• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Siết chặt quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu

Nguồn tin: SGGP, 09/07/2007
Ngày cập nhật: 9/7/2007


Tôm, cá "tươi rói": Hàn the nhường bước Urê!

Nguồn tin: TN, 09/07/2007
Ngày cập nhật: 9/7/2007


Cá tra tăng giá trở lại; 9-7, họp bàn giải pháp tiêu thụ cá tra

Nguồn tin: SGGP, 09/07/2007
Ngày cập nhật: 9/7/2007


Sinh sản thành công giống cá hô quý hiếm

Nguồn tin: TG, 7/7/2007
Ngày cập nhật: 8/7/2007

Vào những ngày đầu tháng 7/2007, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đã cho sinh sản thành công đợt thứ 05, giống cá hô trong môi trường nhân tạo. Cá bố mẹ sau 10 năm nuôi, đạt trọng lượng 20 - 25 kg sẽ cho sinh sản. Bình quân 01 kg cá cái có thể cho khoảng 40.000 trứng. Hiện nay, Trung tâm có khoảng 80 con cá bố mẹ trọng lượng 25 kg/con và gần 200 con cá hô hậu bị với trọng lượng từ 08 - 10 kg/con

Ngoài tự nhiên, cá hô chỉ có ở lưu vực sông Mê Kông. Riêng ở nước ta, cá thường xuất hiện ở Sông Vàm Nao thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang nhưng với số lượng rất hiếm. Cá lớn có thể đạt trọng lượng 70 đến 100 kg. Tuy nhiên, do bị khai thác triệt để nên giống cá này ngày càng trở nên cạn kiệt. Với quá trình nghiên cứu, từ năm 2005 đến nay, Trung tâm đã đạt kết quả cho cá hô sinh sản với tỷ lệ thành công ngày càng cao hơn. Quy trình này đang tiếp tục được nghiên cứu mở ra nhiều triển vọng cho việc khôi phục giống cá quý hiếm này ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Hữu Hạnh


Nuôi tôm … chạy

Nguồn tin: Bình Thuận, 06/07/2007
Ngày cập nhật: 8/7/2007

ông Trung kiểm tra trọng lượng tôm

Mấy năm trước đây, vùng cát Hồng Thắng- Hòa Thắng- Bắc Bình trúng tôm sú đến ngất ngây. Dân nuôi tôm đua nhau đào ao, san hồ. Thế rồi con tôm sú “phát bệnh” theo quy luật của nó. “Bàn thua” được “cứu” trên sân nhà khi những người nuôi tôm từ miệt Quảng Ngãi vào khám phá vùng cát đầy tiềm năng để tôm thẻ chân trắng phát triển.

Nuôi tôm...… chạy!

Phải mất hơn chục cây số đường sỏi ghồ ghề từ Bàu Trắng, chúng tôi mới đến được khu vực nuôi tôm của thôn Hồng Thắng. 20,8 ha với 66 ao nuôi của khoảng 35 hộ dân mà đa phần là người Quãng Ngãi, khu rừng tràm ven biển trở thành nơi trú nắng, trú mưa cho dân nuôi tôm. Giữa trưa, không khí vẫn hết sức khẩn trương, nhộn nhịp của tiếng người nói, tiếng động cơ xe, tiếng hàng quán và cả nhịp roi quen thuộc của những chiếc xe bò làm công việc vận chuyển tôm. Trước đây, vùng này được quy hoạch nuôi tôm sú cho dân địa phương. Nhưng rồi tôm sú phát bệnh đẩy dân nuôi tôm lao đao vì nợ. Thông tin hàng chục ao nuôi tôm sú của Hồng Thắng bỏ trống đến tai những người dân chuyên đi thuê ao nuôi tôm của Mộ Đức- Quãng Ngãi. Thế là bắt đầu từ giữa năm 2006, phong trào nuôi tôm của vùng này phục hồi. Nhưng không phải nuôi tôm sú nữa mà chuyển qua tôm thẻ chân trắng, con tôm theo những người dân Quãng Ngãi lần đầu tiên vào vùng đất này. Thống kê của xã Hòa Thắng thì trong 35 hộ nuôi tại khu vực Hồng Thắng có đến hơn 2/3 là dân ngoài tỉnh. Cũng do phải đi thuê hồ nuôi, lại phải đầu tư chi phí ban đầu như cải tạo hồ, mua sắm máy móc, thiết bị nên người nuôi tôm tranh thủ thời gian bằng mọi giá. Nuôi tôm chạy là câu trả lời đầu tiên của những người dân thuê ao. Ông Bùi Thiên Trung ở Đức Phong- Mộ Đức- Quảng Ngãi giải thích: vào Hòa Thắng từ giữa năm ngoái, tôi cùng rất nhiều người nữa thuê lại hồ để nuôi tôm thẻ. Với 2 ha diện tích mặt nước thuê trong 5 năm phải trả cho chủ 50 triệu đồng; lại phải mua máy sục khí, mua bạt trải, cải tạo lại hồ rồi các khoản khác hơn 50 triệu nữa thì quả là không nhỏ. Bởi vậy mà chuyện tranh thủ để lấy lại vốn là lẽ đương nhiên. Cách của ông Trung là lợi dụng thời gian nuôi ngắn, chỉ khoảng 3 tháng thu hoạch nên các hộ nuôi đã thả tôm với mật độ dày đặc. Mỗi sào được thả 20 vạn con giống, tức khoảng 200con/m2. Số lượng này với tôm sú là gấp 4-5 lần. Và thời gian cách ly để xử lý ao nuôi cũng không được quan tâm. Thay vì 2-3 tháng như khuyến cáo thì hộ nuôi chỉ để khoảng 10 ngày cho các công đoạn rồi lại tiếp tục thả giống mới. Do đó mà mỗi năm nuôi đến 3,2 vụ. May mắn là những vụ vừa rồi, tôm thẻ chưa có bệnh gì, lại lớn nhanh nên chỉ qua một năm nuôi, ông Trung đã tròm trèm lấy lại vốn. Các hộ khác như anh Long, ông Bảo, ông Thọ cũng hốt bạc từ tôm thẻ với mức thu của mỗi vụ hàng trăm triệu đồng. Có nhiều hộ ngỡ phá sản vì tôm sú như hộ ông Vệ giờ phất nhanh với tôm thẻ và lại tiếp tục phát triển hệ thống ao mới. Dân địa phương thì tiếc rẻ vì lỡ cho thuê ao với hợp đồng hẳn hoi. Nói vậy chứ cái cảnh quanh năm suốt tháng đi tứ xứ để kiếm ăn, ông Trung cũng thấy tủi cho người dân quê mình. Ông bảo trong số hộ nuôi tôm ở vùng cát này, có đến 95% là dân thôn Thạch Thanh của ông. Đi suốt vùng biển từ Quảng Ngãi vào đây, đất ở đây theo ông là nuôi tôm thẻ tốt nhất bởi mật độ nuôi thưa, chưa có yếu tố ô nhiễm môi trường. Có điều rất hồi hộp bởi những thông tin quy hoạch du lịch của địa phương. Mặc dù đã nuôi chạy, nuôi tranh thủ nhưng vẫn thấy lo nếu chẳng may 1-2 năm tới, vùng này sẽ dỡ lên để làm du lịch.

Liệu tôm thẻ có là bản sao của tôm sú!

Do tôm thẻ có thời gian nuôi ngắn, lại ít dịch bệnh; ao nuôi cũng đơn giản không cầu kỳ như tôm sú nên mang lại nguồn lợi tức thì. Chính vì vậy mà chỉ mới có 1 năm, nhưng hầu như ai đầu tư cũng lấy lại vốn và có lãi. Tuy nhiên, những người có trách nhiệm ở địa phương thì đang lo chuyện tôm thẻ trở lại là bản sao của tôm sú. Anh Mai Thành Lập, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Thắng cho biết: Chuyện thả tôm với mật độ dày, thời gian nuôi liên tục trong năm là hết sức nguy hiểm mà địa phương luôn nhắc nhở hộ nuôi. Thế nhưng vì hám lợi trước mắt, các hộ nuôi đã bất chấp mọi khuyến cáo của chính quyền. Hơn nữa, đầu ra cho tôm thẻ không ổn định, nhất là từ khoảng từ tháng 3 đến tháng 11 trùng với thời điểm thu hoạch rộ tôm thẻ của các nước Trung Quốc, Thái Lan, giá cả hết sức bấp bênh. Từ đó mà địa phương cảnh báo hộ nuôi chỉ nên tập trung phát triển trong thời điểm trái vụ, nhất là từ tháng 11 đến sau tết nhưng chẳng ai chịu nghe. Và điều gì đến đã đến khi từ đầu tháng 7, tôm thẻ trên vùng cát này bắt đầu phát bệnh. Loại bệnh đốm trắng lần đầu tiên thấy xuất hiện đã nhiễm trên 95% số tôm của 1,5 ha ao nuôi. Để gỡ vốn, hộ nuôi đành phải xuất bán với giá 9.000 đồng/kg, trọng lượng 500 con tôm/kg! Các hộ khác lo sợ lây bệnh cũng bán chạy với giá 36.000 đồng/kg, trọng lượng 135 con/kg thay vì đúng thời gian nuôi, tôm đạt 100 con/kg và có giá 55.000 đồng/kg. Những ngày gần đây, không biết do thị trường hay do lợi dụng tôm bệnh mà thương lái liên tục hạ giá tôm thịt, chỉ còn 35.000-38.000 đồng/kg. Trao đổi vấn đề này, ông Đinh Văn Ngự, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Bắc Bình hết sức bức xúc vì mật độ nuôi phản khoa học của hơn 3 vụ tôm trong năm. Chuyện tôm thẻ phát bệnh là không ngoài dự đoán vì vấn đề môi trường nước đã đến hồi cảnh báo. Ông Ngự cho biết, cán bộ phụ trách thủy sản của phòng phải trực tiếp xuống nhắc hộ nuôi hàng tuần nhưng chẳng ai quan tâm đến khuyến cáo. Do đó, nếu tôm thẻ có là nguyên bản của tôm sú thì hộ nuôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Có điều, thiệt hại sẽ không phải là nhỏ bởi hộ ít nhất cũng 3-5 sào, hộ nhiều thì 2-3 ha lại đầu tư khá lớn do con giống, thức ăn đều rất đắt. Mật độ nuôi lại dày đặc nên suốt cả ngày lẫn đêm phải sục khí liên tục. Thêm nữa, địa phương không khuyến khích phát triển tôm thẻ trên vùng cát này bởi toàn bộ khu vực này đã được quy hoạch cho du lịch cộng đồng. Và chủ trương của huyện là các hộ có đất trong vùng sẽ tự chuyển đổi hình thức kinh doanh cho phù hợp chứ không thực hiện thu hồi đất để đền bù như các vùng khác. Chính vì vậy mà hộ nuôi tôm phải tự cân nhắc khi đầu tư để tránh thiệt hại khi chỉ còn thời gian ngắn nữa thôi, toàn bộ vùng tôm này sẽ phải chuyển sang làm du lịch. Dù gì thì chuyện nuôi tôm… chạy vẫn đáng trách bởi hệ lụy của nó đã và đang xảy ra. Bài học từ tôm sú vẫn nóng hổi.

MINH HẰNG


Một mô hình nuôi tôm sú sạch bệnh thành công

Nguồn tin: BTre, 06/07/2007
Ngày cập nhật: 8/7/2007

Ông Lâm bên vuông tôm của mình

Đến với con tôm sú chỉ được vài vụ nuôi, nhưng ông Nguyễn Văn Lâm ở ấp Thạnh Lại, xã Bình Thạnh (huyện Thạnh Phú) rất “cừ” về quy trình kỹ thuật. Ông đã chế ra một loại thuốc bổ trộn vào thức ăn giúp tăng thêm sức đề kháng để tôm nuôi đủ khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết. Ông đã thành công qua nhiều vụ nuôi và thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Ông Lâm là một trong 19 nông dân của tỉnh được nhận bằng khen của Trung ương Hội nông dân Việt Nam tại hội nghị nông dân sản xuất kinh doanh giỏi lần IV-2007 của tỉnh Bến Tre.

Căn nhà ông ở rất bề thế và khá đầy đủ tiện nghi. Bước ra vài mét là vuông tôm được lắp đặt hệ thống quạt đang quay đều, nước tung trắng xoá để tạo sự sảng khoái cho tôm nuôi. Ông cùng người làm di chuyển từng bao thức ăn để chuẩn bị cho tôm ăn cử chiều. Người mồ hôi ướt đẫm nhưng ông Lâm vẫn hăng say với công việc. Tôi nói vui: “Điều kiện chú khá quá sau không thuê thêm người làm để nghỉ ngơi hưởng thụ?” Ông phản ứng nhanh: “Nghề nuôi này kiếm người làm đúng ý mình rất khó, trực tiếp tham gia làm nhưng cái gì cũng chỉ tụi nó mới biết, sao an tâm đứng năm ngón chỉ việc. Vả lại tôi là nông dân tiếp xúc thường xuyên công việc nặng đã quen, không lao động là trong người khó chịu.” “Trước tới giờ chú đã làm những nghề gì?”

Câu hỏi khiến ông Lâm trầm ngâm. Vùng đất Bình Thạnh nói riêng và Thạnh Phú nói chung ai cũng biết trước đây nghèo xơ xác. Mọi người phải vật lộn với miếng cơm manh áo nên làm thuê đa nghề. Nhà ông Lâm có 6 công đất, mỗi năm làm lúa chỉ một vụ, năng suất thu hoạch 8 giạ/công, nhưng lúc được lúc thất mùa. Có lẽ mua bán vật liệu xây dựng là công việc mà ông gắn bó thường xuyên và lâu dài nhất, cho đến bây giờ con ông vẫn tiếp tục làm. Nhà ông không thuận lợi để tập kết vật liệu xây dựng, cho nên trong huyện ai chuẩn bị xây dựng nhà mới thì ông liên hệ và dùng ghe chở về cung cấp. Chính công việc này đã giúp gia đình ông ổn định cuộc sống và có tiền tích lũy.

Ông Lâm bắt đầu gắn bó với con tôm sú từ năm 1998 nhưng chỉ dừng lại ở nuôi quảng canh. Ông nói: “Mang tiếng nuôi chứ mua tôm giống về ném xuống ao rồi phó thác, đâu có tập trung chăm sóc đến nước xổ cống phần lớn là cá, cua thiên nhiên, tôm nuôi còn lại rất ít.” Đến năm 2005, ông thuê thêm 15 công đất liền ranh để đào ao nuôi tôm sú công nghiệp. Vợ ông bàn với ông nên thuê kỹ sư về hỗ trợ kỹ thuật. Bởi chi phí đầu tư hàng trăm triệu đồng nếu thất bại xem như trắng tay. Nhắc đến đây ông đã bắt đầu thể hiện bức xúc: “Mình nông dân nên rất tinh tưởng kỹ sư. Từ ao nuôi đến thức ăn, xử lý các thứ đều làm theo ý ổng (ông kỹ sư – NV).” Mỗi tháng trả lương 1 triệu đồng bao ăn nghỉ và cả card điện thoại di động. Hàng ngày, nhìn ông kỹ sư sử dụng hoá chất để xử lý ao nuôi mà ông xót ruột. Tiền lao động kiếm được khá vất vả sao lại chi tiêu như lá cây vậy?. Ông đã thấm thía câu “đèn nhà ai nấy sáng”. Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, độ mặn, phèn mỗi nơi mỗi khác. Đằng này, ông kỹ sư cứ kê toa theo công thức sách vở mà bổ. Ông lôi cuốn sổ theo dõi còn lưu lại ra, trong sổ ghi: Vôi đánh xuống ao hàng tấn, 2 hồ nuôi lắp đặt 8 máy nổ, đã tiêu hao 6.800 lít dầu (giá 8.000 đồng/lít). Chính điều này đã thôi thúc ông Lâm tìm đọc sách và xem báo, nghe đài để tự trang bị kiến thức về kỹ thuật nuôi tôm.

Kết thúc vụ nuôi công nghiệp đầu tiên, ông Lâm thu được tổng số tiền là 557 triệu đồng nhưng trừ chi phí các khoảng chỉ còn 140 triệu đồng. Sang vụ nuôi tiếp theo, ông không hợp đồng với kỹ sư nữa mà tự nuôi. Ông trực tiếp phụ trách kỹ thuật, còn 2 lao động ông thuê hỗ trợ theo dõi máy nổ quạt nước và cho tôm ăn. Ông bắt tay ngay vào việc đều chỉnh lại các ao nuôi. Ông thu hẹp diện tích ao lắng lại và nâng diện tích ao nuôi lên 1,5 hécta.

Hàng ngày, ông Lâm đều theo dõi, đo đạt độ Ph, kiềm, canxi và cân đối lượng hoá chất xử lý. Ngay cả việc ăn, nghỉ của tôm ông cũng quan tâm. Mỗi ao nuôi đặt vài cái nhá để theo dõi. Ông cho biết, mỗi khi kéo nhá lên thấy phân không tròn trịa là tôm có dấu hiệu bị tiêu chảy hay phân tôm dài thành dây như có nhớt nhô lên mặt nước là dấu hiệu bệnh phân trắng, các hiện tượng như sâu đuôi, đứt râu cũng là biểu hiện không bình thường phải theo dõi trị bệnh cho tôm.

Và ngay vụ nuôi đầu tiên tự mình làm lấy, ông Lâm đã gặt hái hiệu quả khả quan: thu hoạch được 9 tấn tôm loại 40 con/kg, giá bán trung bình 90.000 đồng/kg, trừ tiền tôm giống, thức ăn cho tôm, và các chi phí khác, ông còn lãi hơn 600 triệu đồng.

Theo lời ông Lâm bộc bạch, việc ông thắng vụ nuôi không phải là may mắn. Trước khi quyết định không thuê kỹ sư ông đã lập ra cho mình một phương án, học hỏi kinh nghiệm, tham gia hội thảo, lắng nghe ý kiến của những người có thâm niên nuôi tôm. 3 ao nuôi được đặt tên rõ ràng và phân công việc cho từng người. Ngay cả đứa con rể đến phụ làm ông cũng trả lương sòng phẳng để tạo tinh thần trách nhiệm. Khi được hỏi kinh nghiệm riêng thì ông cười rất tươi: “Nếu nói bí quyết để trị bệnh đốm trắng thì tôi không dám khẳng định, nhưng cách làm của tôi đã hạn chế được bệnh đốm trắng ở tôm rất nhiều.”

Nói đến đây, ông dẫn tôi xuống thẳng nhà bếp. Ông bóc một nắm tỏi đã lột vỏ và rót dầu ăn từ trong chay ra cho vào cối xay thật mịn. Bếp ga được bật lên để khử tỏi đến vàng rồi cho vào cái nồi. Dầu ăn nổi lên phía trên được lấy ra hết, còn tỏi thì trộn lẫn vào thức ăn. Những hôm thời tiết lạnh, ông tăng cường tỏi trộn vào thức ăn. Ông suy luận: “Tôi nghĩ con người sử dụng tỏi liều lượng thích hợp sẽ ngừa được bệnh cúm, đặc biệt là khi trời lạnh. Tôm cũng thế. Với cách pha chế này, vụ nuôi vừa qua tôm không hề bị bệnh, giảm được lượng hoá chất xử lý.

Hiện nay, ông Lâm vẫn tiếp tục cho bài thuốc của mình vào thức ăn để tăng lực cho tôm. Tôm nuôi tăng trọng nhanh, chứng tỏ ông đang thành công.

Trần Quốc


Giá cá tra thịt tại huyện Chợ Lách giảm mạnh

Nguồn tin: BTre TV, 8/7/2007
Ngày cập nhật: 8/7/2007

Tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre - nơi có gần 200 ha mặt nước ao, hồ nuôi cá da trơn, giá cá nguyên liệu đang giảm mạnh từ hơn một tháng qua.

Đến đầu tháng 7/2007, các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long thu mua cá tra thịt trắng với giá chỉ hơn 11.000 đồng/kg, cá tra thịt vàng còn 10.200 đồng/kg, giảm từ 5 đến 7.000 đồng/kg so với đầu năm 2007. Cá tra rớt giá được dự báo từ khi các nhà máy trong khu vực tăng cường thu mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu, kéo theo việc nhiều người dân tự phát đào ao nuôi cá, dẫn đến lượng cá nguyên liệu tăng cao hơn nhiều lần so với lúc bình thường. Huyện Chợ Lách hiện có gần 200 ha mặt nước nuôi cá da trơn xuất khẩu. Trong năm 2007, tổng sản lượng ước đạt khoảng 60.000 tấn. Giới chuyên doanh ngành hàng này dự báo, giá cá tra nguyên liệu có thể phục hồi trở lại sau vài tháng nữa nếu thị trường xuất khẩu được mở rộng.


Bạc Liêu: Bắt giữ hơn 1,5 tấn tôm sú kém chất lượng

Nguồn tin: SGGP, 06/07/2007
Ngày cập nhật: 7/7/2007

Sáng 6-7, QLTT tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua tin báo của quần chúng, lực lượng quản lý thị trường tỉnh vừa tiến hành kiểm tra xe tải mang biển số 94L-6481 của DNTN Quốc Hải do ông Bùi Châu Quốc Hải (ấp 3, xã Phong Thạnh Đông A, Giá Rai) làm chủ đang chở tôm sú nguyên liệu từ Giá Rai đi Sóc Trăng.

Lực lượng làm nhiệm vụ đã phát hiện trên xe chở 14 phuy tôm nguyên liệu không hóa đơn, chứng từ và số tôm có dấu hiệu không đạt chất lượng. Kết quả kiểm tra cho thấy, lượng tôm không đạt chuẩn chất lượng với tỷ lệ 70%. Quản lý thị trường tỉnh đã ra quyết định tịch thu tang vật với khối lượng 1.065kg và phạt doanh nghiệp 15 triệu đồng.

Hiện nay, tình hình tôm sú kém chất lượng, bơm chích tạp chất vào tôm liên tục diễn ra ở ĐBSCL.

TRẦN MINH TRƯỜNG


Long An: Xử phạt các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng

Nguồn tin: SGGP, 06/07/2007
Ngày cập nhật: 7/7/2007

Sáng nay, 6-7, theo UBND huyện Cần Đước cho biết: Từ đầu vụ đến nay, ngành thủy sản đã liên tục cảnh báo về tác hại của tôm thẻ chân trắng, tuy nhiên nhiều hộ vẫn lén lút nuôi. Các ngành chức năng vừa phát hiện ông Đỗ Văn Tuấn, ấp 5, xã Tân Ân và bà Trần Thị Thạch, ấp Đông Nhất, xã Tân Chánh cùng 2 hộ ở TPHCM cố ý vận chuyển tôm thẻ chân trắng không có giấy kiểm dịch và không khai báo… bị huyện lập biên bản xử phạt 2 triệu đồng/hộ.

Song song đó, phát hiện 5 hộ ở xã Tân Ân và Tân Chánh lén lút nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép. Huyện Cần Đước xử phạt mỗi hộ nuôi 4 triệu đồng. Hiện tại, ngoài việc tăng cường kiểm soát thì huyện đề nghị bà con không vì lợi ích cá nhân mà nuôi tôm thẻ chân trắng làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi lâu dài.

HUỲNH LỢI


Phú Yên: Giá tôm hùm "rớt" thấp

Nguồn tin: Lao Động, 06/07/2007
Ngày cập nhật: 7/7/2007

Ngày 5.7, Sở Thuỷ sản Phú Yên cho biết, hiện người dân ở các vùng nuôi ven biển Vũng Rô (huyện Đông Hoà), Xuân Phương, Xuân Thịnh... (huyện Sông Cầu) đã thu hoạch tôm hùm chính vụ, với sản lượng được gần 300 tấn.

Tuy nhiên, giá tôm hùm hạ thấp, với loại 1 là 610.000 đồng/kg, loại 2 là 560.000 đồng/kg, giá mua xô 550.000 đồng/kg, giảm từ 90.000 - 110.000đ/kg so với cùng kỳ năm trước.

Một số tư thương trước tình hình tôm hùm chết hàng loạt đã mua ép giá, ép phẩm cấp, gây thiệt hại cho người nuôi.

Lưu Phong


Cá nước ngọt tăng từ 5.000-7.000đ/kg

Nguồn tin: Lao Động, 06/07/2007
Ngày cập nhật: 7/7/2007

Cá chép tăng từ 35.000đ lên 40.000đ/kg (loại từ 1kg trở lên), cá trắm trắng tăng từ 27.000đ lên 30.000đ/kg, cá quả tăng từ 65.000đ lên 75.000đ... Giá các loại tôm, cua, ốc, hến cũng tăng giá theo.

N.P


VASEP kiến nghị kiểm tra chặt việc nuôi, chế biến thủy sản

Nguồn tin: SGGP, 06/07/2007
Ngày cập nhật: 6/7/2007

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) vừa gửi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có biện pháp kiên quyết trong việc kiểm tra nghiêm ngặt chủ tàu, người nuôi, đại lý thu mua, bán hóa chất, thuốc thú y, các cơ sở chế biến thức ăn; đồng thời xử lý cá nhân và cơ sở cố tình sử dụng kháng sinh cấm; thu hồi giấy phép hành nghề cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cần xử lý nghiêm các chợ đầu mối, tụ điểm, cơ sở và cá nhân kinh doanh hóa chất kháng sinh thuộc danh mục cấm.

Đ.P.


Thủy sản VN gặp họa nếu mất thị trường Nhật

Nguồn tin: VNN, 05/07/2007
Ngày cập nhật: 6/7/2007


500 tỷ đồng cho công nghệ sinh học thủy sản

Nguồn tin: KTVN, 05/07/2007
Ngày cập nhật: 6/7/2007

Thủ tướng vừa phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020".

Theo đó, mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, đưa công nghệ sinh học thuỷ sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp công nghệ sinh học vừa và nhỏ, hoạt động có hiệu quả phục vụ tốt việc nuôi trồng, phòng trị bệnh và chế biến thủy sản.

Đồng thời, bảo đảm 100% nhu cầu giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực có chất lượng cao, sạch bệnh, phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau; sản lượng các đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực tăng 30% nhờ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản.

Về nguồn vốn cho việc thực hiện đề án, ngoài ngân sách Nhà nước, cần tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư khác từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, vốn kinh tế đối ngoại (ODA, FDI,...) và các nguồn vốn hợp tác quốc tế khác liên quan.

Tổng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của đề án trong 10 năm đầu dự kiến khoảng 500 tỷ đồng.

Thanh Vân


Bến Tre: Không cho đầu tư phát triển ao mới, bè nuôi cá tra trên sông và khu vực cập tuyến sông Ba Lai

Nguồn tin: BTre TV, 27/6/2007
Ngày cập nhật: 5/7/2007

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Tấn Khổng vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/2007 về việc tăng cường công tác quản lý nuôi cá tra thâm canh trên khu vực cập tuyến sông Ba Lai.

Nuôi cá tra thâm canh dọc theo tuyến sông, rạch chính đã đem lại lợi ích kinh tế cao cho người dân, góp phần tạo nguồn nguyên liệu chế biến và nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh. Tuy nhiên để kiểm soát tình trạng nuôi cá tra một cách ồ ạt gây ảnh hưởng đến môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai, UBND tỉnh Bến Tre chỉ thị, từ ngày 5/6/2007 không cho đầu tư phát triển mới ao, bè nuôi cá tra trên sông và khu vực cập tuyến sông Ba Lai, nhằm bảo vệ tốt môi trường nước hồ chứa Ba Lai. Theo đó, các trường hợp chủ đầu tư đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc thuê đất, hoặc liên doanh để đầu tư nuôi cá tra thâm canh trước ngày 5/6/2007, có giấy tờ hợp pháp, được chính quyền địa phương xác nhận, hoặc các trường hợp còn đang thi công đào ao nuôi dở dang thì chỉ được phép thi công trọn vẹn phần diện tích đã đầu tư, nhưng phải thiết kế hệ thống ao nuôi bao gồm: ao nuôi, ao hoặc khu vực chứa bùn, chất thải rắn theo quy định. Đối với các ao đang nuôi phải tiến hành thiết kế lại hệ thống ao theo đúng quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường, thời gian thực hiện đến hết ngày 31/12/2008. Chỉ thị cũng yêu cầu UBND các huyện Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành và Giồng Trôm tổ chức ngay đoàn kiểm tra, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm, đồng thời thống kê các cơ sở hiện đang nuôi, lập biên bản cam kết phải thiết kế lại hệ thống ao nuôi có xử lý nước thải theo đúng quy trình.


Bến Tre: Giá cá tra thịt tại huyện Chợ Lách giảm mạnh

Nguồn tin: BTre TV, 5/7/2007
Ngày cập nhật: 5/7/2007

Tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre - nơi có gần 200 ha mặt nước ao, hồ nuôi cá da trơn, giá cá nguyên liệu đang giảm mạnh từ hơn một tháng qua.

Đến đầu tháng 7/2007, các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long thu mua cá tra thịt trắng với giá chỉ hơn 11.000 đồng/kg, cá tra thịt vàng còn 10.200 đồng/kg, giảm từ 5 đến 7.000 đồng/kg so với đầu năm 2007. Cá tra rớt giá được dự báo từ khi các nhà máy trong khu vực tăng cường thu mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu, kéo theo việc nhiều người dân tự phát đào ao nuôi cá, dẫn đến lượng cá nguyên liệu tăng cao hơn nhiều lần so với lúc bình thường. Huyện Chợ Lách hiện có gần 200 ha mặt nước nuôi cá da trơn xuất khẩu. Trong năm 2007, tổng sản lượng ước đạt khoảng 60.000 tấn. Giới chuyên doanh ngành hàng này dự báo, giá cá tra nguyên liệu có thể phục hồi trở lại sau vài tháng nữa nếu thị trường xuất khẩu được mở rộng.


Kiên giang: Cá nuôi lồng bè ở xã đảo Sơn Hải chết hàng loạt

Nguồn tin: CT, 5/7/2007
Ngày cập nhật: 5/7/2007

Theo thông tin từ người nuôi cá lồng bè ở xã đảo Sơn Hải, huyện Kiên Lương (Kiên Giang): 14/39 lồng bè cá nuôi tại đây có hiện tượng cá chết hàng loạt. Trong số này, có đến 11 lồng bè có tỷ lệ cá chết lên đến 70% trong khi đang vào giai đoạn thu hoạch. Theo thống kê của địa phương, có khoảng 4.800 con cá các loại bị chết trong đợt này, chiếm hơn 2/3 tổng đàn cá nuôi lồng bè tại đây, thiệt hại về kinh tế trên nửa tỉ đồng.

Nguyên nhân ban đầu dẫn đến tình trạng cá nuôi lồng bè bị chết hàng loạt có khả năng do thủy triều đã đẩy các nguồn nước lợ, ô nhiễm đến vùng nuôi lồng bè. Ngành thủy sản Kiên Giang đang tiếp tục làm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này và có giải pháp đối với vùng nuôi.

THÀNH NGUYỄN


Những DN liên tiếp để dư lượng kháng sinh trong thủy sản có thể bị tạm ngưng xuất hàng qua Nhật; Miền Trung: Chưa phát hiện dư lượng kháng sinh trong tôm

Nguồn tin: SGGP, 05/07/2007
Ngày cập nhật: 5/7/2007


Kiểm soát dư lượng kháng sinh: Bế tắc?

Nguồn tin: VTV, 5/7/2007
Ngày cập nhật: 5/7/2007


Từ sự cảnh báo của Nhật Bản: "Tuyên chiến" với hàng thuỷ sản nhiễm hoá chất!

Nguồn tin: Lao Động, 04/07/2007
Ngày cập nhật: 4/7/2007


Thủy sản công bố “tình trạng khẩn cấp”

Nguồn tin: ND, 4/7/2007
Ngày cập nhật: 4/7/2007


Quảng Nam: Thu hoạch tôm nuôi vụ 1 - 2007 - Bội thu sau “cửa ải”

Nguồn tin: Fistenet, 4/7/2007
Ngày cập nhật: 4/7/2007

Người nuôi tôm nước lợ đã một phen hú vía khi giữa vụ 1, hiện tượng tôm sú chết hàng loạt xảy ra ở nhiều địa phương, khiến hơn 500ha tôm nuôi phải “thu hoạch sớm”. Rất may, nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên diện rộng đã được ngăn chặn. Số hồ nuôi vượt qua được “cửa ải” lại cho năng suất cao. Và ở thời điểm này, những cánh đồng tôm đang rộn ràng với mùa thu hoạch.

Đến nay, khoảng 2.000/2.500ha tôm nuôi vụ 1-2007 của cả tỉnh đã được thu hoạch. Ước tính năng suất bình quân hơn 1 tấn/ha. Đáng chú ý là tuy giống tôm thẻ chân trắng chưa được thả nuôi phổ biến, nhưng hơn 100ha hồ nuôi “ thử nghiệm” trong vụ 1-2007 đã cho năng suất rất cao. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát được triển khai nhiều nhất ở Núi Thành, Thăng Bình. Thả nuôi với mật độ dày, sử dụng nguồn nước sạch, thời gian sinh trưởng ngắn, ít dịch bệnh… đó là những lợi thế chủ yếu của mô hình này. Sản lượng thu hoạch của vụ đầu mùa tôm năm nay gần 13 tấn, (gấp 10 lần năng suất bình quân cả tỉnh) khiến nhiều người phải bất ngờ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các ngành chức năng, việc thả nuôi giống tôm thẻ chân trắng tràn lan sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường.

Năm nay, theo báo cáo của ngành thủy sản, việc thực hiện thả nuôi theo lịch thời vụ tại các địa phương tương đối tốt. Công tác kiểm dịch và phòng ngừa dịch bệnh cũng được chú trọng. Thế nhưng, ngay từ giữa vụ, hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt lại xảy ra. Nhiều hộ nuôi điêu đứng vì đến thời điểm bị bệnh, mức đầu tư vào ao nuôi khá lớn. Việc tiếp tục thả nuôi sau khi đã “thu hoạch sớm” trong vụ 1 là rất ít. Ông Phan Kim Nhựt, một người có tôm nuôi bị bệnh giữa vụ 1 cho biết: “Vì quá cận ngày thu hoạch vụ 1 nên không dám thả tôm trở lại sau khi tôm nuôi của tôi bị bệnh chết hàng loạt. Nếu thả nuôi trở lại, có lẽ kết quả sẽ không khả quan vì lúc đó những hồ nuôi xung quanh sẽ xả nước trong ao để dễ thu hoạch và xử lý nên môi trường nước dễ bị ô nhiễm”.

Hầu hết những ao nuôi đã vượt qua được “cửa ải” dịch bệnh vào giữa vụ đều cho năng suất cao. Nhiều hồ bội thu nhờ tỷ lệ hao hụt con giống thấp. Ông Nguyễn Văn Quí (thôn 3, Tam Tiến, Núi Thành) thả nuôi 2 sào trong vụ 1, cuối vụ đã thu được 3,5 tạ tôm thịt. Ông Quí phấn khởi nói: “Vùng này mấy năm nay dịch bệnh liên miên. Giữa vụ này tôi cũng lo canh cánh vì nghe tin tôm nuôi ở huyện Núi Thành lại xảy ra hiện tượng chết hàng loạt. Chừ thì khỏi lo rồi… mấy năm ni mới gặp được một vụ tôm trúng đậm”. Với 3,5 tạ tôm thịt vừa thu được, ông Quí ước tính trừ chi phí cũng thu lãi gần 20 triệu đồng. Cùng khu vực nuôi với ông Quí, nhiều chủ hồ thu được sản lượng gấp đôi mấy năm trước, trên cùng diện tích. Ở các địa phương như Thăng Bình, Hội An, Duy Xuyên… đến nay phần lớn diện tích tôm nuôi vụ 1 đã thu hoạch xong do xuống giống sớm hơn những nơi khác. Các mô hình nuôi tôm cộng đồng, nhờ làm tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh nên hầu hết tôm nuôi đều phát triển tốt. Tuy nhiên, theo phản ánh của bà con, việc kiểm dịch con giống trước khi thả nuôi chưa thật chặt chẽ vì các chủ trại tôm giống vẫn chưa hợp tác tích cực với ngành chức năng.

Tuy được mùa, nhưng giá tôm sú thịt đang trong xu hướng giảm dần. Từ đầu vụ, một kg tôm sú loại 40 con có giá 110 nghìn đồng, nhưng đến nay chỉ còn đến 90 nghìn đồng/kg tôm sú cùng chủng loại. Nhiều hộ sau khi thu hoạch đã chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp. Dự kiến sẽ có nhiều diện tích tôm thẻ chân trắng được thả vào vụ 2-2007 bởi điều kiện thời tiết phù hợp. Vì vậy, nguồn cung cấp con giống tôm thẻ chân trắng sẽ trở nên khan hiếm khi các trại giống nội tỉnh chưa cho sinh sản loại giống mới này.

(Báo Quảng Nam, 4/7/2007)


TT Khuyến ngư Bến Tre chuyển giao khoa học kỹ thuật

Nguồn tin: Bến Tre TV, 3/7/2007
Ngày cập nhật: 3/7/2007

6 tháng đầu năm 2007, Trung tâm khuyến ngư Bến Tre đã tổ chức 15 lớp tập huấn, hội thảo gồm: nuôi tôm sú, cá rô đồng, cua biển, cá mú ở Bình Đại, kỹ thuật nuôi cá sặc rằn ở Ba Tri, nuôi ếch ở Giồng Trôm. 8 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú ở Bình Đại, 3 lớp ở Ba Tri với tổng số 503 người tham dự

Qua các lớp tập huấn, hội thảo đã khuyến cáo được người nuôi tuân thủ lịch thời vụ, mùa vụ nuôi, nâng cao kiến thức kinh nghiệm trong việc xây dựng qui trình nuôi, chọn con giống, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao ý thức trong việc sử dụng hoá chất, kháng sinh và bảo vệ môi trường. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2007, trung tâm khuyến ngư Bến Tre sẽ tổ chức 45 lớp tập huấn, hội thảo cho các đối tượng thuỷ sản nuôi như tôm sú, tôm càng xanh, cá nước ngọt, cá mú, cua biển, ếch… 50 lớp tập huấn phối hợp với Sở thuỷ sản về phát triển cộng đồng của hợp phần SUDA 2007 thuộc dự án FSPS giai đoạn 2 ở Bến Tre.


Bến Tre quan trắc môi trường nuôi cá tra

Nguồn tin: Bến Tre TV, 3/7/2007
Ngày cập nhật: 3/7/2007

Từ tháng 5/2007, ngành thuỷ sản Bến Tre đã tiến hành thực hiện việc quan trắc môi trường vùng nuôi cá tra xuất khẩu ở 7 điểm: cồn Bần huyện Mỏ Cày, Tân Thiềng huyện Chợ Lách, Tiên Long, Phú Túc huyện Châu Thành, Châu Hưng huyện Bình Đại, Châu Bình, Sơn Phú huyện Giồng Trôm

Hàng tháng, quan trắc 2 lần bao gồm các chỉ tiêu về nhiệt độ, độ trong, pH. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, diện tích nuôi cá đang tăng nhanh nhưng phần lớn đều không có ao lắng, ao chứa chất thải. Ngành thuỷ sản khuyến cáo người dân nên xây dựng các công trình phụ trợ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chung. Thời gian qua, cá nuôi thường mắc bệnh như gan thận mũ, xuất huyết, ngành Thủy sản đã hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp dùng kháng sinh, thay nước, ổn định môi trường nên thiệt hại không đáng kể.


"Án treo" cho thủy sản Việt Nam

Nguồn tin: KTVN, 3/7/2007
Ngày cập nhật: 3/7/2007


Sông Cầu (Phú Yên): Chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm sú bền vững

Nguồn tin: Phú Yên, 1/7/2007
Ngày cập nhật: 3/7/2007

Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Phú Yên vừa tổ chức chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm theo hướng phát triển bền vững cho gần 40 hộ tại xã Xuân Lộc (huyện Sông Cầu). Người nuôi tôm được hướng dẫn những biện pháp xử lý nước thải ao nuôi bằng phương pháp sinh học, nuôi xen canh một số đối tượng thủy sản khác, cải tiến thiết kế trang trại nuôi tôm khép kín để ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh lây lan. Đồng thời, người nuôi tôm được hướng dẫn tham gia bảo vệ môi trường vùng nuôi. Được biết, đến nay huyện Sông Cầu đã có hai mô hình nuôi tôm sú theo phương pháp xử lý nước thải sinh học trên diện tích 1,65 ha.

THANH HIỀN


Sông Cầu (Phú yên): Hơn 100.000 con tôm hùm bị chết, thiệt hại hàng chục tỉ đồng

Nguồn tin: PY, 2/7/2007
Ngày cập nhật: 3/7/2007

Đến nay đã có hơn 100.000 con hùm nuôi ở vùng ven biển huyện Sông Cầu bị chết, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

Nguyên nhân tôm hùm chết là do dịch bệnh xuất hiện nhiều ở các vùng nuôi. Mặc dù ngành chức năng đã tiến hành điều tra, lấy mẫu xét nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa đưa ra biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Được biết, đến nay, người nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu đã thu hoạch được 290 tấn tôm thương phẩm, tương đương so với cùng thời điểm năm trước.

KIỀU BA


Thạnh Phú (Bến Tre) phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Nguồn tin: Btre, 02/07/2007
Ngày cập nhật: 3/7/2007

Thạnh Phú là huyện cù lao ven biển của Bến Tre, nằm giữa 2 nhánh sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông, toàn huyện có chiều dài bờ biển 25km. Hằng năm, lượng phù sa bồi đắp tạo ra hơn 1.500ha đất bãi triều cao có khả năng thích nghi với nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi. Hiện tại, nguồn lợi cá ở Thạnh Phú có 97 loài (qua nghiên cứu từ năm 1994 đến 2003 của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II), trong 97 loài cá thì có 24 loài đạt giá trị kinh tế cao, với 41 họ chia làm 3 nhóm có nguồn gốc từ biển. Đặc biệt, nguồn lợi tôm có 21 loài, với 6 họ, trong đó có 6 loài tôm có giá trị kinh tế cao thuộc loại tôm he.

Trong đất liền Thạnh Phú chia làm 3 vùng sinh thái rõ rệt (Vùng sinh thái bị nhiễm mặn quanh năm; Vùng sinh thái 6 tháng nhiễm mặn và 6 tháng ngọt; Vùng ngọt hóa). Việc quản lý khai thác biển ở huyện Thạnh Phú những năm qua và hiện nay, các ngành, các cấp của huyện đang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ, như thực hiện dự án Bảo vệ và phát triển khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú với quy mô 2.548ha, tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2005-2010 là 14 tỷ đồng, chuẩn bị đầu tư dự án đường Cồn Rừng dự kiến tổng vốn đầu tư 159 tỷ đồng, dự án cảng cá thuộc xã An Nhơn, dự án nâng cấp quốc lộ 57 đoạn từ thị trấn Thạnh Phú đến phà Cầu Ván, cùng với một số dự án nhỏ khác…nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, đẩy mạnh nuôi trồng khai thác thuỷ sản, từ đó lĩnh vực kinh tế biển nói riêng, KT – XH của huyện nói chung có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, do chưa khai thác tốt mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế biển, hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ về phát triển kinh tế biển chưa được quan tâm đầu tư đúng mức…nên kinh tế biển phát triển còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu đặt ra. Công tác tuyên truyền về biển chưa được chú trọng. Trình độ dân trí còn thấp, khả năng tiếp thu khoa học còn nhiều hạn chế, diện tích mặt nước biển chưa được khai thác tốt.

Theo Bí thư Huyện uỷ Lê Phong Hải, để quản lý khai thác hết tiềm năng kinh tế biển, chủ yếu là kinh tế thuỷ sản theo hướng ổn định và bền vững, trong giai đoạn đầu từ nay đến năm 2020, huyện Thạnh Phú sẽ tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục tiềm năng kinh tế biển, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ, công chức và nhân dân. Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế biển, gắn với đảm bảo an ninh – quốc phòng. Tiếp tục quản lý chặt chẽ và khai thác tốt nguồn lợi từ biển, bằng các giải pháp tổ chức củng cố các hợp tác xã thuỷ sản hoạt động có hiệu quả, nhằm quản lý tốt nguồn lợi con nghêu góp phần xóa đói giảm nghèo vùng ven biển, đồng thời rà soát quy hoạch lại vùng nuôi sò nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích mặt nước thả giống nuôi thuỷ sản đạt 12.049ha, tổng sản lượng nuôi ước tính 17.000tấn/năm, trong đó 90% phục vụ chế biến xuất khẩu. Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ, khai thác đem lại hiệu quả tiềm năng du lịch gắn với phát triển đô thị biển. Tập trung nghiên cứu triển khai các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ biển, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, tài nguyên biển và phòng tránh thiên tai. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển.

Hoàng Vũ


Quảng Nam: Cua đồng phá hoại lúa non

Nguồn tin: SGGP, 02/07/2007
Ngày cập nhật: 2/7/2007

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình... (Quảng Nam) xuất hiện dày đặc cua đồng (người dân địa phương gọi là rạm đồng) và cắn phá lúa non. Đặc biệt, tại một số vùng của huyện Điện Bàn, cua đồng xuất hiện với mật độ rất dày (từ 5-7 con/m2) và chỉ trong một đêm đã cắn phá hàng chục héc-ta lúa non vụ hè thu.

Trước tình trạng này, người dân đã tổ chức bắt cua đồng bằng phương pháp thủ công để bán với giá từ 10 đến 12 ngàn đồng/ kg. Có người, trong một ngày bắt được trên chục ký cua đồng, bán được trên 100 ngàn đồng.

Nguyễn Hùng


Người đầu tiên nuôi thành công tôm sú giống ở miền Bắc

Nguồn tin: TP, 17/06/2007
Ngày cập nhật: 2/7/2007

Chàng trai đó là Đỗ Quang Bốn (sinh năm 1971, tại xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, Thái Bình); Giám đốc doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản Phương Nam - một trong 75 nhà nông trẻ xuất sắc toàn quốc được nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2006.

Cũng như nhiều gia đình khác sống bám biển, hàng năm cứ đến vụ nuôi tôm sú, cua, cá... gia đình Đỗ Quang Bốn lại phải mua giống của các thương gia từ Trung Quốc.

Hàng năm, bà con ven biển Thái Bình phải nhập hàng 100 triệu con tôm sú giống, giá thành cao nhưng chất lượng không cao. Con giống đưa về nuôi thả thường phát triển chậm, chứa mầm bệnh. Có những đợt, nuôi một thời gian phát bệnh tôm chết hàng loạt.

Nhiều năm liền gia đình Bốn cùng nhiều chủ đầm tôm trong huyện Thái Thụy đã ném xuống biển hàng chục, hàng trăm triệu đồng vì mua phải giống kém chất lượng.

Lớn lên trong gia đình nhiều đời gắn bó nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, nhìn những đầm tôm bát ngát, Đỗ Quang Bốn trăn trở: “Tại sao lại không xây dựng trại sản xuất tôm sú và các giống thủy sản ngay trên quê hương để chủ động cung cấp con giống chất lượng, vừa hạ được giá thành, vừa kiểm soát được con giống, chủ động xử lý các dịch bệnh phát sinh?”.

Trại sản xuất tôm giống đầu tiên của miền Bắc

Được sự động viên của gia đình, người thân, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, đoàn thể, năm 2001, Đỗ Quang Bốn đã thuê 9.000m2 bãi bồi ven biển thuộc xã Thái Thượng, xây dựng Trại sản xuất tôm sú giống.

Khi Bốn bắt tay xây dựng trại giống thì miền Bắc chưa có cá nhân, doanh nghiệp, địa phương nào lai tạo cho tôm sú đẻ thành công.

Để nắm bắt kỹ thuật, thăm quan mô hình, trao đổi kinh nghiệm, Bốn đã rong ruổi đến nhiều cơ sở sản xuất tôm giống ở Trung Quốc; lặn lội đến các tỉnh miền Trung, miền Nam nước ta để học hỏi và rút kinh nghiệm từ các mô hình.

Sắp tới tôi phấn đấu cung cấp cho thị trường 30 triệu con giống tôm sú P15, 10 vạn con cá bớp, trên 10 vạn con cua biển, 8 vạn con tôm he Nhật Bản. Nếu thành công, với số lượng đạt 20 triệu con sẽ tăng thêm vụ nuôi tôm, tăng hiệu quả cho nghề nuôi trồng thủy hải sản trong vùng.

Bốn vào Trường Đại học Thủy sản Nha Trang “tầm sư học đạo”. Trước nhiệt tình và cầu thị của anh, các giảng viên của Trường Đại học Thủy sản Nha Trang đã nhận giúp đỡ tư vấn về kỹ thuật nuôi tôm sú giống.

Anh cử 5 công nhân cùng mình vào trường để học tập kinh nghiệm, nhất là cách khắc phục các yếu tố bất thuận về môi trường, khí hậu, độ mặn, độ PH....

Nguồn kiến thức khoa học cộng với kinh nghiệm kỹ thuật học tập được từ những chuyến đi thực tế và kinh nghiệm của gia đình, anh đã xây dựng thành công tại vùng biển Thái Bình trại tôm sú giống đầu tiên của miền Bắc .

Không thể kể hết những khó khăn về những tháng ngày xây dựng và nuôi thử tôm sú sinh sản, nhưng với sự quyết tâm cao độ kết quả đã không phụ công người.

Năm 2002 trại giống đã cho tôm sú đẻ thành công với số lượng 4,5 triệu con; năm 2003 là 10,5 triệu con; năm 2004 là 17 triệu con; năm 2005 trên 20 triệu con; năm 2006 tăng lên 25 triệu con.

Trong câu chuyện buồn vui về nuôi tôm sú giống, tôi rất ấn tượng về một câu chuyện của Đỗ Quang Bốn. Tất cả những mẹ tôm sau khi đã sinh nở từ 2 đến 3 lần thì đều được trả về biển cả.

Bốn kể, những đại gia nuôi tôm để đã truyền rằng, nếu ăn thịt tôm mẹ thì các chủ nuôi tôm khó bền, trước sau cũng thất bại. Đã đôi lần, tôm mẹ được Bốn thả lại được người dân bắt về bán cho Bốn, Bốn mua lại rối tiếp tục thả về biển.

Sản xuất thành công giống tôm he Nhật Bản, cá bớp và cua biển

Bốn tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật, công nghệ và mở rộng quy mô năng lực sản xuất của trại tôm giống.

Đặc biệt, năm 2004, Bốn mở rộng nhiều nghiên cứu, học tập kỹ thuật và sản xuất thành công giống tôm he Nhật Bản, với số lượng 2 triệu con P15, giống cá bớp nhân tạo 5.000 con.

Anh cũng đã triển khai nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cua biển và sản xuất được 100.000 con, tiếp nhận 7 vạn giống phục vụ cho phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trong huyện.

Cùng với việc nghiên cứu sản xuất các con giống thủy sản, Bốn đã đầu tư mô hình nuôi tôm công nghệ đạt năng suất trên 6 tấn/ ha/ năm, liên kết hướng dẫn kỹ thuật cho một số ngư dân của vùng Dự án chuyển đổi đất sản xuất lúa sang nuôi trồng thủy sản ở xã Thái Đô do Bộ Nông nghiệp & PTNT đầu tư.

Kết quả các ao nuôi đều cho năng suất từ 3,5 đến 5,5 tấn/ha, doanh thu đạt 220 đến 300 triệu đồng/ha.

Nhà nông trẻ xuất sắc

Từ 400 triệu đồng vốn trong đó khoảng 300 triệu đồng là vốn vay, đến năm 2006, trại tôm giống Phương Nam đã đầu tư trên 4 tỷ đồng để mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất tôm sú giống cùng một số con giống khác.

Từ đó doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng dần. Năm 2002, đạt 300 triệu đồng, năm 2003 đạt 550 triệu, năm 2004 đạt 800 triệu, năm 2006 đạt trên 1 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đã tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động có mức thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng, tạo việc làm thời vụ cho 30 lao động, có thu nhập đạt trên 500.000 đồng/ tháng.

Với những thành tích trên, doanh nghiệp tôm giống của Đỗ Quang Bốn đã được Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh tặng bằng khen.

Năm 2005, Đỗ Quang Bốn được tham dự Đại hội thi đua tỉnh Thái Bình, Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 5, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh biểu dương khen thưởng; năm 2006, Đỗ Quang Bốn vinh dự trở thành Nhà nông trẻ xuất sắc toàn quốc được TƯ Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của.

Lã Quý Hưng


Phú Xuân (Thừa Thiên-Huế): Cả xã trở thành... con nợ

Nguồn tin: VTV, 29/6/2007
Ngày cập nhật: 2/7/2007

Phú Xuân là xã nằm ven Phá Tam Giang. Lợi thế của vùng nước lợ rất phù hợp với việc phát triển nghề nuôi tôm sú tại đây. Đã có thời kỳ, Phú Xuân là một trong những xã có diện tích nuôi tôm lớn của tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng hiện nay, cả xã lại trở thành con nợ của ngân hàng khi tôm chết liên tục trong 4, 5 vụ vừa qua. Nguyên nhân là do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và sự thiếu qui hoạch của hệ thống nuôi tôm trên phá Tam Giang.

Những hồ nuôi tôm bị bỏ hoang là quang cảnh có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Chỉ cách đây một vài năm, nơi đây là vùng tập trung chuyên canh nuôi tôm lớn với gần 1000 hộ dân tham gia, tổng diện tích nuôi tôm sú lúc cao điểm lên đến 340 ha. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh đã góp phần tạo thu nhập, công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cho Phú Xuân. Nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày gang", hơn 2 năm qua, nghề nuôi tôm lại trở thành nỗi lo của người dân. 4, 5 vụ nuôi trồng tôm sú chết liên tiếp đã khiến phần lớn các hộ nuôi tôm ở Phú Xuân biến thành con nợ của ngân hàng.

Đến nay, toàn xã có khoảng 700 hộ nuôi tôm thiếu nợ ngân hàng với con số kỷ lục: trên 29 tỉ đồng. Trong đó, nhiều nhất là thôn Xuân Ổ, số người nợ từ 50 đến 100 triệu đồng là 30 hộ, gần 100 hộ khác nợ từ 40 - 50 triệu đồng.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt ở Phú Xuân được lý giải là do nguồn nước ở khu vực Cầu Long (vùng tiêu nước cho 3 xã Thủy Thanh, Phú Mỹ, Phú Hồ) bị ô nhiễm trầm trọng. Qua hơn 1 thập kỷ phát triển việc nuôi tôm hạ triều và nuôi chắn, phá Tam Giang phải hứng chịu hàng triệu mét khối nước thải. Tuy nhiên, hầu hết các xã ven đầm phá khi xây dựng hệ thống hồ nuôi tôm liền kề lại không chú ý đến việc xử lý mối nguy trên. Chính sự thiếu quy hoạch đồng bộ này đã khiến dịch bệnh ở vùng trên có thể lây lan xuống vùng dưới một cách dễ dàng.

Đến thời điểm này, giải pháp phòng chống dịch bệnh tôm và xử lý môi trường một cách đồng bộ vẫn chưa thể tìm ra. Trong khi đó, người dân Phú Xuân ngày ngày vẫn phải sống chung với nợ mà không biết kêu ai?

Phương Nam


Miền Trung: Thuỷ sản chết hàng loạt

Nguồn tin: VTV, 1/7/2007
Ngày cập nhật: 2/7/2007

Tại vùng biển miền Trung, sự cố tràn dầu đã tạm lắng. Tuy nhiên, ngay lúc này, khi mà tưởng như không còn đáng lo ngại về chuyện dầu tràn, thì vùng biển miền Trung lại chứng kiến những biểu hiện bất thường, hệ sinh thái có dấu hiệu thay đổi, nhiều lồng nuôi thuỷ sản chết hàng loạt.

Người dân miền biển hiểu biển hơn ai hết, nhưng lúc này cũng cho rằng, môi trường biển gần đây rất bất thường. Và đó cũng là lời giải thích từ phía những người nuôi tôm hùm trước mức thiệt hại hàng chục tỷ đồng do tôm hùm bị chết ở vùng biển Nam Trung bộ.

Đến lúc này, tôm hùm vẫn tiếp tục chết rải rác. Người nuôi tôm không thể biết đâu là cách xử lý hiệu quả, vì lẽ họ cũng chưa xác định rõ ràng, cụ thể ở từng vùng biển, tôm hùm chết vì nguyên do gì.

Mới đây, nhiều chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản đã đưa ra phán đoán rằng, rất có thể tính liên kết trong hệ sinh thái môi trường biển bị phá vỡ từ sự cố tràn dầu. Lượng dầu tràn vào bờ tính ở vùng biển Phú Yên, đến nay được thu gom lên đến 100 tấn, nhưng đây chỉ mới là vón dầu bị sóng đưa vào bờ. Trong khi đó, váng dầu trên biển xâm nhập vào các đầm vịnh không phải là không có, điều này chưa ai kiểm soát, kể cả những ngư dân. Trong khi đó, các đầm vịnh là nơi tập trung của nghề nuôi thuỷ sản.

Dù biết rằng, mỗi lồng bè thuỷ sản là cả khối tài sản lớn, nhưng chính những ngư dân cũng không thể can thiệp, bởi đối phó với tai biến môi trường không phải là việc đơn giản. Ngư dân hy vọng những đợt thuỷ triều sẽ làm giảm áp lực gây hại từ dầu tràn, nhưng không ai dám chắc. Chương trình quan trắc môi trường đã được Bộ Thuỷ sản triển khai, song đến nay vẫn chưa giám sát từ xa sự cố tràn dầu. Lời khuyên từ phía ngành thủy sản lúc này là: Di dời lồng bè ra khỏi vùng bị ô nhiễm.

Tấn Quýnh


Nguy cơ mất thị trường xuất khẩu thuỷ sản Nhật

Nguồn tin: VTV, 1/7/2007
Ngày cập nhật: 2/7/2007


Nhân giống thành công cá chạch lấu

Nguồn tin: SGGP, 30/06/2007
Ngày cập nhật: 1/7/2007

Sau thời gian tự tìm tòi nghiên cứu nuôi vỗ thành thục, vừa qua, thạc sĩ Phan Phương Loan - Bộ môn Thủy sản Trường Đại học An Giang đã cho nhân giống thành công cá chạch lấu. Đến nay, đàn cá đã được 3 tuần tuổi, đang phát triển rất tốt. Cá chạch lấu (cá chạch sông - Mastacembelus armatus) là loài cá có kích thước tương đối lớn, có giá trị kinh tế cao. Trên thị trường, 1kg cá chạch lấu có giá từ 180.000đ - 200.000đ. Lâu nay, do giá trị kinh tế cao, nguồn cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Trên cơ sở kết quả thành công ban đầu, Trường ĐH An Giang sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo để sớm giới thiệu đối tượng nuôi mới này cho người dân.

TRẦN MINH TRƯỜNG


Săn lùng cá “đại gia”

Nguồn tin: TT, 26/06/2007
Ngày cập nhật: 1/7/2007

- Với nhiều “đại gia” phía Bắc hiện nay, cá anh vũ đang là một đặc sản được săn lùng bởi đó là loài cá tiến vua ngày xưa, cực kỳ quí hiếm. Người ta đồn rằng từng có tay chơi bỏ ra 20 triệu đồng để biết mùi vị của cá.

Dọc các con đường, bờ sông ở TP Việt Trì, Phú Thọ, đâu đâu cũng thấy treo bảng “đặc sản cá”, “đặc sản cá anh vũ” và xe con từ khắp mọi nơi về đây để thưởng thức món ngon cực kỳ quí hiếm này.

Hình của cá anh vũ được dán “tiếp thị” khắp các nhà hàng. Một con cá anh vũ được các nhà hàng ra giá ít nhất từ 700.000, 800.000 đến 1 triệu đồng/kg và thường phải đặt trước cả tháng may ra mới có.

Nhưng cũng phải khách quen và là các “đại gia” có máu mặt may ra mới có hàng. Khách vãng lai bao giờ cũng sẽ nhận được câu trả lời lịch sự của chủ quán là “hàng vừa mới hết ạ”.

Tuy nhiên, một chủ nhà hàng thừa nhận khoảng chục năm nay họ không thu mua được bất kỳ con cá anh vũ nào nên chủ yếu chỉ phục vụ khách cá lăng, cá chiên là chính. Còn khách muốn thưởng thức cá anh vũ xin mời... xem ảnh được treo trên tường.

Huyền thoại về loài cá tiến vua

Làng chài Châu Hạ, phường Bạch Hạc, TP Việt Trì nằm ngay cửa sông Lô, nơi có hàng trăm gia đình làm nghề chài lưới.

Ông Nguyễn Bá Lưu, một ngư dân kỳ cựu, gia đình đã hơn chục đời làm nghề chài lưới ở ngã ba sông Bạch Hạc, cho biết mãi đến những năm sau này, thế hệ cha của ông, cá anh vũ cũng vẫn chỉ là đặc sản dành cho vua chúa, những người có quyền có chức...

Ông nói người ta thường chỉ đánh bắt được cá anh vũ vào thời điểm từ tháng mười đến tháng ba năm sau. Khi luồng nước trong vắt chảy xiết, thời tiết se lạnh thì cá anh vũ sẽ từ trong các hang ra kiếm ăn rất nhiều. Thức ăn của chúng là loài rêu, tảo bám trên các mỏm đá trơn trượt.

Muốn bắt được cá anh vũ người ta phải dùng một cách duy nhất là đánh cụp. Cụp là loại rọ đặc biệt chuyên dùng riêng để thả sâu xuống lòng sông và đòi hỏi người thả phải có tay nghề mới có thể lặn xuống dòng nước sâu bắt được cá.

Vào mùa lạnh, mùa cá anh vũ ra kiếm ăn, nhiều ngư dân phải uống nước mắm, nín thở mà lặn thả cụp, mò cá.

Sau này, người ta nghĩ ra thêm nhiều cách khác để bắt cá như lặn xuống đáy sông, chui vào các hang động dùng xiên, vợt kích điện hoặc dùng cả cung tên bắn cá. Có nhiều nhóm ngư dân còn dùng cách nổ mìn để đánh bắt. Nhưng dù bằng cách nào thì số người bắt được cá này một vài lần vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Đã nhân giống thành công

Cá anh vũ có tên khoa học là Semilabeo obscurus, là loài cá cực kỳ quí hiếm, nằm trong nhóm bốn loài cá quí ở sông Hồng có nguy cơ tuyệt chủng, cùng với cá lăng chấm, cá chiên, cá bỗng, thuộc danh mục cấm xuất khẩu và 21 loài thủy sản bị cấm khai thác vô thời hạn theo danh sách của Bộ Thủy sản.

Theo nhiều giai thoại và các tài liệu từ xa xưa lưu truyền lại, cá anh vũ đã có từ hơn 4.000 năm trước và chỉ sống ở một nơi duy nhất là khu vực ngã ba sông Bạch Hạc - nơi ba con sông lớn gặp nhau là sông Lô, sông Thao và sông Đà ở TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Thịt loài cá này được xem là ngon hơn bất kỳ loài cá nào khác và cực kỳ quí hiếm, chỉ được dùng để tiến vua, còn thường dân mà dùng coi như phạm thượng.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Thủy sản) đang nghiên cứu và bước đầu đã thử nghiệm sinh sản nhân tạo thành công loài cá này.

Theo lời ông Lưu, những năm 1920 - 1960, ngư dân bắt được cá anh vũ nhiều nhất. Trong suốt mấy chục năm chài lưới, bản thân ông từng bắt được hơn chục con cá anh vũ. Mỗi con cá chỉ nặng hơn 1kg, con lớn nhất cũng chỉ nặng hơn 3kg. Bắt được con cá này mà đem thả vào nước không sạch vài giờ sau sẽ chết ngay.

Ông Lưu bảo cả cuộc đời mình ông từng thưởng thức được hương vị thịt cá anh vũ một lần. “Tiếc đứt ruột vì tiền nhưng lần đó tôi và gia đình đã quyết định ăn thử một lần để sau này có chết cũng không hối tiếc”.

Cá anh vũ cũng chỉ có một cách chế biến ngon nhất là hấp. Khi hấp không cần gia vị vì sẽ làm mất đi mùi thơm của con cá. Vi, vẩy cá mềm và rất giòn, ruột cá nhỏ như sợi chỉ, dài cả mét và ăn rất ngon. Cá ngon nhất là khối sụn môi như cái mõm lợn. Sụn rất giòn, thơm và tương truyền chữa được rất nhiều bệnh.

Sốt cá “đại gia”

Mấy năm gần đây, trong khi loài cá tiến vua này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và đi vào truyền thuyết thì lại đang có một “cơn sốt” săn lùng chúng rầm rộ để phục vụ nhu cầu tìm món lạ của các “đại gia” khắp nơi. Dân buôn cá thịt ở Việt Trì đặt cho cá anh vũ thêm một biệt danh mới: cá “đại gia”.

Chủ một nhà hàng đặc sản cá anh vũ ở ngã ba sông Bạch Hạc cho biết có nhiều “đại gia” ở Hà Nội gọi điện đặt hàng ông đòi thu gom tất cả cá anh vũ. Họ trả giá đến 3-4 triệu đồng/kg và sẵn sàng cho xe đến lấy cá ngay dù đêm hay ngày.

Mới đây, một “đại gia” ở TP.HCM bay ra Bắc, đến Việt Trì tìm cho được một con cá anh vũ để thưởng thức. Nghe đâu có một chủ quán hét giá đến 20 triệu đồng một con cá nặng gần 3kg nhưng “đại gia” này vẫn đồng ý mua ngay vì muốn biết loài cá cực kỳ quí này “nó như thế nào”.

Đầu bếp của một nhà hàng ở Bạch Hạc tiết lộ: số khách hàng may mắn được thưởng thức cá anh vũ thật cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, bởi người ta “treo bảng cá anh vũ, bán cá dầm xanh” - một loài cá anh em với cá anh vũ.

Chỉ khác nhau là anh vũ thì đuôi, vây có ánh đỏ, còn dầm xanh có ánh xanh nhiều hơn. Cá anh vũ quí hiếm hơn rất nhiều bởi giá trị dinh dưỡng, vị ngon và mức độ khan hiếm, còn cá dầm xanh vẫn có khá nhiều ở các con sông.

Khách cũng mãn nguyện với món “tiến vua” được thưởng thức mà không biết mình vừa bị gạt vì làm sao biết chính xác được hình thù thật sự của loài cá này như thế nào.

Ông Nguyễn Bá Lưu nói: trước cơn sốt của loài cá “đại gia” hiện nay, để tạo thương hiệu cho nhà hàng mình, nhiều chủ nhà hàng đã sẵn sàng trả tiền công khá cao để mời ông ra đứng thuyết minh cho khách về cách đánh bắt cũng như kể các giai thoại về loài cá quí hiếm này trong lúc khách thưởng thức cá... dầm xanh. “Tôi không nhận lời vì không muốn lừa người khác làm gì” - ông bảo.

Chỉ tay về khu vực ngã ba sông, tàu bè đang qua lại, ông Nguyễn Văn Lãi, một ngư dân, nói ít ai biết được dưới đáy sông kia vẫn có mấy chục con người đang ngụp lặn trong dòng nước xoáy hi vọng tìm được một con cá anh vũ còn sót lại trong hang hốc nào đó. Theo ông, với “cơn sốt” cá tiến vua như thế này thì “những con cá anh vũ cuối cùng rồi cũng sẽ biến mất”.

VŨ BÌNH - QUỐC HỘI


Tan dần "cơn lốc" cá

Nguồn tin: KTSG, 26/6/2007
Ngày cập nhật: 1/7/2007

Mấy tháng qua, phong trào nuôi cá tra ở ĐBSCL được ví như cơn lốc vì ngay cả người từ TPHCM... cũng đổ về vùng này ào ạt đào ao thả cá. Nay giá cá tuột dốc, nhiều người nuôi chết sững vì lỗ.

Đầu tuần này, giá mua cá tra loại I chỉ còn khoảng 11.500-12.000 đồng/ki lô gam, giảm khoảng 6.000 đồng/ki lô gam so với ba tháng trước. Trong khi đó, giá thành một ki lô gam cá nuôi ở vụ này đã từ 13.000-14.000 đồng. Dù không ít người đã nghĩ đến thời điểm đi xuống của chu kỳ, nhưng không ai ngờ nó lại diễn ra mau đến vậy. Giá cá hạ thê thảm, có hộ kêu bán hơn hai tuần vẫn chưa bán được, dù trước đó đã ký hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp chế biến.

Hiện nay, nhiều ao cá đến độ thu hoạch nên nỗi lo của người nuôi càng lớn. Điều ngẫu nhiên là từ khoảng một tháng nay, các nhà máy giảm mua dần khiến một số người nuôi bán tín bán nghi, cho rằng các nhà máy bắt tay nhau ép giá bởi chỉ bốn tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam xuất đến 113.736 tấn sản phẩm từ cá! Ngoài ra, những tháng qua, một vài nhà máy chế biến mới vẫn tiếp tục ra đời và sắp tới tại tỉnh Hậu Giang còn có thêm nhà máy chế biến công suất 700 tấn/ngày của một “đại gia” ngành thủy sản Việt Nam là Công ty cổ phần Thủy hải sản Minh Phú (Cà Mau)...

Doanh nghiệp cũng lo như người nuôi!

Những ngày gần đây, mỗi ngày Công ty Nam Việt chỉ mua vào khoảng 500 tấn cá nguyên liệu, trong khi khả năng tiêu thụ tối đa lên tới 750 tấn/ngày. Đây cũng là tình hình chung tại nhiều nhà máy khác ở ĐBSCL.

Từ quí 4-2006, Cục Kiểm dịch động, thực vật (VPSS) của Nga đã áp dụng chính sách mới để kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm, trong đó có gạo và thủy sản của Việt Nam. Nhằm giữ thị trường Nga, Bộ Thủy sản Việt Nam đã mời đoàn của VPSS sang kiểm tra tại các doanh nghiệp từ ngày 11 đến 28-3-2007. Sau đó phía VPSS hồi âm bằng một thư thông báo, rằng chỉ chấp nhận một phần trong số 27 doanh nghiệp đã kiểm tra nhưng lại không đề cập rõ doanh nghiệp nào đạt và không đạt yêu cầu... Theo thống kê của Bộ Thủy sản, đã có tới 236 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu vào Nga, trong đó có 70 doanh nghiệp đang có hợp đồng xuất. Việc VPSS chỉ chấp nhận một phần trong số 27 doanh nghiệp đã kiểm tra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ xuất khẩu nhiều loại thủy sản, trong đó có cá da trơn.

Và nỗi lo mất thị trường Nga cũng thành hiện thực khi từ đầu tháng 5-2007 Nga đã ngưng hẳn việc nhập khẩu cá da trơn Việt Nam, sau khi thông báo một số lô hàng của Việt Nam không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo Cục Quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm (NAFIQAVED) thuộc Bộ Thủy sản, chỉ có bốn lô hàng thủy sản được cấp chứng thư để xuất sang Nga trong tháng 5.

Như vậy, giá cá tụt giảm trong thời gian gần đây phần lớn do ảnh hưởng từ thị trường Nga - nơi mà năm 2006 đã nhập khẩu 58.705 tấn thủy sản (chủ yếu là cá da trơn và cá khô) trị giá hơn 126 triệu đô la Mỹ từ Việt Nam (tăng 347% so năm 2005). Như tại Công ty Nam Việt, thị trường Nga trước đây chiếm đến 60% thị phần, nay phải bươn chải tìm nhiều thị trường mới để đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Và điều quan trọng nhất là theo quy luật, vào thời điểm này hàng năm thì giá cá đều có khuynh hướng giảm, do nhiều nước giảm nhu cầu tiêu thụ bởi đang vào dịp nghỉ hè. Đến khoảng tháng 9, nhiều nước ở châu Âu mới rục rịch tăng số lượng nhập khẩu, chuẩn bị tiêu thụ dịp Giáng sinh...

“Trong lúc chờ giải quyết chuyện thị trường Nga, nhiều nông dân đã nóng ruột và đổ xô bán cá, cũng tạo nên sức ép khiến giá cá tụt giảm”, ông Bửu Huy, Phó giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, phân tích thêm.

Hệ quả từ cơn lốc!

Việc Nga tạm ngưng nhập cá da trơn và một số thị trường khác tiếp tục cảnh báo về tình trạng hàng thủy sản Việt Nam bị nhiễm dư lượng kháng sinh là điều đã được cảnh báo từ rất lâu nhưng vẫn chưa giải quyết rốt ráo được. Theo NAFIQAVED, riêng trong tháng 5-2007, vẫn có một lô cá đông lạnh xuất sang Nga bị cảnh báo nhiễm vi sinh; 11 lô hàng, phần lớn là tôm, của chín doanh nghiệp bị cảnh báo nhiễm kháng sinh tại thị trường Nhật...

Ngay hồi đầu năm 2007, khi nhiều doanh nghiệp đua nhau mua cá để xuất theo các hợp đồng đã gần sát hạn giao hàng (dẫn đến giá cá tăng dần và cơn lốc nuôi cá bắt đầu), không ít người đã lo lắng về khâu an toàn thực phẩm có thể bị ngó lơ. Và thực tế đúng như vậy.

Hiện tại, Bộ Thủy sản và NAFIQAVED đang nỗ lực làm việc với phía Nga, đề nghị được thông báo rõ các quy định về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra... để các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng thực hiện, hy vọng khôi phục lại thị trường tiềm năng này.

Nhưng điều hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam lo lắng, là thời gian qua nhiều người nuôi cá đã quá đà trong việc sử dụng một số thuốc tăng trưởng. Chỉ vì muốn thu hoạch càng nhanh càng tốt mà họ đang tự làm giảm chất lượng cá. Theo một số doanh nghiệp, đã có lời phàn nàn về thịt cá bở, giảm mùi vị... từ một số nhà nhập khẩu châu Âu, mà theo đánh giá ban đầu là do chính thuốc tăng trưởng!

Hồ Hùng


Bình Định: Nhiều diện tích cua nuôi bị dịch bệnh

Nguồn tin: BĐ, 28/6/2007
Ngày cập nhật: 1/7/2007

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Trạm Kiểm dịch thú y - thủy sản huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết, thời gian gần đây nhiều diện tích cua nuôi tại các xã khu Đông của huyện bị dịch bệnh chết nhiều, gây thiệt hại nặng cho ngư dân. Trong vụ nuôi này, các xã khu Đông đã thả nuôi cua với diện tích 575,4 ha kết hợp với nuôi tôm, cá; tuy nhiên đến nay hầu như toàn bộ diện tích trên đều bị dịch.

Nguyên nhân làm cua chết hiện vẫn chưa xác định được vì con cua là đối tượng nuôi mới được người dân khai thác từ nguồn tự nhiên đưa vào hồ nuôi xen nhằm tăng thêm hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, đơn vị đã tiến hành lấy mẫu cua chết gởi Phân viện Thú y thủy sản Nha Trang xét nghiệm để biết rõ nguyên nhân.

N. Hân


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang