• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vụ cá chết hàng loạt ở TT-Huế: Vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân

Nguồn tin: Lao Động, 18/1/2007
Ngày cập nhật: 18/1/2007

Như Lao Động ngày 4.1 đã thông tin: Hơn 1ha của ông Hồ Thiệu - ở xã Hương Vân, huyện Hương Trà - sau hai lần thả hơn 2.100 con cá giống, đã lần lượt chết nổi trắng hồ. Theo phán đoán của người dân, nguyên nhân cá chết có thể là do nguồn nước thải từ Khu công nghiệp Tứ Hạ. Ngày 17.1, Sở TNMT đã có văn bản kết luận vụ việc, tuy nhiên vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân.

Văn bản chỉ cho biết chất lượng nước tại hồ nuôi cá không đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh, độ pH tại hồ là 3,6 (quy định là 6,5-8,5), nước trong hồ có tính axít khá cao. Và việc cá trong hồ chết có thể vì nguyên nhân nước hồ bị axít hoá.

H.V.M - Ng.Đình

 


"Ông chủ nhiệm tôm càng xanh"

Nguồn tin: BCT, 17/1/2007
Ngày cập nhật: 18/1/2007

Tôi biết anh Năm Sơn cách đây hơn một năm, nhân một chuyến công tác tìm hiểu mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. Mới đây, tình cờ gặp nhau ở UBND xã Thạnh Mỹ, anh Năm Sơn cười tươi rói, khoe: “Dù giá cả năm nay thất thường, nhưng tôi cũng kiếm lời trên 45 triệu đồng từ nuôi tôm càng xanh”. Nghe nói vậy, tôi cũng vui lây. Bởi tôi biết rằng, “ông chủ nhiệm tôm càng xanh” Năm Sơn đã từng phải chịu nhiều “tiếng thị phi” khi tiên phong “nói không” với lúa hè thu để đưa tôm càng xanh vào đồng đất Thạnh Mỹ, mở hướng làm giàu cho hàng trăm hộ dân.

Vùng Bắc Cái Sắn, thuộc xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, ngày trước khi lũ tràn về là nước trắng xóa đồng, còn mùa hạn thì dòng sông gần như phơi đáy. Đời sống của bà con nông dân nơi đây chủ yếu dựa vào vụ lúa hè thu và đông xuân. Làm lúa, năm thất, năm trúng, đời sống của đại bộ phận người dân vùng này rất khó khăn. Gia đình anh Năm Sơn (Võ Văn Sơn), cư ngụ ấp Quy Long, cũng không nằm ngoài vòng lẩn quẩn khắc nghiệt ấy.

* * *

Khi lập gia đình, sống chung với cha mẹ, chỉ quanh quẩn với chuyện lúa thóc nên đời sống gia đình của anh Năm Sơn ngày càng khó khăn hơn. Năm 1985, vợ chồng anh và hai đứa con được chia 1,2ha đất. Nhưng theo lời Năm Sơn kể: “Kỹ thuật, giá cả không ổn định nên mỗi năm lợi nhuận từ việc trồng lúa cùng lắm chỉ khoảng 6-7 triệu đồng. Gia đình sống chật vật lắm. Con cái ngày càng lớn, nhu cầu gia đình ngày càng tăng. Muốn tìm phương thức khác làm ăn nhưng không vốn liếng, không kinh nghiệm thì chẳng tài nào làm được”.

Năm 2002, phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được phát động rộng khắp. Được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp Cần Thơ (hỗ trợ 60% chi phí con giống và thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa), nhiều hộ dân ở Thạnh Mỹ, trong đó có Năm Sơn, đã mạnh dạn “lên vuông”, xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh:một vụ lúa đông xuân và một vụ tôm. Nói thì vậy, nhưng làm chẳng dễ chút nào. Bởi như Năm Sơn kể: “Hồi trước ở vùng này cũng có người thử nghiệm nuôi tôm càng xanh tự nhiên trên ruộng lúa, nhưng không có hiệu quả. Vì thế, khi chính quyền địa phương có chủ trương nuôi tôm càng xanh, ông già tôi vẫn không ủng hộ”.

Ba anh Năm Sơn, như anh nói, là một nông dân thích “ăn chắc, mặc bền”, luôn muốn làm hai vụ lúa một năm hơn là phải đi tìm đối tượng sản xuất mới mẻ mà chưa biết lợi hại thế nào. Dù không được sự ủng hộ, nhưng Năm Sơn vẫn quyết tâm đầu tư lên bờ bao 1,2ha đất thuộc phần sở hữu của vợ chồng. Khi lũ tràn về vùng Bắc Cái Sắn, nhìn vuông đất của Năm Sơn choi loi, giữa cánh đồng nước trắng xóa, nhiều người lo lắng cho anh. Có người bảo: “Vợ chồng nó vay mượn hàng chục triệu đồng làm bờ bao không khéo là đổ nợ, phá sản...”. Rồi đến vụ hè thu, khi mọi người ùn ùn chuẩn bị đồng ruộng để làm lúa, thì Năm Sơn và một số ít người ở Thạnh Mỹ lại chuẩn bị đất để... nuôi tôm càng xanh. Khi cánh đồng lúa bắt đầu xanh rì, thấy Năm Sơn “đem về những bọc nước đổ vào ruộng”, mọi người lại bảo anh làm chuyện không đâu. Lời ra, tiếng vào, phần lớn là chê bai, chỉ trích. Thế là “ông già lại tiếp tục... giận, vì ông cho rằng sự ngăn cản lúc đầu của ông là chính xác. Nói thật, lúc đó mình cũng rất hoang mang, vì con tôm càng xanh này hoàn toàn mới mẻ” - Năm Sơn tâm sự .

Nhưng đã lỡ “phóng lao thì phải theo lao”! Những kiến thức ít ỏi học được, cộng với sự tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu về con tôm càng xanh, Năm Sơn “gần như dồn hết tâm trí vào mô hình”. Sau một tháng, khi chài bắt tôm để theo dõi, anh mừng rơn vì phát hiện những con post tôm càng xanh nhỏ xíu trong “bọc nước” ngày nào đã lớn qua mặt con tép rong. Năm Sơn hồ hởi kể: “Tôi vui mừng lắm vì biết tôm phát triển như vầy là phù hợp rồi. Biết chuyện, ông già tôi cũng mừng. Lúc bấy giờ, ông mới bớt giận và... hơi tin vào quyết định của tôi”. Tháng 10 năm 2002, đến kỳ thu hoạch, vuông đất nuôi tôm của nhà Năm Sơn đông ken vì nhiều người dân hiếu kỳ đến xem những mẻ tôm càng xanh căng phồng. Trong số này có anh Nguyễn Văn Kế, cặp ranh đất với Năm Sơn. Anh Kế kể: “Hồi đó, thấy Năm Sơn thả giống tôm càng xanh nhỏ xíu, ai cũng nghi ngờ, sợ nuôi hổng được. Bản thân tôi cũng đâu có tin. Vậy mà, vụ thu hoạch đó, ai đến xem cũng thấy phát ham. Từ trước đến giờ, làm gì có chuyện người dân ở đây bắt một lần cả tấn tôm càng đâu”...

Nông dân thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: H.V

Vụ đầu tiên, năm 2002, Năm Sơn thu về lợi nhuận trên 50 triệu đồng - số tiền lớn nhất anh cầm được trong tay sau mấy chục năm làm nông nghiệp. Nhưng thắng lợi lớn nhất là Năm Sơn đã chứng tỏ với gia đình, với người dân Thạnh Mỹ quyết định chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng của mình là hoàn toàn đúng đắn. Từ vụ này, Năm Sơn “cấn” được cả chục triệu tiền anh vay mượn trước đây để lên bờ và “tậu” thêm được 1 ha đất giáp ranh. Nhờ vậy, từ năm 2002 đến nay, năm nào mô hình luân canh lúa (vụ đông xuân) - tôm (vụ hè thu) cũng đem về cho Năm Sơn bạc chục, thậm chí cả trăm triệu đồng tiền lời. Đời sống vợ chồng anh và 5 đứa con mới được sung túc. Trên hết, như anh nói: “Từ phía bờ bên kia sông Bắc Cái Sắn anh đã vượt sông, định cư được bên này (cặp tuyến Quốc lộ 80) để thuận tiện cho con cái đi học và có điều kiện phát triển kinh tế gia đình”.

* * *

Còn nhớ, vụ tôm hồi năm ngoái, tôi có dịp tháp tùng cùng nhiều thành viên hợp tác xã tôm càng xanh Thạnh Mỹ đến xem hiệu quả vuông tôm của Tám Danh. Dọc đường đi, mọi người cứ thay nhau kể toàn những câu chuyện về sự nhiệt tình của “ông chủ nhiệm tôm càng xanh” (mọi người gọi vui Năm Sơn như thế từ khi anh làm chủ nhiệm câu lạc bộ tôm càng xanh Thạnh Mỹ ) và vua tôm càng xanh (Hai Ẩn – nhiều năm liền đạt kỷ lục về năng suất cao mô hình nuôi tôm trong mùa lũ). Thì ra, thời gian đầu của mô hình, Năm Sơn và Hai Ẩn “luôn sát cánh” bên nhau. Lúc thì vận động bà con hình thành câu lạc bộ nuôi tôm càng xanh Thạnh Mỹ, lúc thì cùng chính quyền địa phương đi hướng dẫn kỹ thuật cho bà con. Cũng có lúc, mọi người lại thấy hai anh đi vận động các thành viên trong câu lạc bộ thả giống rải vụ, tránh rớt giá vào lúc thu hoạch đông ken, rồi thấy hai anh đi “kiểm tra” ngoài đồng nhắc bà con chuyện cống bọng, chuyện lọc nước sao cho đúng cách, sao cho con tôm càng xanh phát triển tốt... Nhờ vậy, phong trào nuôi tôm càng xanh ở Thạnh Mỹ đã phát triển rầm rộ từ cuối năm 2002 đầu năm 2003. Năm 2002, câu lạc bộ tôm càng xanh vỏn vẹn chỉ có 9 ha với vài người nuôi; bây giờ nơi đây đã phát triển thành hợp tác xã với cả trăm hộ dân, nuôi trên 100 ha tôm càng xanh trong mùa lũ. Và những người tiên phong như Năm Sơn, Hai Ẩn, Tám Danh... chuyện thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm đã không còn là chuyện lạ.

Sự năng nổ, nhiệt tình của “ông chủ nhiệm tôm càng xanh” Năm Sơn đã được chính quyền và nhân dân tin tưởng. Tháng 4 năm 2004, Năm Sơn đã được bầu là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Thạnh Mỹ. Đầu năm 2005, Năm Sơn đã trở thành Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã. Cuối năm rồi, gặp anh ở UBND xã Thạnh Mỹ, anh cười tươi rói, nói: “... Con tôm càng xanh ở vùng Bắc Cái Sắn này khó có gì sánh bằng. Vụ này xã viên hợp tác xã ai cũng có lời. Nhưng giá cả đầu vào, nhất là thức ăn cho tôm cao quá. Hội nông dân, hợp tác xã tôm càng xanh Thạnh Mỹ đang tính chuyện thả ghép cá. Anh Hai Ẩn vừa làm rồi, hiệu quả lắm, mê lắm...”.

HÀ TRIỀU

 


Cá ba sa nuôi lồng bè có nguy cơ mai một

Nguồn tin: AG, 17/1/2007
Ngày cập nhật: 18/1/2007

Theo điều tra của ngành Thủy sản, lồng bè nuôi cá ba sa hiện nay sụt giảm rất nhiều và có nguy cơ mai một nếu không có biện pháp hỗ trợ. Toàn tỉnh chỉ còn 50 bè, giảm đến 32 bè so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do: Giá thành sản xuất cao, thời gian nuôi dài hơn cá tra, nhất là giá bán thấp (chênh lệch không nhiều so với cá tra); chất lượng và giá trị thật của cá ba sa chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp quan tâm đánh giá đúng mức…

Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 181.952 tấn.

BÍCH VÂN

 


ĐBSCL: “Sốt” đất nuôi cá tra, ba sa

Nguồn tin: SGGP, 17/01/2007
Ngày cập nhật: 17/1/2007

Chiều 16-1, ông Phan Văn Danh, Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, cho biết: Giá cá tra, ba sa mấy ngày qua liên tục tăng cao.

Hiện tại, cá tra nuôi hầm thịt trắng được doanh nghiệp mua 15.500 - 16.000 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí người nuôi còn lời từ 4.000 - 5.000 đồng/kg.

Cá tăng giá, đã tạo nên cơn “sốt” đất nuôi cá tra dọc sông Tiền, sông Hậu. Tại cù lao Tân Lộc (Thốt Nốt - TP Cần Thơ), nhiều đại gia kéo về mua đất vườn tạp với giá 50 – 80 triệu đồng/công; đất bãi bồi ven sông Hậu 100 - 140 triệu đồng/công.

Tại các huyện Phú Tân, Châu Phú (An Giang) mấy tháng trước đất ruộng chỉ 30 triệu đồng/công, nay vọt lên 60 - 80 triệu đồng/công. Còn ở Lấp Vò, Châu Thành (Đồng Tháp), giá đất ven sông không dưới 60 - 70 triệu đồng/công, tăng trên 20 triệu đồng/công so với giữa năm 2006.

H.P.L.

 


“Tỷ phú Hùng cá”

Nguồn tin: NNVN, 10/01/2007
Ngày cập nhật: 16/1/2007

Nhờ con cá mà anh Nguyễn Văn Hùng đã có một cơ ngơi trị giá hàng trăm tỉ đồng, và trở thành đại gia trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL. Người dân quanh vùng gọi anh bằng biệt danh ấn tượng: Hùng cá.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), với 2 bè gỗ nuôi cá ba sa đầu tiên vào năm 1987, đến năm 1997, gia đình anh Hùng đã phát triển lên 7 chiếc bè gỗ lớn… để mỗi năm, anh xuất bán hơn 3.000 tấn cá basa thương phẩm, thu nhập trên dưới 4 tỉ đồng. Vào những năm cuối thập niên 90, phong trào nuôi cá tra lên ngôi do giá cả trên thị trường bấy giờ tăng cao, mang lại lợi nhuận cho người nuôi nên anh Hùng quyết định chuyển sang nuôi loại cá này.

Anh Hùng quyết định đầu tư vốn mua 6 ha đất bãi bồi ven sông Tiền, thuê xáng nạo vét thành 4 cái ao lớn rồi thiết kế đăng, bửng và hệ thống ống thoát nước, nơi xử lý nước làm sạch môi trường để phát triển nghề nuôi cá tra trên đất bãi bồi. Sau vụ đầu, anh Hùng thu hoạch hơn 1.000 tấn cá tra thương phẩm, thu hơn 1 tỉ đồng. Sang năm 2000, anh tiếp tục thả nuôi cá tra vào 4 cái ao trên đất bãi bồi trên và tăng cường các giải pháp khoa học – công nghệ vào chăn nuôi, cuối vụ thu hoạch, lợi nhuận thu được tăng gấp đôi so với vụ nuôi năm trước.

Anh Hùng tiếp tục mua và thuê thêm đất đào ao mở rộng nghề nuôi cá da trơn. Đến năm 2005, trang trại nuôi cá tra của anh đã lên đến 40 ao, mỗi ao rộng trên dưới 1 ha. Hàng năm, trang trại của anh xuất bán ra thị trường gần 20.000 tấn cá thương phẩm, doanh thu đạt gần 300 tỉ đồng!

Đầu năm 2006, anh Hùng quyết định đầu tư 60 tỉ đồng mua thêm 12 ha đất trong cụm công nghiệp Thanh Bình để xây dựng nhà máy, trang bị dây chuyền máy móc - thiết bị chế biến cá tra xuất khẩu hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu.


Hải Dương: Trang trại “đẻ trứng vàng”

Nguồn tin: Chuyen NN, 16/01/2007
Ngày cập nhật: 16/1/2007

20 năm theo đuổi "sự nghiệp" làm trang trại thuỷ sản, "vốn liếng" mà ông Nguyễn Đức Vụ ở thôn ô Mễ, thị tứ Hưng Đạo (Tứ Kỳ) có được là những kinh nghiệm "nằm lòng" về kỹ thuật nuôi cá và tài sản trên 3 tỷ đồng.

Năm 1984, sau 14 năm trong quân ngũ, ông trở về quê hương với số vốn 3 triệu đồng. Năm 1985, ông thuê lại 3 sào ruộng trũng của người anh họ để đào ao thả cá. Ban đầu ông chỉ thả một số giống phổ biến như trôi, mè, trắm... nhưng thu nhập không cao. Thế là ông quyết tâm phải học cách làm mới. Ông “khăn gói quả mướp” lên đường tự mình tìm hiểu, học tập các mô hình làm VAC ở khắp nơi, thậm chí sang cả Trung Quốc. Sau thời gian đi tham quan, học hỏi, ông nhận thấy sở dĩ ông thất bại là vì không có kỹ thuật.

Sau khi tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức, năm 2000, ông Vụ vay vốn lập trang trại với diện tích 1ha. Ngoài việc tiếp tục thả các loại cá truyền thống, ông nuôi thử nghiệm giống cá rô phi của Inđônêxia, Philíppin và Xingapo; cá chim, cá tra, cá vược lai Thái Lan...Một dãy chuồng nuôi lợn để lấy phân làm thức ăn cho cá được ông xây dựng gần ao. Chỉ sau một năm, ông thu lãi gần 30 triệu đồng.

Để làm giàu nhanh hơn, ông tiếp tục vay vốn ngân hàng mở rộng diện tích trang trại lên 4ha, quy mô 2, 7ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và 0, 5ha trồng cây ăn qua ả, một dãy chuồng lợn gồm 500 con và hơn 500 con gia cầm. Gần 10 lồng ếch thương phẩm, khu nuôi tôm càng xanh, khu nuôi cá giống mới, nơi nuôi cá thịt, ...được quy hoạch khá cẩn thận. Ông nổi lên là một trong những người tiên phong đưa giống cá mới vào sản xuất.

Theo tính toán của ông, riêng cá thịt mỗi năm trang trại cũng thu tới 50 tấn, với giá 14.000 đồng /kg ông có 700 triệu đồng; cá giống lãi ít nhất 200 triệu đồng /năm. Chưa kể thu nhập từ tôm càng xanh, ếch, lợn, gia cầm... doanh thu của trang trại lên tới 3 tỷ đồng /năm.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm, hiện nay với loại cá nào ông cũng có thể “chơi” được mà không lo lỗ. Cũng vì lý do này mà gia đình ông đã biến trang trại của mình thành trung tâm thuỷ sản lớn nhất tỉnh Hải Dương.

 


Sản xuất thành công giống cua biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Nguồn tin: BR-VT, 16/1/2007
Ngày cập nhật: 16/1/2007

Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có hơn 5.000 ha diện tích ao, đùng có khả năng nuôi cua biển. Do nguồn cua giống trong thiên nhiên khan hiếm, từ trước đến nay, bà con nông, ngư dân chỉ nuôi quảng canh, năng suất không cao. Để nâng cao sản lượng và chất lượng cua nuôi trên địa bàn tỉnh, đồng thời đa dạng hóa đối tượng nuôi, vừa qua, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh đã đề xuất Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia chuyển giao cho Bà Rịa-Vũng Tàu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua biển loài Scylla sp. nhằm nhân rộng đối tượng nuôi này trên địa bàn tỉnh và tháng 8-2006, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia đã hợp đồng với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III chuyển giao công nghệ này cho Bà Rịa-Vũng Tàu.

TUY KHÓ NHƯNG ĐÃ THÀNH CÔNG

Để tiếp nhận công nghệ đạt hiệu quả, tháng 4-2006, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh cử 1 kỹ sư của trung tâm và 1 ngư dân ở thị xã Bà Rịa tham gia lớp tập huấn về sản xuất giống cua biển do Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia mở tại Phan Thiết trong thời gian 3 tháng. Tiếp theo, Trung tâm Khuyến Ngư tỉnh kết hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp Quyết Thắng, mượn cơ sở Trại sản xuất tôm giống của Hợp tác xã làm điểm tiếp nhận công nghệ. Đầu tháng 11-2006, quy trình chuyển giao công nghệ sản xuất giống cua biển được thực hiện tại Hợp tác xã nông nghiệp Quyết Thắng, phường Long Hương (thị xã Bà Rịa). Kỹ sư Nguyễn Diễu, cán bộ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, người trực tiếp chuyển giao công nghệ sản xuất giống cua biển tại Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: Trong chuyển giao và tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cua biển trong đợt này gặp một số khó khăn, vì vào thời điểm cuối năm, không phải mùa vụ sinh sản của cua cho nên vấn đề thành thục sinh dục để cho cua đẻ rất khó; hiện nay, nhiệt độ thấp nhất trong năm, ảnh hưởng đến sinh sản, nuôi vỗ và cho cua bố mẹ đẻ, nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của ấu trùng cua. Tuy nhiên, cán bộ chuyển giao và các kỹ sư tiếp nhận công nghệ đã cố gắng hết mình đã cho đẻ và nở được ấu trùng cua. Theo dự kiến, 5 ngày nữa sẽ cho ra lò 60.000 con cua bột (cua giống kích cỡ 0,3-0,5 cm) và đưa ra ươm trong bể nuôi. Sau khi thu hoạch mẻ này, anh em sẽ tiếp tục cho sinh sản đợt thứ 2 100.000 con cua bột nữa.

CHƯƠNG TRÌNH SẼ ĐƯỢC MỞ RỘNG

Sau khi hoàn thành công trình này, trong quí I-2007, Trung tâm Khuyến ngư sẽ tổ chức 10 lớp tập huấn nuôi cua biển cho bà con nông, ngư dân các xã vùng ven biển như: Mỹ Xuân, Phước Hòa, Hội Bài, Tân Hải (huyện Tân Thành), Long Hương, Phước Trung, Kim Dinh (thị xã Bà Rịa), Long Sơn, phường 12, phường 10 (TP. Vũng Tàu), An Ngãi (huyện Long Điền), Lộc An (huyện Đất Đỏ), Phước Thuận, Bình Châu (huyện Xuyên Mộc). Đồng thời sẽ tiếp tục chuyển giao công nghệ sản xuất này cho các trại sản xuất giống tôm trên địa bàn tỉnh có nhu cầu.

Hiện nay, Trung tâm Khuyến ngư có 6 kỹ sư tham gia công tác chuyển giao công nghệ sản xuất giống cua biển, đủ khả năng hướng dẫn cho bà con nông, ngư dân trong tỉnh kỹ thuật nuôi cua biển bằng giống nhân tạo. Thiết bị, cơ sở hạ tầng để sản xuất cua giống hoàn toàn có thể sử dụng các trại sản xuất giống tôm sú để sản xuất giống cua biển. Với hơn 300 trại sản xuất giống tôm sú hiện có trên địa bàn tỉnh, năng lực tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cua biển hoàn toàn đáp ứng được. Hiện đã có 3 trại giống đăng ký tiếp nhận công nghệ chuyển giao này. Với 500 ha diện tích nước mặn, lợ có thể phát triển nghề nuôi cua trên địa bàn tỉnh, từ đây, người nuôi cua trong tỉnh có thể chủ động được nguồn giống. Việc nuôi cua biển là một trong những giải pháp tốt cho những vùng, các địa phương có điều kiện nuôi trồng mặn lợ, đặc biệt là nuôi tôm sú không còn hiệu quả cao như trước.

Thu Phong

 


Sản xuất thành công giống cua biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Nguồn tin: BR-VT, 16/1/2007
Ngày cập nhật: 16/1/2007

Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có hơn 5.000 ha diện tích ao, đùng có khả năng nuôi cua biển. Do nguồn cua giống trong thiên nhiên khan hiếm, từ trước đến nay, bà con nông, ngư dân chỉ nuôi quảng canh, năng suất không cao. Để nâng cao sản lượng và chất lượng cua nuôi trên địa bàn tỉnh, đồng thời đa dạng hóa đối tượng nuôi, vừa qua, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh đã đề xuất Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia chuyển giao cho Bà Rịa-Vũng Tàu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua biển loài Scylla sp. nhằm nhân rộng đối tượng nuôi này trên địa bàn tỉnh và tháng 8-2006, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia đã hợp đồng với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III chuyển giao công nghệ này cho Bà Rịa-Vũng Tàu.

TUY KHÓ NHƯNG ĐÃ THÀNH CÔNG

Để tiếp nhận công nghệ đạt hiệu quả, tháng 4-2006, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh cử 1 kỹ sư của trung tâm và 1 ngư dân ở thị xã Bà Rịa tham gia lớp tập huấn về sản xuất giống cua biển do Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia mở tại Phan Thiết trong thời gian 3 tháng. Tiếp theo, Trung tâm Khuyến Ngư tỉnh kết hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp Quyết Thắng, mượn cơ sở Trại sản xuất tôm giống của Hợp tác xã làm điểm tiếp nhận công nghệ. Đầu tháng 11-2006, quy trình chuyển giao công nghệ sản xuất giống cua biển được thực hiện tại Hợp tác xã nông nghiệp Quyết Thắng, phường Long Hương (thị xã Bà Rịa). Kỹ sư Nguyễn Diễu, cán bộ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, người trực tiếp chuyển giao công nghệ sản xuất giống cua biển tại Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: Trong chuyển giao và tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cua biển trong đợt này gặp một số khó khăn, vì vào thời điểm cuối năm, không phải mùa vụ sinh sản của cua cho nên vấn đề thành thục sinh dục để cho cua đẻ rất khó; hiện nay, nhiệt độ thấp nhất trong năm, ảnh hưởng đến sinh sản, nuôi vỗ và cho cua bố mẹ đẻ, nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của ấu trùng cua. Tuy nhiên, cán bộ chuyển giao và các kỹ sư tiếp nhận công nghệ đã cố gắng hết mình đã cho đẻ và nở được ấu trùng cua. Theo dự kiến, 5 ngày nữa sẽ cho ra lò 60.000 con cua bột (cua giống kích cỡ 0,3-0,5 cm) và đưa ra ươm trong bể nuôi. Sau khi thu hoạch mẻ này, anh em sẽ tiếp tục cho sinh sản đợt thứ 2 100.000 con cua bột nữa.

CHƯƠNG TRÌNH SẼ ĐƯỢC MỞ RỘNG

Sau khi hoàn thành công trình này, trong quí I-2007, Trung tâm Khuyến ngư sẽ tổ chức 10 lớp tập huấn nuôi cua biển cho bà con nông, ngư dân các xã vùng ven biển như: Mỹ Xuân, Phước Hòa, Hội Bài, Tân Hải (huyện Tân Thành), Long Hương, Phước Trung, Kim Dinh (thị xã Bà Rịa), Long Sơn, phường 12, phường 10 (TP. Vũng Tàu), An Ngãi (huyện Long Điền), Lộc An (huyện Đất Đỏ), Phước Thuận, Bình Châu (huyện Xuyên Mộc). Đồng thời sẽ tiếp tục chuyển giao công nghệ sản xuất này cho các trại sản xuất giống tôm trên địa bàn tỉnh có nhu cầu.

Hiện nay, Trung tâm Khuyến ngư có 6 kỹ sư tham gia công tác chuyển giao công nghệ sản xuất giống cua biển, đủ khả năng hướng dẫn cho bà con nông, ngư dân trong tỉnh kỹ thuật nuôi cua biển bằng giống nhân tạo. Thiết bị, cơ sở hạ tầng để sản xuất cua giống hoàn toàn có thể sử dụng các trại sản xuất giống tôm sú để sản xuất giống cua biển. Với hơn 300 trại sản xuất giống tôm sú hiện có trên địa bàn tỉnh, năng lực tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cua biển hoàn toàn đáp ứng được. Hiện đã có 3 trại giống đăng ký tiếp nhận công nghệ chuyển giao này. Với 500 ha diện tích nước mặn, lợ có thể phát triển nghề nuôi cua trên địa bàn tỉnh, từ đây, người nuôi cua trong tỉnh có thể chủ động được nguồn giống. Việc nuôi cua biển là một trong những giải pháp tốt cho những vùng, các địa phương có điều kiện nuôi trồng mặn lợ, đặc biệt là nuôi tôm sú không còn hiệu quả cao như trước.

Thu Phong

 


 

Tiền Giang: Công ty Hùng Vương tổ chức nuôi cá sạch

Nguồn tin: SGGP, 15/01/2007
Ngày cập nhật: 15/1/2007

Công ty Hùng Vương (Tiền Giang), một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất ĐBSCL, đã xây dựng trại giống cá tra tại huyện Cái Bè cung ứng cho các hộ nuôi quy mô lớn trong tỉnh.

Ngoài việc tăng diện tích nuôi cá tra lên gấp 2 lần năm 2006 để tự cấp 40.000 tấn cá nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, Công ty đã phối hợp với Sở Thủy sản An Giang tổ chức lớp tập huấn nuôi cá sạch theo chương trình quản lý nuôi trồng SQF 1.000 cho 50 hộ nuôi từ 1.000 tấn cá tra/năm/hộ trở lên nhằm chủ động nguồn nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu từ năm 2007.

Năm 2007, Công ty Hùng Vương xuất khẩu cá tra sang các thị trường châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông và châu Á với kim ngạch 80 triệu USD, tăng 30% so với năm 2006.

K.B.

 


Hội nghị tổng kết hoạt động ngành thủy sản tỉnh An Giang năm 2006

Nguồn tin: AG, 10/1/2007
Ngày cập nhật: 15/1/2007

Ngày 09/01/2007, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động ngành thủy sản năm 2006 và triển khai kế hoạch năm 2007.

Năm 2006, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 1.918 ha, trong đó nuôi cá 807 ha, nuôi tôm 769 ha, số lồng bè thả nuôi là 2.810 chiếc, tổng sản lượng đạt gần 182 ngàn tấn, trong đó cá tra, basa 145.421 tấn chiếm trên 80%, lượng cá xuất khẩu ước đạt 95.400 tấn tương đương 244,4 triệu USD, so với cùng kỳ tăng 73,9% về lượng và 98,8% về giá trị. Việc quy hoạch phát triển thủy sản đã được tỉnh phê duyệt gắn với việc ứng dụng các thành tựu kỹ thuật vào chăn nuôi, như con giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và bảo vệ môi trường đã góp phần tăng giá trị nguồn nguyên liệu sạch của sản phẩm.

Theo kế hoạch năm 2007 ngành thủy sản sẽ phấn đấu tăng diện tích nuôi lên 2.500 ha, lồng bè 2.910 chiếc, với tổng sản lượng 217.000 tấn, sản lượng chế biến 80.000 tấn tương đương 200 triệu USD. Ngành thủy sản An Giang sẽ xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất theo hướng quy hoạch, khuyến khích thành lập các trại, cơ sở sản xuất giống tư nhân, tăng cường công tác huấn luyện và đào tạo nghề cho ngư dân, thành lập các Hội nuôi cá sạch của các doanh nghiệp chế biến, đẩy mạnh việc ký hợp đồng tiêu thụ nguyên liệu thủy sản để người dân an tâm và ổn định sản xuất.

Thiện Son

 


An Giang: Đất nông nghiệp ở vị thế thuận lợi nuôi cá tra giá từ 400 triệu đến 1,5 tỷ đồng/ha

Nguồn tin: AG,ẠG/1/2007
Ngày cập nhật: 15/1/2007

Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang giá đất nông nghiệp ở những vị thế thuận lợi đào ao nuôi cá tra gía từ 400 triệu đến 1,5 tỷ đồng/ha: đất cồn bãi, đất ven sông Hậu, sông Tiền giá từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng/ ha ( 100 - 150 triệu đồng/công), đất ruộng, đất vườn nằm cập kênh cấp I cấp II giá từ 400 - 900 triệu đồng/ha ( 40 - 50 triệu đồng/công).

Do xuất khẩu sản phẩm cá tra thuân lợi cả thị trường và giá cả, giá cá tra nguyên liệu tăng mạnh, hiện nay cá tra thịt trắng loại 1 giá bình quân 15.000 đồng/kg, người nuôi lãi bình quân 3.600 đồng/kg, người dân đổ xô đi mua đất đào ao nuôi cá. Từ đó dẫn đến tình trạng giá đất những nơi thuận lợi đào ao nuôi cá tra tăng liên tục.

Với tình trạng người dân đổ xô mua đất đào ao phát triển chăn nuôi cá tra ồ ạt như hiện nay, dự báo 5 tháng nữa lượng cá tra nuôi đến thời kỳ thu hoạch tăng mạnh, nguồn cung cho các nhà máy chế biến dư thừa nhiều, thì giá cá nguyên liệu sẽ sụt giảm (khủng hỏang thừa lập lại).

Tố Quyên

 


An Giang: Phấn đấu đạt sản lượng thủy sản nuôi lên 217 nghìn tấn

Nguồn tin: Fistenet, 12/1/2007
Ngày cập nhật: 15/1/2007

Năm 2007, ngành thuỷ sản An Giang phấn đấu đạt sản lượng thủy sản nuôi lên 217 nghìn tấn với diện tích nuôi dự kiến là 2500 ha. Để triển khai thực hiện, ngành thủy sản tỉnh đã có một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục sản xuất thủy sản theo hướng qui hoạch cụ thể, đẩy mạnh triển khai việc thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển thuỷ sản ở các huyện, thị, thành phố.

Thứ hai, tiếp tục nâng cấp các trại giống trong tỉnh để đáp ứng về số lượng, đảm bảo về chất lượng con giống. Khuyến khích thành lập các cơ sở sản xuất giống tư nhân với qui mô lớn, tập huấn và chuyển giao công nghệ sản xuất, hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch bệnh, sản xuất giống sạch bệnh. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác giống, tăng cường công tác kiểm tra các trại sản xuất giống, tiếp tục tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM cho các hợp tác xã, chi hội nghề cá sản xuất giống và các vệ tinh trung tâm giống.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện và mở rộng phạm vi chương trình huấn luyện an toàn và chất lượng, thực hiện một số đề tài nghiên cứu để nâng cao chất lượng thủy sản. Tiếp tục thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh trong thủy sản nuôi, tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng chỉ dẫn địa lý cá basa của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ tư, tiếp tục thành lập các Hội nuôi cá sạch của các doanh nghiệp chế biến trong tỉnh. Củng cố và nâng cấp các hợp tác xã thuỷ sản, câu lạc bộ thủy sản và hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản đảm bảo vai trò là cầu nối giữa ngư dân và doanh nghiệp, nhà khoa học với nhà nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản và chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh môi trường. Khuyến khích nông dân sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn tự chế trong nuôi trồng thuỷ sản, củng cố mở rộng thị trường xuất khẩu song song với việc phát triển thị trường tiêu thụ nội địa; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh việc ký hợp đồng tiêu thụ nguyên liệu thuỷ sản cho ngư dân trước vụ hoặc trong chu kỳ sản xuất.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện các chương trình chuyến tiếp năm 2006 và các chương trình dự án năm 2007 như chương trình huấn luyện an toàn và chất lượng theo tiêu chuẩn SQF1000CM, dự án thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản tứ giác Long Xuyên, nâng cấp trại giống Bình Thạnh thành Trung tâm sản xuất giống cấp 1, thực hiện chương trình 131 và chương trình 224.

(An Giang 12/1)

 


Đá Nổi (An Giang): Cánh đồng vàng

Nguồn tin: BCT, 12/1/2007
Ngày cập nhật: 14/1/2007

Nổi tiếng với mỏ vàng lộ thiên một thời, địa danh Đá Nổi từng được xem là vùng đất hứa, cứu cánh cho nhiều số phận nghèo mang hy vọng đổi đời. Theo dòng chảy thời gian, vùng đất Đá Nổi giờ đã trở thành cánh đồng nuôi tôm càng xanh quy mô lớn nhất của huyện Thoại Sơn và cả tỉnh An Giang. Chuyện làm ăn của người dân Đá Nổi hôm nay được ví như lời đồn đào được vàng của ngày trước.

Từ huyền thoại... đến hiện thực

Đã 32 năm sau ngày thống nhất đất nước, Đá Nổi cũng dần đổi thay trong công cuộc xây dựng và phát triển. Xã mới Phú Thuận được thành lập, nhưng danh tiếng “mỏ vàng lộ thiên” của Đá Nổi vẫn in đậm trong ký ức mọi người, thậm chí còn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về sự hình thành vùng đất và con người ở đây. Ông Dương Ái Dân, Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang, cho biết: Những hiện vật thu giữ được từ Di chỉ văn hóa Óc Eo trên địa bàn Đá Nổi chiếm khá lớn. “Đá Nổi” cũng là một hiện vật, vừa là địa danh chỉ cho vùng đất đầy huyền thoại. Những năm 1980, người ta vẫn phát hiện ở đây có nhiều cổ vật, vật dụng bằng vàng khi đào kinh, cày đất trồng lúa.

Đá Nổi được xẻ kinh mương, dẫn thủy nhập điền để bắt tay vào khai thác sản xuất. Người đi đào vàng không còn nữa, mỏ vàng... lộ thiên coi như kỷ niệm. Thay vào đó, những người bản xứ thi nhau phát triển sản xuất, bắt đất sinh tiền để nâng cao cuộc sống... Và trong cuộc hành trình tìm đến đích sự giàu có của người dân Đá Nổi đã “nổi lên” một ông Tư Săn tổ chức nuôi tôm càng xanh, đi tiên phong bứt phá làm giàu. Ông Tư Săn nói vui: “Tôi chỉ làm thử và nghĩ thắng hay bại đều là bài học kinh nghiệm. Nhưng hổng ngờ...”. Sự kiện ông Tư Săn nhanh chóng truyền đi khắp nơi, nông dân thêu dệt mỗi người một vẻ, chẳng khác nào chuyện đi đào vàng ở Đá Nổi năm xưa và còn hấp dẫn hơn khi có ngành chuyên môn nhập cuộc. Ông Tư Săn trở thành “diễn viên” chính cho nhiều cuộc tham quan, hội thảo đầu bờ. Chưa hết, ông Săn còn được sang Thái Lan, Nhật...

Trong một chuyến đi thực tế ở Đá Nổi, ông Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh An Giang, nói với chúng tôi, nhờ có tuyến kinh đào nối từ sông Hậu xuyên qua thành phố Long Xuyên và nối liền với huyện Thoại Sơn; còn giáp ranh An Giang - Cần Thơ lại có tuyến kinh Cái Sắn nên Đá Nổi có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Môi trường nước ở đây ổn định và nằm phía cuối nguồn, không ảnh hưởng lớn đến mùa lũ hàng năm. Vả lại, độ phèn chua ở đây đã được ngọt hóa, giúp cây lúa 2 vụ phát triển, cho thấy phù hợp với con tôm càng xanh. Mô hình “Tư Săn” nhanh chóng được nhân rộng, rồi huyện và tỉnh kéo về khảo sát, xây dựng kinh mương kết hợp đê bao hơn 2 tỉ đồng, phần nông dân bỏ ra cũng trên 30 triệu đồng/ha để khuếch trương cách làm lần đầu tiên xuất hiện ở Tứ giác Long Xuyên. Ông Đoàn Minh Triết, Phó Chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn, vui mừng cho biết: “Phải nói Đá Nổi là cánh đồng vàng thật sự. Từ khi con tôm càng xanh xuất hiện rồi liên tục phát triển đã giúp ích cho nông dân được nhiều mặt”.

Năm 2000, hàng chục nông dân xã Phú Thuận nuôi tôm càng xanh giữa mùa lũ. Được “thiên thời địa lợi” lần đầu nuôi tôm trúng đậm, khiến người dân hết sức vui mừng như... phát hiện trúng mỏ vàng ở Đá Nổi. Anh Văng Công Hường khoe: “Có khuyến nông ủng hộ nông dân yên tâm làm ăn, không tiếc công và vốn bỏ ra đầu tư. Cán bộ địa phương có ruộng đất cũng nuôi tôm, mình càng vững tin hơn”. Bước sang năm 2001, con tôm càng xanh chính thức định hình ở Đá Nổi, diện tích đạt 90 ha và sau 5 năm thì nhảy vọt lên hơn 400 ha; năng suất ban đầu khoảng 700kg/ha, nay tăng lên 1,5 tấn/ha. Kết thúc mùa vụ 2006, giá tôm càng dao động khoảng 90.000đ/kg. Kết quả này người dân ví như vàng... lộ thiên ở Đá Nổi, như lời đồn đãi ngày trước. Từ lãnh đạo huyện đến tỉnh cũng phấn chấn, vui mừng thấy nông dân trúng mùa, được giá.

Đá Nổi đi lên

Toàn xã Phú Thuận có 2.468 ha trồng lúa, diện tích nuôi tôm càng xanh chiếm hơn 400 ha ở Đá Nổi. Ông Nguyễn Ngọc Hơn, Chủ tịch UBND xã, kể lại, nông dân rất nhạy bén, thử nghiệm thêm vụ tôm mùa nghịch và bán tại đồng tăng gấp 1,5 đến 2 lần. Song, tỷ lệ rủi ro khá cao do ảnh hưởng khô hạn và nguồn nước dẫn. Rút kinh nghiệm nên khuyến cáo người dân không nên làm tiếp, chỉ ứng dụng “1 vụ lúa + 1 vụ tôm”. Theo ông Đoàn Minh Triết, Phó Chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn, giai đoạn 2006-2010 vùng nuôi tôm càng xanh Phú Thuận đạt 814 ha là vừa và lãnh đạo tỉnh An Giang cũng đã đồng ý với chủ trương này. Ông nói: “Sẽ mở rộng vùng Đá Nổi, chú trọng hạ tầng kỹ thuật, làm tới đâu ăn chắc tới đó. Nếu thấy chưa đạt yêu cầu, không cho nông dân tổ chức nuôi”.

Đứng trên các tuyến kinh, chỉ cần đảo mắt một vòng, sẽ thấy ngay những trang trại nuôi tôm. Khi về đêm có đèn bủa giăng y hệt... “ánh sáng vàng” vọt lên từ mặt đất. Mỗi năm, Phú Thuận tạo việc làm hơn 5.000 người, chủ yếu bắt ốc bươu vàng chế biến thức ăn cho tôm làm cho cuộc sống những hộ nghèo đổi thay sung túc. Bây giờ, xe 2 bánh, 4 bánh chạy khắp xã, ngược ra chợ Long Xuyên và đi xuống Vĩnh Trinh, Mỹ Thành không sợ lầy lội. Nông dân Phú Thuận tự hào rằng: “Được như vậy, là từ cánh đồng vàng Đá Nổi mà có. Còn nhà đúc, nhà ngói, nhà tôn cứ liên tiếp mọc lên”.

Thông qua hỗ trợ của Viện Nuôi trồng Thủy sản II và Sở Khoa học - Công nghệ An Giang, mùa lũ 2006, Trung tâm Nghiên cứu - Sản xuất giống thủy sản An Giang tổ chức sản xuất nguồn tôm càng giống toàn đực và chuyển giao kỹ thuật ương tôm giống và nuôi tôm thương phẩm cho Phú Thuận, với kết quả khảo nghiệm rất khả quan. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Sản xuất giống thủy sản An Giang, đây là bước ngoặt mới cho nghề nuôi tôm càng xanh ở đây và nhiều nơi khác trong tỉnh hướng tới chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ, giúp nông dân Phú Thuận tăng năng lực cạnh tranh. Không chỉ vậy, hiện nay Phú Thuận còn tăng cường hoạt động các trại sản xuất tôm giống tại chỗ, củng cố Hợp tác xã Thủy sản Phú Thuận. Mới đây, Chi hội Thủy sản Phú Thuận tiếp tục ra đời, mở đường cho việc đa dạng hóa các loài nuôi, khai thác tối đa “cánh đồng vàng này”.

Ông Tư Săn nói với sự tự tin: “Ngày xưa, người ta đi bòn vàng ở Đá Nổi với hy vọng làm giàu. Bây giờ, cứ ngồi một chỗ lấy thúng hốt vàng, chỉ có điều phải biết cách mới được vàng... lộ thiên”. Câu nói ấy nghe qua có vẻ triết lý, nhưng rất thực tế đối với dân từng sống ở Đá Nổi trước đây và Phú Thuận ngày nay.

KIM SARY

 

 


Quy hoạch thuỷ sản - làm sao để tránh chồng chéo

Nguồn tin: VOV, 12/01/2007
Ngày cập nhật: 13/1/2007

Việc quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản của địa phương phải kết hợp với nhiều ngành có liên quan, nếu không rất dễ xảy ra tình trạng là lợi ích của ngành này sẽ mâu thuẫn, ảnh hưởng đến lợi ích của ngành khác… dẫn tới gây lãng phí lớn cho nhà nước và nhân dân

Ngành thuỷ sản đang phát triển mạnh, vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi từ đất canh tác nông nghiệp kém hiệu quả, đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản diễn ra ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó, có những địa phương ưu tiên cho xây dựng các khu du lịch, khu chế xuất, hay cụm công nghiệp trên đất nuôi trồng thuỷ sản. Điều đó đòi hỏi ngành thủy sản phải xem xét lại và điều chỉnh quy hoạch cho hợp lý, phù hợp với quy hoạch chung.

Ông Hoàng Ngọc Việt – Giám đốc Sở Thuỷ sản Thừa Thiên - Huế cho rằng: Công tác quy hoạch thuỷ sản còn nhiều vấn đề bất cập. Có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất là khả năng của cán bộ làm công tác quy hoạch vừa thiếu về số lượng, vừa kém về chuyên môn, chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tiễn hiện nay của các địa phương cần phải quy hoạch. Chính vì thế, trong quy hoạch thủy sản, đặc biệt là quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung của các xã trọng điểm về nuôi trồng thuỷ sản thì có rất nhiều bản quy hoạch mà sau khi quy hoạch xong, triển khai trên thực tế, cần phải chỉnh lý lại. Ông Hoàng Ngọc Việt cho biết thêm: “Kinh phí phục vụ cho quy hoạch còn hạn chế, vì vậy các quy trình để quy hoạch cho đúng bài bản đã bị cắt bớt. Ví dụ như khâu trắc địa để đo các cao độ, để vẽ quy hoạch cho chính xác thì có khi chỉ dựa vào thực tiễn số liệu của cán bộ địa chính xã, phường. Do đó, khi bắt đầu thực thi theo quy hoạch thực tế để chỉnh sửa lại các vùng nuôi thì thường phải chỉnh lý lại”.

Thừa Thiên - Huế là một địa phương có khu hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, mang điều kiện sinh thái đặc trưng của cả vùng Đông Nam Á. Và khu đầm phá này mang trên mình nó lợi ích của rất nhiều ngành kinh tế khác nhau, như: du lịch, nông nghiệp, giao thông - vận tải, tài nguyên – môi trường… Vì vậy, việc quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản của địa phương phải kết hợp với nhiều ngành có liên quan, nếu không rất dễ xảy ra tình trạng là lợi ích của ngành này sẽ “dẫm” lên hoặc chồng chéo lên lợi ích của ngành khác – Đây là vấn đề khó giải quyết ngay.

Cũng về vấn đề này, ông Trần Quốc Thắng – Chi cục phó Chi cục Thuỷ sản tỉnh Bắc Giang, cho rằng: “Nếu chỉ nhìn riêng mặt nước không thôi cũng chưa đủ, bởi mặt nước bao giờ cũng liên quan đến thuỷ lợi, đến du lịch, rồi liên quan đến một loạt vấn đề khác. Nếu tầm nhìn của người quy hoạch không rộng hoặc có các vấn đề khác tác động đến, thì việc quy hoạch nhiều khi cũng sẽ có sự chồng chéo lên nhau. Ví dụ quy hoạch của ngành nông nghiệp chồng chéo lên thuỷ lợi; thuỷ lợi lại chồng chéo lên thuỷ sản hoặc chồng chéo sang du lịch.”

Ngoài ra, còn có tình trạng một số vùng quy hoạch nuôi thuỷ sản, thế nhưng qua nhiều năm vẫn là một bãi đất hoang đầy cỏ dại – Đó là tình trạng quy hoạch “treo”, gây ra nhiều lãng phí trong việc sử dụng đất vào mục đích kinh tế.

Theo bà Bùi Thị Anh Vân – Phó Giám đốc Sở Thuỷ sản Ninh Thuận thì có 2 nguyên nhân dẫn đến quy hoạch treo, đó là công tác khảo sát thiết kế làm rất hời hợt, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, vì vậy mà không thực hiện được. Bên cạnh đó, còn nhiều dự án bị vướng trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, chúng ta mới dừng ở quy hoạch những khu vực chính, còn để thực hiện được các quy hoạch chi tiết, thì thường thực hiện theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Thế nhưng người dân thì không có đủ tiềm lực, nên những quy hoạch như thế, khi xuống đến dân thì rất khó triển khai. Chính vì vậy, khi quy hoạch trên bản vẽ thì rất đẹp, rất hoành tráng, nhưng ra thực tế thì nó lại rất hỗn tạp.

Và với Ninh Thuận - một nơi có nhiều bãi biển đẹp, việc chồng chéo quy hoạch giữa các ngành cũng xảy ra. Bà Bùi Thị Anh Vân, cho biết: “Có nhiều quy hoạch của ngành thuỷ sản, được xác định ít nhất là trong 10 năm. Nhưng trong 10 năm đó thì sự phát triển lại gặp những khó khăn và hiệu quả đi xuống. Ví dụ như con tôm vừa rồi, khi hiệu quả đi xuống không phải chỉ trong 1 – 2 năm mà kéo dài từ 3 – 5 năm. Trong thời gian 3 – 5 năm đó có những ngành khác lại phát triển lên và ngay trong vùng đất mà mình định quy hoạch thì người ta phát huy hiệu quả hơn. Và để đảm bảo sự phát triển của từng địa phương thì các tỉnh thường phải sửa lại các quy hoạch và chính vì vậy, quy hoạch thuỷ sản có thể bị các quy hoạch của ngành kinh tế khác lấn át…”.

Và nếu như tình trạng quy hoạch chồng lên quy hoạch vẫn diễn ra, Nhà nước sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn. Và sau một thời gian, nếu nó bị phá vỡ và một ngành kinh tế khác lại muốn quy hoạch trên chính vùng đất đó, Nhà nước lại tiếp tục phải bỏ ra một số tiền khác, mà lẽ ra, nếu như chúng ta quy hoạch cho một ngành một cách bền vững, thì trong 10 năm đó, Nhà nước chỉ phải chi số tiền một lần, còn nếu nó bị phá vỡ thì Nhà nước sẽ tốn khoản kinh phí gấp 2 – 3 lần. Đó là chưa kể đến những lãng phí về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của chính những người sản xuất.

Xin đưa ra ý kiến của ông Nguyễn Quốc Tân - Trưởng phòng Môi trường - Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, như một gợi ý để hài hoà lợi ích giữa các ngành kinh tế kinh quy hoạch một vùng nuôi thuỷ sản: “Chúng ta đang phát triển du lịch mà đi sâu vào sinh thái biển là rất quan trọng. Do vậy phải tính bài toán lợi ích cho vấn đề này như thế nào? Ví dụ như vùng nào ưu tiên cho nuôi tôm trên cát, thì sẽ không ưu tiên nhiều cho phát triển du lịch. Vùng nào đã quyết tâm phát triển du lịch biển thì dứt khoát nghiêm túc không phát triển nuôi tôm trên cát. Và thứ ba là phải xử lý môi trường đảm bảo”./.

Lê Đình Diệu

 


Nghề “vệ sĩ” tôm- đoạn trường ôm mối lo

Nguồn tin: VOV, 13/01/2007
Ngày cập nhật: 13/1/2007

Thoạt tiên, khi nghe cụm từ này từ anh bạn ở Bạc Liêu tôi không khỏi ngạc nhiên. Bởi xưa nay mới chỉ thấy người ta thường nhắc tới cụm từ này để chỉ những người làm nhiệm vụ bảo vệ cho các yếu nhân hay công ty, khách sạn, nhà hàng.... Chứ vệ sĩ cho tôm thì thiệt là lạ!

Và cũng chính là lý do cho chuyến hành trình trở lại mảnh đất xứ muối, vùng đất nhiễm phèn, quê huơng của công tủ Bạc Liêu năm xưa.

“Vệ sĩ tôm”- nghề cực nhọc

Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm phát triển rầm rộ ở Bạc Liêu. Con tôm trỏ thành thứ hàng hóa đắt giá giúp không ít gia đình nhanh chóng trở thành triệu, tỉ phú. Nhưng đồng thời cũng là “miếng mối” hấp dẫn bọn đạo chích. Nạn trộm cắp tôm hoành hành khiến nhiều chủ vuông tôm buộc phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ tài sản của mình. Ban đầu, từ việc giăng hàng rào dây thép gai xung quanh các vuông tôm chống trộm. Tiếp đến nuôi chó để bảo vệ tôm, dùng dây thép gai thả dưới mặt nước… Nhưng tất cả các biện pháp này cũng chẳng mấy khả thi, làm bọn đạo chích chùn bước. Tôm vẫn mất trộm liên miên khiến nhiều chủ vuông mất ăn mất ngủ. Xót của, một số chủ vuông bèn áp dụng “độc chiêu” giăng dây điện xung quanh để bảo vệ vuông tôm. “Độc chiêu” này giúp chủ vuông đỡ lo mất trộm tôm nhưng lại nảy sinh nỗi lo khác, ấy chính là những tai nạn xảy ra. Nếu chẳng may kẻ đạo chích tôm bị dính điện bị chết, chủ vuông sẽ phải ra hầu toàn lãnh án. Rốt cuộc, một số chủ vuông vẫn phải tỉnh tới giải pháp an toàn hơn, thuê người trông nom, bảo vệ tôm. Cũng từ đây xuất hiện nghề trông coi, bảo vệ tôm mà người dân ở đây vẫn gọi đùa vui bằng danh xưng - vệ sĩ tôm.

Lang thang suốt buổi trưa ở cánh đồng tôm xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu, trước mắt tôi, những vuông tôm như những ô cờ xen lẫn tiếng máy quạt nước rào rào. Mồ hôi túa ra như tắm, đang mãi mê lựa khuôn hình để bấm máy ảnh, bất chợt một cái vỗ nhẹ vai làm tôi giật mình dừng lại. “Làm gì thế anh bạn, chụp ảnh đã xin phép ai chưa?”. Quay lại thấy một người đàn ông ước chừng độ 35-36, dáng lừng lững, vạm vỡ. Tôi đã làm quen với một vệ sĩ tôm như thế.

Mức lương trả cho một vệ sĩ tôm thường khoảng từ 700.000- 800.000 đồng/ tháng, chưa tính tiền ăn uống. Tuy nhiên cũng có chủ vuông áp dụng hình thức trả tiền công cho người công coi bảo vệ theo hình thức tỉ lệ ăn chia sau khi thu hoạch tôm 8/2 (chủ 8, vệ sĩ 2) hoặc chia theo tỉ lệ 7/3. Với cách trả công theo kiểu này vô hình gắn chặt quyền lợi của vệ sĩ với vuông tôm, khiến họ chẳng thể lơ là, sao nhãng. Để tôm bị mất trộm, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của vệ sĩ tôm, còn trong trường hợp tôm bị thuốc chết thì không chỉ chủ vuông thiệt hại, vệ sĩ cũng chẳng có thu nhập. Lê Xuân Anh, 27 tuổi, người đã theo nghề vệ sĩ 5 năm bảo: nghề này cực nhất là thời điểm gần đến ngày thu hoạch, chẳng dám ngủ vì chỉ cần sơ sểnh là mất tôm liền. Những đêm mưa to gió lớn, vệ sĩ thường rất vất vả, phải đội mưa đi kiểm tra thường xuyên. Vì đây chính là thời điểm bọn trộm lợi dụng để ra tay… “Sau vụ này, em sẽ tự thưởng cho mình một giấc ngủ cho đã đời để bù lại những đêm trắng canh tôm”. Nhìn vào đôi thâm quầng của Xuân, tôi biết Xuân “đói” ngủ cỡ nào. Hỏi chuyện vợ con, Xuân chỉ cười: em sẽ cố làm vài vụ nữa để kiếm chút tiền thì mới cưới được chứ anh? Quả thực cũng giống bao nghề, để kiểm được đồng tiền từ nghề vệ sĩ cho tôm cũng nhọc nhằn, vất vả. Những người không có sức khỏe tốt, ắt hẳn khó trụ nổi với nghề.

Không chỉ có nhiệm vụ trông nom bảo vệ tôm mà vệ sĩ còn kiêm luôn nhiệm vụ cho tôm ăn, chăm sóc tôm hàng ngày, theo dõi màu nước diễn biến sức khỏe của tôm thông báo cho chủ vuông sử dụng biện pháp chữa trị kịp thời. Xuân bảo: nghề này thu nhập thất thường lắm, vụ tôm mà trúng ngoài tiền công còn được hưởng tiền thưởng còn nếu thất thì coi như công toi cả chủ lẫn vệ sĩ.

Làm sao xóa bỏ nạn trộm tôm ?

Mới đây, kẻ gian đã đột nhập vào vuông tôm của ông Nguyễn Hoàng Quân ở xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình lấy trộm. Vụ việc được trình báo chính quyền địa phương nhưng do không bắt được quả tang, không thể định lượng được tài sản mất trộm… đành chào thua. Nhiều chủ vuông dù biết những kẻ trộm tôm cũng chẳng dám tố cáo vì không bắt được quả tang cũng vì những lý do như vậy. Chị Nguyễn Thị Lan, chủ vuông tôm ở phường 5 bức xúc: hễ mình sơ ý, mất cảnh giác chút xíu là bọn ác (trộm) làm tới liền. Bao vốn liếng dồn cả vào vuông tôm hết lo nạn tôm chết, tôm thất (mất mùa, sản lượng thấp) rồi nạn trộm tôm, không cẩn thận sạt nghiệp như chơi có ngày. Ngoài nỗi lo mất trộm, chủ vuông còn thêm nỗi lo nữa sợ bị kẻ xấu trả thù phá hoại bằng cách thả thuốc trừ sâu vào vuông làm tôm chết hàng loạt. Gặp trường hợp này chủ vuông chỉ có nước khóc ròng. Và đây chính là nguyên nhân khiến trình trạng mất trộm tôm vẫn tiếp tục xảy ra, rất khó giải quyết. Những vụ trộm tôm cứ ồn ào, xôn xao dư luận ở địa phương vài ngày rồi lại trầm lắng. Tiếp sau đó, hàng chục vụ mất trộm tôm xảy ra, thế nhưng chính quyền cũng đánh bó tay chẳng thể xử lý nổi. Nhiều chủ vuông khi bị mất trộm không trình báo, chỉ lặng lẽ đề ra các biện pháp đề phòng. Thậm chí có trường hợp mất trộm tôm mà cả chủ và vệ sĩ chẳng thể hay biết. Vũ Minh Cường, một vệ sĩ tôm bảo: anh tính con tôm ở dưới nước, mình làm sao biết được mất trộm khi nào, nhất là khi gặp những kẻ trộm có nghề chẳng để lại tí dấu vết nào. Hàng ngày, khi mình kiểm tra chỉ nắm được tình hình sức khỏe, bệnh tật của chúng, chứ số lượng làm sao mà đếm nổi.

Đêm. Tôi quay trở lại thành phố Cần Thơ. Trời bỗng đổ mưa xối xả. Nước trắng xóa mặt đường. Từng hạt mưa quất vào mặt tôi rát buốt. Đêm nay, lại một đêm trắng nữa của những người như Xuân, Cường, Minh…ở vuông. Và có lẽ ngay cả những chủ vuông như chị Lan, anh Nhàn sẽ lại có những đêm dài thao thức, trằn trọc, âu lo với khối tài sản đang “gửi” trong làn nước xanh ngắt ấy. Ẩn dưới làn nước xanh ấy những tài sản trị giá bạc tỉ của người nuôi tôm. Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có khoảng 10.000 ha nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp và hàng chục ngàn ha nuôi thủy sản các loại, đang đứng trước mối lo lớn về nạn trộm cắp. Việc bảo vệ nó quả thực không đơn giản nhưng giá như mọi người cùng đồng lòng chống trộm, chính quyền địa phương kiên quyết trong việc đấu tranh, xử lý ắt hẳn mọi chuyện sẽ khác. Thay cho kiểu suy nghĩ: mạnh ai nấy lo, “đèn nhà ai nấy tỏ” và tâm lý người ngay sợ kẻ gian được khắc phục, xóa bỏ, chắc chắn bọn trộm sẽ khó có “đất” tồn tại, lộng hành./.

Mỹ Hồng

 


Cá chết hàng loạt ở An Giang: Chỉ là thổi phồng sự thật

Nguồn tin: LĐ, 13/01/2007
Ngày cập nhật: 13/1/2007

"Hiện cá nuôi tại các hầm, bè, đăng quầng đang phát triển rất bình thường, còn chuyện cá tra, ba sa bị chết hàng loạt mà các phương tiện truyền thông loan báo trong những ngày qua là không đúng sự thật" - ông Phan Văn Danh - Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thuỷ sản tỉnh An Giang (AFA) - khẳng định với PV Báo Lao Động.

Làm việc với đoàn khảo sát, gồm: Khoa Thuỷ sản (ĐHCT), Chi cục BVNLTS An Giang, Trung tâm Chất lượng, An toàn vệ sinh & Thú y thuỷ sản vùng 6..., bà Nhan Thị Ngọc Hân - ngụ ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, nhân vật chính của "sự kiện" cá chết hàng loạt của nhiều cơ quan truyền thông, khẳng định: "Cá của tôi chết là do ngộ độc thuốc BVTV chứ không phải do dịch bệnh như các báo, đài đã loan tin".

Bước đầu chính quyền địa phương xác định cá chết là do ngộ độc thuốc BVTV từ mâu thuẫn cá nhân. Tương tự là trường hợp ông Võ Minh Lộ, xã Phú Bình, huyện Phú Tân: Không có nhà báo nào đến phỏng vấn và tôi cũng không hề tiếp xúc với bất cứ nhà báo nào, khi nghe báo đăng có nhắc đến tên tôi, cả nhà đều bất ngờ vì sai sự thật".

Ông Nguyễn Anh Dũng - Chi Cục trưởng Chi cục BVNLTS An Giang khẳng định: Qua kiểm tra, khảo sát tại nhiều địa điểm mà báo chí phản ánh, đoàn khảo sát xác định: Không có hiện tượng cá chết hàng loạt do dịch bệnh như thông tin trên một số cơ quan truyền thông. Tại một vài điểm cá biệt có cá bị chết chủ yếu do nuôi trái vụ, nhưng trong tỉ lệ cho phép.

Theo kết quả làm việc của đoàn khảo sát, cho thấy: Cá chết chủ yếu do nuôi trái vụ. Ông Nguyễn Anh Dũng - Chi Cục trưởng Chi cục BVNLTA An Giang cho biết: Trong năm, có 2 giai đoạn chuyển mùa ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nuôi là tháng 5-6 (mùa khô chuyển sang mưa) và tháng 11-12 (mùa mưa chuyển sang khô). Thời điểm này, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất cao... nên sức đề kháng bị giảm.

Lục Tùng

 


Ngành thủy sản Bình Thuận - những thách thức trong năm mới

Nguồn tin: Bình Thuận, 10/01/2007
Ngày cập nhật: 12/1/2007

Năm 2006, ngành thủy sản tỉnh ta phải đối mặt với nhiều khó khăn gay gắt, một số chỉ tiêu tưởng chừng không đạt, nhưng cũng đã hoàn thành như sản lượng khai thác, chế biến và kim ngạch xuất khẩu. Và thực tiễn năm qua cũng đã để lại nhiều tồn tại, thách thức mà ngành thủy sản cần suy nghĩ khi bước vào năm mới 2007.

Trước hết mục tiêu phát triển bền vững kinh tế thủy sản đang trong xu hướng diễn ra không theo kịp yêu cầu. Nhìn diễn biến gia tăng năng lực khai thác trong năm vừa qua, cho thấy năng suất đánh bắt tiếp tục giảm. Tổng công suất tàu cá tăng thêm 8,5%, nhưng sản lượng chỉ tăng thêm 2,5%. Mặt khác nguồn lợi hải sản ven bờ tiếp tục suy giảm do cường lực khai thác tăng. Việc quản lý đóng mới tàu nhỏ dưới 30CV; ngăn chặn các vi phạm khai thác sai tuyến; khai thác hải sản trong mùa vụ cấm vẫn chưa giải quyết triệt để, còn lắm khó khăn. Liên quan đến vấn đề chế biến xuất khẩu, lĩnh vực được xác định là trọng tâm số 1 của thủy sản Bình Thuận, cũng đang gặp trở ngại. Nhật là thị trường chiếm tới 70% giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh, nhưng từ tháng 6/2006 đến nay, việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật gặp khó khăn, do phát hiện dư lượng kháng sinh chloramphenicol trong sản phẩm mực khô vượt mức cho phép. Hàng của nhiều công ty chuyên chế biến và xuất khẩu có uy tín của Bình Thuận đã bị trả về và tồn kho với giá trị nhiều triệu USD, sản xuất đình đốn, khó khăn. Tỉnh đã có chỉ thị chỉ đạo tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm tra, xử lý nghiêm việc sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong khai thác, thu gom bảo quản nguyên liệu và chế biến. Song đến giờ, vẫn chưa có kết luận chính xác nguồn cung ứng, đường dây tổ chức tiêu thụ, đối tượng sử dụng cụ thể. Mặt khác việc thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ trong chế biến công nghiệp thủy sản vẫn còn chậm. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ngoài khó khăn trong vấn đề quy hoạch, môi trường, dịch bệnh đã từng đe dọa và có lúc làm suy giảm, phá sản ngành nuôi tôm sú. Năm qua còn là vấn đề thiên tai, do ảnh hưởng của mưa lũ trong tháng 8/2006, đã gây thiệt hại nặng cho người nuôi thủy sản hai huyện Đức Linh, Tánh Linh với 400 ha diện tích ao nuôi cá bị lũ cuốn, thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Và ảnh hưởng cơn bão số 9, làm nghề nuôi tôm hùm lồng, bè Vĩnh Tân thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng; Phú Quý là nơi chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất, có đến 74 cơ sở nuôi cá mú và các đối tượng nuôi khác bị thiệt hại với diện tích lồng nuôi trên 10.000m2, giá trị 9,6 tỷ đồng, thực trạng cần quan tâm là nuôi trồng thủy sản Bình Thuận quy mô còn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu ổn định, sản lượng chưa đạt theo yêu cầu.

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản toàn diện theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững. Vấn đề đặt ra ở đây cần có chính sách, giải pháp cụ thể để gắn khai thác, nuôi trồng với chế biến và tiêu thụ. Tiếp tục thu hút đầu tư phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực, các sản phẩm chủ lực có sản lượng hàng hóa lớn, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Với mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất trên 9%, và về giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 12% so với năm 2006, đòi hỏi sớm có những giải pháp đồng bộ, kiên quyết khắc phục những tồn tại, vượt qua thách thức, từng bước phát triển.

ĐÔNG BÌNH


Để nuôi tôm thẻ chân trắng có hiệu quả

Nguồn tin: Ninh Thuận, 12/1/2007
Ngày cập nhật: 12/1/2007

Từ giữa năm 2005, tỉnh ta nuôi thử nghiệm giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, bước đầu thu được kết quả khả quan. Tuy nhiên, để nuôi tôm thẻ chân trắng có hiệu quả đảm bảo tính bền vững, ngư dân cần phải nắm vững thông số kỹ thuật, tránh những rủi ro xảy ra.

Tôm thẻ chân trắng có tính vượt trội so với tôm sú, ở chỗ: chu kỳ nuôi ngắn, từ 2,3 - 3 tháng là cho thu hoạch, chi phí đầu tư thấp do nhu cầu chất đạm không cao. Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng rất cao (lên đến 400 con/m2), tăng trưởng nhanh, đạt 1,5g/tuần so với 1g ở tôm sú, nếu chăm sóc tốt, năng suất có thể lên đến 12 tấn/ha/vụ. Mặt khác, tôm thẻ chân trắng chịu được độ mặn và nhiệt độ thấp nên có thể nuôi vào vụ Đông. Điều đáng nói là, dù mẫn cảm với bệnh, nhưng tôm thẻ chân trắng đề kháng được một số virus, tỷ lệ sống luôn cao hơn tôm sú…

Mặc dù tôm thẻ chân trắng có những ưu điểm như vậy, nhưng có nhiều mầm bệnh: Taura (TSV), WSSV, YHV, IHHNV và LOVV. Ông Dư Ngọc Tuân, Quyền Trạm trưởng Trạm Khuyến ngư Ninh Hải, cho biết: “Trong số những mầm bệnh trên, thì bệnh Taura chưa có ở con tôm sú. Nếu bệnh Taura bùng phát, lây qua con tôm sú thì hiểm họa khó lường, vì mức độ lây lan rất nhanh. Tôm nhiễm bệnh này, đuôi chuyển qua màu đỏ và chết hàng loạt.”. Với những mầm bệnh như vậy, nuôi ở mật độ cao mà không đảm bảo môi trường thì có thể gặp nhiều rủi ro.

Do tôm thẻ chân trắng có những nhược điểm trên, nên Bộ Thủy sản đã có khuyến cáo đối với ngư dân nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo đó, tôm thẻ chân trắng chỉ nuôi theo phương thức bán thâm canh và thâm canh. Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng phải nằm trong quy hoạch, không nuôi lẫn với các đối tượng tôm khác. Hệ thống cấp và thoát nước trong vùng nuôi tôm thẻ chân trắng phải được bố trí riêng rẽ để tránh gây ô nhiễm… Ở tỉnh ta, trước mắt ngư dân chỉ nuôi tôm thẻ chân trắng ở các khu vực An Hải, Sơn Hải… (Ninh Phước), là những khu vực nằm trong quy hoạch, hệ thống cấp thoát nước đảm bảo được yêu cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, ngư dân cần phải thường xuyên làm vệ sinh ao hồ, kiểm tra dịch bệnh, chọn con giống có nguồn gốc, chất lượng tốt để thả, tránh phát triển ồ ạt. Đối với khu vực Đầm Nại (Ninh Hải), hiện nay hệ thống công trình chưa hoàn thiện, hệ thống xử lý nước thải chưa được cô lập, nên việc quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh rất khó khăn, do đó ngư dân không nên nuôi tôm thẻ chân trắng tại khu vực này.

Hiện nay có một số hộ dân ở các xã Hộ Hải, Tân Hải, Phương Hải, Khánh Hải… nuôi tôm thẻ chân trắng ở khu vực Đầm Nại, vì thế nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Chi phí đầu tư nuôi tôm là rất lớn, vì thế để tránh những thiệt hại, ngư dân cần phải nắm vững các thông số kỹ thuật, lường trước những rủi ro các thể xảy ra.

T.A, Báo Ninh Thuận

 


Cá tra nuôi ở ĐBSCL chết hàng loạt: Bài học đắt giá

Nguồn tin: BCT, 11/1/2007
Ngày cập nhật: 12/1/2007

Vài năm gần đây, ở ĐBSCL cứ vào mùa này nông dân nuôi cá tra lại rơi vào tình trạng cá chết hàng loạt. Thế rồi những rủi ro, mất mát cũng trôi qua, nông dân vẫn tiếp tục đào ao thả cá trước lợi nhuận hấp dẫn mà bất chấp tất cả. Chúng tôi tìm gặp PGS – TS Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ để tìm hiểu nguyên nhân và những lời khuyến cáo cho nông dân nuôi cá tra ở ĐBSCL đang “gặp nạn”. Dù khá bận rộn với công việc cuối năm, nhưng TS Nguyễn Thanh Phương vẫn dành cho cuộc trao đổi khá dài…

Nói về “cái nạn” của người nuôi cá tra khi thời tiết chuyển sang mùa đông, TS Nguyễn Thanh Phương bảo: “Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng những khuyến cáo gần như nhà khoa học nào cũng đưa ra giống như nhau. Khi cá chết nông dân nên gởi mẫu đến các viện, trường để phân tích, tìm phác đồ điều trị; cần xử lý môi trường nước ao nuôi; cá chết phải đào hố chôn, không được thả trên sông làm ảnh hưởng môi trường nước, phát tán dịch bệnh; nên nuôi với mật độ thấp từ 20 – 25 con/m2 để phòng ngừa bệnh… Nhưng sau những lời khuyến cáo là những câu chuyện thật mà TS Nguyễn Thanh Phương đã nhiều năm gắn bó với con tôm, con cá có lẽ sẽ làm cho những ai quan tâm con cá tra không khỏi giật mình, khi mà nó đang “ngốn” những cánh đồng lúa xanh mượt nằm ven sông Hậu ngày nào trở thành những ao nuôi cá tra mênh mông như vùng ven biển duyên hải…

Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ cùng một nhóm nhà khoa học nước ngoài và Công ty Agifish (An Giang) có thể nói là nơi “khai sinh” con cá tra, ba sa bằng con đường nhân giống thành công vào những năm 1995 – 1996 (trước đó nguồn giống bắt từ cá sinh sản tự nhiên). Sau đó, phong trào nuôi cá tra, ba sa phát triển mạnh vì có được nguồn giống phong phú, người nuôi cá thu lợi nhuận cao và các doanh nghiệp chế biến thủy sản bắt đầu chế biến mặt hàng này để xuất khẩu. TS Nguyễn Thanh Phương kể: “Nuôi cá tra thời điểm đó rất ít bị bệnh, năng suất ổn định, ai cũng có thể nuôi được. Chúng tôi đến nghiên cứu chỗ nuôi của một lão nông ở An Giang, ông rất tự tin: “đố kỹ sư nuôi bằng tôi!”. Nhưng sau đó được vài năm, khi chúng tôi quay trở lại và gặp lão nông này, ông bảo: “Xin thua, phải học hỏi kỹ sư mới được!”… Qua câu chuyện mới thấy, hiện nay đa phần nông dân nuôi cá tra ở ĐBSCL là tự phát, nuôi nhiều năm rồi tự tích lũy kinh nghiệm. Do đó, khi gặp sự cố bệnh dịch sẽ không thể trở tay và chữa trị không đúng theo cơ sở khoa học. Như vậy, với hàng trăm ngàn ha nuôi cá tra ở ĐBSCL, sản lượng lên hơn nửa triệu tấn cá, nhưng người nuôi lại không được đào tạo một cách bài bản thì làm gì tránh khỏi tình trạng hao hụt, bệnh dịch? Chúng tôi thắc mắc điều này và TS Nguyễn Thanh Phương cũng chia sẻ: Ngành thủy sản nên dành một khoản kinh phí phù hợp để đào tạo nông dân nuôi cá, có thể tạm gọi là đào tạo công nhân nuôi cá, kỹ thuật viên nuôi cá lành nghề, cấp giấy chứng nhận, với khóa học từ 7 – 15 ngày cho tất cả những nông dân nuôi cá ở ĐBSCL. Như thế, khi nông dân được học kỹ thuật, canh tác như nhau, áp dụng đúng kỹ thuật sẽ hạn chế tình trạng bệnh dịch, cùng nhau bảo vệ môi trường chung. Hiện nay, ở một số địa phương cũng có đào tạo nông dân nuôi cá tra theo quy trình SQF, nhưng tổ chức chỉ nửa buổi đến một ngày và chưa đại trà (do không có nguồn kinh phí), nên chưa thể đạt kết quả như mong muốn.

Câu chuyện kế đến mà TS Nguyễn Thanh Phương kể cho chúng tôi nghe là việc nuôi tôm sú ở một số tỉnh ĐBSCL cách nay khoảng 5 năm. Khi phong trào nuôi tôm sú rộ lên, ai cũng nhảy vào nuôi với mật độ 60 -70 con/m2 và nuôi quanh năm. Lúc đó, ngành thủy sản khuyến cáo nên thả nuôi với mật độ 20 – 25 con/m2 là vừa và nuôi một năm 2 vụ để có thể hạn chế ô nhiễm môi trường, bệnh dịch... Nhưng nông dân không nghe, nên tình trạng tôm chết hàng loạt cũng được báo chí nêu lên mỗi ngày như tình trạng cá tra hiện nay. Nhưng bây giờ, đến với những cánh đồng nuôi tôm sú ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau hầu hết ngư dân đang nuôi với mật độ đúng như khuyến cáo và chỉ làm tối đa là 2 vụ trong năm, nên ít hao hụt, rủi ro. Năm 1995, Khoa Thủy sản cũng nghiên cứu đề tài sản xuất thức ăn cho cá tra có dinh dưỡng cao (thức ăn công nghiệp), nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhưng không được người nuôi chấp nhận vì ngại chi phí cao. Giờ đây, hầu hết các hộ nuôi cá tra từ ao, lồng bè đều phải chấp nhận cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp cũng vì lẽ đó! TS Nguyễn Thanh Phương cho rằng, đây sẽ là những bài học đắt giá cho kiểu nuôi cá tra với mật độ 80 – 100 con/m2 mà chắc chắn vài năm nữa sẽ thay đổi để phù hợp với điều kiện tự nhiên, ổn định sản xuất.

Nhìn xa hơn một chút, TS Nguyễn Thanh Phương đưa ra những thực tế mà có lẽ những người trong cuộc không khỏi lo ngại. Đó là phải tính lại công tác quy hoạch vùng nuôi và nắm được quy mô nuôi cá làm sao cho phát triển phù hợp, bền vững. Qua thực tế các nhà chế biến cá tra phi lê xuất khẩu ở ven sông Hậu từ An Giang đến Cần Thơ, gần như doanh nghiệp chế biến nào cũng nuôi cá để chủ động nguồn nguyên liệu. Ở An Giang còn thành lập hiệp hội nuôi cá sạch có quy mô lớn để dễ kiểm soát dịch bệnh, sản lượng... Ở Cần Thơ, Công ty TNHH Thủy sản Bình An dù mới vừa đi vào hoạt động nhưng cũng đã thả nuôi khoảng 40ha, theo mô hình trang trại, đủ đáp ứng gần 30% công suất của nhà máy này. Với khuynh hướng đó, các nhà máy chế biến thủy sản hướng tới phát triển nguồn nguyên liệu theo kiểu trang trại khép kín, ai đủ lực mới có thể tham gia. Như vậy, các hộ nuôi nhỏ lẻ – phần đông đang phát triển ở ĐBSCL- sẽ rất khó tìm đầu ra hoặc dễ bị ép giá, đó là chưa nói đến kỹ thuật nuôi, bệnh dịch… Liệu 3–5 năm nữa, những mô hình nuôi nhỏ lẻ có đủ sức chống chọi với những trang trại nuôi cá tra theo hình thức công nghiệp hiện đại?

Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh hiện nay, TS Nguyễn Thanh Phương cũng nêu kiến nghị: ngành thủy sản cần quan tâm hơn đối với vấn đề dịch bệnh ở cá tra. Hàng năm ngành thủy sản cần dành khoảng 2 tỉ đồng, có thể gọi là quỹ xử lý nhanh, trợ giúp người nuôi cá tra. Nếu có nguồn quỹ này phân bổ ra các viện, trường, để phân tích mẫu cá có triệu chứng bệnh miễn phí cho người nuôi. Như thế, trường hợp cá mới vừa bị bệnh thì người dân sẽ mang mẫu đến phân tích, lâu nay phần lớn nông dân tự chữa trị cho cá khi nào “hết cách” mới đến nhà khoa học. Trên cơ sở này, các nhà khoa học sẽ phát hiện bệnh cho con cá tra kịp thời, chủ động đưa ra những khuyến cáo sớm để người nuôi phòng tránh. Ngoài ra, nếu làm được việc này ngành thủy sản còn có thể quản lý sự thay đổi môi trường, kiểm soát môi trường tốt hơn từ kênh của người nông dân nuôi cá tra cung cấp…

THIỆN KHIÊM

 


ĐBSCL: Tràn lan nạn bơm tạp chất vào tôm

Nguồn tin: SGGP, 10/01/2007
Ngày cập nhật: 12/1/2007

Sáng 10-1, ông Diệp Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Thủy sản Cà Mau cho biết: Mặc dù tỉnh đang tích cực ngăn chặn nạn bơm chích tạp chất vào tôm nhưng vẫn chưa triệt tiêu được tình trạng này. Trong thời gian qua, các ngành chức năng đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 140 doanh nghiệp trong toàn tỉnh với hành vi bơm chích tạp chất trong tôm nguyên liệu.

Đến thời điểm này, Cà Mau có 3 doanh nghiệp bị Nhật Bản phát hiện dư lượng chất chloramphenicol trong sản phẩm tôm.

Trước tình hình trên, Bộ Thương mại đề nghị Bộ Thủy sản xử lý mạnh về các trường hợp bơm chích tạp chất tránh nguy cơ bị Nhật Bản cấm nhập khẩu tôm của Việt Nam. Hiện tại, ngành thủy sản các tỉnh ĐBSCL đang tăng cường kiểm tra từ nơi thu gom tôm nguyên liệu đến muối ướp, chế biến, đóng gói, xuất khẩu… yêu cầu người dân, các đại lý, doanh nghiệp tuyệt đối không bơm chích tạp chất, tránh nguy cơ bị cấm xuất khẩu tôm.

H.P.L

 


Dầu đen FO tràn ra một số tuyến sông ở huyện Nhà Bè: Trên 300 hộ dân nuôi thuỷ sản có nguy cơ bị thiệt hại

Nguồn tin: SGGP, 11/01/2007
Ngày cập nhật: 12/1/2007

Lúc 6 giờ 30 ngày 11-1, một vụ tràn dầu lớn đã xảy ra trên sông Kinh Lộ, Rạch Giồng hướng ra sông Soài Rạp thuộc địa bàn xã Hiệp Phước huyện Nhà Bè TPHCM.

Chiều dài dầu loang trên tuyến sông kéo dài trên 3 km; ước tính 18.000m2 mặt nước bị phủ dầu FO.

Ngay khi phát hiện vụ tràn dầu trên sông, UBND xã Hiệp Phước đã kết hợp với cảnh sát giao thông đường thủy truy tìm và bắt được 2 ghe chở đầu có tải trọng 4 tấn đang chạy hướng Mương Lớn ra sông Soài Rạp, chở 4.400 lít dầu FO. Hai ghe này do Nguyễn Vũ Phương (sinh năm 1976, ở ấp 2 xã Phú Xuân huyện Nhà Bè) làm chủ, không có giấy tờ, không có số đăng kiểm phương tiện giao thông thuỷ và không đúng chủng loại ghe chở dầu theo quy định.

Theo lời khai của chủ ghe với cơ quan điều tra, Phương được thuê cạo, nạo vét dầu cặn FO trên một số sà lan và gom số dầu này về bán cho các đơn vị chế biến chất đốt.

Ông Nguyễn Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Hiệp Phước cho biết, lúc kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 1 trong 2 chiếc ghe trên bị vô nước có nguy cơ chìm, chủ ghe cho bơm nước có lẫn dầu FO ra sông. Hiện nay, trên địa bàn xã Hiệp Phước có 331 hộ nuôi tôm, cá, cua,…trên diện tích 489 ha, có nguy cơ bị thiệt hại nặng do dầu tràn gây ô nhiễm môi trường nước.

UBND xã Hiệp Phước đã khẩn trương thông báo cho nhân dân biết về tình hình dầu tràn trên đài truyền thanh và khuyến cáo người dân không lấy nước vào ao nuôi tôm trong thời điểm này để giảm thiệt hại.

Ông Võ Phi Hùng-Trưởng Ban nhân dân ấp 2 xã Hiệp Phước cho biết, bà con đang lo lắng về tình trạng ô nhiễm kéo dài. Tuy thời điểm dầu tràn con nước đang kém (nước đang xuống), một lượng lớn dầu đã trôi về hướng Cần Giờ, nhưng từ mé bờ ra sông 3 mét bị dầu bám đầy nguy cơ triều cường lên sẽ đẩy lượng dầu này vào các ao, đầm nuôi thuỷ hải sản gây thiệt hại cho các hộ dân.

Hiện nhiều hộ dân lo lắng vì nuôi tôm công nghiệp phải thay đổi nước thường xuyên. Nay nguồn nước bị ô nhiễm chưa biết phải tính sao đây.

Theo một chuyên gia ngành dầu khí, thì dầu FO là loại dầu nặng rất khó xử lý khi bị tràn ra môi trường bên ngoài và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Được biết, sáng cùng ngày, cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM và các ban ngành thành phố đã xuống hiện trường lấy mẫu và đang tìm biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu này.

TRẦN THANH

 


Thủy sản hôm nay nhìn về mai sau

Nguồn tin: ND, 11/1/2007
Ngày cập nhật: 11/1/2007

Lao động thủy sản với thành quả đổi mới đã tạo ra sự tăng trưởng liên tục cho ngành trong nhiều năm qua. Có môi trường chính sách đúng đắn, thật sự hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, chính lao động thủy sản nước ta sẽ duy trì được sự tăng trưởng như vừa qua trong lối đi bảo đảm bền vững và hiệu quả.

Thành tựu và những việc phải làm

Năm 2006 được đánh dấu bằng cột mốc mới về xuất khẩu thủy sản - vượt ngưỡng 3 tỷ USD giá trị xuất khẩu vào cuối tháng 11 và theo ước tính, về đích cuối năm ở con số trên dưới 3,3 tỷ USD. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khá vững chắc ở vị trí một trong 10 nước có giá trị thủy sản xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong nhóm 4 ngành hàng có giá trị xuất khẩu hơn 3 tỷ USD của Việt Nam năm 2007.

Có lẽ ai cũng biết rằng giá trị làm ra đó của thủy sản xuất khẩu Việt Nam thấm đẫm mồ hôi, công sức của bà con ngư dân, người nuôi trồng thủy sản làm ra con tôm, con cá... đến sự vật lộn với thương trường của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Sức cạnh tranh để mở rộng và giữ vững chân đứng ở các thị trường, các nước nhập khẩu có phần trong mọi khâu sản xuất, trong khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần thủy sản, trong sự lặn lội tìm kiếm thị trường, khắc phục các khó khăn vượt qua các đòi hỏi khắt khe mà mỗi thị trường là một dạng.

Năm 2006 cũng là năm ngành thủy sản sản xuất ra một sản lượng thủy sản cao nhất từ trước đến nay. Ngưỡng 3,5 triệu tấn đã vượt qua và về đích kế hoạch trước một tháng để đạt con số xấp xỉ 3,7 triệu tấn khi hết năm, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng qua ngưỡng 1,5 triệu tấn và đạt xấp xỉ 1,7 triệu tấn cả năm.

Những con số chỉ tiêu chủ yếu đạt được nêu trên của ngành thủy sản năm 2006 cho thấy kết quả của một quá trình tăng trưởng nhiều năm, đặc biệt là từ năm 2000, khi xuất khẩu thủy sản vượt qua giá trị 1 tỷ USD/năm. Khái quát những mối quan hệ trong tăng trưởng vừa qua có thể thấy: Sự tăng trưởng của xuất khẩu là động lực phát triển nuôi trồng và khai thác thông qua sản lượng có giá trị cao ngày một nhiều. Ðồng thời sự phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản thời gian qua là cơ sở và điều kiện đầu vào quan trọng để đạt đến sự tăng trưởng khá vững chắc của chế biến và xuất khẩu thủy sản. Chắc chắn rằng với việc đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản nội địa song song với giá tăng xuất khẩu một cách hợp lý, sản phẩm thủy sảnsẽ còn dồi dào hơn. Thực tế từ năm 2006 cho thấy, lo được đầu ra một cách hợp lý cho sản phẩm khai thác và nuôi trồng là bớt đi khó khăn về tác động của tăng giá nhiên liệu, giá một số vật tư, chi phí đầu vào trong sản xuất. Giá trị sản phẩm nuôi trồng và khai thác thủy sản tăng thêm so với năm 2005 là 7,7% (trong đó sự tăng thêm giá trị sản phẩm nuôi trồng là hơn 13%).

Hiện nay và trong nhiều năm tiếp theo trên mối quan hệ này, môi trường chính sách cần tập trung xây dựng để gắn kết giữa tiếp tục gia tăng giá trị xuất khẩu với giải quyết có kết quả vấn đề tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng và khai thác, tạo hiệu quả hài hòa được lợi ích trong mọi khâu từ làm ra nguyên liệu đến sử dụng nguyên liệu cho chế biến sản phẩm (xuất khẩu và tiêu thụ trong nước). Thực tế mấy năm qua sự hài hòa đó vẫn đang là bài toán khó cho quản lý ngành. Việc xây dựng môi trường chính sách như vậy chỉ thực hiện được trên cơ sở hiểu biết thấu đáo các đặc thù của ngành, trong đó sự tăng trưởng trong sản xuất, kinh doanh phải gắn với cải thiện đời sống ngư dân và người nuôi trồng thủy sản, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm từ các thị trường nhập khẩu phải được thực hiện thông qua các giải pháp phù hợp với điều kiện sản xuất trong đó còn nhiều việc phải làm trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thành ngành sản xuất hàng hóa thật sự. Ðiều kiện để xây dựng môi trường chính sách như vậy có thể tìm thấy từ kết quả của hơn 20 năm đổi mới, của những thành tựu trong hội nhập, mà gần đây nhất là từ các cam kết trong việc gia nhập WTO của Việt Nam.

Xuất phát từ việc làm quan trọng này. Ngay từ đầu năm 2006, ngành đã lấy "đột phá trong cải cách hành chính" và "tổ chức lại sản xuất" để tạo sự chuyển biến thật sự bước đầu trong chất lượng phát triển ngành - sự đột phá đó cũng sẽ là trọng tâm cho năm 2007 và những năm tiếp theo cho một sự phát triển hiệu quả và bền vững ngành thủy sản nước ta.

Thách thức từ những xu hướng tưởng như nghịch lý

Nghề cá nước ta đã có vị thế nhất định và trở thành một bộ phận của nghề cá thế giới mà nó hội nhập, vì vậy trừ một số đặc thù, những xu hướng cơ bản của nghề cá thế giới có ảnh hưởng và có tác động đến nghề cá nước ta cả ở góc độ thương mại cũng như trên phương diện quản lý ngành. Có một số dự báo về nghề cá thế giới trung hạn và dài hạn. Phạm vi các dự báo có thể khác nhau xét đến 15, 20 năm tới, thậm chí có dự báo làm người ta sửng sốt khi cho rằng đến năm 2050 trên các đại dương không còn cá để khai thác. Dẫu khác nhau, các dự báo đều có những giống nhau về khuynh hướng, các khuynh hướng này tưởng như là nghịch lý trong các kịch bản phát triển gây thách thức lớn cho nghề cá thế giới, và tất nhiên là cả nghề cá Việt Nam khi muốn nhìn xa hơn. Ðó là:

- Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng và ngày một tăng đáng kể trong khi mối đe dọa về sự cạn kiệt nguồn lợi cũng như sự suy thoái của các hệ sinh thái biển làm cơ sở cho nghề cá bền vững bảo đảm cho sự tăng trưởng tiêu thụ này.

- Với sự tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đang phát triển thời gian tới đây, các dự báo cho thấy có thể sau 15-20 năm các nước đang phát triển có tốc độ tăng về tiêu thụ thủy sản gấp 3 lần so với ở các nước công nghiệp phát triển (3%/năm so với 1%/năm). Tuy nhiên, tiếp tục như tình hình hiện nay với dự báo rằng sản xuất thủy sản ở các nước phát triển (như ở châu Âu) có xu hướng chững lại và giảm hẳn, thì sẽ là hiện thực trong thời gian dài - cực sản xuất nằm ở các nước đang phát triển, dòng sản phẩm chuyển dịch về phía các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên các yêu cầu về an toàn vệ sinh cũng như về an toàn môi trường cũng ngày một lớn hơn ở các thị trường nhập khẩu này.

- Ðể tránh khai thác quá mức, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, làm suy thoái các hệ sinh thái biển, trong khoảng ba thập kỷ qua nuôi trồng thủy sản thế giới phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng cho gia tăng giá trị xuất khẩu và bảo đảm an ninh thực phẩm (ở Việt Nam cũng vậy). Ðây là sự chuyển dịch cơ cấu đúng đắn có quy mô toàn cầu và ở nhiều nước, đặc biệt các nước châu Á. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nuôi trồng thủy sản với sản lượng tăng lên nhanh chóng, mang lại lợi ích cho nông dân nhiều nơi, thì cũng xuất hiện những mối lo ngại về môi trường ảnh hưởng từ phát triển thiếu quy hoạch, thiếu cơ sở khoa học của nuôi trồng thủy sản. Tránh được sự cạn kiệt nguồn lợi thủy sản lại đang gặp phải những bức xúc về môi trường.

Ba khuynh hướng tưởng như đưa đến nghịch lý cho phát triển thủy sản ở mức phổ biến nêu trên rõ ràng đang đặt thủy sản thế giới ở những thách thức mới, kéo dài. Sự phát triển tiếp tục đồng nghĩa với việc vượt qua những thách thức đó. Ðây là điều cần suy xét khi tìm lối đi để nghề cá Việt Nam phát triển bền vững.

Bền vững, yêu cầu cấp bách

Có lẽ nhìn nhận có tính cảnh báo từ các đặc điểm dự báo nêu trên, đặc biệt với góc nhìn từ sự phát triển hơi "nóng" trong một số lĩnh vực, tại một số nơi thiếu tính hợp lý xét trên các khía cạnh tăng trưởng gắn với gìn giữ các hệ sinh thái, với môi trường, với hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại, đặc biệt cho cộng đồng ngư dân mà đã nảy sinh nhận xét: Nghề cá có thể là nạn nhân của sự thành công đã có của chính mình. Ðây có lẽ là sự suy xét đứng trên quan điểm của mục tiêu bền vững!

Ðặc điểm của nghề cá là sự phát triển của nó dựa trên năng lực táo bạo của phần tài nguyên còn lại của thiên nhiên, tài sản này là của chung của tạo hóa, qua hoạt động sản xuất sản phẩm làm ra trở thành sở hữu riêng của từng con người/tổ chức. Ðặc điểm tái tạo, cái chung và cái riêng là không lẫn lộn được và là một cơ sở quan trọng trong hoạch định chính sách, định ra cơ chế cho quản lý nghề cá. Mức độ bền vững của nghề cá, và trực tiếp là khả năng tái tạo phụ thuộc không những vào khả năng tái sinh của từng đối tượng trong quần thể đến từ trong tự nhiên mà còn vào hệ sinh thái mà chúng sinh sản, kiếm ăn trong đó. Rõ ràng cả như dự báo trên thế giới, cũng như thực tế một số nghề của ta - bền vững không đọng lại ở ý nghĩa khái niệm mà thật sự phần nào đã là bức xúc. Chính vì vậy, đây là yêu cầu cấp bách khi xây dựng chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam và thực thi việc tổ chức lại sản xuất ngay từ bây giờ.

Lao động thủy sản nước ta với thành quả đổi mới đã tạo ra sự tăng trưởng liên tục cho ngành trong nhiều năm qua. Có môi trường chính sách đúng đắn, thật sự hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, chính lao động thủy sản nước ta sẽ duy trì được sự tăng trưởng như vừa qua trong lối đi bảo đảm bền vững và hiệu quả. Ðó là yêu cầu cao về chất lượng phát triển của thủy sản Việt Nam đi lên sản xuất hàng hóa lớn trong giai đoạn tới.

TẠ QUANG NGỌC - Bộ trưởng Thủy sản

 


Quy trình cấp giấy chứng nhận cho hoạt động nuôi trồng thủy sản

Nguồn tin: ND, 11/1/2007
Ngày cập nhật: 11/1/2007

Việc cấp giấy chứng nhận nuôi trồng mới được thực hiện do những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản vấp phải nhiều vấn đề mang tính toàn cầu. Những vấn đề này chủ yếu liên quan đến an toàn thực phẩm, an ninh sinh học, sự bền vững về môi trường và trách nhiệm với xã hội trong mối quan hệ với hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Lợi ích của giấy phép

Giấy phép giúp người nuôi và nhà chế biến thực hiện trách nhiệm và bảo đảm sự an toàn trong quá trình sản xuất, tính an toàn của sản phẩm cũng như thúc đẩy tính bền vững của sản xuất mà không làm suy thoái môi trường. Người mua sẽ tin tưởng hơn vào các sản phẩm đã được chứng nhận và được truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, trong tương lai gần, những người mua có thể thích các sản phẩm đã được chứng nhận hơn vì giấy chứng nhận có thể giảm các phí lưu giữ và các chi phí khác để bảo đảm với người tiêu dùng về độ an toàn của sản phẩm. Khi nhiều người mua các sản phẩm được chứng nhận hơn thì giá của chúng sẽ rẻ hơn và tất cả các bên tham gia mua bán đều được lợi.

Các loại quy trình cấp giấy phép

Ðã tồn tại nhiều hệ thống cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản (hữu cơ và không hữu cơ) đã được thực hiện hay mới chỉ là kế hoạch, như Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của Thái-lan (CoC) và quy trình Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) và chương trình "Ðóng dấu chất lượng" của Bangladesh. Cũng có nhiều loại giấy chứng nhận nuôi trồng thủy sản hữu cơ của các tổ chức khác nhau, trong đó có Naturland (tổ chức của Ðức) đã cấp giấy chứng nhận cho các trại nuôi tôm an toàn của Việt Nam và Indonesia. Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu cũng đang đẩy mạnh quy trình cấp giấy phép thông qua Quy trình "Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất" (BAP) do Hội đồng Cấp giấy phép Nuôi trồng thủy sản (ACC) cấp. Hiện nay, BAP không chỉ áp dụng cho các trại nuôi tôm, các trại giống, các nhà máy chế biến mà còn áp dụng cho các loài khác nữa.

Giấy phép được biểu thị dưới dạng các nhãn hiệu, các biểu trưng để xác nhận sản phẩm hay quá trình sản xuất đã đạt yêu cầu.

Thủ tục cấp giấy phép và chi phí cấp giấy phép

Ðể được cấp giấy phép, những người tham gia phải hoàn thành các bước sau:

Ðiền đầy đủ các thông tin vào đơn đăng ký, đơn xin cấp giấy phép và các tiêu chuẩn hướng dẫn - Giấy phép yêu cầu cung cấp thông tin về địa chỉ liên lạc và các số liệu cơ bản. Trong đơn xin cấp giấy phép cần cung cấp thông tin về quy trình quản lý của trại nuôi liên quan đến các tiêu chuẩn do cơ quan cấp giấy phép quy định.

Nộp đơn đăng ký - kèm theo phí đăng ký giấy phép là 500 USD cho ACC.

Nộp đơn xin cấp giấy phép - phải mất một năm từ khi đăng ký đến khi nộp cấp giấy phép và hoàn thành công đoạn thanh tra.

Lựa chọn và liên lạc với người kiểm định - trong trang web của ACC có thông tin những người kiểm định chính thức. Những người kiểm định của ACC là những người làm việc độc lập, phí chứng nhận của họ gồm hai phần: mức phí tư vấn hằng ngày và chi phí thực tế. Phí tư vấn có thể dao động trong khoảng từ 400 USD đến 800 USD/ngày. Chi phí thực tế gồm chi phí đi lại, chi phí ăn ở và liên lạc. Ngay khi được chấp thuận, người kiểm định phải gửi hợp đồng cấp giấy phép, phác thảo kế hoạch thanh tra và tổng chi phí thực hiện cho các trại xin cấp giấy phép. Nếu chấp nhận, người xin cấp giấy phép phải ký vào các giấy tờ này và nộp bản sao và phí cho cơ quan cấp giấy phép.

Thanh tra tại cơ sở - trong quá trình thanh tra, người kiểm định em xét lại các ghi chép, theo dõi quá trình sản xuất và nguồn nhân lực. Các kết quả đánh giá được thông báo cho trại nuôi và cho ACC trong vòng 14 ngày. Ðể được cấp giấy phép, trại nuôi phải tuân thủ tất cả các yêu cầu thanh tra và phải đáp ứng được tối thiểu là 70% những yêu cầu này.

Trả phí tham gia chương trình cấp giấy phép: Các trại nuôi đạt tiêu chuẩn trả phí một lần dựa trên năng suất nuôi hằng năm. Các trại có sản lượng dưới 500 tấn sẽ chịu mức phí tối thiểu là 500 USD, các trại có năng suất cao hơn 500 tấn thì với mỗi tấn tăng thêm, trại nuôi phải trả thêm 1 USD, tuy nhiên mức phí tối đa là 600 USD.

Kiểm tra danh sách công ty trên trang web của ACC: Ngay khi một cơ sở được chấp nhận và các cơ sở này đã nộp đủ phí, thông tin về cơ sở sẽ được đưa vào danh sách những nhà sản xuất đã được cấp giấy phép trên trang web của ACC. Các cơ sở có thể sử dụng nhãn chứng nhận của "BAP" trên bao bì và trong quảng cáo.

Duy trì việc ghi chép và nhập số liệu truy xuất nguồn gốc: Các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận phải tiếp tục các ghi chép về chất lượng nước và việc sử dụng thuốc chữa bệnh. Những số liệu này sẽ tiếp tục là nguồn tài liệu bổ sung cho cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc trên trang web của ACC.

Chứng nhận lại: Cứ hai năm, các cơ sở phải được chứng nhận lại. Các chi phí cho việc chứng nhận lại gồm chi phí kiểm tra sổ sách để cấp lại giấy phép là 500 USD cho ACC, chi phí người kiểm định và chi phí thanh tra trong một ngày.

Hiện nay INFOFISH đang đào tạo những người chứng nhận cho quy trình "Thực hành nuôi tốt nhất" của ACC. Những người quan tâm đến quy trình cấp giấy phép này có thể liên lạc với INFOFISH để biết thêm chi tiết: Website:http://www.infofish.org.

Theo INFOFISH International, tháng 4-2005

 


Giữ cá quí cho dòng Mekong

Nguồn tin: TT, 10/01/2007
Ngày cập nhật: 11/1/2007

- Trên một khu đất rộng đầy ao đầm ven quốc lộ 1A thuộc xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 12 cán bộ khoa học ở Trung tâm quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ vẫn ngày đêm âm thầm tìm cách bảo tồn những loài cá quí đang dần tuyệt chủng của dòng Mekong...

Gian nan với cá quí

Tiến sĩ Phạm Văn Khánh, giám đốc trung tâm và hai thạc sĩ Trịnh Quốc Trọng, Huỳnh Hữu Ngãi đưa tôi đi tham quan cơ ngơi của trung tâm. Gần 400 bể composite từ 1-20m3, 60 bể ximăng dung tích 15-30m3 và 12ha mặt nước ao nuôi của trung tâm hằng năm đưa ra thị trường 10-20 triệu cá giống các loại, trong đó có nhiều loài cá hiếm như chài, éc mọi, duồng...

Hai năm gần đây, trung tâm nổi tiếng nhờ thuần dưỡng và cho sinh sản thành công những loài cá quí hiếm của sông Mekong đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn đánh bắt tận diệt như cá hô, cá bông lau, cá cóc... “Đây là một phần của dự án nuôi các loài cá bản địa sông Mekong do Ủy hội sông Mekong và Tổ chức Danida (Đan Mạch) tài trợ từ năm 2000-2010. Nói thì đơn giản nhưng để bảo tồn được một loài cá quí, anh em chúng tôi phải đổ mồ hôi sôi nước mắt” - tiến sĩ Khánh nói.

Năm 2002 khi thực hiện dự án sinh sản nhân tạo cá cóc, một loài cá quí của sông Mekong, ông Khánh phải qua thị xã Vĩnh Long, tìm đến một quán cơm chuyên bán món cá cóc kho nước dừa nổi tiếng, nài nỉ mua bằng được một con cá ướp nước đá với giá 70.000 đồng/kg về... nghiên cứu. Sau đó, các nhà khoa học của trung tâm lặn lội ngược sông Tiền, sông Hậu về Đồng Tháp, An Giang đặt hàng dân làm nghề chài lưới mua cá nhưng... công cốc dù các quán ăn lâu lâu lại xuất hiện cá cóc. Mãi đến khi trung tâm lùng sục đặt mua với giá khá cao thì những con cá cóc hiếm hoi mới chịu “bơi” về để các nhà khoa học nghiên cứu thực hiện dự án.

Giữa câu chuyện, ông Khánh bảo công nhân nhảy ùm xuống một cái ao to dùng lưới quây một vòng rộng. Lưới thu hẹp dần và mặt ao bỗng dậy sóng, đàn cá cóc mấy chục con vảy trắng bạc, lưng chơm chởm gai nhọn, ước nặng 5-7kg/con vùng vẫy “ầm ầm” trong lưới. “Gian nan lắm mới có được đàn cá này. Dù đặt giá cao nhưng nhiều năm liền trung tâm cũng chỉ mua được cá cóc bố mẹ với số lượng rất ít. Mang được cá về anh em lại mất ăn mất ngủ với những lần cá bệnh bỏ ăn, những mẻ trứng thất bại. Bây giờ đàn cá cóc này là một tài sản rất quí” - tiến sĩ Khánh nói.

Thành quả bước đầu

Trong khi đó, ở một góc trung tâm, thạc sĩ Huỳnh Hữu Ngãi - chủ nhiệm dự án thuần dưỡng tái tạo và phát triển cá hô - cùng các công nhân đang xem xét một con cá to hơn chục ký nhưng... nằm im thin thít. “Đây là cá hô, tên khoa học là Catlocarpio siamensis, một trong những loài cá khổng lồ của sông Mekong, được trung tâm thuần dưỡng và cho sinh sản thành công. Mỗi lần kiểm tra sức khỏe hoặc lấy trứng sinh sản đều phải tiêm thuốc mê chứ bình thường 4-5 người không làm lại nó” - anh Ngãi cười. Hiện tại đàn cá hô bố mẹ ở trung tâm gồm 84 con, con lớn nhất có trọng lượng hơn 25kg, là một kỳ công của các nhà khoa học.

Thạc sĩ Ngãi kể: khi triển khai dự án bảo tồn cá hô năm 2003 trung tâm phải tung người đi khắp các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang lùng mua cá hô với giá hơn 100.000 đồng/kg. Những con cá hô giống rất hiếm, nhưng được người dân nuôi làm cá cảnh trong ao từ lúc rất nhỏ nên đã thuần thục với điều kiện nuôi nhốt. Vừa nuôi vừa nghiên cứu và cho đẻ thử, mãi đến tháng 6-2005 mẻ trứng đầu tiên mới chịu nở nhưng tỉ lệ chỉ đạt 13%. Lại tìm tòi, nghiên cứu và đến mùa sinh sản năm 2006 tỉ lệ cá bột đã đạt 40%. Tháng 3-2006 trung tâm cung cấp cho các chủ bè và đăng quầng ở An Giang, Đồng Tháp 1.000 con cá giống nuôi thử, hiện nay trọng lượng đã nặng hơn 1kg/con. Hơn chục ngàn con khác đang được một công ty ở TP.HCM và các nhà khoa học của trung tâm nuôi dưỡng, theo dõi.

Anh Ngãi nói, theo lời ngư dân sông Tiền, sông Hậu, cá hô là loài có thể đạt trọng lượng hơn 200kg/con và đang ngày càng hiếm. Ở Campuchia cá hô được bảo vệ nghiêm ngặt từ năm 1987 và được công bố là loài cá quốc gia, gắn thẻ theo dõi từ tháng 3-2005, trong khi ở VN thỉnh thoảng ngư dân trên sông Vàm Nao (An Giang) lại bắt được cá hô khổng lồ và... đưa vào nhà hàng làm thịt.

Hiện các nhà khoa học ở Trung tâm quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ lại bắt tay nghiên cứu những loài cá quí hiếm khác của sông Mekong. Tiến sĩ Phạm Văn Khánh cho biết dù mất rất nhiều thời gian và công sức nhưng hiện nay trung tâm chỉ mới thu thập và nuôi dưỡng được năm con cá trà sóc (hay còn gọi là cá sọc dưa) và hai con cá vồ cờ, là hai loài cá rất quí hiếm và gần như tuyệt chủng của sông Mekong. “Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu thêm những loài đang có nguy cơ vắng bóng như cá sửu, cá ngác, cá lăng, cá kết, chạch lấu... để tìm cách cho sinh sản nhân tạo và khuyến khích phát triển nghề nuôi. Nếu không làm kịp thì trong tương lai không xa, nhiều loài cá quí của sông Mekong sẽ không còn tồn tại trước đà đánh bắt theo kiểu hủy diệt của con người” - ông Khánh bức xúc.

HÙNG ANH

 


Tiền Giang: Được mùa xuất khẩu thủy sản

Nguồn tin: TG, 9/1/2007
Ngày cập nhật: 11/1/2007


Nuôi cá mú thành công trên đất Bến Tre

Nguồn tin: Bến Tre, 03/01/2007
Ngày cập nhật: 10/1/2007

Hàng loạt các loài cá có giá trị kinh tế cao được Trung tâm khuyến ngư Bến Tre nuôi thử nghiệm thành công và cho “nhập hộ khẩu” vào “làng cá” Bến Tre như cá lăng vàng, cá chẻm, cá rô phi dòng Gilf, cá sặc rằn, cá bống tượng. Mới đây, một “cư dân” nữa được đưa vào bộ sưu tập các loài cá có khả năng nuôi trên vùng đất Bến Tre. Đó là cá mú - một loài cá nước mặn đang có nguy cơ cạn kiệt trong môi trường tự nhiên.

Tháng 7/2005, Trung tâm khuyến ngư Bến Tre đưa cá mú về nuôi thử nghiệm tại Trại Cadet (Bình Đại). Đây là loài cá khó tính, nên ao nuôi phải đảm bảo độ sâu khoảng 1,4m trở lên. Cá mú không thích nghi với nước đọng, ao tù, nên lòng đáy phải có hệ thống cống thoát nước, nhằm đảm bảo vệ sinh nguồn nước. Đặc biệt, độ mặn phải đạt trên 100/00 cá mú mới phát triển tốt.

Trong đợt thử nghiệm đầu tiên, Trung tâm khuyến ngư Bến Tre đã thả nuôi 5.600 con. Do đây là loài cá dữ, ăn tạp, có thể ăn thịt lẫn nhau, nên khâu chọn giống rất quan trọng. Kích cỡ cá giống đạt từ 3cm trở lên, tốt nhất là từ 6 - 8 cm và phải đồng đều để tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé. Để cá chóng lớn và tránh xây sát, nên thả nuôi ở mật độ vừa phải, tức 1 con/m2 hoặc 1 con/2m2. Theo kinh nghiệm của bà con nuôi cá mú ở miền Trung, để cá mú có tỷ lệ sống cao, nếu kích cỡ cá giống nhỏ, trước khi thả nuôi phải qua giai đoạn thuần dưỡng ở một khu riêng biệt, tập cho ăn trên sàng. Khi cá đã hình thành phản xạ có điều kiện, dạn dĩ và ăn mạnh, lúc đó mới đưa cá vào ao đất. Lúc này, cá dễ thích nghi, có tính đề kháng cao và phát triển tốt.

Nhờ nghiên cứu kỹ thuật nuôi và học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi, các kỹ sư của Trung tâm khuyến ngư Bến Tre đã tỏ ra rất thuần thục trong khâu chăm sóc và nắm vững từng giai đoạn trưởng thành của cá để điều tiết chế độ cho ăn. Thức ăn cho cá gồm 2 loại: thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống. Tuyệt đối không nên sử dụng cá ươn làm thức ăn cho cá mú, vì sẽ dễ gây bệnh và làm ô nhiễm môi trường. Trong vòng 2 tháng đầu, khẩu phần ăn của cá từ 8 - 10% trọng lượng. Nhưng sau đó phải giảm dần đến 2 % cho đến lúc thu hoạch cá. Nhằm tăng cường thức ăn tự nhiên cho cá, khi cải tạo ao phải diệt hết cá tạp, sau đó thả cá rô phi bố mẹ vào để tạo nguồn cá rô phi con, bổ sung thức ăn cho cá mú. Nhưng không nên thả nhiều cá rô phi bố mẹ, tốt nhất là 1kg/100m2. Khi cá lớn, nên cung cấp oxy cho cá bằng hệ thống quạt và thường xuyên thay nước trong ao nuôi. Để phòng bệnh cho cá, tốt nhất là cá giống thả nuôi phải thật khỏe, nhanh nhẹn. Trước khi thả nuôi phải tắm cá bằng KMnO4 (nồng độ 30ppm) trong 3 - 5 phút. Hoặc sử dụng Lodine (nồng độ 10ppm) trong 2 - 3 phút. Nên cung cấp đầy đủ cho cá một lượng Vitamin C, Premix thích hợp để tăng sức đề kháng cho cá.

Với cách chăm sóc như trên, cá mú nuôi thử nghiệm tại Trại Cadet phát triển rất nhanh. Tỷ lệ sống trên 60%. Sau 14 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 0,6 - 1,2 kg/con, thu được gần 2,4 tấn. Đây là loài cá có phẩm chất thịt ngon, nên giá bán rất cao, thấp nhất 80.000 đồng/kg và cao nhất 110 ngàn đồng/kg.

Thành công của mô hình nuôi thử nghiệm cá mú trong ao đất của Trung tâm khuyến ngư Bến Tre đã mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản Bến Tre theo hướng đa dạng hóa nghề nuôi. Đây còn được xem là đối tượng mới có khả năng phát triển tốt trong các ao nuôi tôm công nghiệp. Do đó, có thể đưa cá mú vào nuôi luân canh với tôm sú nhằm cải thiện môi trường, đồng thời tăng thêm nguồn lợi kinh tế cho nông hộ.

Nguyễn Bảy

 

 


Biển lành, cua hội.

Nguồn tin: SGGP, 09/01/2007
Ngày cập nhật: 10/1/2007

Trước năm 1995, phong trào nuôi cua biển nổi lên khá rầm rộ tại các tỉnh ven biển ĐBSCL, thế nhưng sau đó xu hướng nuôi cua bị lấn át bởi làn sóng nuôi tôm sú vì nuôi tôm sú thì lợi nhuận cao hơn rất nhiều lần so với nuôi cua. Có điều, nuôi tôm sú “năm ăn, năm thua”.

Nhiều người phát lên nhờ tôm sú nhưng cũng nhiều người đã và đang lận đận vì con tôm sú. Vì vậy, nhiều hộ ngư dân Nam bộ nay lại trở về với nghề nuôi cua biển.

Đi cào cua giống

Tiến ra cửa sông Hàm Luông “săn” cua giống. Ảnh: P.L.H.H

Gia đình bên vợ tôi bán tiệm tạp hóa ngay sát sông Băng Cung (xã An Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) nên việc tôi muốn hội nhập với những người đi rập cua, cào cua ở đây không khó gì. Mỗi chuyến đi bắt cua giống chừng đôi ba ngày, rất đông ngư dân lại đến tiệm nhà tôi mua gạo và nhiều thứ cần thiết khác để chuẩn bị cho chuyến đi…

Tôi bắt chuyện với anh Nguyễn Văn Tài (Tư Tài), làm nghề cào cua trên sông Băng Cung, anh xởi lởi: “Hồi nào giờ tôi chỉ đi rập cua, còn “cào cua” mới xuất hiện trong năm nay. Đi rập cua là để bắt những con cua biển lớn cỡ nắm tay trở lên. Rập cua làm bằng hai thanh tre uốn cong, buộc xéo nhau thành hình chữ X, phía dưới là khoảng lưới vuông vức khoảng 3 gang tay.

Chính giữa chữ X, tụi tôi treo mồi chình (con chình) vì cua rất thích mùi tanh của chình. Khi thả rập cua xuống đáy sông, nghe mùi chình, thế là các chú cua xông tới giành mồi. Trên xuồng, bất thần, mình giựt cái rập và kéo lên, cua “hết hồn” rơi hết xuống lưới. Còn đi cào cua là bắt cua giống ở các bãi, bờ ven sông.

Chẳng là, một hai năm gần đây, cua con sinh sản nhiều vô số kể ngoài cửa biển rồi theo con nước lớn, cua con tràn vào rất sâu trên các sông ở vùng ven biển ĐBSCL; cua con quếnh thành từng dề, đeo bám vào các bập lá dừa nước ven sông.

Để dễ bắt cua giống, cứ chèo xuồng thả men theo hai bên bờ sông, chờ lúc nước ròng, chỉ cần khoảng lưới dài chừng thước tây, thế là cào bắt cua con ở những bập lá hay những bãi triền ven sông. Hiện nay, có người mỗi ngày đi cào cua giống bán được ba, bốn trăm ngàn đồng. Của trời cho, ham lắm…”.

Tôi xuống xuồng anh Lê Văn Thơm (Sáu Thơm) đi thử một chuyến rập cua cho biết. Sáu Thơm nhắc khéo: “Có mang theo… nước không?”. Tôi hiểu ý anh nhắc tôi mang theo “nước mắt quê hương”, tức là rượu! Sáu Thơm chép miệng: “Tối, luộc cua, tôi với ông lai rai… Đêm trên sông nước, lạnh lắm ông ơi!”.

Bước vào tháng 3 Âm lịch, bầu trời xanh cao trong vắt, gió chướng muộn thổi thông thống trên sông Băng Cung. Nước sông ngày càng mặn lè. Trên sông từng đoàn xuồng nối đuôi nhau đi rập cua. Mỗi đoàn có khoảng 30 chiếc, mà theo Sáu Thơm cho biết, để tiết kiệm sức chèo, cả đoàn hùn tiền lại rồi mướn một chiếc ghe máy làm “đầu tàu” kéo đi từ điểm này đến điểm khác.

Xuồng chúng tôi ra đến vàm Ông Lễ trên sông Hàm Luông thì dừng lại ở đó, Sáu Thơm chọn địa điểm “ngon ăn” rồi lần lượt thả rập cua xuống sông. Giọng Sáu Thơm khẽ khàng: “Khi nước sông bắt đầu dâng lớn hoặc sắp giựt ròng, tức khi nước chảy mạnh là lúc cua đi tìm mồi”.

Hoàng hôn buông nhanh nơi cửa sông Hàm Luông, con nước trên sông cũng bắt đầu nhửng lớn. Sáu Thơm chèo xuồng đến chỗ một chiếc phao trắng thả nổi sóng sánh trên mặt sông-những chiếc phao làm dấu cho những rập cua vừa được thả xuống nước. Trên xuồng, Sáu Thơm chồm người xuống, tay vớ lấy sợi dây từ cái rập rồi giựt mạnh lên. Sáu Thơm cười đắc chí: “Vô mánh. Con cua này chắc chừng nửa ký lô…”.

Tới giờ lai rai, đứng trên xuồng, Sáu Thơm gọi í ới qua những xuồng bạn đang rập cua gần đó: “Tựu, tựu… mấy cha ơi…”. Trong lúc lúi húi luộc cua, Sáu Thơm tâm sự: “Ở vùng này bây giờ ai cũng nuôi tôm, ruộng lúa cứ hẹp dần nhưng ngặt nỗi, nuôi tôm như… mua vé số. Tôi cũng là một người từng muốn… chết giấc vì tôm.

Thế, may thay! Trước đây, giống cua biển rất hiếm, muốn có con giống để nuôi, mua giá mắc thấy mồ. Với các nhà khoa học cũng vậy, họ nặn đầu để cho cua đẻ nhân tạo nhưng cua đẻ nhân tạo cũng đâu đủ cung cấp cho người nuôi. Còn bây giờ, bỗng dưng…”. “Không phải “bỗng dưng” đâu anh Sáu à. Chắc là biển lành, cua mới tựu về, sinh sản như rươi”, tôi nói với anh Sáu.

Trước nguồn cua giống xuất hiện nhiều vô kể, thời gian gần đây, những người đi rập cua biển (cua lớn) tiện thể làm luôn rập cua giống. Chiếc rập cua giống chẳng khác gì chiếc rập cua lớn, chỉ có phần lưới dưới rập là dùng lưới có khoảng hở nhỏ hơn.

Còn mồi để “dụ” cua giống, thay vì cua lớn là mồi chình thì cua giống là con ruốc… Sáu Thơm khấp khởi: “Cua giống cỡ đầu đũa tôi bán cho người nuôi 500 đồng/con, cỡ bằng ngón tay 1.000 đồng/con, mỗi chuyến đi rập cua tôi bán cho họ cả thùng thiếc, kiếm được lắm…”.

Nhà nhà nuôi cua

Hai năm qua, diện tích nuôi cua biển ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau đều tăng nhanh. Hiện nay, ở những vùng ven biển nói trên nhà nhà nuôi cua. Hai nguyên nhân chủ yếu khiến diện tích nuôi cua tăng mạnh thứ nhất là do nguồn cua giống từ thiên nhiên rất dồi dào, giá rẻ; và nguyên nhân không mong muốn thứ hai là hiện tôm sú bị chết tràn lan nên nông dân trở bộ sang nuôi cua với hy vọng gỡ gạc. Vả lại, chẳng lẽ bỏ đất trống (?)

So với trước đây (lúc phong trào nuôi cua trong vuông rộ lên ở ĐBSCL, khoảng năm 1993), môi trường nuôi cua trong vuông bây giờ đã được cải thiện hơn trước rất nhiều, nhất là hệ thống cấp-thoát nước vào vuông nuôi cua-thừa hưởng từ hệ thống thủy lợi mặn nuôi tôm sú.

Đây là điều kiện tốt giúp con cua phát triển nhanh, ít bệnh bởi theo những người nuôi cua “bật mí”, con vật bò ngang này vốn ăn tạp nhưng chúng lại chọn chỗ ở “rất sang” (sạch). Nuôi cua bắt đầu từ con giống nhỏ cỡ đầu đũa, với hình thức nuôi rất thoáng: trên một vuông nuôi, người ta khỏi cần vừng vách lá hay lưới bao quanh vuông, cứ thả nuôi, cho cua ăn mồi, để cua tự do cư trú, bao giờ cua chớm lớn thì mới vừng lưới quanh vuông để giữ cua lại.

Một hình thức nuôi khác là thả cua nuôi xen trong ao nuôi tôm sú quảng canh hay bán công nghiệp. Đầu tư thức ăn cho cua cũng nhẹ hơn gấp nhiều lần so với thức ăn dành cho tôm sú, thường cua rất thích con ruốc tươi hoặc ruốc khô. Cua cũng rất thích ăn… cá biển ươn thối. Song, người nuôi ngại cho cua ăn những thứ trên vì dễ làm nước bị ô nhiễm.

Cua giống từ nhỏ cỡ đầu ngón tay, nuôi chừng 6 tháng sẽ trở thành cua Y (cua vô hạng để bán một con khoảng 1/2 kg), nuôi khoảng 8 tháng cua sẽ có gạch điều. Theo chu kỳ sinh sản của cua, dịp Tết Trung thu là thời điểm chín muồi cua có gạch điều nên bán được giá nhất trong năm…Anh Tám Em, một gia đình nuôi thủy sản tại xã An Thạnh, thổ lộ: “Năm 2006, khi nuôi tôm sú, mấy đứa em gái tôi thả thêm cua giống xuống ao tôm.

Kết quả: “tôm chai” (nuôi lâu lớn và chết!), còn cua thì lại “về ngược”. Lúc thu hoạch cua, vài ba bữa đã thấy em nó mang ra chợ một hai bao cua, bán 1-2 triệu đồng, cứ vậy mà tụi nó bắt cua lên dài dài, bán lai rai đôi ba tháng, thu chục triệu như chơi…”.

Quả vậy, “cái khó ló cái khôn”, rất nhiều người nuôi thủy sản ở ven biển ĐBSCL đang gỡ gạc lại những mùa tôm thất bát bằng con cua biển. Mừng thì quả là có mừng nhưng tôi và anh Tám Em còn cũng có một mối lo: “Nếu nhà nhà cùng nuôi cua thì cung nhiều hơn cầu là cái chắc, bởi lẽ, cua đang xuất khẩu là cua sống, nguyên con (nhưng số lượng cũng hạn chế), chớ cua chế biến xuất khẩu để tạo đầu ra giá trị kinh tế cao thì chưa nghe nói đến nhiều…”.

Tám Em tư lự: “Sau Tết Trung thu 2006, cua gạch điều có lúc lên trên 100.000 đồng/kg, còn cua Y từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, người nuôi hốt bạc nhưng không biết thời gian tới sẽ ra sao?”…

Cuối năm, giá cua ở huyện biển Thạnh Phú tuy giảm so với hồi sau Tết Trung thu nhưng vẫn ở mức cao: cua gạch 80.000 đồng/kg, cua Y 50.000 đồng/kg. Chị Nguyễn Thị Ru, chủ vựa thu mua cua biển xuất khẩu tại xã Giao Thạnh, nói với tôi như cùng chia sẻ niềm vui với người nuôi cua: “Cua trúng mùa nhưng không… dội chợ. Giá cua cỡ đó là năm nay bà con nông dân ở vùng ven biển ăn Tết khỏe re rồi…”.

PHAN LỮ HOÀNG HÀ

 


1.000 tỷ đồng cho hệ thống thông tin ngành thủy sản

Nguồn tin: TTXVN, 09/01/2007
Ngày cập nhật: 10/1/2007

Bộ Thủy sản cho biết, từ nay đến năm 2015, Bộ sẽ đầu tư 1.000 tỷ đồng để xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, phục vụ công tác điều hành sản xuất và cung cấp cho ngư dân các thông tin về ngư trường, thời tiết và tìm kiếm cứu nạn.

Nội dung cơ bản của dự án là đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát triển hệ thống thông tin liên lạc tại các khu neo đậu tàu cá ở các địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tàu cá, phục vụ cho việc giám sát hoạt động của tàu cá trên các vùng biển, đặc biệt là ở các vùng biển xa.

Bộ Thuỷ sản cũng sẽ đầu tư trang bị thêm thiết bị ngoại vi cho hệ thống thông tin liên lạc phục vụ tàu cá hiện có và thành lập thêm các đầu mối điều hành chuyên ngành hỗ trợ.

Dự án sẽ được triển khai trong phạm vi ở các tỉnh ven biển do Bộ Thủy sản, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Giao thông vận tải, các sở thủy sản phối hợp thực hiện./.

 


Đồng Tháp: Thuần dưỡng, tái tạo và phát triển cá hô

Nguồn tin: Fistenet, 8/1/2007
Ngày cập nhật: 9/1/2007

Trung tâm giống thủy sản Đồng Tháp đang hợp tác Trung tâm giống quốc gia thủy sản nước ngọt Nam bộ, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II thực hiện đề án “Thuần dưỡng, tái tạo và phát triển cá hô Catlocarpio siamensis (Boulenger, 1898).

Đàn cá bố mẹ hậu bị 70 con được nuôi trong đăng quầng, đặt ven sông, với diện tích 700m2, mật độ cá nuôi 10-15 con/m2. Cá cho ăn thức ăn chế biến công nghiệp và trái cây vụn. Mục tiêu của đề án nhằm nghiên cứu để cho cá hô sinh sản nhân tạo, khôi phục và phát triển loài cá quý hiếm trên sông Mekong đã được bảo tồn trong sách đỏ. Đây là loại cá thịt rất ngon, có trọng lượng lên đến 300-400 kg. Hiện nay, cá hô ở khu vực hạ lưu sông Mekong rất hiếm, đôi khi mới bắt được nhưng cũng chỉ cá nhỏ khoảng 70-120 kg.

 

 


An Giang: Không có tình trạng cá nuôi chết 70%

Nguồn tin: AG, 8/1/2007
Ngày cập nhật: 9/1/2007

Tình hình cá tra nuôi chết thời điểm giao mùa 5 ngày qua do các báo đăng làm xôn xao dư luận. Ông Nyuyễn Văn Thạnh Giám đốc sở thủy sản An Giang phát biểu với phóng viên TTXVN tại An Giang: cá tra chết theo qui luật thời điểm giao mùa từ 5 -7%, là bình thường, Sở Thủy sản đã tổ chức kiểm tra 5 ngày qua, không có chuyện ở An Giang có ao nuôi cá tra chết 70%... như các báo đưa tin.

Ở An Giang cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm có 2 đợt giao mùa, từ mùa nắng sang mùa mưa: đợt I từ tháng 6,7,8 thời tiết thay đổi đột ngột làm cho cá chết từ 5 - 7%. Những ngày cuối tháng 12 và đầu tháng 1 năm sau, thời tiết chuyển sang mùa đông gió bấc lạnh, cá chết đợt 2 theo qui luật.

Cô Nguyễn Thị Phi Phượng trưởng trạm khuyến nông và khuyến ngư huyện Phú Tân cho biết: cách đây 20 ngày có vài ao nuôi cá tra cá biệt cá chết 20 - 30% rơi vào thời điểm giao mùa cộng với ảnh hưởng cơn bão số 10 thời tiết thay đổi đột ngột (do hộ nuôi thả con giống nuôi kém chất lượng), đã xử lý, nay chỉ còn chết 1 -2%, không có việc có ao nuôi cá chết 70%. Ở huyện Châu Phú có diện tích ao nuôi cá tra khá lớn, chiếm gần 34% toàn tỉnh: 267 ha với 1015 hộ nuôi, sản lượng nuôi 27.000 tấn/vụ, mỗi vụ nuôi 4 - 5 tháng, anh Nguyễn Ngọc Tùng cán bộ thủy sản của huyện cho biết thời điểm giao mùa cá chết từ 5 -7%, chủ yếu do gan thận có mủ và một số do ký sinh trùng trên mang. Cá chết xuất hiện chủ yếu ở cá ương và cá giống từ 1 - 2 cm. Cán bộ thủy sản huyện đã khuyến cáo bà con sử dụng một số thuốc điều trị để phòng bệnh. Còn vụ ở ấp Mỹ Trung, xã Mỹ Phú huyện Châu Phú ao nuôi cá của bà Nhan Thị Ngọc Hân 40.000 con chết sạch, chết cả cá tạp và lươn trong hang cũng chết luôn. Qua kiểm tra kết quả: do mâu thuẩn cá nhân, ao nuôi cá của bà Hân bị thả thuốc trừ sâu, mọi việc đang tiếp tục điều tra để xử lý. Một ao nuôi 50.000 - 70.000 con cá tra thì mỗi ngày một ao có từ 1 - 2 con cá chết là chuyện bình thường. Anh Nguyễn Ngọc Tùng còn phân tích cho rõ thêm vấn đề: nếu cá nuôi trong ao chết do nguồn nước ô nhiễm bởi ngay thời điểm sản xuất vụ lúa đông xuân, nước từ đồng ruộng đổ ra sông mang nhiều mầm bệnh từ thuốc diệt ốc bươu vàng, rầy nâu...như các bao đưa tin, thì cá thiên nhiên cũng chết, nhưng nguồn nước thiên nhiên hiện rất bình thường...

Để kết luận vụ cá chết ông Nguyễn Văn Thạnh giám đốc sở thủy sản An Giang cho biết: thứ nhất do thời điểm giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột, thứ hai do con giống kém chất lượng, chưa phòng ngừa kịp, chưa xử lý môi trường nguồn nước nuôi để nâng thể trạng cá giống (con giống kém chất lượng do xã hội hóa sản xuất cá giống, nhiều cơ sở sản xuất con giống kém chất lượng, do cá bố mẹ bị ép sinh sản quá sức dẫn đến con giống giảm khả năng đề kháng nên cá rất dễ nhiễm bệnh). Ngoài ra còn bị ảnh hưởng khâu vận chuyển, vận chuyển xa con giống bị xây xát và yếu đễ chết non, cá chết chủ yếu con giống từ 1 - 2,5 cm.

Tố Quyên

 


Lại bơm chích tạp chất vào tôm

Nguồn tin: SGGP, 09/01/2007
Ngày cập nhật: 9/1/2007

Tình hình bơm chích tạp chất vào tôm đang diễn ra phức tạp. Mới đây, Công ty Chế biến thủy sản Camimex (Cà Mau) bị Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản phát hiện dư lượng chất chloramphenicol trong sản phẩm tôm.

Điều đáng nói là Thủ tướng Chính phủ vừa có nghị định nâng mức phạt đến 20 triệu đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người.

Bộ Thương mại cũng đã đề nghị Bộ Thủy sản xử lý mạnh về các trường hợp bơm chích tạp chất tránh nguy cơ bị Nhật Bản cấm nhập khẩu tôm của Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp vi phạm cứ ngày càng tăng.

Trao đổi với PV Báo SGGP vào chiều 8- 1, ông Diệp Thanh Hải, Phó giám đốc Sở Thủy sản Cà Mau, lo ngại: Xuất khẩu thủy sản chủ yếu của tỉnh là thị trường Nhật Bản. Cà Mau đang quyết liệt kiểm tra từ nơi thu gom tôm nguyên liệu đến muối ướp, chế biến, đóng gói, xuất khẩu…

H.P.L.

 


Cá tra sốt giá: Nông dân không có hàng để bán

Nguồn tin: BCT, 8/1/2007
Ngày cập nhật: 9/1/2007

Giá cá tra tăng cao, việc một số người nuôi cá thu vào “bạc tỉ” đang trở thành đề tài bàn luận khá sôi nổi của người dân. Hiện nay, giá cá tra mua tại ao đã ở mức 15.200-15.700 đồng/kg. Nhưng trên thực tế hầu hết nông dân đã bán cá trước lúc giá lên 15.000 đồng/kg.

NÔNG DÂN BÁN “CÁ NON”!

Cách đây hơn nửa tháng, giá cá tra ở mức 14.300-14.700 đồng/kg. Hiện nay, giá cá đã vọt lên mức 15.200-15.700 đồng/kg. Theo các nông dân nuôi cá tra, với mức giá hiện tại, trừ chi phí người nuôi lời 2.000-4.000 đồng/kg cá thương phẩm. Đây là mức lời khá cao đối với những người nuôi cá tra. Trước đó, có lúc giá cá tra giảm chỉ còn 12.000-13.000 đồng/kg, nhiều người nuôi cá bị phá huề hoặc lỗ vốn. Chính vì vậy, khoảng 1-2 tháng trước, khi thấy giá cá tăng lên ở mức bán ra có lời, nhiều nông dân đã kêu bán “cá non” với trọng lượng chỉ mới đạt khoảng 800-900g/con.

Hiện nay, giá cá đang đạt mức cao đỉnh điểm, song hầu hết nông dân đều mới thả nuôi, cá chỉ đạt trọng lượng bình quân khoảng 500-600 g/con, nên chưa thể xuất bán. Ông Lê Ngọc Sáu, ở ấp Tân Phước, xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, cho biết: “Đa số cá thả nuôi lại, mới đạt trọng lượng khoảng 400-600g/con, phải qua Tết Nguyên đán mới bán được. Tháng 10-2006, tôi cũng đã xuất bán được 500 tấn cá tra với giá 14.300 đồng/kg. Tôi đang thả nuôi lại 200.000 con cá trên diện tích khoảng 12.000m2 mặt nước (3 ao nuôi), hiện cá đạt trọng lượng 600g/con. Tôi đang dự kiến mở rộng thêm 1 ao nuôi khoảng 4.000m2. Hy vọng tới đây giá cá sẽ ổn định hơn”.

Cách đây gần 2 tháng, ông Cao Văn Minh ở ấp Tân An, xã Tân Lộc cũng đã xuất ao bán được 51 tấn cá, với giá 14.000 đồng/kg. Hiện nay, ông Minh đang thả nuôi lại 80.000 con cá trên diện tích 4.000m2 mặt nước. Dự kiến, cá tra vừa thả nuôi mới, đến tháng 6- 7 dương lịch mới bán được. Ông Cao Văn Minh cho biết: “Mấy đợt nuôi cá trước, gia đình tôi đã bị lỗ rất nhiều, do giá cá giảm xuống ở mức thấp, hơn nữa mới vào nghề nuôi, thiếu kỹ thuật, cá nuôi không đạt năng suất và chất lượng như mong muốn. Nhờ 2 đợt nuôi gần đây, giá cá ở mức cao mới gỡ lại vốn, trả dứt nợ. Nhưng hiện giá các loại thức ăn, thuốc chữa bệnh cho cá... đã tăng khoảng 20% so với trước”.

GIÁ CÁ TRA SẼ GIẢM TRỞ LẠI?

Anh Võ Thanh Nhỏ, nhân viên Doanh nghiệp Tư nhân Vạn An, chuyên đi thu mua cá cung ứng cho một công ty chế biến cá tra xuất khẩu ở TP Cần Thơ, cho biết: “Dự kiến, khoảng 2 tháng nữa nguồn cung cá mới nhiều trở lại và khoảng tháng 7-10/2007, mới có khả năng cá nguyên liệu bị dư thừa do các nhà máy chế biến xuất khẩu không thu mua kịp. So với năm trước, cá tra hút hàng vì ngày càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản ra đời, kéo theo nguồn cung cá tra vẫn tăng dù số lượng ao nuôi mới ngày càng nhiều. Vì vậy, cũng có khả năng sẽ không thừa cá nguyên liệu”.

Cá tra đang hút hàng, giá cao, nhiều người cũng tranh thủ mở rộng thêm ao nuôi. Anh Nguyễn Vĩnh Lộc ở ấp Phước Lộc, xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt đang thả nuôi 4 hầm cá, với khoảng 900.000 con. Cá ở một số hầm đã đạt trọng lượng khoảng 800g/con, nhưng anh chưa vội bán. Anh Nguyễn Vĩnh Lộc cho biết: “Dự kiến qua Tết âm lịch tôi mới xuất bán. Thời gian trước, nhiều bà con do kẹt tiền hoặc sợ giá cá giảm trở lại nên vội xuất bán cá non. Hiện giá cá đã đạt đỉnh điểm, nguồn cung cá thương phẩm cũng đang ít. Khả năng giá cá tra sẽ còn đứng ở mức cao trong một thời gian dài, nên ít có người kêu bán cá non”.

Anh Lê Minh Nhật ở ấp Thới Thạnh, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, cũng vững tin cho rằng giá cá tra sẽ đứng ở mức cao cho đến hết quý 1-2007. Mặc dù đang còn khoảng 450.000 -500.000 con cá tra đạt trọng lượng khoảng 850g/con, anh cũng chưa vội bán. Trong khi đó, anh đang đào thêm 1 ao nuôi cá tra trên diện tích khoảng 10 công đất. Anh Lê Minh Nhật nói: “Dự kiến khoảng gần Tết Nguyên đán tôi mới bán. Với mức giá hiện nay, người nuôi có lời 2.000 -3.000 đồng/kg. Vấn đề đáng lo là giá thức ăn cho cá đang tăng mạnh và nuôi cá tra khó đạt như mong muốn”.

Theo nhiều người nuôi, để nuôi được 1 kg cá tra thương phẩm bằng thức ăn tự tạo sẽ tốn chi phí khoảng 9.000-10.000 đồng, còn nuôi bằng thức ăn công nghiệp tốn khoảng 11.000 -12.000 đồng. Hiện nay, các chi phí đầu vào như: cá giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cho cá... đều tăng mạnh, gây nhiều áp lực cho người nuôi cá. Vấn đề doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu “ép giá” khi nguồn cung dồi dào vẫn làm nhiều nông dân lo ngại nhất. Hàng năm, khoảng từ tháng 6 âm lịch bắt đầu mưa dầm, nước lũ đổ về nhiều, cá ở các bè nuôi trên sông, lẫn ở ao, hầm đều dễ bị bệnh, nhiều người nuôi thường kêu bán tháo. Đây là thời điểm dễ đụng hàng, dội chợ.

VĂN CÔNG


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang