêng giống cá cơm, toàn vùng có hơn 100 người chuyên nghề lưới loại này quanh năm, sản lượng đạt chừng 200 - 300 tấn/năm. Nhất là hai năm gần đây, người dân phát hiện trong hồ còn có nhiều bãi hến ở khu vực đảo Mển, bến Ðầu Bò, bến Ba Sang và dọc theo khu vực rừng cấm giáp hồ, nên đã tổ chức khai thác. Ðây là loài đặc sản mới, giá bán tại các chợ từ 4.000 đến 5.000 đồng/kg. Hiện có tám chiếc ghe đánh bắt mỗi ngày bằng cách dùng ngư cụ chuyên dụng, rà cào lớp cát tận đáy mới thu được hến, ước sản lượng mỗi ngày khoảng hai, ba tấn.

Vậy, ai quản lý ngư dân và lượng cá thu được? Cho đến giờ chỉ duy nhất có một đơn vị là Ðội Quản lý thủy sản trực thuộc Công ty khai thác thủy lợi Dầu Tiếng (KTTLDT) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT). Ðơn vị này chủ yếu tổ chức kiểm soát, thu phí mỗi ghe, tàu vào hồ đánh cá, tổng thu khoảng hơn 100 triệu đồng/năm (tỉnh không được chia phần dù phải bỏ ngân sách gấp năm lần để thả cá giống vào hồ). Nhưng khi có chuyện xảy ra, họ gọi điện cho lực lượng của tỉnh vào giải quyết, vì người vi phạm là... dân của tỉnh. Về mặt quản lý nhà nước, Công ty KTTLDT quản lý toàn bộ mặt nước của hồ, nhưng về địa giới hành chính, diện tích hồ lại chia làm ba phần, thuộc ba tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước. Cho nên, mỗi khi phối hợp không đồng bộ, thường sự việc rất khó xử lý tới nơi tới chốn.

Giải pháp gia tăng sản lượng cá

Theo ước tính của một chuyên gia thủy sản tỉnh Tây Ninh, nếu đầu tư mỗi năm khoảng một tỷ đồng, thả từ 1,5 đến 2 triệu con cá giống vào hồ, trong đó tăng cường những giống có giá trị cao như cá chép, lăng nha, bống tượng, thát lát cườm, cá tra dầu, cá hộ... đồng thời tổ chức quản lý chặt chẽ việc đánh bắt khoa học thì trong vòng ba năm, tổng sản lượng cá trong hồ Dầu Tiếng sẽ dễ dàng nâng lên đến 3.000 tấn/năm. Tỉnh cần thành lập "trạm thủy sản" để trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm về tất cả vấn đề khai thác, đăng ký cho ghe, tàu, loại ngư cụ được phép sử dụng, kích cỡ cá và mùa đánh bắt, bảo vệ các ổ đẻ, có quy chế rõ ràng buộc ngư dân phải tuân thủ đúng quy trình đề ra, áp dụng cho toàn bộ khu vực mặt nước hồ Dầu Tiếng. Việc ngư dân đăng ký đánh bắt cá trong hồ, trước mắt cần quy định số lượng, tập hợp theo tổ, vùng, có vậy mới phát huy được tính tự quản của ngư dân. Khi lợi ích được công nhận rõ ràng, chính người dân sẽ bảo vệ nguồn thủy sản của hồ, cũng là bảo vệ quyền lợi của chính mình qua việc đánh bắt hợp lý, tuân thủ quy trình và tích cực phát hiện, ngăn chặn những người dùng các phương tiện đánh bắt trái phép. Cũng từ đây, nhờ sản lượng cá phát triển dồi dào khiến lợi nhuận của ngư dân tăng nhanh chóng, ngành thủy sản địa phương mới có được nguồn thu cao, ổn định qua các hợp đồng khai thác với ngư dân. Mặt khác, do có nguồn thu, ngân sách tỉnh chi cho việc thả cá giống sẽ giảm dần, tiến tới nguồn thu ngoài việc đủ sức nuôi bộ máy, còn đầu tư thả thêm cá giống vào hồ theo hướng tăng dần hằng năm, nhằm gia tăng tổng sản lượng lên cao hơn. Trên thực tế, qua khảo sát lượng cá thả và cá tự nhiên ngư dân đánh bắt được trong những tháng đầu năm 2007, tuy thời gian thả mới có hai năm và số lượng còn hạn chế, nhưng đã góp phần tăng sản lượng rõ rệt. Bình quân, mỗi ngày ngư dân khai thác đạt từ 2,5 đến 3 tấn cá, quy ra khoảng hơn 900 tấn/năm, trong đó cá có giá trị kinh tế cao, chủ yếu là cá thả chiếm 30%.

Ðược biết, nhiều ngư dân rất đồng tình với chúng tôi về việc phải bảo vệ cho được các bãi cá đẻ, các biện pháp giữ gìn và gia tăng sản lượng cá trong hồ Dầu Tiếng. Cần có thời gian nghiêm cấm triệt để khai thác, ít nhất là hai tháng trong năm để cá sinh sản hoàn chỉnh, cung cấp cho hồ nguồn cá phong phú, liên tục. Hồ Dầu Tiếng có một số bãi cá đẻ cần bảo vệ nghiêm ngặt như khu vực suối Mật Cật, bến Tân Thành, các vùng đầu nguồn những con suối đổ vào hồ... Họ cũng mong muốn Nhà nước nghiêm trị những kẻ đánh bắt theo kiểu hủy diệt nguồn lợi thủy sản, nhằm giúp hàng nghìn ngư dân có cuộc sống ổn định lâu dài. Ngành thủy sản cũng cần chú ý bảo vệ, giữ gìn các bãi nghêu mới xuất hiện, quy định phương thức đánh bắt, vì đây là loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, không để người dân khai thác tự do như hiện nay. Thời gian gần đây, trong hồ Dầu Tiếng đã xuất hiện thêm nhiều loài mới như cá chốt sọc, cá măng, cá heo (lớn cỡ hai ngón tay, tên do ngư dân đặt) và số lượng ít cá nóc hổ, còn gọi là cá nóc béo, thịt rất ngon, nhưng không có độc tố như cá nóc biển. Ðiều này chứng tỏ môi trường, môi sinh khu vực hồ Dầu Tiếng đang dần được cải thiện, hứa hẹn phát triển nhiều chủng loại thủy sản ngày càng giá trị, đa dạng, góp phần đáng kể nâng cao đời sống người dân trong khu vực.

Văn Công Cảnh


Phát triển nghề nuôi cá tra ở TP Cần Thơ: Làm gì để khắc phục ô nhiễm môi trường nước?

Nguồn tin: CT, 20/7/2007
Ngày cập nhật: 21/7/2007

Theo thống kê của Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, toàn thành phố hiện có 1.067 ha mặt nước nuôi cá tra, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Phong trào nuôi cá tra tăng nhanh, theo kiểu tự phát đã kéo theo hệ quả là môi trường nước ở vùng nuôi thủy sản ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Thực trạng này đang đặt ra vấn đề: Quy hoạch vùng nuôi thủy sản hợp lý và sự hỗ trợ liên hoàn của cơ quan chức năng về phương pháp, kỹ thuật nuôi để bảo vệ môi trường nước.

LỢI BẤT CẬP HẠI

Theo Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, diện tích nuôi cá tra trong 6 tháng đầu năm tăng mạnh. Song, vấn đề đáng lo ngại là hầu hết các hộ nuôi cá tra không có ao lắng lọc trước khi xả nước thải ra sông rạch, không có diện tích chứa bùn đất khi sên vét ao nuôi. Nước thải, bùn trong ao nuôi thả trực tiếp ra sông rạch dẫn đến ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Hiện tại, ở TP Cần Thơ có trên 80% diện tích nuôi cá tra chưa chuyển mục đích sử dụng đất. Đặc biệt, ở các quận, huyện có đất bãi bồi ven sông Hậu, hiện tượng người dân tự đào ao nuôi cá tra đang diễn ra hết sức phức tạp. Việc làm này vi phạm qui hoạch vùng nuôi thủy sản của thành phố và không theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thủy sản về điều kiện sản xuất, kinh doanh thủy sản. Ông Nguyễn Minh Thông, Chi cục Phó Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, cho biết: “Hiện tượng này xảy ra do địa phương quản lý không chặt, để người dân tự tiện đào ao nuôi cá”.

Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh đã có gần 600 ha mặt ao nuôi cá tra, tăng trên 100 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quá trình nuôi, nhiều người đã cho cá ăn các loại thức ăn tươi tự chế; trực tiếp thải nước, bùn nạo vét ao ra sông, rạch,... khiến cho môi trường nước trên các sông, kinh, rạch ngày càng bị ô nhiễm đến mức báo động... Anh Nguyễn Văn Thành, ở xã Thới Thuận (một trong những địa phương có diện tích nuôi cá tra nhiều nhất ở huyện Thốt Nốt), cho biết: “Gia đình tôi và nhiều bà con trong xóm vẫn đang sử dụng nước dưới rạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, ngày càng có nhiều hộ nuôi cá bơm thải nước và bùn đáy ao xuống kinh, rạch làm cho nguồn nước ô nhiễm nặng, thậm chí có khi nước dưới sông bốc mùi hôi. Chúng tôi rất mong các ngành chức năng can thiệp, xử lý tình trạng này”.

Còn ông Lê Quang Minh, Trưởng Phòng Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ, nói: “Với tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm do nuôi cá tra như hiện nay, nếu các ngành chức năng không can thiệp thì khoảng 3 năm nữa người dân không còn nuôi được cá tra, vì nguồn nước đã bị ô nhiễm quá nặng”.

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Không chỉ ở Cần Thơ, mà một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL cũng rơi vào tình trạng nuôi cá tra không xử lý nước, chất thải làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên. Theo dự báo của Bộ Thủy sản, nếu nguồn nước tiếp tục bị ô nhiễm thì không những ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe người dân mà có thể xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Theo ông Lê Quang Minh, Trưởng Phòng Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ, ở từng quận, huyện có diện tích nuôi cá tra nên tổ chức kiểm tra thực tế và buộc người dân cam kết khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời, các địa phương nên yêu cầu các hộ nuôi cá liền kề nhau có thể liên kết lại để xây dựng ao xử lý nước thải, bùn đáy ao trước khi đổ ra sông, rạch. Còn ông Nguyễn Thanh Xuân, Bí thư Quận ủy Ô Môn, cho biết: “Trước mắt, chính quyền địa phương yêu cầu các hộ nuôi cá tra xây dựng cây nước để khai thác nguồn nước ngầm cho người dân xung quanh sử dụng. Nếu cần thiết, thành phố nên thành lập đội kiểm tra liên ngành về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản bảo vệ môi trường, đồng thời chỉ đạo các quận, huyện thường xuyên kiểm tra tình trạng này để có hướng xử lý kịp thời”. Cũng theo ông Xuân, thành phố nên xây dựng quỹ bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. Nguồn quỹ này do người nuôi thủy sản đóng góp và sẽ sử dụng cho việc khắc phục tình trạng ô nhiễn môi trường nước do nuôi trồng thủy sản gây ra.

Song song những giải pháp trên, một vấn đề lớn và cấp thiết đang được đặt ra là cần có những giải pháp căn cơ cho việc phát triển nghề nuôi thủy sản ở TP Cần Thơ và ĐBSCL trong nhiều năm tới. Tiến sĩ Trần Thanh Bé, Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL -Trường Đại học Cần Thơ, đưa ra giải pháp: Nhà nước nên kết hợp với các viện, trường hay các tổ chức khoa học để nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển thủy sản bền vững, tránh ô nhiễm môi trường nước. Trong đó, các viện, trường, tổ chức khoa học nghiên cứu, phân tích... xây dựng vùng nuôi thủy sản, đặc biệt cá tra theo đúng kỹ thuật nuôi bảo vệ môi trường. Dựa vào đề án này, Nhà nước qui định kỹ thuật nuôi bảo vệ môi trường và diện tích nuôi cho từng vùng. Những hộ nuôi sai qui định sẽ bị xử lý nghiêm.

Trong buổi làm việc bàn về giải pháp phát triển thủy sản và bảo vệ môi trường mới đây, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, đã yêu cầu các sở ngành tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng môi trường nuôi thủy sản và đề xuất đến UBND thành phố một số giải pháp xử lý. Tập trung xây dựng chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tra xuất khẩu theo định hướng đi sâu vào kỹ thuật nuôi quản lý bảo vệ môi trường nước. Mời các viện, trường tham gia đóng góp ý kiến cho chiến lược phát triển này và trình UBND thành phố xem xét, tổ chức triển khai. Đồng thời, ban hành văn bản mang tính pháp qui về nuôi trồng thủy sản bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tiến hành khảo sát thực tế, buộc người nuôi cá tra cam kết bảo vệ môi trường nước: Đối với người đã nuôi cá tra buộc cam kết khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong khoảng thời gian cụ thể. Những trường hợp nuôi mới phải thực hiện ngay những yêu cầu về bảo vệ môi trường...

Không thể vì lợi nhuận của nghề nuôi cá tra mà chúng ta bất chấp hậu quả là môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thiết nghĩ, các giải pháp khắc phục cần được thực hiện kịp thời, đồng bộ để trả lại môi trường nước trong lành để nghề nuôi cá tra phát triển đúng hướng, bền vững.

Ảnh: HÀ VĂN


Tận diệt cá đồng

Nguồn tin: KTSG, 19/7/2007
Ngày cập nhật: 20/7/2007

Mỗi người trong số họ có thể mang về nhà 5-10 ki lô gam cá một buổi, nhưng đổi lại là hàng tấn cá mà đời con, đời cháu họ sẽ không còn được hưởng. Họ là dân “xuyệt” điện, ngày đêm mải miết trên những cánh đồng, dùng xung điện để bắt cá.

Gần năm ki lô gam cá rô, sặt... quẫy tuyệt vọng trong cái xô lớn mà anh Nguyễn Văn Cường mang về đặt trước cửa nhà sau hơn bốn giờ đồng hồ băng đồng, “xuyệt” điện. Gần 12 giờ đêm, nhưng vẻ mặt anh vẫn còn tươi rói. “Thức đêm quen rồi. Có bữa đi tới 2 giờ sáng nữa”, anh cười.

Ở phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, mỗi ngày đêm có hàng chục người cùng ra đồng “xuyệt” điện như anh Cường. Những cánh đồng vừa gặt trơ gốc rạ, xâm xấp nước sau những cơn mưa là “bãi đáp” lý tưởng cho dân “xuyệt” điện. Hồi chiều, trời mưa lấp xấp. “Đêm nay chắc chắn có cá nhiều”, anh Cường chuẩn bị “đồ nghề” rồi rủ tôi tháp tùng, với điều kiện... không được chụp ảnh. Chỉ là hai cây vợt điện - sào tre nhỏ, mỗi đầu gắn một miếng vỉ sắt nhỏ có dây điện nối với một cái bình ắc quy loại 12 vôn, kèm theo là một cái biến thế nhỏ, một cái xô đựng cá... Trông không khác một nông dân ra đồng phun thuốc cho lúa. Nhưng thay vì bình thuốc trừ sâu sau lưng, anh đeo cái bình ắc quy, còn tay không cầm vòi phun thuốc mà cầm thứ vũ khí hủy diệt cá - vợt điện.

Cái biến thế nhỏ, có giá chỉ hơn một trăm ngàn đồng, nhưng tác dụng kinh khủng! Nó sẽ biến dòng điện từ bình ắc quy lên thành 220 vôn, đủ sức khiến những chú cá lóc trên ba ki lô gam cũng phải xuôi xị. Và hai cây vợt, một dẫn dây nóng, một truyền dây nguội hợp lại tạo thành dòng điện tàn sát cá.

Anh Cường cho biết, nếu ngâm vợt trong nước nhưng đứng cách khoảng nửa mét thì người cầm vợt chỉ cảm thấy tê tê chân, không hề hấn gì. Trên vợt, cũng đã gắn sẵn công tắc nhỏ, khi nào nhấn vào dòng điện mới phát ra, để người điều khiển chủ động. Nghe thì vậy, nhưng vẫn cảm thấy rờn rợn cả người. Thỉnh thoảng, lại nghe tin dân “xuyệt” ở Phụng Hiệp, Châu Thành A (Hậu Giang)... mất mạng vì chính cái vợt điện của mình. Nào là do dây bị sờn tróc, vô ý sờ vào, rồi do mê tìm chích theo đường cá chạy, vô tình tự chích mình...

Đêm xuống, cả cánh đồng đen xịt. Mưa vẫn rả rích. Mấy bờ vườn đã trở thành những khối đen âm u, nghiêng ngả trong gió, trông rợn tóc gáy. Anh Cường vẫn bước thoăn thoắt trên bờ ruộng, rồi lội ra giữa đồng. Cái đèn soi gắn trên trán cứ chiếu ngang, chiếu dọc. Hai cái vợt vừa “hợp lực” đặt xuống cạnh mấy gốc rạ xâm xấp nước, đã thấy mấy chú tép nhỏ nhảy nhổm lên mặt nước. “A! Cá rô”, anh Cường hân hoan sau khi nghe tiếng quẫy mạnh. Rồi chú cá rô lớn gần bằng nửa bàn tay đã được anh Cường nhanh nhảu dùng vợt hớt lên, đổ vào xô.

Ở vùng này đồng trống, chứ ở miệt xa như xã Trường Thành, huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ), mương ruộng chất đầy chà tre... dân “xuyệt” điện sẽ cải tiến để thích nghi với chuyện diệt cá hơn. Không phải mỗi người hai vợt mà chỉ một vợt, một chĩa. Gọi là chĩa, nhưng đầu thanh sắt không nhọn mà chỉ cần dài. Nó rất thích hợp để “xỉa” vào các đống chà, bụi rậm mà chiếc vợt gắn vỉ sắt không thể xen vào vì vướng víu. Những chú cá, tôm ẩn mình trong ấy, sâu cách mấy cũng phải ngoi lên.

Những mảnh mây đen ngòm tan dần, vài ánh sao đã le lói. “Cũng khá rồi”, anh Cường lầm thầm khi soi đèn vào cái xô xem thử. Nhìn những chú cá lóc, sặt, rô... đầy trứng trong xô của anh Cường mà xót. Cứ để vài tháng nữa, sẽ có hàng triệu, hàng chục triệu cá con ra đời, bơi lội đầy đồng. Rồi chúng lớn lên dần theo dòng nước đầy phù sa, tha hồ mà bắt. Thế mà... “Tới kỳ sinh sản, một con cá rô đồng có thể sinh ra 300.000 con, cá mè vinh: 60.000 trứng; tôm càng xanh: khoảng 300.000 ấu trùng...”- ông Lê Văn Tính, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Cần Thơ, cho biết.

“Cá không có trứng thì làm sao lên đồng mà bắt”, anh Cường trả lời thắc mắc của tôi. Số là, khi trời mưa, mặt ruộng đầy nước thì đêm đêm những chú cá này sẽ lóc lên ruộng tìm nơi đẻ. Vậy là làm mồi cho dân xuyệt điện.

Còn những chú cá, tép nhỏ cứ nhảy lao xao rồi bất động mỗi khi rà vợt xuống nước? “Không bao lâu sau là nó tỉnh rụi hà”, anh Cường nói rồi chỉ vào những chú cá đang quẫy đuôi... trong xô. Đó cũng là lời giải thích của nhiều dân “xuyệt” điện, để không thừa nhận rằng mình là kẻ vừa bắt vừa diệt! Theo ông Trần Chấn Bắc thuộc bộ môn Môi trường và Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Đại học Cần Thơ), cá đã bị ảnh hưởng bởi dòng điện như vậy, có sống được cũng giảm khả năng sinh sản hoặc tăng trọng rất chậm.

Thời xưa, dân đi soi bắt cá ban đêm chỉ hay dùng dao bén, chĩa hoặc nơm để bắt cá. Đèn soi thấy cá, cứ chặt, đâm mạnh hoặc chụp nơm rồi mò bắt. Bắt con nào “ăn” con đó, chẳng ảnh hưởng đến cả đàn như dân “xuyệt” điện bây giờ. Cá bây giờ đã khan hiếm dần, chẳng lớn kịp vì con người tàn sát, nay có xách nơm đi cả đêm cũng chẳng bắt được cá.

Anh Nguyễn Văn Hai, ở xã Trường Thành, nói bây giờ thấy dân “xuyệt” điện đi đầy đồng, bất kể đêm ngày. Ở huyện An Phú (An Giang), chúng tôi cũng đã bắt gặp hàng chục người vác cào lùng sục trên đồng vào mùa nước nổi. Thường vào mùa nước rút, những chú cá con sẽ từ đồng ruộng theo mương rạch thoát ra sông. Nay người ta bắt diệt từ nguồn, từ cá bố mẹ, liệu sông còn bao nhiêu cá?

Ông Nguyễn Văn Sáu, ở phường Ba Láng, quận Cái Răng (Cần Thơ), trước đây cũng là dân đi ghe cào điện trên sông, thừa nhận: “Khoảng năm năm trở về trước, mỗi đêm kiếm hàng trăm ki lô gam cá, tôm là chuyện thường. Còn bây giờ, sông rạch đầy rẫy ghe cào điện, cá cũng ít đi dần”.

Hồ Hùng


Huyện Cầu Ngang-Trà Vinh: Chỉ 40% hộ thu họach tôm có lãi

Nguồn tin: Người Lao Động, 18-07-2007
Ngày cập nhật: 19/7/2007

Theo TTXVN, trong số hơn 7.000 hộ thả nuôi tôm sú ở huyện Cầu Ngang - tỉnh Trà Vinh, hiện có gần 2.500 hộ đã thu hoạch xong tôm nuôi nhưng… chỉ có khoảng 40% số hộ thu được lãi và số hộ còn lại thì hoà vốn đến lỗ nặng do môi trường nước ở vùng nuôi tôm bị ô nhiễm nặng, người nuôi tôm thả tôm giống vào thời điểm không thích hợp

Hơn nữa, chất lượng con giống năm nay rất kém, nhưng việc quản lý nguồn tôm giống còn nhiều vấn đề bất cập, lượng giống thả nuôi đa phần không qua kiểm dịch...

B.T.L


Bến Tre: Hộ nông dân xuất khẩu 32 tấn cá

Nguồn tin: Người Lao Động, 19-07-2007
Ngày cập nhật: 19/7/2007

Bà Phan Thị Vân ở ấp Bình Thạnh 3, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại (Bến Tre), cho biết gia đình bà vừa xuất khẩu 32 tấn cá lóc bông sang Đài Loan. Tiêu chuẩn thu mua cá để phơi khô xuất khẩu phải đạt trọng lượng từ 1 kg/con trở lên với giá thu mua tại ao là 24.000 đồng/kg. Cá lóc bông dễ nuôi, chi phí thấp hơn nuôi cá tra và ít dịch bệnh. Hiện nay, nhu cầu thu mua cá lóc bông để phơi khô xuất khẩu rất lớn. Nông dân nuôi cá lóc bông có thể an tâm vì giá thu mua ít biến động; giá bán trong nước cũng khá cao, người chăn nuôi vẫn có lãi. Th.Thơ


Thủy sản, vẫn còn đó những nguy cơ

Nguồn tin: Vneconomy, 18/07/2007
Ngày cập nhật: 19/7/2007


Thạnh Phú trúng mùa tôm

Nguồn tin: Bến Tre, 18/07/2007
Ngày cập nhật: 19/7/2007

Niềm vui trúng mùa tôm ở hộ anh Huỳnh Kim Tưởng -ảnh: P.L.H.HVùng đất cuối cù lao Minh gồm các xã Mỹ An, An Thạnh, An Thuận, An Điền, An Qui, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Hải, Thạnh Phong, là vùng nuôi tôm sú quảng canh rộng lớn của huyện Thạnh Phú với diện tích trên 9.000ha. Vụ nuôi tôm đầu năm 2007, Thạnh Phú tiếp tục trúng mùa, trúng giá. Sau nuôi tôm sú quảng canh, hầu hết nông dân ở vùng nước lợ của huyện này đang chuyển sang nuôi tôm càng xanh.

Image

Nuôi quảng canh: Đầu tư ít, lời nhiều

Qua phà Cầu Ván, tôi đến xã Giao Thạnh, nơi hầu hết dân nuôi tôm sú quảng canh tại đây vừa trúng mùa, trúng giá. Tôi ra ấp 1 của xã GiaoThạnh, một ấp nằm giáp sông Cổ Chiên. Trước năm 1995, khi Giao Thạnh chưa triển khai dự án 1.000 ha nuôi tôm của Bộ Thủy sản (dự án thí điểm ở ĐBSCL lúc đó), tại ấp 1 và các ấp khác của xã đều là đất làm ruộng, đất hoang hóa, không có kênh cấp thoát nước như bây giờ. Đời sống của người dân ở đây rất nghèo, hệ thống giao thông nông thôn khó khăn, đường điện về đây cũng chưa có.

Thế nhưng, chỉ vài năm sau khi dự án 1.000 ha nuôi tôm được triển khai (lúc đó cũng đã gặp sự chống đối quyết liệt của nhiều hộ dân trong vùng dự án), đời sống kinh tế của hầu hết người dân ở đây đã bắt đầu đổi thay. Nhờ con tôm, nhiều ngôi nhà tường lần lượt mọc lên thay cho những ngôi nhà lá lụp xụp ngay sát bên đường dẫn vào ấp 1 trước đó. Về mặt xã hội, Giao Thạnh đã có hệ thống giao thông nông thôn khá hoàn chỉnh, đường điện về đến hết các thôn ấp. Từ một xã nghèo, Giao Thạnh vươn lên và hiện nay là xã có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất tại huyện Thạnh Phú.

Ông Nguyễn Văn Nguyên, Bí thư Chi bộ ấp 1, Trưởng ban quản lý vùng nuôi tôm ấp 1, Giao Thạnh, nói: “Không chỉ riêng ở ấp 1 của chúng tôi mà tại các ấp kế bên, các xã kế bên như An Nhơn, An Điền, Thạnh Hải, Thạnh Phong đều vừa trúng mùa tôm. Nhưng là nuôi tôm quảng canh chớ chẳng phải nuôi bán công nghiệp hay công nghiệp đâu nhá. Nuôi tôm công nghiệp chỉ mới bắt đầu vào vụ hồi đầu tháng 5/2007, còn nuôi quảng canh, người ta thả nuôi quanh năm suốt tháng, thu hoạch hết đợt này đến đợt kia.”

Kỹ sư Lâm Văn Hoàng, Phó phòng Thủy sản huyện Thạnh Phú cho biết bình quân mỗi hộ ở huyên Thạnh Phú nuôi tôm quảng canh với diện tích khoảng 2 ha, mỗi ha thả từ 20 -30.000 con giống và sau 4 tháng sẽ thu hoạch. Vụ nuôi tôm quảng canh đầu năm 2007 vừa thu hoạch (thả nuôi sau Tết Nguyên đán) đạt từ 250 – 300 kg/ha (35-50 con/kg) và rất hên là tôm trúng giá 90 -100.000 đồng/kg. Nhìn chung trên toàn huyện, nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm xen rừng có hiện tượng tôm chết do bị bệnh đốm trắng khi tôm nuôi được 35 -50 ngày tuổi. Tuy nhiên, tỉ lệ tôm chết trong ao nuôi không nhiều, diện tích có tôm chết rải rác nên mức độ thiệt hại không đáng kể. 6 tháng đầu năm 2007, chỉ riêng nuôi tôm quảng canh ước sản lượng thu hoạch đạt 1.760 tấn.

Lợi thế của nuôi tôm quảng canh là chi phí đầu tư không lớn, thức ăn được tận dụng từ thiên thiên, giá con giống thả nuôi thường rẻ phân nửa so con giống nuôi công nghiệp. Ví như hiện nay, trong khi con giống nuôi công nghiệp phải ngoài 50.000 đồng/thiên thì con giống nuôi quảng canh (thế hệ F2, F3) chỉ khoảng 20 – 25.000 đồng/thiên. Ông Nguyễn Văn Cang, một nông dân nuôi tôm quảng canh ở xã An Điền, chặt lưỡi: “Lớn thuyền, lớn sóng. Nuôi tôm công nghiệp mau phất nhưng cũng lắm rủi ro. Thực tế nhiều nơi cho thấy, giờ đây, môi trường nuôi tôm công nghiệp đã khó bền vững rồi!” Ông Cang tiếp lời: “Nuôi tôm quảng canh tuy thu hoạch lai rai nhưng chắc ăn, đó là chưa kể thu hoạch thêm nhiều các loại cá khác trong ao nuôi như cá đối, cá rô phi, cá chẽm và nhất là cua biển thả nuôi chung. Chỉ riêng cá, trong diện tích nuôi tôm quảng canh gần 3 ha của tôi, hàng năm tôi cũng kiếm thêm vài chục triệu đồng. Đặc biệt nuôi tôm quảng canh gần như không sử dụng hóa chất và nuôi được quanh năm suốt tháng.”

thăm hộ anh Huỳnh Kim Tưởng ở ấp 5 xã An Thạnh, niềm vui trúng tôm hiện rõ trên gương mặt sạm nắng của anh nông dân này, anh cho biết: “Gia đình tôi có 5 công đất (5.000 m2) nuôi tôm quảng canh, vừa thu hoạch trước phân nửa. Trong số diện tích vừa thu hoạch đó, tôi thả nuôi chỉ 30 thiên con giống nhưng lời khoảng 15 triệu đồng. Sau thu khi hoạch tôm sú, tôi sẽ chuyển sang nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa rồi đến tháng giêng năm sau, tiếp tục trở lại với nuôi quảng canh tôm sú. Những năm gần đây, tại An Thạnh và nhiều xã khác của huyện Thạnh Phú đều “quay vòng nuôi” như hộ chúng tôi.” Anh Kim Tưởng chỉ tay sang phía bên kia sông Băng Cung nói tiếp: “Ở bên Biện Lễ (xã Mỹ An), năm nay, người ta nuôi tôm sú quảng canh trúng đều trời”.

Khoảng 10 năm trước, hàng năm hộ của anh Kim Tưởng chỉ biết trông cậy vào vụ lúa mùa, mà lúa mùa ở đây năng suất không cũng cao, nên đời sống gia đình anh luôn chật vật, khó khăn.

Vượt sông Băng Cung, tôi đến Biện Lễ (xã Mỹ An), vùng đất nằm lọt thỏm bên con sông lớn Hàm Luông và cũng là nơi heo hút, trắc trở nhất của huyện Thạnh Phú. Niềm vui trúng mùa tôm tại Biện Lễ và Mỹ An nói chung đang là chuyện thời sự đối với nông dân ở xã vùng sâu này. Ông Nguyễn Văn Bá (Út Bá) nói giọng từ tốn: “Trên diện tích 1,5 ha mặt nước, tôi thả nuôi 100 thiên tôm sú giống và 2 thiên cua giống, thả nuôi hồi sau Tết Đinh Hợi. Mới đây, khi thu hoạch, tôi lời 65 triệu đồng từ tôm sú, 25 triệu đồng từ con cua ”.

Đến rạch Bà Hòa (xã Mỹ An), y sĩ Huỳnh Văn Định vui vẻ cho biết: “Tôi thả nuôi 100 thiên tôm giống trên diện tích 2,5ha, số tiền thu được từ tôm sú cũng trồm trèm như Út Bá. Sau nuôi quảng canh tôm sú, cũng giống như nhiều người ở Mỹ An, tôi chuyển sang nuôi tôm càng xanh.”

Tôm càng bơi vào…nước lợ

Mỹ Hưng là xã nằm sát bên xã Mỹ An, xã An Thạnh nhưng nơi đây thuộc vùng ngọt hóa của huyện Thạnh Phú. Tương tự ở Cà Mau, trước năm 2000, nhiều nông dân trong vùng ngọt hóa Mỹ Hưng đã tự ý bửa đê, dẫn nước mặn vào nuôi tôm sú nhưng giấc mơ “độc đắc” ấy đã không thành. Nhiều nông dân sau đó trắng tay. May thay, con tôm càng xanh đã kịp thời trở lại.

Bí thư xã Mỹ Hưng Trần Văn Hữu nhớ lại: “Sau khi nuôi tôm sú trong vùng ngọt hóa thất bại, bắt đầu từ năm 2003, dân Mỹ Hưng chuyển dần sang nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa. Do môi trường nuôi thích hợp, hầu hết các hộ nuôi tôm càng đều trúng. Đến năm 2004, diện tích nuôi tôm càng tại xã tăng lên trên 350 ha và hiện nay (2007) là trên 450 ha”.

Nông dân Lê Văn Chiến ở ấp Thạnh Hưng, Mỹ Hưng, nói về cách nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa của mình: “Nuôi tôm càng xanh khoảng 4 tháng là có thể thu hoạch. Tháng đầu, tôi cho tôm ăn thức ăn công nghiệp, từ tháng thứ hai trở đi, cho tôm ăn thức ăn gia súc nấu trộn với con ruốc. Ngoài ra, nơi chân nền cấy lúa còn là nguồn thức ăn dồi dào cho tôm và ngược lại, thức ăn cho tôm thải xuống ao đã tạo thành chất mùn giúp cây lúa phát triển nhanh, tươi tốt. Mặt khác, cây lúa tạo cho nước trong ruộng không quá nóng, là môi trường thích hợp giúp tôm càng chóng lớn”.

Liên tiếp trong 3 năm qua, với diện tích 1,5ha ruộng lúa của mình, hàng năm anh Chiến đều lời trên 50 triệu đồng từ con tôm càng.

Nhưng nuôi tôm càng xanh đâu chỉ ở vùng nước ngọt mà nó vẫn phát triển tốt trong môi trường nước có độ mặn từ 0 ‰ đến 12 ‰, tức những nơi trong năm có khoảng 6 – 7 tháng nước lợ như tại xã Mỹ An, An Thạnh, An Thuận, An Điền. Chính vì vậy, Thạnh Phú đã triển khai dự án nuôi tôm càng trong ruộng lúa tại các xã nói trên từ hơn năm qua, nâng diện tích nuôi tôm càng tại huyện hiện nay lên đến 2.400 ha. Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú Lê Văn Gặp cho biết: “Sau khi thu hoạch tôm sú của vùng tôm lúa và tôm quảng canh, những xã thuộc vùng nước lợ thả nuôi tôm càng xanh luân vụ với tôm sú, đạt kết quả khả quan. Đây là mô hình mà mới đây Sở Thủy sản Bến Tre đã tập huấn để nhân rộng cho các xã thuộc vùng nước lợ của huyện Ba Tri và Bình Đại”.

Điều đáng mừng khác là những năm gần đây xem ra tôm càng đã lấn sân tôm sú tại các nhà hàng, tiệc cưới. Ở đó, thực đơn đãi khách luôn có tôm càng như tôm càng luộc nước dừa xiêm, tôm càng nướng, tôm càng rang me,… món nào kể ra cũng hấp dẫn thực khách. Và, một điều khá bất ngờ là, giá tôm càng xanh vào đầu tháng 7-2007 lại vọt lên còn cao hơn năm ngoái. Một nông dân tại xã An Điền vừa thu hoạch tôm càng, ngồi thảnh thơi hớt tóc, nói với tôi là anh vừa bán tôm càng loại nhất với giá 170.000 đồng/kg. Có hôm, hút hàng, tôm càng lên tới 190.000 – 200.000 đồng/kg. Vậy thì, giá tôm càng đang “gác cạnh” hơn tôm sú rất nhiều”.

Nghe anh nói, tôi mừng thầm cho những nông dân đã mạnh dạn vào cuộc, tạo đường bơi cho con tôm càng lấn sâu về vùng nước lợ rộng lớn của một huyện biển vốn trước đây rất nghèo và đầy trăn trở trong bước đi lên của mình.

Phan Lữ Hoàng Hà


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang