• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Tái diễn “cuộc chiến” cá tra, cá ba sa - Người nuôi “trả đũa” DN

Nguồn tin: NLĐ, 28/2/2007
Ngày cập nhật: 28/2/2007

Chưa bao giờ con cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL có giá như hiện nay. Nhiều nơi đã bán được giá 17.200 đồng/kg, lãi hơn 5.000 đồng/kg. Cả doanh nghiệp và người nuôi đã bước vào “cuộc chiến” săn tìm cá...

Những ngày cuối tháng 2, rảo quanh khắp các vùng nuôi thủy sản ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang..., đâu đâu người ta cũng bàn tán rôm rả chuyện con cá tra, cá ba sa bỗng nhiên trở thành... “của quý”. Thậm chí không ít người còn tơ tưởng đến chuyện rồi mai đây loài cá da trơn này sẽ... đẻ ra vàng! Vì đâu mà có chuyện này?

Người nuôi “trả đũa” DN

Các doanh nghiệp (DN) chế biến cá phi lê xuất khẩu như đang ngồi trên đống lửa. Nhiều DN buộc phải truy lùng nguyên liệu vì hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài thì khó thể thay đổi. Từ đó, DN tranh nhau mua cá với giá cao là chuyện thường ngày mà các DN chế biến thủy sản ở ĐBSCL đang làm. Thậm chí, nhiều DN thuộc hàng đại gia còn hào phóng ra giá trên trời và đặt trước tiền cọc 30% cho chủ ao bè để mua cho bằng được cá nguyên liệu, khiến các DN nhỏ, mới ra đời đứng trước nguy cơ đóng cửa vì không thể cạnh tranh nổi.

Hiện tại, ao - bè nào cá lớn, có thể thu hoạch được, cá đạt trọng lượng từ 750 gam đến 1 kg/con là có người của hàng loạt nhà máy tìm đến hỏi mua mỗi ngày. Chính vì lý do này, nhiều hộ nuôi cá bắt đầu ghim hàng chờ giá cao hoặc làm eo để “trả đũa” các DN. Điển hình như anh G. ở xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân (An Giang). Anh nói: “Vụ trước bị mấy ổng (DN) ép giá quá trời, khiến gia đình tôi phải lâm nợ vì lỗ vốn. Bây giờ cá hút hàng thì tội gì mình không chờ giá cao để gỡ gạc lại vụ trước?”.

Tương tự, tại TP Cần Thơ, các DN chế biến thủy sản hiện đang ráo riết truy lùng cá tra, cá ba sa bằng mọi hình thức thu mua, như: tăng giá, hạ kích cỡ cá, thưởng “nóng” cho người bán cá với số lượng lớn... Trước đây, thay vì thử mẫu đúng chuẩn là phải bắt về công ty phi lê 5 con cá, nay bắt 3 con thôi mà người nuôi còn chưa hài lòng. Theo một cán bộ thu mua, trước đây công ty điều ghe đến bắt cá phải neo lại vài ba ngày chờ cá sạch mồi mới bắt. Còn bây giờ, hễ đưa ghe đến là “hốt” ngay, bỏ qua hầu hết các tiêu chuẩn, miễn sao không có kháng sinh cấm là “ok”!

Rủ nhau đào ao, lập bè nuôi cá

Chạy trên quốc lộ 91 từ Châu Đốc (An Giang) về TP Cần Thơ, chúng tôi nhận thấy số ao, bè mới mọc lên thật choáng ngợp. Dọc hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu, những vùng chuyên canh hoa màu trù phú và đồng lúa xanh rì trước đây nay đều bị biến thành ao nuôi cá. Thậm chí, nhiều người từ TP Cần Thơ còn kéo nhau lên tận An Giang thuê đất với giá cao ngất ngưởng (1 tỉ đồng/ha) để lập trại nuôi cá tra, cá ba sa. Chính vì diện tích nuôi cá tăng đột biến, nên lượng cá tra, cá ba sa giống cũng tăng theo, nhưng cũng không đủ cung cấp.

Anh Lê Văn Để, người vừa đi mua cá tra bột ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) về thả vụ mới cho hầm nhà mình ở kênh 7, ấp Thới Bình A, xã Thới Thuận (Thốt Nốt – Cần Thơ), than: “Tôi phải nhờ bà con ở Đồng Tháp đặt trước cả tuần lễ nay mới có cá giống mà bắt. Nay cả cá bột cũng không phải dễ mua đâu”. Còn anh Nguyễn Văn Lâm ở huyện Chợ Mới (An Giang) thì tự tin: “Giá cá giống cao chút đỉnh cũng không sao. Bởi lẽ với chiều hướng này thì giá cá nguyên liệu ở vụ sau sẽ còn tăng lên nữa, lo gì !?”.

Phải bắt tay trên sân nhà

Theo giá thị trường thì cá tra, cá ba sa giống đang tăng ở mức 50% so với trước đây. Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Danh, Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh An Giang (AFA), cho rằng đã đến lúc không nên hô hào nữa, mà các DN và người nuôi nên ngồi lại liên kết với nhau để tính chuyện làm ăn lâu dài. Bên cạnh đó, ngay cả DN với DN cũng bắt tay với nhau, chứ không thể mạnh ai tìm được thị trường mới ngoài nước rồi bắt đầu... phá giá cá nguyên liệu trong nước như điệp khúc đã và đang xảy ra đối với con cá tra, cá ba sa VN bao năm qua.

PHẠM CÔNG-THÚY HẰNG


ĐBSCL: Thiếu hụt trầm trọng nguồn tôm nguyên liệu

Nguồn tin: SGGP, 25/02/2007
Ngày cập nhật: 28/2/2007

Hiện nay, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm sú ở ĐBSCL đang chạy cầm chừng. Nguyên nhân chính là nguồn tôm nguyên liệu đang thiếu hụt trầm trọng.

Giá tôm các loại tăng liên tục, tăng bình quân gần 25.000đ/kg so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá tôm sú loại 20con/kg đang ở mức 170.000đ/kg; loại 30con/kg có mức 125.000đ/kg; loại 40con/kg có mức 106.000đ/kg.

Việc thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu do hầu hết người nuôi đã thu hoạch ở thời điểm trước Tết Nguyên đán, đồng thời tình trạng tôm chết vẫn chưa được khắc phục. Bên cạnh đó, các xí nghiệp rất ngại thu mua tôm nguyên liệu khai thác, đánh bắt trên biển vì khó đảm bảo được an toàn vệ sinh thủy sản.

T.M.T


Khánh Hòa: Cá nuôi chết hàng loạt là do thiếu ôxy trong nước

Nguồn tin: SGGP, 27/02/2007
Ngày cập nhật: 27/2/2007

Ngày 26-2, Sở Thủy sản Khánh Hòa cho biết, theo kết quả kiểm nghiệm ban đầu của Viện Hải dương học Nha Trang, nguyên nhân chính dẫn đến cá nuôi của bà con ngư dân bị chết hàng loạt vào ngày 22-2 trên sông Tắc (SGGP đã đưa tin), đoạn từ cầu Bình Tân đến cửa Bé thuộc địa bàn xã Phước Đồng, TP Nha Trang (Khánh Hòa) là do thiếu lượng ôxy trong nước.

Đoạn sông này lâu nay được quy hoạch là nơi neo đậu, tránh bão của tàu thuyền. Đồng thời tại đây có nhiều cơ sở chế biến thủy sản, phần lớn là chế biến nước mắm, sau khi thu hoạch hết sản phẩm, việc xúc rửa hồ đều sử dụng chất tẩy rửa. Gần đây khu vực này còn xuất hiện một số cơ sở sản xuất công nghiệp... nên nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm.

Sau sự cố này, các ngành chức năng đã tiến hành kiểm tra và thu thập thêm mẫu nước từ các cơ sở sản xuất, chế biến hải sản có xả nước thải vào sông Tắc nhằm kiểm nghiệm để xác định đúng nguyên nhân khiến lượng ôxy quá thấp trong nguồn nước của đoạn sông này; đồng thời khuyến cáo người dân không nên tổ chức nuôi trồng thủy sản tại khu vực nói trên để tránh rủi ro…

Ngày 26-2, UBND xã Phước Đồng đã gởi danh sách các hộ bị thiệt hại là người có hộ khẩu thường trú tại địa phương và văn bản kiến nghị UBND TP Nha Trang, các ngành chức năng của tỉnh cần có hướng hỗ trợ cụ thể để giúp số hộ này sớm ổn định lại đời sống, vì hầu hết bà con đều thuộc diện tái định cư, kinh tế khó khăn, lâu nay phải vay vốn để nuôi trồng thủy sản.

T.M.


ĐBSCL: Giá cá tra, cá basa đạt mức cao nhất trong 30 năm qua

Nguồn tin: SGGP, 27/02/2007
Ngày cập nhật: 27/2/2007

Giá cá tra, cá basa ở ĐBSCL tiếp tục nhích lên. Chiều 26-2, giá cá tra loại 1 được thương lái mua đến 17.200 đồng/kg - mức giá cao kỷ lục trong 30 năm qua.

Hiện nay, nguồn nguyên liệu khan hiếm, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu vẫn “săn” mua cá rất mạnh do giá xuất khẩu trên thị trường khá cao. Chiều 26-2, ông Phan Văn Danh, Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang cho biết: Giá cá tra, cá basa tăng mạnh đã làm cho diện tích nuôi cá tăng ồ ạt ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang và TP Cần Thơ.

Trong vòng 1 tháng nữa, sẽ đến kỳ thu hoạch lứa cá tra, cá basa mới, chắc chắn giá cả sẽ bình ổn trở lại.

C.H.P.


ĐBSCL: sản lượng cá tra sẽ vượt 1 triệu tấn

Nguồn tin: TT, 27/02/2007
Ngày cập nhật: 27/2/2007

Dự báo trong năm 2007, người dân ĐBSCL sẽ đầu tư nhiều hơn để nuôi cá, chủ yếu là cá tra, sẽ vượt 1 triệu tấn. Theo thống kê của Bộ Thủy sản, năm 2006 sản lượng cả vùng đã đạt trên 800.000 tấn.

Theo ông Nguyễn Hữu Khánh - chủ tịch Hội Nghề cá VN, có nhiều yếu tố thuận lợi để nghề cá phát triển như: trong quí 1-2007 giá cá đạt mức 18.000 đồng/kg, nhiều doanh nghiệp đang mở rộng công suất nhà máy và thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, ông Khánh cũng cảnh báo chuyện này. Đặc biệt khi một số tỉnh ven biển và vùng sâu không thuận lợi về môi trường nước cũng lên kế hoạch đào, thả cá để đạt kế hoạch “thay đổi cơ cấu kinh tế”!

Ông Ngô Phước Hậu, phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản VN, cho rằng cần tổ chức mô hình liên kết sản xuất để nông dân cùng tham gia giám sát và có trách nhiệm điều chỉnh các biến động về sản lượng và chất lượng, tiếp tục giữ được mức tăng trưởng như hiện nay.

Ông Nguyễn Hữu Khánh cũng đề nghị sớm tổ chức thành lập Viện Nghiên cứu cung cấp thông tin, kỹ thuật nuôi, giá cả thị trường, cảnh báo môi trường. Cũng theo ông Khánh, các tỉnh sẽ tiến hành thành lập Hội Cá tra ĐBSCL VN.

QUANG VINH


Quà đầu năm từ biển

Nguồn tin: Lao Động, 26/02/2007
Ngày cập nhật: 26/2/2007

Chưa năm nào như năm nay, trong lễ hội đua thuyền truyền thống nhân dịp đầu xuân của vùng biển Sa Kỳ - tỉnh Quảng Ngãi, một số tay chèo trên các con thuyền đua không phải là dân địa phương mà là "vận động viên đánh thuê" được mượn từ các làng lân cận!

Lý do: Thanh niên làng biển này đã lao ra biển từ đêm mùng 2 Tết để khai thác cá cơm. Cá đầy kho đầy bãi, cá tràn ra đường làng, hàng núi cá được đóng vào bao chờ lên đường "hoá thân" thành nước mắm.

Mùa bội thu

Bắt đầu từ sáng mùng 3 Tết, đứng ở khu du lịch Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) nhìn về hướng đông bắc chừng ba cây số sẽ thấy cảnh tượng chưa từng có bao giờ tại vùng biển này: Người dày đặc trên một bãi biển dài chừng hai cây số, trông chẳng khác nào biển Nha Trang vào hè. Có khác chăng là, người ta đến biển Tịnh Kỳ, Quảng Ngãi này, không phải để tắm biển đầu xuân, mà là để mua bán cá cơm!

Lão ngư Trần Tư - 75 tuổi, người làng Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ - nói: "Tôi lăn lộn với biển gần nửa thế kỷ nhưng chưa có năm nào như năm nay, cá cơm lại xuất hiện ngay trong ngày đầu năm âm lịch. Đó là món quà bất ngờ nhất mà làng chài này có được trong dịp đầu xuân".

Hàng núi cá đùn lên ngoài khơi đã thành ma lực, khiến dân làng chài này phá vỡ thông lệ nghỉ Tết của người Việt. Đón giao thừa xong, ngay trong ngày mùng 1 Tết, hàng chục chiếc tàu đánh cá của làng đã rục rịch chuẩn bị xăng dầu và đồ nghề để ra khơi.

Trưa mùng 2 Tết, bến cá cửa biển Sa Kỳ nổ giòn giã bởi tiếng máy khởi động từ 21 chiếc tàu của làng chài chuẩn bị ra khơi. Sáng mùng 3 Tết, đã nghe lao xao tiếng nói cười của những người mua bán nơi bến cá.

Sau một đêm quăng quật với sóng nước giữa biển khơi, 21 chiếc tàu của thôn Kỳ Xuyên đã trở về và chở trên mình nó 250 tấn cá cơm - một con số kỷ lục mà làng chài này lập được từ trước đến giờ.

Món quà đầu năm từ biển cả đã làm cho cả làng chài mất ngủ. Ngủ sao yên khi mỗi tấn cá trong ngày ấy có giá đến 3 triệu đồng! Nghĩa là, mỗi thuyền ra khơi trong đêm mùng 2 Tết đã thu về khoảng 70 triệu đồng. Chơi Tết thêm một ngày là mất đi ngần ấy bạc, không tiếc sao được.

Theo kinh nghiệm của lão ngư Trần Tư, cá cơm "về" ngay trong ngày Tết thì thời gian chúng lưu trú tại vùng biển này sẽ dài hơn. Hình như thiên nhiên đã cố ý trả lại cho con người một phần những gì mà nó đã cướp đi trong năm cũ. Mùa cá cơm về ngay trong ngày đầu năm mới như một lời từ biệt những tai ương mà người dân vùng biển đã phải gánh chịu suốt một năm qua.

Nếu trong ngày mùng 2 Tết chỉ có 21 tàu của Tịnh Kỳ "khai hoả" đầu xuân thì sang ngày mùng 3, có đến 120 tàu chuyên hành nghề khai thác cá cơm của làng chài này vội vã lao ra khơi.

Anh Cao Xuân Nở - 50 tuổi, chủ một tàu đánh cá 45CV - cho hay: "Chương trình thăm Tết nội ngoại, chúng tôi đành phải gác lại hết. Tàu tôi có 10 bạn chài, nhưng tất cả đều cùng đồng lòng lên tàu khi nghe tôi đề nghị xuất quân ngay trong ngày mùng 2".

Đứng tuổi như anh Nở, "nhịn" chơi Tết để ra khơi đã đành, trai tráng như Lê Văn Đức - mới 20 tuổi, chưa vợ con gì - cũng nhằm hướng khơi mà trực chỉ ngay trong những ngày đầu xuân.

Bình quân mỗi tàu có từ 10-12 thuyền viên, như vậy, cả làng chài Tịnh Kỳ có đến 1.300 ngư dân không biết Tết. Mà nào chỉ có những người trực tiếp đi biển mới không biết Tết, hàng ngàn người khác ở trên bờ, chuyên lo dịch vụ hậu cần cho đội quân "đánh bạc với trời" kia cũng nào có biết Tết là gì.

Sau một đêm ra khơi, mỗi tàu mang về vài chục tấn cá, các ngư phủ lại phải gồng mình lên chuyển số cá đánh được ấy lên bờ. Một đêm thức trắng, lại phải cõng trên lưng mỗi người vài tấn cá, chỉ những người thật sự khoẻ mạnh mới kham nổi công việc nặng nhọc ấy.

"Kiếm được đồng tiền, chảy máu mắt ông anh ơi!" - một ngư dân đã than với tôi như vậy. Ừ, đồng tiền chân chính nào mà chả "chảy máu mắt"!

Cả vùng biển Sa Kỳ rồi các làng lân cận cũng đều bị hút vào công việc khuân vác cá, muối cá, luộc cá, phơi cá. Cả làng rồi cả xã, rồi liên xã đều không có Tết. ra khơi trong những ngày này - với làng chài vùng biển Sa Kỳ - cũng là "vui như Tết" vậy.

Bình Định: Cá ngừ đại dương được mùa, được giá

Mặc dù vụ đánh bắt năm nay diễn ra chậm hơn một tháng so với các năm trước, nhưng đến thời điểm này, ngư dân Bình Định đã khai thác được 800 tấn cá ngừ đại dương - tăng hơn 300 tấn so với cùng kỳ, trong đó gần 50% sản lượng được xuất khẩu. Giá cá ngừ đại dương cũng cao hơn cùng kỳ khoảng 15.000 đồng/kg, hiện đang ở mức 72.000 - 75.000 đồng/kg.

Đ.T.K - Trần Đăng


Đang khẩn trương tìm nguyên nhân gây cá chết ở Nha Trang

Nguồn tin: TN, 25/02/2007
Ngày cập nhật: 26/2/2007

Ông Đào Công Thiên, Giám đốc Sở Thủy sản Khánh Hòa đã cho biết như vậy.

Rạng sáng 22.2, ngay sau khi nhận được tin cá chết trên sông Tắc (TP Nha Trang), Sở Thủy sản Khánh Hòa đã kịp thời báo cáo UBND tỉnh, đồng thời phân công cán bộ khẩn trương đến hiện trường lấy mẫu nước, mẫu cá đem đi xét nghiệm.

Để tìm nguyên nhân cá chết, các cơ quan nghiên cứu đang tiến hành phân tích mẫu. Ven sông Tắc đoạn gần cầu Bình Tân có nhiều nhà máy chế biến thủy sản cũng như cơ sở công nghiệp, qua thu thập một số thông tin thì có thể cá chết do ngộ độc một loại độc tố gì đó, có thể là a-xit, hoặc chất tẩy rửa từ nhà máy chế biến, từ các cơ sở công nghiệp...

* Chính quyền địa phương có biện pháp gì để hỗ trợ ngư dân?

- Ông Đào Công Thiên: Theo báo cáo của UBND phường Vĩnh Trường và xã Phước Đồng, trong vụ cá chết này, thiệt hại ước tính ban đầu khoảng 580 triệu đồng. Đây là số tiền rất lớn đối với ngư dân. Trước tình hình khó khăn đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thủy sản tìm mọi biện pháp trợ giúp ngư dân. Qua vụ việc nói trên, chúng tôi cũng xin lưu ý bà con đoạn sông Tắc từ cầu Bình Tân đổ ra cửa biển được quy hoạch là khu neo đậu, tránh bão của tàu thuyền, không phải là nơi thực hiện các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, ở bờ sông phía bắc có nhiều cơ sở chế biến thủy sản, cơ sở công nghiệp có nước thải chảy ra sông nên mức độ rủi ro trong nuôi trồng rất lớn.

Việc ngư dân tận dụng mặt nước ở đây để nuôi cá vừa dễ xảy ra rủi ro do sự cố môi trường, vừa cản trở luồng lạch giao thông của tàu thuyền tránh bão. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo ngư dân nên nuôi trồng ở khu vực đã được quy hoạch, cách xa nguồn nước thải để đảm bảo hiệu quả và sự ổn định, bền vững cho kinh tế gia đình.

Việt Lâm (thực hiện)


Tuy An: Một ha tôm chết do bệnh thân đỏ, đốm trắng

Nguồn tin: PY, 24/2/2007
Ngày cập nhật: 25/2/2007

Tôm nuôi 1 tháng tuổi trong 3 hồ với diện tích 1 ha tại 2 xã An Hòa và An Cư (huyện Tuy An) vừa phát hiện bị chết do bệnh thân đỏ đốm trắng.

Nguyên nhân được xác định là do người nuôi không tuân thủ quy trình sản xuất. Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi tôm lâu năm tại đây , ngoài tình trạng thường xuyên gặp dịch bệnh, thì con tôm thả nuôi trong vụ I còn có triệu chứng chậm lớn do các yếu tố như môi trường nước bị nhiễm bẩn, hoặc thời tiết thất thường gây hại.

Được biết, đến nay, bà con nuôi tôm ở huyện Tuy An đã thả giống xong 147 ha diện tích nuôi tôm vụ I của năm 2007.

KHẮC NHO


Ba ba thương phẩm bí đầu ra

Nguồn tin: TP, 24/02/2007
Ngày cập nhật: 25/2/2007

Do thị trường đầu ra cho con ba ba bấp bênh, vì không thể tìm được thị trường tiêu thụ nên nhiều chủ trang trại ba ba ở Quảng Trị đang gặp khó khăn.

Hàng chục trang trại nuôi ba ba ở Quảng Trị đang gặp khó khăn vì không tiêu thụ được sản phẩm

Phong trào nuôi ba ba thương phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bắt đầu rộ lên khoảng 3 năm trở lại đây. Hiện tại, hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh đều có vài trang trại với quy mô đầu tư từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn vay của ngân hàng.

Tuy nhiên do thị trường đầu ra cho con ba ba bấp bênh, vì không thể tìm được thị trường tiêu thụ nên nhiều chủ trang trại ba ba đang lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, thậm chí trong số họ không ít người đang đối mặt với nguy cơ phá sản vì nợ nần chồng chất.

Thực hiện giấc mơ trở thành “tỷ phú ba ba”, sau khi đi tham quan tìm hiểu mô hình ở một số địa phương, năm 2004 gia đình ông Trần Liệu ở thôn Chấp Nam, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh mạnh dạn đầu tư hơn 500 triệu đồng để xây dựng trang trại nuôi ba ba.

Hiện tại, đàn ba ba mấy ngàn con đã quá tuổi xuất trại, và mỗi tháng ngốn mất khoảng 15 triệu đồng tiền mua thức ăn.

“Bây giờ tui chỉ mong sao sớm bán được đàn ba ba với giá phải chăng để trả nợ rồi chuyển sang nuôi cá cho nhẹ người nhưng cũng chưa bán được” - Ông Liệu rầu rĩ nói.

Cũng rơi vào hoàn cảnh như ông Liệu, trang trại ba ba của ông Đinh Tấn Vĩnh ở thị trấn hồ Xá có quy mô khá lớn. Trang trại bao gồm có 9 hồ nuôi khép kín, thả hơn 7.000 con giống với chi phí ban đầu lên tới gần 1 tỷ đồng.

Theo ông Vĩnh, quy trình nuôi ba ba thương phẩm là 24 tháng. Khi ấy mỗi con ba ba sẽ cân nặng tối thiểu hơn 1 kg và để có lãi thì mỗi kg phải bán được với giá trên 200.000 đồng.

Nhưng trên thực tế ở Quảng Trị ba ba hiện chỉ có giá khoảng trên 100.000 đồng/kg và chủ yếu để phục vụ cho một số ít nhà hàng tại địa phương. Thành ra đàn ba ba của ông Vĩnh đã gần 3 năm tuổi mà chưa bán được con nào.

Vậy là mỗi ngày sau khi phơi nắng, đào tường, chúng lại vô tư ngốn hơn 3 tạ thức ăn, tương đương khoảng 600.000 đồng.

Bà Đàm Thị Minh, Phó chủ tịch Hội nông dân tỉnh Quảng Trị cho hay, tình trạng ba ba ở Quảng Trị đang gặp khó khăn về đầu ra là một thực tế. Trong đó những hộ nuôi ba ba với quy mô lớn bằng nguồn vốn vay ngân hàng có lẽ khó tránh khỏi nguy cơ phá sản vì nợ nần.

Bà Minh cũng thừa nhận, ở một số tỉnh, thành trong cả nước, hầu hết các chủ trang trại ba ba ăn nên làm ra đều nhờ cung cấp con giống cho thị trường, chứ trường hợp thành công từ quá trình nuôi ba ba thương phẩm là không nhiều.

Phan Thiên Sơn


Nha Trang: Cá chết hàng loạt tại khu vực cửa Bé

Nguồn tin: SGGP, 25/02/2007
Ngày cập nhật: 25/2/2007

Tin từ UBND xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết: ngày 22/ 2, toàn bộ số cá hồng, cá mú, cua, ghẹ trong gần 100 lồng thả nuôi trên sông Tắc, tại khu vực từ cầu Bình Tân ra đến cửa biển (cửa Bé) của 22 hộ dân địa phương và cả phường Vĩnh Trường đã bị chết mà chưa rõ nguyên nhân.

Hầu hết số cá nuôi của các hộ này đang trong giữa kỳ nuôi hoặc đang chuẩn bị thu hoạch, nên gây thiệt hại rất lớn này, ước tính trên 800 triệu đồng. Ngay sau sự cố, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, công an... đã nhanh chóng đến kiểm tra hiện trường lấy các mẫu cá chết, nước để về kiểm nghiệm, tìm rõ nguyên nhân.

Theo UBND xã Phước Đồng, số hộ bị thiệt hại hầu hết là dân tái định cư khi xây dựng cầu Trần Phú (Nha Trang), nên đều trong diện khó khăn, khi nuôi trồng thủy sản đều phải vay vốn từ ngân hàng, do đó chính quyền địa phương đang tìm phương án hỗ trợ để họ sớm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.

T.M.


Vụ gây chết cá nuôi trong các lồng bè trên sông Tắc (TP.Nha Trang): Đang kiểm tra nguồn nước thải các doanh nghiệp

Nguồn tin: TT, 23/02/2007
Ngày cập nhật: 25/2/2007

Sau khi xảy ra vụ gây chết toàn bộ cá của dân nuôi trong lồng bè trên sông Tắc (TP Nha Trang) vào tối 21 và rạng ngày 22-2, Sở Thủy sản đã kiểm tra và thu thập các mẫu nước thải của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến hải sản thuộc ngành này có xả nước thải vào sông Tắc...

Vào trưa hôm nay, 23-2, giám đốc Sở Thủy sản Khánh Hòa Đào Công Thiên đã cho PV TTO biết như vậy.

Tuy nhiên, cũng theo ông Đào Công Thiên, cho đến sáng hôm qua, chỉ mới có hai trong số 5-6 cơ sở chế biến hải sản đã tiến hành sản xuất.

Còn về kết quả kiểm tra mẫu nước sông Tắc sau khi xảy ra vụ gây chết cá hàng loạt, sáng nay Viện Hải dương học (tại Nha Trang) chỉ mới thông báo kết quả ban đầu là do nguồn nước bị thiếu oxy... Các mẫu còn lại hiện các cơ quan chức năng vẫn còn đang tiếp tục kiểm tra.

Trong khi đó, theo các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa và thành phố Nha Trang, cho đến nay, con số thống kê ban đầu về mức thiệt hại của 27 chủ bè là khoảng gần 600 triệu đồng với tổng cộng hàng trăm ngàn con cá mú, cá hồng...bị chết sạch; trong đó, có 12 chủ bè ở xã Phước Đồng, bị thiệt hại khoảng 400 triệu đồng và 15 chủ bè thuộc phường Vĩnh Trường bị thiệt hại gần 200 triệu đồng... Nhưng theo người dân nuôi cá thì mức thiệt hại thực tế của họ tính ra còn lớn hơn gấp nhiều lần...

Ông Đào Công Thiên còn cho hay Sở Thủy sản Khánh Hòa đang có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường Khánh Hòa nhanh chóng tổ chức kiểm tra, thu thập mẫu nước thải vào sông Tắc của các đơn vị thuộc các ngành khác (công nghiệp, đóng tàu...) để sớm tìm ra nguyên nhân gây chết cá và thiệt hại cho dân.

P.S.N.


Cá chết hàng loạt, vì sao?

Nguồn tin: TT, 25/02/2007
Ngày cập nhật: 25/2/2007

Gần giáp tết, một số người dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai hứng chịu một trận cá chết hàng loạt, ước tính đến 40 tấn! Vì sao? Theo những người nuôi cá ở khu vực này, nơi họ đặt bè cá chỉ cách cống xả nước của Nhà máy giấy Tân Mai độ 700m - 1km.

Những người nuôi cá bè cho biết ngay lúc cá chết, họ quan sát thấy nước có màu đục khác thường và ngửi thấy nồng nồng, giống như mùi nước bị hòa lẫn loại hóa chất nào đó (?). Theo ghi nhận của chúng tôi, về cảm quan, nước ở đoạn sông nhỏ (đối diện cù lao Cỏ) - nơi đặt cống xả nước thải của Nhà máy giấy Tân Mai - có màu đậm hơn so với nước ở những đoạn sông khác, nhiều bọt nổi lên mặt nước hơn, ngoài ra có nhiều bợn cặn màu trăng trắng, vón thành cục bằng bụm tay trôi lờ đờ theo dòng nước…

Trả lời Tuổi Trẻ xoay quanh bức xúc của người dân: “Nhà máy giấy Tân Mai có vô can trước sự việc cá chết hàng loạt trên sông Đồng Nai?”, ông Trần Đức Thịnh - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần giấy Tân Mai - cho rằng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của Nhà máy giấy Tân Mai bình thường.

* Những người dân nuôi cá và sinh sống quanh khu vực cống xả nước thải của nhà máy cho rằng nước thải của Nhà máy giấy Tân Mai là thủ phạm gây ô nhiễm nguồn nước ở khu vực này và làm cá chết. Ý kiến của ông như thế nào trước phản ảnh này của người dân?

- Chúng tôi không phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm trước sự việc cá nuôi của một số hộ ở gần khu vực cống xả nhà máy bị chết như vừa qua. Chúng tôi đã liên lạc với đại diện Hội Nông dân phường Thống Nhất để bàn bạc và hướng của công ty sẽ hỗ trợ thiệt hại cho một số hộ nuôi cá. Cá chết có phần trách nhiệm của Nhà máy giấy Tân Mai nhưng đây không phải là nguyên nhân chính…

* Thực tế nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải của nhà máy thải vào môi trường (lưu lượng 5.000m3/ngày) vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần?

- Chúng tôi đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai về tiến độ dự kiến di dời Nhà máy giấy Tân Mai ra khỏi vị trí hiện hữu. Năm 2007: lập phương án di dời và xây dựng tiến độ cụ thể cho các bước công việc của các giai đoạn di dời; năm 2008: dời từng phần máy móc công nghệ của nhà máy; năm 2010: hoàn thành việc di dời toàn bộ nhà máy đến địa điểm mới.

QUỐC THANH


An Giang: NN&PTNT liên kết với AFA cung cấp vốn tín dụng cho ngư dân nuôi cá tra xuất khẩu

Nguồn tin: AG, 23/2/2007
Ngày cập nhật: 24/2/2007


Tôm thẻ chân trắng cho năng suất thu hoạch cao

Nguồn tin: PY, 21/2/2007
Ngày cập nhật: 24/2/2007

070221-duocmuatom.jpg

Người nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Đông Hòa với niềm vui được mùa - Ảnh: Nguyên Lưu

Những ngày đầu năm mới Đinh Hợi, ở một số diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cao triều huyện Đông Hòa, bà con đã thu hoạch với năng suất khá cao, bình quân 15 tấn/ha.

Đây được coi là một tín hiệu vui đầu năm để bà con tiếp tục đầu tư nuôi trồng, mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong năm nay.

Để có thành quả trên, vào vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, Sở Thủy sản Phú Yên đã tập trung vận động bà con xử lý môi trường, cải tạo ao đìa và chọn giống chất lượng thả nuôi đúng lịch thời vụ; đồng thời hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thức ăn, phòng chống dịch bệnh…

Được biết, Công ty TNHH Asia Hawaii Ventures – nơi cung ứng nguồn tôm thẻ chân trắng chủ yếu ở Phú Yên - đã triển khai chương trình sản xuất từ 1 – 2 tỷ tôm thẻ post trong năm 2007 để đáp ứng nhu cầu của người nuôi trong tỉnh.

NGUYÊN LƯU


Nha Trang: Làng bè sông Tắc... trắng tay!

Nguồn tin: TT, 24/02/2007
Ngày cập nhật: 24/2/2007

Người dân làng bè trên sông Tắc vẫn chưa hết bàng hoàng vì chỉ trong một đêm hàng trăm ngàn con cá mú, cá hồng... bỗng dưng bị chết.

Tai họa trong đêm

Theo nhiều chủ nuôi cá lồng bè ở Hòn Rớ, tình trạng cá chết hàng loạt được phát hiện vào gần 10g đêm 21-2, tại một bè nuôi ở đoạn gần cuối dòng sông Tắc - nơi sắp đổ ra biển - và gần các nhà máy chế biến thủy sản, đóng tàu composite.

Sau đó tai họa cứ lan dần từ phía cửa sông đổ ra biển theo ngược dòng sông lên tới tận phía trên cầu Bình Tân. Đến khoảng 3g sáng 22-2, toàn bộ cá nuôi trong các lồng bè ở giữa dòng và dọc ven hai bên bờ sông Tắc (thuộc thôn Hòn Rớ của xã Phước Đồng và ở phường Vĩnh Trường) đã chết sạch...

Theo anh Phạm Hữu Toàn - một chủ bè ở Hòn Rớ, cá chết rất nhanh. Khi dòng nước nhiễm độc lan tới, toàn bộ cá trong bè đều rộ đầu lên mặt nước để ngáp bóng nhưng chỉ chịu được chừng nửa giờ là tất cả bị phơi bụng chết hết... Anh Toàn kể thêm: “Hồi khuya tôi chỉ lặn xuống bè chừng một chặp để đẩy cá lên, vậy mà tới giờ cả hai mắt bị đỏ quạch vẫn chưa bớt”.

Còn anh Ngô Trùng Dương, có hơn 1.500 con cá mú bị chết, đang ngồi buồn thiu trên bè cũng cầm một lọ thuốc nhỏ mắt và nói: “Chẳng rõ mấy cái nhà máy đổ nước ra sông đã thải chất gì mà độc đến nỗi cả những loài hải sản chỉ chuyên sống nhủi dưới bùn như cua, tôm, cá chai... cũng phải trồi lên chết...”. Anh chỉ cho tôi xem một vùng nước sông nằm ngoài các lồng bè giăng đầy xác cá, cua... lềnh bềnh trên mặt nước sậm đục.

Trắng tay...

Có lẽ thiệt hại nặng nhất là những người kinh doanh cá. Các thương lái này mua cá đã lớn sau đó đóng bè “rộng cá” giữa dòng sông để cung cấp dần cho các nơi. Hầu hết cá đã đủ tuổi xuất bè, cỡ chừng trên 1 kg/con nhưng cũng chịu không nổi dòng nước ô nhiễm.

Những người nuôi cá cũng trắng tay do hầu hết cá nuôi trong bè còn nhỏ, chưa đến tuổi xuất bè nên có vớt cũng khó tiêu thụ. Một số trường hợp nhanh tay vớt cá đi tiêu thụ nhưng các bạn hàng ở chợ Đầm và vài chợ khác ở Nha Trang từ chối mua vì đã được thông báo cá bị ngộ độc.

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, số chủ bè nuôi cá trên sông Tắc có cá bị chết là gần 30 bè, trong đó có 12 bè ở Hòn Rớ của xã Phước Đồng và 15 bè thuộc phường Vĩnh Trường. Về mức độ thiệt hại, theo thống kê ban đầu là gần 600 triệu đồng... Tuy nhiên theo rất nhiều chủ bè, số thiệt hại đó chỉ là ước tính tiền mua giống ban đầu, nếu tính cả chi phí, công sức để nuôi cá trong suốt nửa năm trời... thì thiệt hại là rất lớn.

Mỗi chủ bè đang nuôi ở đây ít nhất cũng có từ gần vài ngàn đến 6.000-7.000 con. Như vậy, số cá của dân nuôi tại sông Tắc đã bị chết cũng lên tới hàng trăm ngàn con. Đó là chưa kể nếu muốn nuôi lại cũng phải nghỉ hàng tháng trời cho lồng, bè và sông sạch trở lại nên tính ra thiệt hại cho dân lớn hơn rất nhiều...

Chiều 23-2, giám đốc Sở Thủy sản Khánh Hòa Đào Công Thiên cho biết: Viện Hải dương học (tại Nha Trang) đã có thông báo ban đầu về kết quả xét nghiệm mẫu nước sông Tắc, tại khu vực xảy ra vụ làm chết toàn bộ cá nuôi trong các lồng bè ngày 21 và 22-2 là do thiếu oxy... Các mẫu hiện vật còn lại viện vẫn đang tiếp tục xét nghiệm, kiểm tra...

Sở Thủy sản Khánh Hòa cũng đã kiểm tra, thu mẫu nước thải của một số cơ sở, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hải sản có xả nước thải vào sông Tắc để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Tắc.

Sở Thủy sản Khánh Hòa cũng đề nghị Sở Tài nguyên - môi trường tiến hành kiểm tra, thu mẫu nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực khác. Theo ông Đào Công Thiên, sau khi thu thập đủ các mẫu nước thải của các đơn vị đã xả ra sông Tắc, Sở Thủy sản sẽ đưa đi kiểm tra xét nghiệm ít nhất tại ba cơ quan khác nhau để tìm ra nguyên nhân gây chết cá.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Võ Lâm Phi cũng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh thành lập đoàn thanh tra kiểm tra, thanh tra những cơ sở có chất thải đổ ra sông Tắc để xử lý. Tỉnh cũng sẽ hỗ trợ người nuôi bị thiệt hại, hướng chung là khoanh nợ, hỗ trợ vốn để bà con sớm khôi phục sản xuất.

PHAN SÔNG NGÂN


Triệu phú ba ba

Nguồn tin: BCT, 23/2/2007
Ngày cập nhật: 24/2/2007

Dù có diện tích vườn cây ăn trái khá lớn nhưng năm nào gia đình anh Trần Hồng Hải ngụ tại ấp Trường Hiệp xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn do được mùa thì trái cây rớt giá, khi được giá lại thất mùa. Quyết tâm làm giàu thôi thúc anh tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và phát triển mô hình nuôi ba ba. Hiện tại, trang trại chuyên cung cấp ba ba thương phẩm và con giống của gia đình anh được nhiều người biết đến.

Dáng người nhỏ, nhanh nhẹn, tính cách cởi mở, dễ gần, anh Trần Hồng Hải dễ dàng tạo thiện cảm với người đối diện. Nhắc chuyện làm giàu từ nghề nuôi ba ba, anh nói say sưa và không ngần ngại cung cấp những bí quyết, kinh nghiệm của chính mình. Người dân nơi đây khâm phục cách nghĩ, sự nhạy bén và quyết tâm làm giàu của anh bởi vườn, ruộng có nhiều, nhưng không phải ai ở miệt vườn Trường Hiệp cũng khá lên được. Hiện tại, anh đã là chủ nhân một trang trại nuôi ba ba có diện tích nuôi trên 5.000m2 và 8 tấn ba ba đang ở độ tuổi lớn.

Anh Trần Hồng Hải cho biết: “Chỉ sợ không có hàng để bán chứ thương lái tới tận nhà hỏi mua ba ba thịt, chẳng lo đầu ra. Mùa nóng, nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn, ba ba có giá cao hơn mùa lạnh từ 50.000-60.000 đồng/kg. Nếu ba ba thương phẩm loại 1 có giá 245.000-250.000 đồng/kg thì cuối năm 2007 tới, tôi sẽ có một khoản tiền không nhỏ”.

Vốn là người chịu khó làm ăn, biết lo toan trong cuộc sống, nhưng gia đình anh vẫn không khá nổi. Đầu tiên, anh trồng cây ăn trái nhưng bị thất bại phải đốn bỏ, sau đó chuyển sang trồng cây khác lại thất bại, rồi tới nuôi tôm cũng không mấy hiệu quả. Sau nhiều lần tham quan các trang trại ở Cần Thơ và một số tỉnh lân cận, anh thấy ba ba là một trong những vật nuôi có giá trị kinh tế cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Anh quyết định thử sức với mục tiêu phát triển mô hình nuôi ba ba thành một trang trại lớn.

Lúc này, vốn liếng cha mẹ để lại cho anh không có gì vài chục công đất làm vườn, ruộng. Năm 1999, anh gom góp được 20 triệu đồng cải tạo 800m2 đất vườn và mua 2.000 con ba ba giống Đài Loan về nuôi. Sau hai năm, anh thu hoạch lứa ba ba đầu tiên nhưng tỷ lệ hao hụt nhiều, chỉ còn khoảng 600 con. Do số vốn đầu tư ban đầu và chi phí thức ăn khá lớn nên lợi nhuận thu được chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Rút kinh nghiệm từ lần nuôi ba ba đầu tiên, anh đã dành khá nhiều thời gian tự học hỏi, ghi chép cẩn thận các kỹ thuật nuôi, chăm sóc ba ba, tham khảo qua sách, báo kết hợp những chuyến tham quan thực tế. Ngoài ra, nhờ một số mối thương lái quen biết, anh nắm bắt được thị hiếu của thị trường và từng thời điểm thu hoạch ba ba để bán được giá cao hơn. Bây giờ, anh đã nắm bắt được đặc tính, các bệnh thường gặp của ba ba và có cách quan tâm, chăm sóc đặc biệt cho chúng.

Anh Hải cho biết: Ba ba dễ thích nghi với điều kiện sống, ít mắc bệnh (chủ yếu là bệnh đốm trắng và đường ruột), tỷ lệ hao hụt thấp nhưng là loài vật có móng sắc nhọn, nên xung quanh ao nuôi không được rào chắn cẩn thận chúng có thể bò ra ngoài. Ngoài ra, để nuôi đạt hiệu quả cao, cần phải có con giống tốt sạch bệnh, nguồn nước, thức ăn được đảm bảo vệ sinh, ao nuôi được vệ sinh kỹ lưỡng, tránh các loại thiên địch như: cóc, ếch, rắn, cá lóc... Đây là loài vật nuôi có thời gian sinh trưởng dài (khoảng 18-24 tháng mới cho thu hoạch) nên đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Nhưng trong vòng 12 tháng, từng lứa ba ba bắt đầu đẻ trứng. Hàng ngày tôi thu được khoảng 600 trứng để xuất sang thị trường Lào, hoặc cho nở để cung cấp con giống cho bà con ở các tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang... với giá khoảng 2.500-3.000 đồng/con. Trên bờ tôi trồng xen các loại cây ăn trái để lấy ngắn nuôi dài và tận dụng mua những loại thức ăn sẵn có, giá rẻ như: ốc, cá... để nuôi ba ba cộng với tiền bán ba ba giống, nên tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.

Năm 2005, anh Trần Hồng Hải đã xuất bán ra thị trường TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Trung Quốc 2 tấn ba ba thương phẩm. Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, anh thu lãi trên 200 triệu đồng. Nhân cơ hội này, anh tiếp tục đầu tư 300 triệu đồng mở rộng diện tích ao nuôi lên 5.000m2 để tạo thành quy trình nuôi quay vòng khép kín. Tiếng lành đồn xa, bà con trong vùng đến học hỏi kinh nghiệm làm ăn và được anh hướng dẫn tỉ mỉ cách thức nuôi. Nhờ biết cách làm giàu, chịu khó và nhiệt tình giúp đỡ mọi người, bà con nơi dây thường gọi anh một cách thân thiện là “triệu phú ba ba miệt vườn”.

Anh Trần Hồng Hải, tâm sự: “Nhờ con ba ba, gia đình tôi mới khấm khá nên tôi muốn gắn bó lâu dài với nó. Nghề nào cũng có thể vươn lên làm giàu được chỉ cần có quyết tâm theo đuổi, phải biết chấp nhận thất bại mới có thể dẫn đến thành công”.

Bài, ảnh: Triều Dâng


Trà Vinh: Hơn 43 tỉ đồng đầu tư xây dựng cơ bản ngành thủy sản

Nguồn tin: BCT, 23/2/2007
Ngày cập nhật: 24/2/2007

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chấp thuận phân bổ 43,7 tỉ đồng từ nguồn vốn 112 và 224 của Chính phủ cho tỉnh Trà Vinh đầu tư xây dựng cơ bản ngành thủy sản năm 2007. Nguồn vốn này được sử dụng thực hiện các dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và xây dựng cơ sở hạ tầng các trại sản xuất giống thủy sản.

Các dự án được sử dụng nguồn vốn này gồm: dự án thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản ở vùng chuyển đổi 450 ha xã Mỹ Long Nam; dự án cải tạo, hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm Tầm Vu Lộ, xã Hiệp Mỹ Tây (Cầu Ngang); dự án thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản kết hợp trồng lúa ấp Bà My, xã Hòa Ân, Tam Ngãi, Thông Hòa (huyện Cầu Kè); dự án thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản kết hợp trồng lúa ấp Sà Lôn - Lộ Sỏi (Trà Cú)... Việc triển khai các dự án này sẽ giúp Trà Vinh nhanh chóng nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu thủy sản ở cả 3 vùng sinh thái đặc thù của địa phương và đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá.

QUỐC DŨNG


Các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu cá tra, basa

Nguồn tin: TTXVN, 23/02/2007
Ngày cập nhật: 24/2/2007


Con cá basa từ dòng Mêkông bơi ra biển lớn

Nguồn tin: TTXVN, 20/02/2007
Ngày cập nhật: 24/2/2007


Tuy An: Giá hàu cao nhất từ trước đến nay

Nguồn tin: PY, 20/2/2007
Ngày cập nhật: 23/2/2007

Trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi, nhiều ngư dân ở các xã An Cư, An Hiệp và An Ninh Đông (huyện Tuy An) chuyên hành nghề lặn bắt hàu đã có nguồn thu nhập khá cao nhờ lượng hàu xuất hiện nhiều ở khu vực đầm Ô Loan.

Giá mỗi kg hàu trong những ngày Tết 32.000-35.000 đồng, cao hơn ngày thường 15.000-20.000 đồng/kg, riêng vỏ hàu cũng bán được từ 5.000- 7.000 đồng/kg. Do muốn thay đổi khẩu vị trong ngày Tết nên nhiều người đi tìm mua hàu khiến nguồn hàu thịt ở đây lúc nào cũng thiếu.

Do đó, nhiều người dân địa phương tạm gác chuyện đón tết để đi lặn bắt hàu, bình quân mỗi ngày một người có thu nhập 60.000-80.000 đồng.

KHẮC NHO


“Vương quốc” tôm hùm

Nguồn tin: PY, 17/2/2007
Ngày cập nhật: 23/2/2007

Phú Dương (Phú Yên) bây giờ được mệnh danh là "vương quốc" tôm hùm! "Vua tôm" Nguyễn Xuân Danh tậu một chiếc xe ô tô du lịch 6 chỗ ngồi hiệu ISUZU đời mới trị giá hơn nữa tỷ đồng là chuyện có một không hai ở những làng biển Phú Yên

070218-tom-hum.jpg

Niềm vui được mùa tôm ở thôn Phú Dương xã Xuân Thịnh – Ảnh: N.L

Những năm 1990, làng Phú Dương nằm chỉ cách quốc lộ 1A chừng 8km mà không có điện, đường đi hẹp, quanh co, nên phải đi lại bằng đò giang cách trở, nhiều trẻ em không được đến trường… Gia đình ông Xuân Danh cũng nằm trong “tốp” 70% hộ nghèo đói ở đây, phải nhận cứu trợ của Nhà nước. Một gia đình làm ruộng quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” chỉ thu hoạch tròn trèm tấn thóc. Con tôm hùm bấy giờ xuất hiện như một “vị cứu tinh”. Cứ nuôi được một con tôm hùm loại 1, giá trị hơn 2 tạ thóc! Chính hấp lực từ nghề mới này đã thu hút đông đảo người dân ở đây phải bỏ nghề làm ruộng, kéo trủ, đánh lưới, cả vây rút chì... lao vào khai thác và thả nuôi tôm hùm. Làng Phú Dương bỗng chốc “lột xác”, trở thành giàu có, với hơn 20% số hộ (trong tổng số 624 hộ) có tiền tỷ, không còn hộ đói nghèo.

Những ngư dân nghèo khổ như Trần Văn Tới, Lê Văn Bút, Nguyễn Văn Hổ, Nguyễn Thị Phấn, Nguyễn Văn Bôn… trở thành những tỷ phú. Và ông Xuân Danh đã trở thành người dẫn đầu trong tốp này, với trang trại có khoảng 300 lồng tôm hùm, lớn nhất ở Phú Dương.

Liên tiếp mấy vụ rồi, người dân Phú Dương được mùa tôm hùm, với thu nhập từ vài chục, vài trăm triệu đồng, đến tiền tỷ. Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thịnh Nguyễn Văn Thương cho hay, toàn xã nuôi 6.600 lồng tôm hùm (trong đó, có hơn 4.300 lồng nuôi tôm thịt) đạt sản lượng 194 tấn trị giá xấp xỉ 118 tỷ đồng (tăng 31,3% so với năm trước), trong đó, thôn Phú Dương chiếm phân nửa. Nhờ vậy, ai ai cũng thi nhau mua sắm xe Dream, Attila, xây nhà lầu và những ngôi “biệt thự” sang trọng… Từ đó, bà con cũng tự nguyện đóng góp cả tỷ đồng để xây dựng hệ thống điện, đường bê tông liên thôn, liên xã rộng lớn. Nhờ vậy, bây giờ làng xóm Phú Dương rất sầm uất, giao thông thuận tiện cho xe ra vào tấp nập. Có thể nói, năm 2006, trong khi nghề nuôi tôm sú, khai thác hải sản gặp nhiều bấp bênh, thì nghề nuôi tôm hùm ở Phú Dương nói riêng, và cả huyện Sông Cầu nói chung “thắng to”. Toàn huyện phát triển trên 4000 lồng tôm hùm ương giống (tăng gấp 1,6 lần so với năm trước), 16.000 lồng nuôi tôm hùm thương phẩm (tăng 20,3% so với năm trước), với sản lượng thu hoạch đạt trên 700 tấn/năm và doanh thu xấp xỉ 490 tỷ đồng.

Cứ mỗi độ xuân về, biển lại phóng khoáng ban tặng cho ngư dân Sông Cầu một loài hải sản quý giá: tôm hùm. Mùa này ra gành, ra mũi là thấy ngư dân Phú Dương khai thác tôm hùm giống, ban ngày cánh thợ lặn hoạt động, đêm đến nhiều ngư dân lại thức trọn với biển, với trăng sao để giăng mành đón tôm… Xuân về cũng là mùa xuất khẩu tôm hùm thương phẩm cuối vụ. Bãi biển Phú Dương sôi động hẳn lên, đông đúc người đan lồng tôm, thu hoạch và mua bán tôm, hoặc đưa tôm giống ra thả vào lồng…

LƯU PHONG


Người vượt lên chính mình

Nguồn tin: SGGP, 19/02/2007
Ngày cập nhật: 23/2/2007

Nhiều người biết chị Phan Thị Vân là một phụ nữ đầy bản lĩnh, quản lý cả một trang trại nuôi cá rộng mấy héc ta. Nhưng ít ai biết chị có một tuổi thơ đầy bất hạnh, gian truân. Quê gốc của chị Vân ở xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm...

Năm 2002, nhân chuyến đi dự khánh thành cống đập Ba Lai, chị đi thẳng vào phía bên trong để nếm thử nguồn nước nơi đây thì nhận thấy nước ngọt. Chị kể: “Về nhà tự dưng tôi thấy muốn mua đất ở đó để đầu tư làm ăn. Vậy là gom góp tiền dành dụm, bán miếng đất ngoài thị trấn rồi vay thêm tiền nhà nước được mấy trăm triệu đồng mua 3ha đất toàn cây cối ở gần cống Ba Lai với ý định nuôi thủy sản”.

Làm giàu từ đất mặn hoang sơ

Nằm trên địa bàn xã Thạnh Trị, khuất trong cống đập Ba Lai, trang trại nuôi cá lóc của chị Vân được xem là bề thế nhất vùng. Bề thế bởi nơi đây còn nét hoang sơ của đất rừng ngập mặn đã được ngọt hóa nhờ cống đập Ba Lai. Xung quanh trang trại của chị Vân vẫn còn đó - dấu tích của những khoảng rừng ngập mặn, tuy có chỗ đã được người dân vào mua đất khai khẩn làm ăn.

Trang trại được thiết kế các khu gồm ao nuôi cá lóc, cá sấu, ba ba. Trên bờ được chủ nhân trồng cây so đũa, bưởi, mai để tạo bóng mát. Độ khoảng nửa tiếng đồng hồ đi lòng vòng, khi quay lại ngôi nhà được cất trong khu trang trại để cho công nhân nghỉ, chị Vân đã ngồi sẵn đợi tôi. Khi hỏi chị mướn kỹ sư thiết kế hay học hỏi mô hình ở đâu mà trang trại được thiết kế đẹp vậy? Cười hiền, chị trả lời: “Người nào bước vào trang trại này cũng hỏi tôi như chú. Không ai bày chỉ gì, tôi thích sao thì vẽ ra, rồi mướn người làm theo ý mình.

Giờ là vậy, còn khởi đầu của trang trại này thì gian truân lắm. Tôi nói thật, làm chủ nhưng chưa chắc ai cực như tôi, khi mướn công nhân mần, họ mần gì tôi mần đó. Có nhiều người đến học hỏi tôi cách làm ăn, tôi nói: Mấy anh muốn có kết quả thì phải lao vào làm chứ dùng tay chỉ chỏ thì khó lắm. Có làm mới thấy cái nào được, cái nào chưa để rút kinh nghiệm, nghĩ ra cách làm phù hợp mới thành công. Đặc biệt là khi làm cái gì thì phải thích mới được. Như tôi, mê nuôi cá đến nỗi lần đi báo cáo điển hình ở Hà Nội năm 2005 về thành tích nông dân sản xuất giỏi, tôi lo cho đàn cá ở nhà đến mất ăn mất ngủ. Khi về đến nhà tôi vội vã chạy đến trang trại thăm cá liền. Mê lắm!”.

3ha đất lúc chị Vân mới mua là một rừng cây chà là, cóc kèn, sậy mọc um tùm. Chị mướn công nhân vào khai phá, gặp sâu nhiều quá họ bỏ chạy. Thấy vậy, chị Vân xung phong đi trước chặt cây, công nhân theo phía sau tiếp chị. Một tháng trời chị lặn lội chặt cây rừng, bị sâu cắn bầm mình phải nghỉ ngơi nửa tháng sau mới hết. Dọn dẹp cây cối xong, chị Vân vẽ thiết kế, đầu tiên là con kinh rồi đặt cống xuống, xung quanh là 7 cái ao (cái nhỏ nhất 1.000m2, cái lớn nhất 5.000m2).

Năm 2003, khu trang trại đã hoàn chỉnh. Mới đầu chưa biết nuôi con gì, chị Vân mua cá rô phi về nuôi thử ở một ao nhỏ. Rồi chị nghe ở miệt trên Đồng Tháp, An Giang người ta nuôi cá lóc lời nhiều. Liên tưởng đến nguồn thức ăn cá vụn đang có dồi dào (chị Vân là đại lý thu mua cá biển: cá lớn bán lại cho lái chợ, cá vụn bán làm phân) trong khi người ta ở xa tìm đến mua thức ăn về nuôi con này con nọ, sao mình không tận dụng để nuôi cá! Đợi chuyến mấy người mua cá vụn đến, chị Vân hỏi thăm đường đi mua cá lóc giống về nuôi. Mới đầu, chị mua 100.000 cá lóc đen môi trề đầu nhím về thả ở 2 hồ.

Sau 6 tháng, cá đạt mỗi con từ 1,2 – 1,5 kg, bán được trên 20 tấn cá, trừ chi phí chị còn lời gần 200 triệu đồng. Lần đầu thành công và lợi nhuận cao, năm 2005, chị Vân đầu tư thêm vốn mua 160.000 cá giống về thả nuôi ở 3 ao, đến đợt thu hoạch, chị bán trên 30 tấn cá lóc thương phẩm và đạt lợi nhuận gần 300 triệu đồng. Để ý thấy cá giống bắt từ xa về nuôi bị hao hụt rất nhiều vì môi trường nước lạ. Đầu năm 2006, chị Vân đã thành công khi ươm giống cá lóc môi trề đầu nhím tại trang trại.

Chỉ với 180 con cá bố, mẹ, giờ đây chị Vân có cá con nuôi mà không phải mua cá giống. Chị Vân phấn khởi nói: “Chỉ riêng việc không mua cá giống mà tôi có dư thêm trên dưới 100 triệu đồng. Nhờ “mẹ đâu con đó” cá lóc nuôi tỉ lệ hao hụt rất ít. Nếu như trước đây tỷ lệ cá hao hụt khoảng 30% thì giờ không tới 5%”. Cũng trong năm nay, chị Vân mua thêm 74.000 cá lóc bông về nuôi (cá đạt trọng lượng 2,8 – 3kg/con sau 8 tháng nuôi). Chị vừa thu hoạch 4 ao nuôi cá lóc (1 ao cá lóc bông) đạt sản lượng 80 tấn, trừ chi phí, chị Vân còn lợi nhuận trên 400 triệu đồng.

Dân nuôi cá lóc lâu năm phải ngạc nhiên với cách nuôi của người phụ nữ mới vào nghề vài năm như chị. Vẫn chưa bằng lòng, chị nghĩ ra cách nuôi cá lóc đen đầu nhím môi trề trong vèo. Cá lóc nuôi không thả lan trong hồ như những lần trước, mà chị nuôi trong các vèo lưới, tùy theo cỡ cá mà cho chúng ở trong vèo lưới dày, thưa thích hợp. Chị Vân cho rằng, loài cá lóc này cho ăn rồi tối ngày chúng chỉ ngủ nên nuôi trong vèo, ép chúng ăn cho chúng mau lớn.

Nuôi trong vèo cho ăn lúc nào cũng được, còn nuôi thả lan khi trời mưa cho ăn nhiều con không nghe tiếng kẻng đánh nên không đến ăn mồi, cá lớn không đều. Cá nuôi trong vèo khi có bệnh cũng dễ trị và thức ăn không hao, dễ thu hoạch. Đặc biệt là cá nuôi trong vèo giá bán bao giờ cũng cao hơn cá thả lan 2.000 đồng/kg nhờ cá đều, đẹp. Hiện tất cả cá lóc đen môi trề đầu nhím được chị Vân nuôi trong vèo, riêng cá lóc bông thì không nuôi được, vì đây là loài cá thích có không gian rộng để bơi lội.

Không chỉ nuôi cá lóc, chị Vân còn nổi tiếng ở Bình Đại và có biệt danh “bà Vân cá sấu, ba ba”. Theo chị Vân, chị nuôi thêm cá sấu, ba ba là áp dụng lấy ngắn nuôi dài. Chị đầu tư 200 triệu đồng để xây chuồng nuôi 700 con cá sấu (loại nhỏ 490.000 đồng/con giống, loại lớn 800.000 đồng/con giống) sau 14 tháng nuôi chị đã xuất chuồng bán được 200 cá sấu lớn, được 4,6 tấn, trừ chi phí chị lời trên 100 triệu đồng. Riêng ba ba, chị đang nuôi và nhân giống khoảng 14.000 con...

CAO DƯƠNG


Tiền Giang: Dùng chế phẩm EM trong quá trình chuyển hóa thức ăn, giảm được 30% chi phí

Nguồn tin: BCT, 23/2/2007
Ngày cập nhật: 23/2/2007

Anh Nguyễn Văn Trung (42 tuổi) ngụ tại xã Thiện Trí (huyện Cái Bè, Tiền Giang) dùng ốc bươu vàng nghiền nhỏ hòa chung theo tỷ lệ 30% thức ăn công nghiệp cộng với 1,5 lít đường mật; toàn bộ đưa vào thùng đậy kín và tiếp tục ủ bằng chế phẩm EM từ 5 đến 7 ngày. Sau khi ủ có mùi thơm, anh Trung cho gia súc gia cầm và cá ăn đều phát triển tốt, giảm được 30% chi phí so các loại thức ăn khác. Chế phẩm EM đã góp phần làm tăng quá trình chuyển hóa thức ăn.

Cách làm mới này của anh Trung chẳng những giảm được đáng kể chi phí mà còn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường, góp phần làm cho các vật nuôi tăng trưởng tốt. Hơn một năm qua, đàn gia súc, gia cầm và cá của gia đình anh Trung chưa mắc các chứng bệnh nào.

Đến giữa tháng 2-2007, anh Trung thu hoạch 10 tấn cá chim trắng được 120 triệu đồng/năm cùng 2 tấn cá gối đầu cho vụ sau.

HẢI BÌNH (TTXVN)


Chất lượng tôm giống - Nỗi lo dai dẳng

Nguồn tin: BCT, 23/2/2007
Ngày cập nhật: 23/2/2007

Chưa bao giờ người nuôi tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại lo lắng về chất lượng tôm giống nhiều như hiện nay. Mấy năm gần đây, cứ vào vụ nuôi tôm sú, người nuôi lại gặp cảnh tôm giống không qua kiểm dịch và mang mầm bệnh chiếm tỷ lệ cao. Hậu quả: người nuôi tôm bị thiệt hại nặng...

NGƯỜI NUÔI GÁNH ĐỦ THIỆT HẠI

Sau khi kết thúc vụ nuôi tôm sú năm 2006, những ngày đầu năm 2007, nông dân các tỉnh vùng ĐBSCL đang khẩn trương chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Ở đâu cũng bắt gặp những hình ảnh sên vét, cải tạo ao đìa và những ao nuôi được tẩy trắng xóa màu vôi trên nền đáy, nhiều ao được cán và san ủi đáy bằng phẳng phơi mình trong nắng. Theo báo cáo của ngành thủy sản các tỉnh ĐBSCL, năm 2006 có 45 - 70% diện tích nuôi tôm có lãi, nhưng lợi nhuận thu được của nông dân không cao. Nỗi lo lớn nhất của người nuôi tôm sú hiện nay là chất lượng tôm giống.

Anh Nguyễn Công Bình ở ấp Long Khánh B, xã Long Khánh, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) cho biết: “Vài năm gần đây, trên diện tích hơn 1,5 ha gia đình tôi thả nuôi từ 45.000 - 60.000 con tôm giống mỗi đợt, nhưng chỉ thu hoạch được 150 kg, bán được 14,2 triệu đồng, tương đương 4.500 con tôm thịt (chiếm khoảng 10% số lượng tôm giống thả nuôi). Có vụ thời tiết bất thường, tôm sú nuôi mới từ 30 - 45 ngày tuổi bị chết đồng loạt, coi như mất trắng. Như vụ nuôi tôm sú năm qua thả liên tục hai đợt hơn 100.000 con giống, tuân thủ đúng lịch thời vụ của ngành thủy sản, các yếu tố môi trường nước (độ mặn, độ kiềm...) khá ổn định, nhưng đều không qua được 60 ngày tuổi. Tôi bị mất trắng hơn 15 triệu đồng về chi phí con giống, thức ăn và chi phí cải tạo ao đìa”.

Còn ông Lâm Văn Lân, ở ấp Trà Cuông, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) thả nuôi 150.000 con giống trên diện tích 5.000m2 theo hình thức công nghiệp, sau 4,5 tháng thu hoạch, bán chỉ được hơn 10,5 triệu đồng. Ông Lâm than phiền bị lỗ hơn 7,2 triệu đồng, do tôm nuôi không lớn, thân tôm đen và bị sần sùi ... Mô hình nuôi tôm luân canh trồng lúa của anh Đỗ Văn Thót, ở ấp Nô Công, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang thả nuôi 50.000 con giống trên diện tích 2.000m2. Song chỉ sau thời gian 5 ngày tuổi thì coi như mất trắng. Sau đó tiếp tục cải tạo ao va lại thả nuôi 50.000 con giống nữa, nhưng đàn tôm này cũng không sống qua được 55 ngày. Như vậy, trong hai lần thả giống cùng với chi phí cải tạo, thức ăn... gia đình anh bị thua lỗ hơn 9 triệu đồng. Còn anh Thạch Hai ở gần nhà anh Thót càng đau đớn hơn, vì sau vụ trồng lúa, gom góp tiền bán lúa và mượn thêm của người thân, anh thả nuôi tôm. Thế nhưng, khi mua 30.000 con tôm giống về nuôi trên diện tích 8.000m2, thì trong thời gian 40 ngày tuổi tôm bị bệnh đốm trắng, đổ thân và đầu vàng chết sạch không thu hoạch được con nào, coi như đã bị thua lỗ mất hơn 70 giạ lúa...

CĂN NGUYÊN

Theo Sở Thủy sản Trà Vinh, năm 2006 toàn tỉnh có 24.184 ha nuôi tôm sú chính vụ, trong đó có hơn 110.612 ha nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp và 13.972 ha nuôi quảng canh cải tiến. Có hơn 2,59 tỉ con giống tôm sú được thả nuôi nhưng chỉ có 12,1% số lượng này được kiểm dịch, tương đương khoảng 314 triệu con, còn lại 2,276 tỉ con nhập từ nhiều nguồn không đảm bảo chất lượng, có cả tôm sú giống bị nhiễm bệnh.

Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm sú nhiều nhất khu vực ĐBSCL với hơn 245.000 ha, mỗi năm thả khoảng 11 tỉ con giống, song chỉ thu hoạch hơn 90.000 tấn tôm thương phẩm, tương đương 4 tỉ con giống. Còn lại 7 tỉ con giống bị hao hụt trong thời gian nuôi do nhiễm bệnh và chết. Tương tự, ở tỉnh Sóc Trăng thả nuôi hơn 5 tỉ con giống, nhưng chỉ kiểm dịch được khoảng 35% tương đương 1,75 tỉ con, số còn lại 3,25 tỉ con nhập ngoài tỉnh không đảm bảo chất lượng... Những năm gần đây, diện tích nuôi tôm sú, số lượng tôm giống ở ĐBSCL tăng rất nhanh, nhưng sản lượng tôm nguyên liệu tăng không đáng kể, không đáp ứng đủ nhu cầu cho hơn 22 nhà máy chế biến xuất khẩu trong khu vực.

Mỗi năm, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu thả nuôi từ 24 - 25 tỉ con tôm sú giống, với diện tích hơn 490.000 ha, nhưng nguồn tôm sú giống sản xuất tại chỗ mới chiếm khoảng 25 - 38%, số còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Trung. Số tôm sú giống được nhập vào các tỉnh này được kiểm dịch bằng hệ thống PCR rất ít. Hầu hết chưa qua kiểm dịch nên không đảm bảo chất lượng, không đủ kích cỡ nhưng vẫn được vận chuyển bằng đường thủy hoặc thuê xe dịch vụ len lỏi khắp nơi bán trực tiếp cho người nuôi. Theo đánh giá của cán bộ Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản các tỉnh ĐBSCL, những năm gần đây tỷ lệ tôm sú giống bị nhiễm bệnh chiếm 60 - 70%, thế nhưng số tôm bị tiêu hủy không đáng kể. Đối với những đàn tôm giống khi bị phát hiện có nhiễm bệnh là yêu cầu đại lý giữ lại theo dõi và xử lý bệnh cho tôm, nhưng sau đó vẫn được xuất bán cho người nuôi.

Một điều trớ trêu nữa là trong nhiều năm qua ở khu vực này khi vào chính vụ nông dân đồng loạt thả giống nên các đại lý đã có cơ hội đẩy giá tôm giống tăng cao. Người sản xuất tôm giống chạy theo lợi nhuận, trong khi nguồn tôm sú bố mẹ cung cấp cho các trại sản xuất không đủ, nên việc sử dụng tôm mẹ cho tham gia sinh sản nhiều lần liên tục, cho ra những mẻ tôm giống èo uột, kém chất lượng làm cho tỷ lệ sống tôm nuôi đạt thấp, hiệu quả sản xuất không cao đang là tình trạng phổ biến.

Gần đây, các ngành chức năng ở khu vực ĐBSCL đã có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất tôm sú giống sạch bệnh, chất lượng cao, như: ưu đãi miễn giảm thuế sử dụng đất, được hỗ trợ tín dụng đầu tư, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ bản trại sản xuất, hỗ trợ một phần nguồn tôm bố mẹ nhập từ nước ngoài... Nhưng do thiếu vốn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đồng thời chưa được qui hoạch vùng sản xuất giống tập trung để hạn chế mầm bệnh lây lan từ các trang trại nuôi tôm thịt xả thải nước ra môi trường công cộng, nên chủ trương này chưa đạt được hiệu quả. Do vậy, trước mắt các tỉnh vẫn cần có giải pháp quản lý thật chặt chẽ nguồn tôm giống từ sản xuất, ương dưỡng tại chỗ và nhập ngoài tỉnh, góp phần loại bỏ những đàn tôm giống nhiễm bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho nông dân.

QUỐC DŨNG


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang