• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Chết” vì... ếch Thái

Nguồn tin: NLĐ, 08/05/2006
Ngày cập nhật: 8/5/2006

Rất nhiều người dân ở ĐBSCL đang đổ xô nuôi ếch Thái Lan với hy vọng đổi đời theo lời quảng cáo của các điểm bán ếch giống, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

Thời gian gần đây, đàn ếch Thái của những hộ nuôi ở huyện Chợ Mới và TP Long Xuyên của tỉnh An Giang tuy đã đến kỳ thu hoạch, nhưng chẳng một thương lái nào đến hỏi mua.

Nuôi ếch thành ễnh ương

Cách nay khoảng một năm, vì giá cá tra, cá ba sa lên xuống thất thường khiến không ít người nuôi cá ở An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ... phải lâm vào cảnh phá sản, trong đó có gia đình chị Hoa (huyện Chợ Mới). Đang lúc định bỏ nghề chăn nuôi để chuyển sang trồng lúa thì chị Hoa được bạn bè rủ sang Cao Lãnh (Đồng Tháp) mua ếch Thái Lan về nuôi với lời giới thiệu của các trại ếch giống: “Chỉ cần nuôi khoảng 3-5 tháng, ếch sẽ đạt trọng lượng 4 con/kg; giá bán lên tới 25.000 - 30.000 đồng/kg”. Sau vài đêm trăn trở, chị Hoa thấy chuyện nuôi ếch Thái cũng có lý. Bởi lẽ hiện tại nguồn ếch đồng đang rất khan hiếm nên đầu ra của con ếch Thái sẽ rất thênh thang. Nghĩ là làm, vợ chồng chị Hoa liền mướn nhân công đào mấy cái ao rồi vay tiền của ngân hàng lẫn tiền “nóng” bên ngoài gần 40 triệu đồng để “rước” gần 8.000 con ếch giống thả nuôi.

Cùng cảnh ngộ với chị Hoa, sau vài vụ cá tra nuôi hầm thất bát, ông Tám Tân (ngụ tại huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ) cũng vì nghe theo lời quảng cáo... trên mây của một chủ cơ sở cung cấp ếch Thái giống ở Vĩnh Long nên đã háo hức mua 4.000 con ếch giống. Kết quả, sau hơn 4 tháng thả nuôi, bây giờ ông Tám Tân chẳng biết kêu ai đến tiêu thụ hết số ếch của mình, trong khi đó số tiền lãi ngân hàng cứ tăng lên.

Một trong những nguyên nhân khiến đầu ra của con ếch Thái bị bít đường là vì lớp da của chúng không được vàng hay đen mượt như loài ếch đồng, lại có mùi tanh rất khó chịu nên không thích hợp để chế biến món ăn. Đặc biệt, điều mà người nuôi ếch Thái không hề ngờ tới đó là việc do ít vận động, nên phần lớn ếch Thái có cặp đùi sau rất nhỏ, thịt lại bở và cái bụng trương lên rất to. Một hộ nuôi ếch Thái Lan tại Vĩnh Long cho biết, mặc dù đã hạ xuống còn 13.000 đồng/kg, nhưng khi nhìn thấy những con giống ễnh ương hơn là ếch trong ao nhà chị thì các thương lái đều lắc đầu từ chối.

Giống như ốc bươu vàng, hải ly?

Không chỉ có hình dáng... khó coi và chất lượng thịt không ngon, loài ếch Thái Lan và các loại ếch ngoại nhập tràn vào Việt Nam thời gian gần đây, như: ếch Nam Mỹ, ếch Đài Loan, ếch Malaysia... đều tạo cảm giác bất an cho người nuôi lẫn các nhà khoa học. Sau nhiều ngày tiếp xúc các điểm nuôi ếch Thái được lai tạo với ếch Nam Mỹ, chúng tôi phát hiện một điều là giống ếch này có “máu sát thủ”. Không chỉ tranh giành thức ăn mạnh bạo mà chúng còn ăn thịt lẫn nhau khiến cho tỉ lệ hao hụt của chúng có khi lên đến trên 50%. Một cán bộ của Phòng

NN-PTNT thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Chúng tôi không khuyến khích bà con nuôi giống ếch này vì nhận thấy nó không mang lại hiệu quả kinh tế cao theo như lời quảng cáo”. Về góc độ ảnh hưởng đến môi trường, GS- TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, nhận định: “Do có khả năng sinh sản nhiều trứng (khoảng 5.000 trứng/năm), háu ăn và sẵn sàng tiêu diệt đồng loại của loài ếch ngoại nhập này nên các cơ sở nuôi phải thật thận trọng trong khâu thiết kế chuồng trại. Nếu không, sẽ có thêm một bài học đắt giá về việc nhập khẩu vật nuôi có hại sau chuột hải ly và ốc bươu vàng”.

Trần Công Tuấn

 


Đồng bằng sông Cửu Long: Hơn 1 tỉ con tôm giống chết vì nhiễm bệnh

Nguồn tin: NLĐ, 08/05/2006
Ngày cập nhật: 8/5/2006

(NLĐ)- Theo số liệu thống kê của Bộ Thủy sản, từ đầu năm đến nay, ở các tỉnh ĐBSCL đã có hơn 1 tỉ con tôm giống thả nuôi nhiễm bệnh chết.

Tại Trà Vinh chết 547 triệu con tôm giống, Tiền Giang 360 triệu con. Bộ Thủy sản vừa tổ chức đoàn công tác khảo sát tại Cà Mau- tỉnh có diện tích nuôi tôm và lượng giống thả lớn, đến 2,4 tỉ con - bình quân có khoảng 5% tôm thả nuôi bị chết.

Theo Bộ Thủy sản, nguyên nhân tôm chết hàng loạt là do chất lượng con giống chưa bảo đảm, ngư dân chưa tuân thủ thời vụ thả giống, thường thả nuôi sớm, môi trường nuôi lúc thả giống chưa phù hợp với tôm. Mặt khác, nhiều vùng nuôi chuyển đổi chưa được quy hoạch, đầu tư; hạ tầng vùng nuôi không bảo đảm, gây ô nhiễm nước cục bộ... dẫn đến tôm nhiễm bệnh chết.

Đ.Khánh

 


Cấm sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng tại khu vực ĐBSCL, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và TPHCM.

Nguồn tin: SGGP, 08/05/2006
Ngày cập nhật: 8/5/2006

Bộ Thủy sản cũng vừa có công văn gửi Sở NN-PTNT và Sở Thủy sản các tỉnh về việc cấm sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng tại khu vực ĐBSCL, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và TPHCM. Lý do, theo ý kiến Bộ Thủy sản đưa ra là ngoài các bệnh thường gặp ở tôm nuôi thông thường, tôm chân trắng còn nhiễm một số bệnh không có ở Việt Nam như “hội chứng taura” - có thể lây sang tôm sú và nhiều loại tôm bản địa.

Được biết, tôm chân trắng (tên tiếng Anh là Litopenaeusvananmei), được nhập vào Việt Nam từ khu vực Nam Mỹ thời gian gần đây và hiện đang được nuôi mở rộng tại các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, vì lý do nuôi tôm chân trắng lãi cao, ngắn ngày, sử dụng thức ăn ít hơn, đồng thời để đa dạng hóa tôm nuôi nước lợ, Bộ Thủy sản chủ trương cho nuôi tôm chân trắng bổ sung tại khu vực từ Quảng Ninh đến Bình Thuận với điều kiện có giải pháp ngăn chặn lây lan dịch bệnh và không nuôi chung vùng với tôm sú, tôm bản địa.

VĂN PHÚC (Trích: Quản lý chặt việc đóng mới, đăng kiểm tàu cá - SGGP, 08/05/2006)


TP.HCM: Thi nhau tát cạn ao tôm lấy đất... bán

Nguồn tin: VietNamNet, 08/05/2006
Ngày cập nhật: 8/5/2006

 


Nuôi cá tra, ba sa: Nỗi lo tăng theo... giá

Nguồn tin: TT, 08/05/2006
Ngày cập nhật: 8/5/2006

 


Mỹ vẫn duy trì mức thuế phi lý đối với cá ba sa của Việt Nam

Nguồn tin: ND, 07/05/2006
Ngày cập nhật: 8/5/2006

 


Các mẫu thủy sản nuôi của An Giang không có kháng sinh cấm

Nguồn tin: AG, 5/5/2006
Ngày cập nhật: 7/5/2006

Qua kiểm nghiệm của Trung tâm chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản vùng 6 (Cần Thơ), 80 mẫu thủy sản nuôi của ngư dân An Giang đều không phát hiện các mẫu kháng sinh cấm. Có được kết quả này do tỉnh tăng cường tuyên truyền và tập huấn chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất kháng sinh trong thủy sản nuôi, tổ chức mô hình nuôi cá sạch…Đặc biệt, tỉnh còn triển khai kế hoạch hành động về chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm, sản phẩm thủy sản tỉnh An Giang năm 2006 với tổng kinh phí 1,7 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu thị trường, nhất là xuất khẩu.

Quý I-2005, các doanh nghiệp trong tỉnh đã xuất khẩu được trên 12,9 ngàn tấn thủy sản đông lạnh.

Quang Duy

 


An Giang tăng cường nuôi trồng thủy sản theo mô hình sản xuất cá sạch

Nguồn tin: AG, 5/5/2006
Ngày cập nhật: 7/5/2006

Hiện nay các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu đang tích cực tìm các giải pháp sản xuất và chế biến cá sạch nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu.

Tính đến cuối tháng 4 năm 2006 đã có 3 doanh nghiệp là: Công ty Agifish, Công ty Afiex và Công ty Nam Việt đã tổ chức cho các ngư dân là thành viên trong Công ty nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000 và SQF 2000. Bên cạnh đó tỉnh An Giang còn có nhiều chính sách hỗ trợ như: đầu tư con giống, quản lý chất lượng, tổ chức lại sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu... Nhờ đó trong 4 tháng đầu năm nay sản lượng xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt gần 17.000 tấn, tăng trên 35% so cùng kỳ năm 2005.

Ngọc Thăng

 


Thăm đảo cá mú

Nguồn tin: SGGP, 6/05/2006
Ngày cập nhật: 6/5/2006

Lạch Dù - lãnh địa cá mú

Hồi giờ tôi chỉ biết cá mú qua món ăn chưa bao giờ tận mắt thấy chúng sinh sống. Trong dịp ra thăm đảo Phú Quý (Bình Thuận), trên chiếc ghe máy nhỏ thuê cùng "bác tài" nhí 14 tuổi cầm lái, tôi đã có dịp lạc vào đảo cá mú nuôi bán tự nhiên lớn nhất, nhì Việt Nam.

Từ bờ ra đến trung tâm làng bè nuôi cá mú Lạch Dù, xã Tam Thanh, khoảng 5 phút đi ghe. Hộ đầu tiên chúng tôi đến là gia đình ông Trần Quỳnh - một trong những hộ có số lượng vuông lồng cá khá lớn ở đây. Tất cả những vuông lồng (tất cả những vuông lồng có diện tich khoảng 3 x 3m, một bè có nhiều vuông lồng ghép lại với nhau) đều được đậy lưới thưa phòng cá nhảy ra biển. Trong vuông lồng nhiều đàn cá đỏ - hồng - đen - chấm trắng đẹp như cá cảnh thong thả bơi. Ông chủ vừa giở tấm lưới một vuông lồng cá mú hồng, cả trăm con ùa nhau ngoi lên mặt nước, quẫy đuôi rào rào. Tôi vừa thò tay xuống nước định làm động tác huơ tay "dụ" chúng đến, ông chủ la to "Rút tay lên, coi chừng cá táp đó. Nó dạn lắm".

Đứng ở trung tâm vùng nuôi cá mú nhìn toàn cảnh Lạch Dù thấy giống hình nữa vầng trăng ăn sâu vào đất đảo, nhờ vậy mà khuất gió, mặt biển êm như mặt hồ. Ở đảo Phú Quý chỉ có Lạch Dù là vùng nuôi được cá mú bởi nước sâu, có dòng chảy, môi trường tốt. Ngoài bè của ông Quỳnh còn có nhiều hộ nuôi lớn như bè ông Trần Thiện, Trần Là, Phạm Đình Nhật, Võ Cà, Nguyễn Ngợi ..., mỗi hộ có từ 10 - 20 vuông lồng. Ở Lạch Dù, người ta chỉ nuôi hai loại cá mú đỏ và mú đen (hay còn gọi mú cọp). Cá mú còn có tên gọi khác là cá song, thuộc nhóm cá ăn dữ.

Nghề nuôi cá mú xuất hiện đầu tiên ở Nhật và Nhật cũng là nước đầu tiên nghiên cứu sản xuất cá mú giống. Ở Việt Nam ban đầu một số ngư dân rộng cá trong lòng thả xuống biển để cung cấp cá mú sống cho các nhà hàng. Thấy cá sống được họ bắt đầu nuôi thử. Còn ở đảo Phú Quý bắt đầu năm 1980, chỉ có duy nhất một hộ nuôi nhưng quy mô nhỏ. Đến năm 1987, một người ở Vũng Tàu ra vùng Lạch Dù này nuôi tương đối thành công, rồi người dân đảo thấy vậy nên mới nuôi theo. Thời điểm nở rộ nghề nuôi cá bè ở đây là năm 1998, đến nay đã có 68 hộ nuôi cá mú lớn, nhỏ.

Người đi tìm cá

Sở dĩ cá mú quý bởi thịt thơm ngon, béo vừa, xương mềm. Đêm mới ra đảo tôi được mấy anh ở đồn biên phòng 464 đãi một chầu cá mú đỏ. Anh Trần Văn Giới - Đồn phó chính trị cho biết con cá mú nặng khoảng 1,5kg, lấy một ít phi lê thái mỏng, ướp đá chấm với mù tạt, còn lại đem nấu với cháo đậu xanh. Thôi thử gắp miếng cá mú sống chấm với mù tạt, thịt ngon, dai và mềm, không tanh, còn cháo thì ngọt hết biết. Cá mù dùng nấu canh chua, hấp gừng, nướng ... đều ngon.

Theo Viện Hải Dương học Nha Trang, trên thế giới có hơn 30 loài cá mú, chủ yếu phân bố ở vùng biển nhiệt đới, á nhiệt đới, còn vùng biển ôn đới rất ít. Ở Việt Nam xác định có 7 loài có giá trị kinh tế cao gồm: mú đỏ, mú hoa nâu, mú vạch, mú chấm tổ ong, mú mở, mú đen và mú cáo. Ở Lạch Dù nguồn giống cá mú đỏ được người dân đánh bắt tự nhiên còn mú đen thì phải mua giống từ Đai Loan. Con giống mú đỏ lúc mua nặng từ 1-3 lạng (khoảng 25.000 - 30.000 đồng/con). Thức ăn chủ yếu của chúng là cá con, tôm, cua nhỏ. Để có con giống mú đỏ tốt, nhiều chủ bè ở đây phải sắm thuyền đặc chủng (ở bụng thuyền có đục lổ để rộng cho cá sống dưới nước biển) đi thu mua từ ngư dân hoặc tự đánh bắt. Ngư dân Độ Hồng Phúc cho biết, do bị đánh bắt ráo riết nên cá mú tự nhiên bây giờ rất khan hiếm, phải đi xa cả trăm hải lý đến các vùng biển khác như Vũng Tàu, Kiên Giang ... mới có.

Cá mú tự nhiên thường sống ở các hốc đá, vùng ven bờ, quanh các đảo có rạn san hô, thường sâu từ 10-30m. Để bắt được một con cá mú, cần phải có ba người lặn xuống sâu, hai người dí, một người chặn đầu nhử cá vào lưới. Cá mú rất dễ chết. Nếu không biết cách, khi đưa lên gần mặt nước chúng sẽ dễ bị phình ruột, nên phải biết cách xì hơi chúng mới sống được.

Cá giúp dân giàu

Ông Huỳnh Văn Hưng - Chủ tịchUBND huyện đảo Phú Quý, nới với vẻ tự hào: "Cá mú nuôi bè là đặc sản nổi tiếng của đảo Phú Quý. Xác định đây là lợi thế nên huyện đã có những chính sách giảm, miễn thuế mặt nước để khuyến khích bà con nuôi cá mú. Nhiều hộ nhờ nuôi cá mú mà từ nợ nần nay đã thoát nghèo và đang giàu lên". Vốn đầu tư cho một vuông bè diện tích 3,2 x 3,2m gồm: gỗ, sắt, lưới, thùng phuy nhựa, sắt, vít khoảng 5 triệu đồng (lưới được làm hai lớp phòng khi thủng). Tuổi thọ của bè từ 3-4 năm. Cá mú hồng mua về nuôi 12 tháng bán được 2/3 số lượng, 15 tháng bán hết. Mú đen nuôi 15 - 18 tháng là xuất lồng. Một vuông lồng chứa 300 - 400 con mú cọp, 200 - 300 con mú đỏ. Cá lớn khoảng 1kg là xuất lồng, nếu để lớn sẽ rớt gía. Vì là đặc sản nên cá mú khá đắt, mú đỏ 300.000 - 350.000đ/kg, mú đen 170.000 - 200.000đ/kg. Thương lái đến mua có ghe đặc chủng chở sống về Nha Trang rồi phân phối đi các nơi trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông ... Ông Võ Nguyên - người nuôi cá mú lâu nhất ở đây cho biết, tùy theo kinh nghiệm và số lượng bè nuôi mà lãi sẽ tăng theo nhưng bình quân lãi khoảng 40 - 50%. Tỷ như một đợt cá sau khi trừ hết chi phí tốn khoảng 50 - 60 triệu đồng, sẽ bán được từ 100 - 120 triệu đồng, không ít hộ mỗi năm thu lợi không dưới 100 triệu đồng.

Qua nhiều năm nuôi cá mú, ngư dân ở đây đã rút nhiều kinh nghiệm. Theo họ nuôi cá mú phải tuân thủ nguyên tắc: Điạ điểm + môi trường + mật độ cá + kỹ thuật = thành công. Cá mú thường mắc các bệnh như: phồng, mòn đuôi, mòn gai, lở mỏ, đường ruột ... nhưng hiện nay ngư dân đã khống chế được 70% các loại bệnh này. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui thì bà con làng bè Lạch Dù vẫn còn nỗi lo thường trực là hiện nay môi trường ở đây ngày càng xấu đi, do dầu từ ghe, máy, máy nước bẩn của các bè thải ra. Bà con mong muốn chính quyền huyện đảo Phú Quý sớm quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản lâu dài để họ an tâm. Bên cạnh đó, cần phân khu dự phòng để tập trung kéo bè vào nơi an toàn, bảo vệ đàn cá khi có gió bão lớn. Đặc biệt, về lâu dài, Trạm khuyến ngư huyện và Trung tâm Khuyến ngư tỉnh cần nghiên cứu sản xuất nguồn giống cung cấp cho ngư dân để khỏi phải nhập, rất bấp bênh về chất lượng và giá cả.

Nguyễn Tuấn Việt

 


Khai thác nguồn tôm sú bố mẹ ở Trà Vinh: Cần quản lý tốt nguồn lợi vô giá

Nguồn tin: BCT, 5/5/2006
Ngày cập nhật: 6/5/2006

Thời gian qua, việc khai thác nguồn tôm sú bố mẹ ngoài tự nhiên ở Trà Vinh phát triển một cách tự phát. Do không được tổ chức quản lý chặt chẽ nên đã phát sinh nhiều vấn đề bất cập… Vấn đề đặt ra là cần có giải pháp quản lý tốt nguồn lợi vô giá này.

Thả tôm sú giống ra biển để góp phần tái tạo nguồn tôm bố mẹ ngoài tự nhiên.

Trà Vinh hiện có hơn 120 trại sản xuất tôm giống, với công suất 1,5 tỉ con/năm và 130 cơ sở nhập từ ngoài tỉnh về ương dưỡng cung cấp mỗi năm hơn 1 tỉ con giống cho hộ nuôi. Nhu cầu tôm sú bố mẹ phục vụ cho các trại sản xuất rất lớn, ngày càng tăng, nhưng Trà Vinh chưa tổ chức quản lý và khai thác một cách có hiệu quả nguồn lợi này, nhằm tạo ra nguồn giống chất lượng và sạch bệnh cung cấp cho người nuôi.

Trà Vinh có ngư trường khai thác biển khá rộng lớn, với khoảng 45.536 hải lý vuông. Ở dải nước từ 20m trở vào bờ có mật độ tôm rất cao, kể cả tôm con lẫn tôm thương phẩm. Hiện Trà Vinh có 2 bãi tôm lớn. Bãi tôm phía bắc cửa Cung Hầu có diện tích khoảng 30.000 ha, kéo dài từ Mỹ Long Bắc ra đường thẳng sâu 30m và kéo dài lên phía tỉnh Bến Tre. Mùa vụ khai thác tôm ở bãi này như sau: trong mùa khô đạt khoảng 40%, sản lượng cao vào các tháng 11 – 1 và trong mùa mưa đạt khoảng 60% tổng sản lượng, sản lượng cao vào các tháng 6 – 9 hàng năm. Bãi tôm ở cửa Định An có diện tích khoảng 20.000 ha, nằm trong độ sâu 10 – 25m, chạy song song với đường bờ biển từ Ba Động đến phía Nam sông Hữu. Đây là bãi tôm lớn nhất trong 5 bãi tôm ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa vụ khai thác tập trung vào các tháng 10 – 12 âm lịch và tháng 5 – 8 âm lịch. Sản lượng khai thác vào mùa gió Nam chiếm 60 – 70% tổng sản lượng cả năm. Hàng năm, các bãi tôm này cung cấp một số lượng lớn tôm sú bố mẹ cho Trà Vinh và cả các tỉnh lân cận, phục vụ các cơ sở sản xuất tôm giống. Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Trà Vinh cho biết, một phương tiện cào tầng đáy khai thác trên hai khu vực này trong thời gian từ 10 – 20 ngày, thường đánh bắt được 5 – 10 kg tôm sú kích cỡ lớn (tương đương 100 – 150 con tôm sú bố mẹ). Những năm trước đây, ngư dân không quan tâm đến loại tôm này, nên chỉ ướp nước đá để bán cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

Khoảng 5 năm trở lại đây, Trà Vinh thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ; Quyết định số 38/QĐ-UBT ngày 20/8/2001 “V/v phê duyệt định hướng qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất của tỉnh”. Các huyện, thị xã trong tỉnh đã chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm, đồng thời tỉnh cũng đã thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trang trại, đã kéo theo nghề sản xuất giống tôm sú phát triển rầm rộ. Một số trại sản xuất tôm giống “phối hợp” với ngư dân và yêu cầu họ bảo quản số tôm đánh bắt được bằng thùng xốp có máy thổi khí, để đưa vào đất liền với số lượng lớn. Có cơ sở thuê luôn tàu của ngư dân đến thẳng ngư trường khai thác chờ thu lưới để chọn mua, bảo quản, rồi đưa về đất liền sản xuất giống, hoặc làm dịch vụ vận chuyển đi bán trong và ngoài tỉnh. Giá các loại tôm sú bố mẹ khá cao; tùy theo kích cỡ, chất lượng và nhu cầu thị trường mà giá khoảng 1 – 6 triệu đồng, nhưng thường dao động từ 2 -3 triệu đồng/con (cỡ 150 – 200gam/con). Theo đó, ở Trà Vinh cũng bắt đầu phát triển mạnh nghề khai thác, bảo quản, vận chuyển tôm bố mẹ cung cấp cho các trại và cơ sở sản xuất giống trong và ngoài tỉnh, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân vùng biển. Đến nay, nghề này đã hình thành những công đoạn khá hoàn chỉnh, từ khâu khai thác, đánh bắt, đến bảo quản, phân phối. Nhiều chủ trại sản xuất giống chỉ cần gọi điện cho thương lái là có ngay số lượng tôm bố mẹ cần thiết.

Tuy nhiên, hoạt động này trong thời gian qua và hiện nay ở Trà Vinh phát triển tự phát, không được tổ chức quản lý chặt chẽ. Vì thế, đã phát sinh nhiều vấn đề bất cập: tôm bố mẹ khi đưa vào sản xuất không được kiểm dịch mầm bệnh và các tiêu chuẩn về kỹ thuật qui định như: sức khỏe tôm, kích cỡ...; nguồn tôm bố mẹ ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt do khai thác qua mức mà chưa được bảo vệ và tái tạo; các cơ sở, cá nhân kinh doanh tôm sú bố mẹ hoạt động ngoài sự quản lý của chính quyền địa phương và ngành thủy sản...

Để phát triển bền vững và ổn định nghề sản xuất tôm giống ở Trà Vinh, đang đòi hỏi những giải pháp quản lý tốt nguồn tôm bố mẹ, nhằm tạo ra nguồn giống tốt, chất lượng cao, phục vụ cho tôm nuôi đạt hiệu quả. Trước mắt, tỉnh qui định các tiêu chuẩn đăng ký hành nghề kinh doanh tôm giống bố mẹ và ngành thủy sản cấp giấy chứng nhận hoạt động cho các cơ sở, cá nhân nào đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực ngành nghề này; thực hiện kiểm dịch tôm sú bố mẹ bằng phương pháp PCR hoặc phương pháp mô học để loại bỏ tôm bị nhiễm bệnh trước khi đưa vào sản xuất giống nhằm tạo ra con giống sạch bệnh, tỷ lệ sống cao, thích hợp với điều kiện môi trường và phát triển tốt. Tôm đưa vào sản xuất phải đảm bảo đúng yêu cầu về tiêu chuẩn 28 TCN 99: 1996 và cho phép tham gia sản xuất từ 1 – 2 lần. Qui định thời gian, vùng khai thác tôm bố mẹ trên ngư trường đi đôi với việc thả giống lại để bảo vệ và phát triển đàn tôm bố mẹ ngoài tự nhiên.

Hiện nay nhu cầu tôm sú bố mẹ rất lớn và lợi nhuận từ khai thác rất cao nên ngư dân tìm mọi cách đánh bắt tôm bố mẹ trên vùng biển. Đã đến lúc ngành chức năng Trà Vinh phải khẩn trương có biện pháp quản lý tốt nguồn lợi vô giá mà thiên nhiên ban tặng.

Quốc Dũng


Nuôi ghép nhiều loại cá đạt hiệu quả cao

Nguồn tin: BCT, 5/5/2006
Ngày cập nhật: 6/5/2006

Được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ 10.000 con cá điêu hồng giống và Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông hướng dẫn kỹ thuật nuôi, anh Nguyễn Hoàng Ấn ở xã Phú Cường, đã đầu tư hơn 5 triệu đồng đóng mới 2 cái bè tre, với kích cỡ mỗi cái hơn 20 mét khối để thả nuôi. Trước khi thả cá giống, anh Ấn đã làm vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột và ngâm bè dưới mặt nước nhiều ngày. Tiếp đó, anh ương cá điêu hồng giống trong mùng lưới cước và cho cá ăn bằng cám và thức ăn viên công nghiệp có nhiều chất đạm...

Hơn 1 tháng sau khi ương, anh Ấn tháo chiếc mùng lưới cước ra và cho cá điêu hồng đã lớn vào bè nuôi... Anh Ấn cho biết: “Cá điêu hồng rất dễ nuôi, ít bệnh, cá ăn tạp đủ thứ như: tấm, cám, rau muống, cua, ốc... Khâu chăm sóc cũng rất dễ, tỷ lệ hao hụt thấp; được chăm sóc đàng hoàng - ăn đầy đủ... cá rất mau lớn!”.

Sau hơn 2 tháng thả nuôi, cá điêu hồng đã lớn bình quân mỗi con cân nặng 200gram, anh Ấn tiếp tục thả vào 2 cái bè 80kg cá rô đồng giống và 20kg cá trê vàng giống để nuôi ghép... Nguồn thức ăn chính của đàn cá nuôi ghép là: thức ăn viên và các loại cá tạp, cua, ốc bươu vàng, tép... Mỗi ngày, anh Ấn cho đàn cá nuôi ăn trên dưới 30kg thức ăn và tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trọng của đàn cá. Một tuần, nửa tháng, anh Ấn trộn thuốc Tetra và Vitamin C vào thức ăn để phòng bệnh đường ruột và tăng sức đề kháng, kích thích đàn cá nuôi mau phát triển... Nhờ chăm sóc cẩn thận, nên đàn cá nuôi ghép trong 2 cái bè đặt dưới lòng kênh Đồng Tiến phía sau nhà anh Ấn đã tăng trọng nhanh, tỷ lệ hao hụt thấp... Sau hơn 6 tháng nuôi, anh Ấn cho cất bè và thu hoạch được hơn 1,3 tấn cá điêu hồng thương phẩm, bán giá 13.000đ/kg; trên 200kg cá rô đồng thương phẩm, giá 25.000đ/kg và hơn 50kg cá trê vàng giá 12.000đ/kg... tổng thu nhập được gần 25 triệu đồng. Sau khi trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, gia đình anh Nguyễn Hoàng Ấn đã có lợi nhuận trên 13 triệu đồng.

Hiện nay, anh Ấn đang tiếp tục mở rộng mô hình nuôi cá ghép trong bè và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con có nhu cầu nuôi để nhanh chóng ổn định cuộc sống và vươn lên khá - giàu...

TRẦN TRỌNG TRUNG

 


Cà Mau: Nhiều cơ sở sản xuất tôm sú giống ngừng hoạt động

Nguồn tin: BCT, 5/5/2006
Ngày cập nhật: 6/5/2006

Tỉnh Cà Mau có hơn 900 trại sản xuất tôm sú giống với khoảng 65.000m3 bể ương; trong đó, huyện Ngọc Hiển và Năm Căn chiếm 68% số lượng trại giống. Số trại giống này sản xuất khoảng 4,1 tỉ con bột/năm. Tuy nhiên, trong 2 năm qua nghề sản xuất tôm sú giống ở đây đối mặt với nhiều rủi ro, chủ yếu do con giống không đạt chất lượng, giá bán thấp, tiêu thụ khó dẫn đến hàng loạt cơ sở phải phá sản. Huyện Ngọc Hiển có trên 40% trại sản xuất đã ngưng hoạt động, 10% trong số đó đã chính thức giải thể.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Khoa Thủy sản (Trường Đại học Cần Thơ, để khắc phục tình trạng trên, cần quy hoạch lại các trại giống, hạn chế sự phát triển tự phát; tăng cường kiểm soát về chất lượng con giống và công tác kiểm dịch đối với các trại sản xuất tôm sú giống.

Vĩnh Tường

 


An Giang: Sẽ phát triển hơn 3.800 lồng bè nuôi thủy sản

Nguồn tin: BCT, 5/5/2006
Ngày cập nhật: 6/5/2006

Vách sông Tiền, sông Hậu, vùng cù lao Ông Chưởng và cù lao Ông Hổ, cùng với khu vực ngã ba sông Châu Đốc vừa được tỉnh An Giang công bố quy hoạch lại vùng nuôi trồng thủy sản, đáp ứng nhu cầu phát triển 3.840 lồng bè neo đậu và đạt tổng sản lượng 420.000 tấn, trong đó 357.200 tấn cá ba sa và cá tra. Ngoài ra tỉnh sẽ tăng diện tích nuôi ao hầm, bãi bồi và trên chân ruộng lên 6.400 ha, đảm bảo nguyên liệu ổn định phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh.

Giai đoạn 2006-2010, tỉnh An Giang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản 350 triệu USD và giá trị tăng bình quân 23,4%/năm. Để đạt chỉ tiêu này tỉnh đưa ra nhiều giải pháp đổi mới công nghệ nuôi trồng và chế biến thủy sản, tổ chức quản lý chất lượng và xây dựng thương hiệu, cơ chế chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh khuyến ngư; chú trọng bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản trong ao hầm và khu vực bãi bồi ven sông, để ổn định quy hoạch và phát triển bền vững.

KIM SARY

 


Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL: Tăng trưởng một đường, quy hoạch một... nẻo!

Nguồn tin: SGGP, 4/5/2006
Ngày cập nhật: 5/5/2006

Hôm qua (4-5), tại TP Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc đã chủ trì hội nghị giao ban 4 tháng ngành thủy sản vùng Đông – Tây Nam bộ. Trong thời gian hạn hẹp của một buổi “đứng” làm việc, Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc đã yêu cầu lãnh đạo ngành thủy sản và các nhà khoa học bỏ qua phần kết quả 4 tháng đầu năm 2006, tập trung vào ba vấn đề bức xúc để “cùng nhịp thở” – đó là: môi trường, thị trường và tốc độ tăng trưởng. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc xung quanh các vấn đề này.

- Bộ trưởng có ý kiến gì về hàng loạt các vấn đề bức xúc được các đại biểu đặt ra: từ chuyện tôm chết, môi trường nuôi tôm và cá tra ô nhiễm, con giống kém chất lượng, áp dụng quy trình nuôi nào cho cá tra... ?

- Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc: Trong 4 tháng đầu năm 2006, sản lượng thủy sản của ĐBSCL chiếm hơn 50% và giá trị xuất khẩu chiếm 72% so với cả nước. Con số này không chỉ phản ảnh 4 tháng, mà phản ảnh thực tế trong nhiều năm qua. ĐBSCL rất mạnh về thủy sản. Số hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) và năng lực chế biến thủy sản tăng rất nhanh chóng. Đây là thế mạnh tạo ra ưu thế song cũng là một thử thách, sức ép rất lớn về kinh tế – xã hội và môi trường ĐBSCL trong sự phát triển của thủy sản.

Cụ thể, giữa phát triển và quy hoạch chưa tương xứng. Qua ý kiến của các Sở Thủy sản ở ĐBSCL có thể thấy, chúng ta rất muốn làm quy hoạch. Nhưng bản quy hoạch chưa bao giờ đi vào cuộc sống. Chưa đi vào cuộc sống thì chưa thể duyệt quy hoạch. Và có thể nói tăng trưởng đi theo một đường và quy hoạch đi theo một nẻo. Quy hoạch chưa có nên vấn đề đầu tư chưa phát triển chiều sâu được. Một yêu cầu rất lớn trong nuôi trồng thủy sản là thủy lợi. Thủy lợi hiện nay là vấn đề rất khó. Chúng ta chưa khai thác được vốn để làm thủy lợi, cũng chưa thấy sự chia sẻ đối với nguồn nước thủy lợi giữa thủy sản và nông nghiệp... Vấn đề quan trọng là chưa định hình được quy hoạch thì không thể định hình về thủy lợi.

- Thưa Bộ trưởng, tại Sóc Trăng cách đây 3 năm, chính Bộ trưởng đã chủ trì Hội nghị quy hoạch phát triển thủy sản ĐBSCL, quy hoạch đó đã hoàn thành chưa?

- Quy hoạch phải theo cuộc sống, nhưng cuộc sống luôn luôn chạy ngoài quy hoạch. Lúc đó, có những yếu tố đáng mừng khi chúng ta vừa có Nghị quyết 09 và Quyết định 224 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nuôi trồng thủy sản. Qua 3 năm rồi, thực tế đáng lo hơn. Và giải quyết mối lo này không phải trong khuôn khổ của quy hoạch mà chúng ta làm cách đây 3 năm nữa. Quy hoạch thủy sản ĐBSCL phải đi đôi với quy hoạch phát triển giao thông, thủy lợi và cả kinh tế – xã hội ĐBSCL. Có một thuận lợi trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đã có quyết định thông qua quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010. Sắp tới đây chúng tôi sẽ tập trung trí tuệ cùng với các ngành khác để hoàn chỉnh quy hoạch.

- Bộ trưởng nói chưa thấy có sự chia sẻ nguồn nước thủy lợi giữa thủy sản và nông nghiệp. Phải chăng giữa Bộ Thủy sản và Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn chưa có sự phối hợp chặt chẽ?

- Chúng tôi hoàn toàn thống nhất!

- Ngành thủy sản kiến nghị gì về thủy lợi với Chính phủ trong thời gian tới?

- Vài ngày nữa Quốc hội sẽ họp. Một trong những vấn đề Chính phủ sẽ trình với Quốc hội đó là kế hoạch 5 năm 2006-2010. Bộ Thủy sản và Bộ NN-PTNT đã trình Chính phủ kế hoạch. Trong kế hoạch này vấn đề thủy lợi cho NTTS nói chung và thủy lợi cho ĐBSCL được đặt lên bàn nghị sự một cách tích cực và quyết liệt hơn so với quản lý hiện nay.

- Tôm sú thả nuôi đang chết ở ĐBSCL, theo Bộ trưởng đây là chuyện bình thường hay đáng báo động?

- Tôi nghĩ tôm đã chết là phải báo động! Cách làm hiện nay của chúng ta vẫn còn lai rai tôm chết... Có những cái lý cho rằng tôm chết dưới 20% trong cách nuôi truyền thống chưa ảnh hưởng nhiều. Nhưng tôi nghĩ, không nên chờ đến lúc ảnh hưởng mới hành động. Nên xem xét vấn đề tôm chết là do con giống thả chưa tốt... Anh Hảo (Nguyễn Văn Hảo, quyền Viện trưởng Viện Thủy sản II - PV) có nói tôm sú ở ĐBSCL chết năm nay bằng với năm 2002... là chuyện rất đáng báo động.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Chúng ta đã mở được nhiều thị trường, nhưng chúng ta vẫn phải đang “chiến đấu” với thị trường. Đối với ĐBSCL, tăng trưởng thủy sản nhanh. Nhưng giá mua bán nguyên liệu trong 2 năm trở lại đây ngày càng thất thường. Hôm nay nông dân lợi, mai họ lại thiệt... Vấn đề không phải có bao nhiêu diện tích nuôi thủy sản mà quan trọng là hài hòa lợi ích giữa người nuôi và nhà chế biến... Đây là vấn đề mà chúng ta phải giải quyết. Chuyện môi trường đã trở nên hết sức bức xúc. Nếu quay ngược lại thời gian cách đây 5 năm thì bức tranh môi trường hiện nay xấu đi rất nhiều.

Đã đến lúc phải có đề tài cấp Nhà nước điều tra kỹ lưỡng về môi trường và có hiệu lực điều chỉnh không để môi trường xấu đi. Môi trường xấu đi nên liên tục xuất hiện dịch bệnh. Con tôm nuôi chậm lớn hơn, rủi ro bệnh tật xuất hiện với tầng suất cao hơn. Giá đội cao hơn do phải dùng thuốc nhiều. Sức cạnh tranh muốn mạnh lên, nhưng thực tế đang kéo lại. Phải làm quyết liệt để tìm một giải pháp cho thủy sản ĐBSCL phát triển bền vững.

Cả nước có 2 đối tượng hàng hóa rất lớn đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu đó là con tôm và cá tra, cá basa. Đây là hai thế mạnh của ĐBSCL. Chúng ta phải đi thẳng vào chiến lược sản phẩm để có hướng quản lý chắc chắn hơn...

Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc

CAO PHONG

 


DOC công bố mức thuế mới trong tháng 7-2006

Nguồn tin: NLD, 5/5/2006
Ngày cập nhật: 5/5/2006

 


Xung quanh “Cuộc chiến cá da trơn” ở ĐBSCL: Bộ Thủy sản sẽ sớm ban hành chính sách để ổn định đầu ra

Nguồn tin: NLD, 5/5/2006
Ngày cập nhật: 5/5/2006

 


Điều chỉnh thuế nhập cá basa vào Mỹ: kẻ xuống người lên

Nguồn tin: VietNamNet, 3/5/2006
Ngày cập nhật: 5/5/2006

 


VN nhập khẩu thuỷ sản từ 40 nước và vùng lãnh thổ

Nguồn tin: TTXVN, 3/5/2006
Ngày cập nhật: 5/5/2006

 


Từ làng “tỷ phú” trở thành làng... nợ!

Nguồn tin: PY, 3/5/2006
Ngày cập nhật: 5/5/2006

Làng Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa quanh năm phải vật lộn với gió cát và đói nghèo. Con tôm sú “lên ngôi”, làng cát này bỗng chốc “lột xác” trở nên sầm uất, nhà nhà thu nhập bạc triệu, bạc tỉ, ai cũng thi nhau mua sắm tiện nghi, xây nhà cao tầng. Vậy mà giờ đây, hàng trăm hộ dân ở thôn phải lao đao, trắng tay, nơ nần chồng chất. Tất cả cũng vì con tôm.

NHỮNG “TỈ PHÚ”...…NỢ!

Làng cát Đa Ngư vẫn xanh biếc trong cái nắng và gió khô khốc. Bên những hàng cây tươi tốt ven đường, nhà cao tầng mọc lên san sát, nhiều ngôi biệt thự sang trọng. Tôi lia máy chụp vài kiểu ảnh, bất chợt nghe tiếng gọi giật: Anh mang túi xách ơi, đi mua nhà phải không? Chưa kịp trả lời, một người đàn bà luống tuổi (sau mới biết tên là Đào Thị Đầm), cao, ốm, đen, gương mặt trông tiều tụy, đến gần mời mọc: Vào đây xem nhà mới kiên cố, rộng và thoáng mát lắm! Ngôi biệt thự cửa kính, tường ốp gạch men bóng loáng, nhưng bên trong trống rỗng không có một chiếc ghế để mời khách ngồi! Chị bộc bạch: “Khi con tôm còn “thịnh hành”, làng này với hơn 70% hộ dân là “triệu phú”, “tỷ phú”. Nhưng bây giờ nhà cao, cửa rộng chỉ còn là “vỏ bọc” bên ngoài thôi anh ạ, bởi đa số người nuôi tôm lỗ nặng, nợ như chúa chổm, phải dắt díu nhau đi tứ xứ làm ăn, nhiều người phải kêu bán nhà để trang trải vốn vay. Tôi xây nhà này hơn 500 triệu đồng đấy, đành bấm bụng rao bán cả năm nay với giá rất rẻ để trả nợ ngân hàng, nhưng chẳng ai mua…”

Một góc làng Đa Ngư

Khi biết tôi là nhà báo, chị Đầm ngồi thừ ra và nói: “Có ai muốn mua nhà ở đây, anh chỉ dùm nhé!”. Rồi chị lầm lũi đi bóc vỏ lụa hạt điều cùng đứa con trai. Gia đình chị Đầm đang thật sự lâm vào cảnh bi đát. Những năm 2000, vợ chồng chị nuôi tôm trúng đậm tiền tỉ, trở nên giàu nhất nhì ở thôn Đa Ngư. Sau đó, họ liền dốc hết vốn vào đầu tư trại sản xuất tôm giống, xây nhà, mua sắm phương tiện… nhưng liên tục bị lỗ nặng, nợ ngân hàng 200 triệu đồng, chưa kể tiền “vay nóng”. Không chịu được cảnh ngày ngày bị nợ đòi, anh Dương Văn Chương, chồng chị đã bỏ ao đìa, bỏ nhà ra đi biền biệt gần 2 năm nay. Một mình chị vất vả đan ghế mây hoặc bóc vỏ lụa hạt điều kiếm được từ 12 – 15.000 đồng/ngày, không đủ phụng dưỡng cha chồng và lo cho 3 đứa con, cháu ăn học. Chị Đầm rưng rưng nước mắt, tâm sự: “Cực chẳng đã tôi mới cam chịu sống cảnh đơn chiếc như bà… góa trong căn biệt thự, ăn bữa đói bữa no và lo nợ đòi. Giờ đây, tôi lại thèm khát biết bao được hạnh phúc trong “ngôi nhà tranh với hai quả tim vàng” như thời mới lập gia đình!”...

Mặt trời đứng bóng, tôi như bị ám ảnh bởi câu chuyện của chị Đầm nên cứ lang thang trên đường, nhìn những ngôi biệt thự lộng lẫy mà chạnh nghĩ về những người đang sống trong đó, đối mặt với cảnh túng thiếu, nợ nần. Tình cờ, tôi gặp ông Phạm Năm, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Hòa Hiệp Nam đi phát giấy thu nợ vay ngân hàng đến tận nhà dân ở Đa Ngư. Tất cả có 247 phiếu nợ quá hạn phải trả lãi. Ông Năm thở dài thườn thượt: “Từng quý, các tổ HND vay vốn buộc phải đi thu nợ mệt nhừ người, bởi cả xã có đến 1.365 hộ nợ vốn vay gốc và lãi hơn 15 tỉ đồng, trong đó thôn Đa Ngư chiếm khoảng phân nửa! Đọc kỹ tên trên phiếu thì những “tỷ phú” có nhà xây 2-3 tầng như Võ Ri, Trương Minh Trí, Dương Nghề, Nguyễn Hào, Nguyễn Ngừng… nợ quá hạn từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. Thú thật, một khi tài sản bán không trôi và nghề nuôi tôm vẫn cứ lao đao, thì còn lâu ngư dân ở đây mới trả được nợ …!”

KHÁT “ĐÁNH BẠC” VỚI...… TÔM!

Ở cuối làng Đa Ngư, là cánh đồng tôm với hàng trăm ao đìa bờ vuông vức như ô bàn cờ bên cạnh dòng sông Đà Nông. Đây đó, lác đác những chòi canh mới dựng, những hồ tôm khô khốc nằm xen với những ao nuôi loang loáng nước, máy quạt tung bọt trắng xóa. Bí thư Chi bộ thôn Đa Ngư Huỳnh Trọng Mười đang thả tôm nuôi, cho biết: “Nơi đây, một thời gọi là “dòng sông Dream”, mỗi năm thu hàng trăm tấn tôm, làm đổi đời cuộc sống của người dân Đa Ngư và cả xã Hòa Hiệp Nam. Còn bây giờ, càng nuôi, tôm càng dịch bệnh, càng lỗ vốn. Mùa này chỉ có khoảng 40 - 50% diện tích ao đang nuôi”.

- Vì sao con tôm liên tục bị dịch bệnh, lỗ vốn mà bà con vẫn cứ lao vào nuôi? – tôi hỏi.

- Đa số hộ dân chuyển sang làm nghề khác. Nhưng nhiều hộ đành phải bám sông và bạo gan “đánh bạc” với… tôm mới mong “gỡ” lại vốn để trang trải nợ nần. – Ông Mười phân trần.

- Nhưng ai ai cũng nợ ngân hàng thì lấy đâu ra vốn đầu tư nuôi tôm?

Bà Đào Thị Đần cần mẫn bốc vỏ hạt điều bên ngoài ngôi biệt thự của mình - Một số hộ nuôi cũng có lãi, lại giúp đỡ người thiếu vốn. Còn nhiều người xoay vốn chủ yếu bằng cách “vay nóng”. Nếu hết tiền, đại lý không bán nợ thức ăn, thì… nấu cháo gạo trắng cho tôm ăn. Mấy năm nay nhiều hộ dân vẫn làm như thế.

Đứng trên ao tôm khô trơ đáy, ông Đào Khắc Nhạn, nguyên Bí thư Đảng bộ xã Hòa Hiệp Nam nhớ lại: Trước đây thôn Đa Ngư rất nghèo, chỉ có vài chục ngôi nhà tranh vách liếp liêu xiêu trên dải cát nóng bỏng. Bà con quanh năm lam lũ với đồng ruộng, với nghề đi xiết bắt con tôm, con cá ở mom sông này. “Cái khó ló cái khôn”- năm 1988, tôi cùng các nông dân Vân, Vẫn và Bốn Chiến ở Đa Ngư cùng nhau bắt con tôm cỏ, tôm sắt (nay gọi là tôm sú) về thả nuôi thử nghiệm ở hồ ven sông Đà Nông. Kết quả con tôm phát triển nhanh và có giá trị kinh tế. Đến năm 1990, chúng tôi lặn lội vào tận Ninh Hòa (Khánh Hòa) mua con giống đẻ nhân tạo về nuôi trên 3 ha và đạt hiệu quả rất cao, cứ bán 10 cân tôm là lãi được 1 chỉ vàng. Thế là ở đây hình thành một nghề mới và năm năm sau con tôm sú bắt đầu “lên ngôi”, nhiều hộ nuôi tôm ở Đa Ngư có thu nhập rất cao, từ 300 - 500 triệu/năm. Chính hấp lực từ lợi nhuận khiến nhà nhà, người người ồ ạt lao vào phá bỏ tất cả ruộng lúa để làm ao thả tôm hơn 1.500ha (riêng Đa Ngư 200,8ha). Song cũng chính người nuôi đã “hành xử” thô bạo với thiên nhiên như thả tôm quá dày, xả thải ra sông, lấn chiếm gây ách tắc dòng chảy… Hệ quả là môi trường nước ngày càng suy thoái, ô nhiễm và dịch bệnh tôm tất yếu xảy ra, lây lan càng lúc càng nghiêm trọng hơn. Từ năm 2002 đến nay, vùng nuôi tôm “siêu lợi nhuận” này quay lại “đánh” vào người nuôi, với những vụ tôm “siêu rủi ro”, mỗi năm có đến 80% hộ nuôi bị lỗ vốn nặng!

TÌM NGHỀ MƯU SINH CHO DÂN

Từ giàu sang bỗng chốc trắng tay, nợ nần, lão ngư Phạm Sướng không thể gắn bó với dòng sông, con tôm, đành vô thành phố Hồ Chí Minh bán vé số dạo để lo cho cả gia đình qua cơn “bĩ cực”. Nhưng sau vài tháng, ông không đủ sức “trụ” nổi ở chốn phồn vinh đô hội, lại về quê làm thuê làm mướn trên đồng, không đủ đắp đổi qua ngày. Trưởng thôn Đa Ngư Đào Khắc Vẫn cho biết: “Hơn 70% dân thôn Đa Ngư (trong tổng số 788 hộ) có cùng cảnh ngộ như ông Sướng, ông Nghề, chị Đầm… Không nuôi tôm, không còn ruộng đất sản xuất lúa, không ghe thuyền đi biển, họ tìm kế sinh nhai bằng nhiều nghề khác nhau ở nhiều nơi”.

Không thể nhìn cảnh đói nghèo bộc phát và cứ len lỏi vào từng thôn xóm, chính quyền xã Hòa Hiệp Nam “ra tay” tìm nghề mưu sinh cho dân bằng cách “hợp tác” với Khu công nghiệp Hòa Hiệp giải quyết cho hàng trăm con em ngư dân vào làm công nhân lao động trong nhà máy, xí nghiệp chế biến… Công ty Vật tư tổng hợp Phú Yên và Công ty TNHH Minh Mỹ cũng vào cuộc giúp dân học và làm nghề bóc vỏ hạt điều, đan mây, tre, lá ở tại nhà. Dù ngày công còn thấp, nhưng ai ai cũng có công ăn việc làm. Mấy tháng nay, UBND xã kiến nghị ngành ngân hàng tiếp tục khoanh nợ, giãn nợ vốn vay để hạn chế lãi phát sinh trong dân; vận động bà con Đa Ngư đa dạng hóa các đối tượng nuôi trồng thủy sản như cua, cá rô phi, chuyển đổi được 20ha ao đìa sang trồng lúa… Trước khi rời làng cát, ông Lương Văn Khạn, Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp Nam nói với chúng tôi: “Những nỗ lực tìm nghề mưu sinh cũng chỉ là giải pháp tình thế để ổn định cuộc sống trước mắt cho dân. Dân gian có câu “đạp (dậm) gai thì phải lấy gai để lể”. Chỉ có liên kết được “bốn nhà” để đầu tư khôi phục lại nghề nuôi tôm ở Đà Nông một cách bền vững, mới mong “giải cứu” cho dân khỏi nợ nần và vực dậy làng cát này trở lại thời phồn thịnh!”.

LƯU PHONG


An Giang: Khoảng 30% hộ ngư dân nghỉ nuôi cá trước đây đã nuôi trở lại

Nguồn tin: AG, 3/5/2006
Ngày cập nhật: 5/5/2006

Tình hình khan hiếm nguyên liệu cá tra, ba sa trong tỉnh vẫn đang tiếp diễn, chỉ trong tháng 4-2006, các hộ nuôi cá chỉ có khả năng cung ứng khoảng 11.000- 12.000 tấn (giảm gần 5.000 tấn so cùng kỳ năm trước), đáp ứng 60-70% nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp trong tỉnh. Tình hình này làm giá nguyên liệu luôn ở mức cao (11.300 đến 13.600 đồng/ kg) và nhu cầu nuôi cũng đang tăng mạnh. Ước tính, toàn tỉnh có khoảng 30% hộ ngư dân đã nghỉ nuôi do thua lỗ trước đây bắt đầu quay trở lại nuôi nên quy mô nuôi thủy sản vì thế cũng tăng nhanh.

Toàn tỉnh hiện có 1.400 ha đang nuôi thủy sản, trong đó diện tích nuôi cá tra khoảng 1.050 ha, tăng gần 40% so những tháng đầu năm.

QUANG DUY

 


Người tìm ra bí quyết nuôi tạo ngọc trai đen

Nguồn tin: TT, 3/05/2006
Ngày cập nhật: 4/5/2006

Trên thị trường những năm gần đây, những viên ngọc trai với nhiều màu sắc rực rỡ, hồng đậm và nhạt, trắng bạc, xatanh, da đồng, kem sữa, xanh lam... đang là mặt hàng được ưa chuộng. Trong đó quí hơn cả vẫn là màu đen. Tuy nhiên thường chỉ có loài trai nước mặn mới có khả năng tạo ra ngọc trai đen. Thế nhưng ở TP.HCM có một ông đại tá về hưu đã tìm được công nghệ tạo ra ngọc trai đen từ loài trai nước ngọt...

Ông là Trần Doãn Thiện, hiện cư ngụ tại 12 A-B đường Cửu Long, P.2 Quận Tân Bình TP.HCM (ĐT: 08 8442169). Ông kể từ những năm 1949-1957, ông công tác tại bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh, vì vậy có dịp tiếp xúc với nhiều ngư dân. Trong một lần cùng anh em lặn, mò trai về nấu cháo, ông tình cờ nhặt được một viên ngọc trai trắng đẹp long lanh.

Từ đó, giấc mơ nuôi tạo ngọc trai luôn ám ảnh ông. Nhưng mãi đến năm 1985 khi đã nghỉ hưu, ông mới dành toàn bộ thời gian cho việc nghiên cứu nuôi cấy ngọc trai.

Ông cùng những người bạn trẻ đào ao nuôi trai, tập cấy ghép nhân ngọc. "Hồi đó, mặc dù rất khó khăn và hầu như không có gì chắc chắn, vừa nghiên cứu, nuôi trai, tập cấy ngọc... chúng tôi phải ăn mì tôm để sống. Đôi lúc khó khăn quá tôi phải bán nốt chiếc xe máy duy nhất trong nhà để trang trải chi phí. Mọi người cho chúng tôi là “hâm”..., thế nhưng khi ấy bác cháu vẫn rất lạc quan và tin mình sẽ nuôi tạo ra được ngọc..." - ông Nguyễn Quốc Thịnh, hiện là giám đốc Công ty Lâm Anh, chuyên về thương mại và sản xuất ngọc, cho biết.

Sau nhiều lần trầy trật với chuyện làm ngọc, cuối cùng nhóm ông Thiện cũng đã cấy ghép nhân thành công. Ngọc trai trắng do nhóm của ông làm đã trở nên ổn định, sắc nét và bán ra được thị trường.

Ông Thiện nhớ lại: "Một lần sang Pháp tìm hiểu về ngọc, tôi thấy những viên ngọc trai đen rất đẹp, loại ngọc này có giá cao gấp 4-5 lần loại ngọc trai trắng cùng cỡ. Tìm hiểu tại sao lại có giá chênh lệch như vậy, ông mới vỡ lẽ ngọc trai đen đắt là do... hiếm. Về nước, ông lại lao vào nghiên cứu để tìm ra công nghệ nuôi tạo và sản xuất ngọc trai đen.

Ông cùng nhóm nghiên cứu lặn lội đến những vùng biển khác nhau: từ Phan Thiết đến Kiên Giang để tìm kiếm những loại trai ngọc Pinctada maxima, P.fucata, Pteria penguin và các loại có môi đen. Thế nhưng khi cấy ngọc cho trai, việc tạo sắc đen cho ngọc vẫn không thể thực hiện được.

Một lần, ngồi than thở với vợ, ông bỗng thấy vợ mình rất có duyên với hàm răng đen tuyền lấp lánh. Ông chợt ngộ ra: răng cũng được cấu tạo bằng canxi, hạt ngọc trai cũng có thành phần tương tự, vậy thì có thể nghĩ cách thay đổi màu cho hạt ngọc từ khi bắt đầu nuôi cấy. Viên ngọc đẹp hay không sẽ tùy thuộc áo trai làm tế bào ngọc, lớp áo này sẽ tạo nên những tinh thể thuần nhất.

Tạo màu sắc cho trai có liên quan mật thiết đến gen và môi trường sống. Một lần nữa, sau 10 năm lặn lội, miệt mài, ông tạo ra được hạt ngọc hắc trân châu (ngọc trai màu đen) từ loại trai lứa (Sinanodonta jourdyi) lấy giống từ Lâm Đồng.

Thức ăn để nuôi trai cũng được ông nghiên cứu một cách công phu, được chế biến từ một loại lá của cây sồi (loại lá người xưa dùng để nhuộm vải, lụa đen) rồi ông dùng vảy cá lóng lánh như cá diếc, cá chép... phơi khô, tán nhuyễn thành bột trộn với thức ăn để ngọc được tạo thành có độ bóng, đẹp. Thời gian từ lúc cấy nhân đến khi cho ngọc là hai năm, một viên ngọc đen 13-14 mm có giá 1.000-2.000 USD.

Nghe tin VN nuôi tạo được ngọc đen, rất nhiều chuyên gia của Nhật, Pháp, Đài Loan, Trung Quốc đại lục... kéo đến nhà ông tham quan. Người nào cũng thán phục và trầm trồ với viên ngọc trai đen tuyền, ông cũng nhận được rất nhiều lời đề nghị hợp tác làm ăn với số tiền lên đến hàng triệu USD... Thế nhưng cũng chính các chuyên gia lại một lần nữa ngạc nhiên khi thấy ông từ chối và cho rằng không thể hợp tác vì đây là "bí mật quốc gia”.

Vậy mà với bà con trong nước, ông lại nói rất chân tình: “Sẽ hướng dẫn bất kỳ người nào có tâm huyết và nguyện vọng nuôi trai màu lấy ngọc mà không lấy một đồng nào”. Quả thật, từ vài năm nay ông đã hướng dẫn rất nhiều chủ trại nuôi ngọc ở TP.HCM, Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Bến Tre.

Riêng đối với bí quyết công nghệ của ngọc “hắc trân châu”, ông nói: cũng sẽ truyền nghề cho những người tâm huyết mà ông cảm thấy tin tưởng. Tuy nhiên, những người được chọn phải là những người dùng công nghệ để làm giàu cho chính bản thân, tuyệt đối không được bán công nghệ ra nước ngoài.

Thông tin thêm về "người tìm ra bí quyết nuôi tạo ngọc trai đen"

Theo ông Trần Doãn Thiện, việc nuôi cấy ngọc trai phải được thực hiện thật kỹ lưỡng và chính xác. Trai cấy ngọc phải trên hai năm tuổi, đã sống thuần dưỡng ở điểm nuôi, đạt chiều dài từ 17-18 cm trở lên mới cấy được hạt nhân 6-7mm.

Sau khi cấy hạt nhân, con trai được nuôi ít nhất là một tuần trong nước sạch có sục khí liên tục và thay nước một ngày 2 lần để theo dõi tỉ lệ trai sống và nhả hạt. Sau đó bỏ trai vào lồng treo nuôi dưới bè, hoặc giàn, hay buộc vào cọc giữa độ sâu ao hồ, khoảng 1 mét đến một mét rưỡi. Hai tuần sau, khi kiểm tra lại số lượng trai, nếu trai sống và ngậm ngọc còn được 60-70% là đạt yêu cầu. Sau một tháng, màng ngọc đã bao trùm toàn bộ hạt nhân ngọc trai. Sau ba tháng có thể quan sát màu sắc những viên ngọc ở màng áo.

Khi cấy hạt nhân vào cơ thể trai ngọc, phải đặt hạt nhân đúng vào chỗ mà con trai có thể chịu đựng được và có thể nhả xà cừ bao quanh hạt nhân. Khi cấy hạt nhân, cần phải làm nhẹ nhàng, cẩn thận, không gây bị thương các cơ quan bên trong của trai. Nếu không con trai sẽ chết hoặc ngọc trai sẽ thành sừng hoặc ngọc có màu sắc, hình dáng không đạt yêu cầu.

Hạt nhân (vật lạ) được con trai tiết những lớp ngọc (chất xà cừ) để bao quanh lấy nó. Trước khi cấy, hạt nhân phải được rửa sạch bằng nước xà phòng và dội nước sôi phơi khô. Sau khi cấy hạt nhân, con trai được nuôi ít nhất là một tuần trong nước sạch có sục khí liên tục và thay nước một ngày 2 lần để theo dõi tỉ lệ trai sống và nhả hạt.

Sau 24 tháng nuôi vỗ, trai mới cho ngọc cỡ 9-11 mm, đạt kích thước của ngọc thương phẩm, có giá trị kinh tế cao.

Một số người vì chưa nghiên cứu, học tập kinh nghiệm kỹ thuật giải phẫu cấy nhân ngọc, phương pháp nuôi vỗ béo trai, trước và sau khi cấy, mà chỉ nhìn người khác cấy rồi làm theo, không đúng qui trình nên thất bại.

Ông Thiện cho biết, ông sẽ đào tạo miễn phí cho bất kỳ cá nhân nào quan tâm và có nguyện vọng gắn bó với nghề ngọc trai.

Địa chỉ nhà riêng của ông Trần Doãn Thiện: 12 A-B đường Cửu Long, P.2 Quận Tân Bình. ĐT: 08 8442169.

THU THẢO

 


Thành “vua cá thác lác” nhờ lân la… quán nhậu

Nguồn tin: TP, 3/05/2006
Ngày cập nhật: 4/5/2006

Nói đến cá thác lác thì phải đến Hậu Giang, mà nói đến cá thác lác Hậu Giang mà không nói đến Tám Dũng là coi như một thiếu sót lớn.

Ông Huỳnh Phong Tranh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã “thòng” trước với chúng tôi một câu rất hóm hỉnh như vậy trước khi đến tham quan trang trại cá thác lác của nhà nông Tám Dũng,

Từ những vụ làm ăn thất bát

Chúng tôi chạy xe men theo con đường nhỏ hẹp kế dòng kinh Vị Thủy để vào ấp Vĩnh Lộc (xã Vĩnh Tường, Vị Thủy)- đại bản doanh của “vương quốc cá thác lác lớn nhất ĐBSCL”.

Tiếp chuyện chúng tôi là “vua cá” Tám Dũng với dáng người nhỏ nhắn, rụt rè, khuôn mặt đen nhẻm nhưng lúc nào cũng vui vẻ và tươi cười đúng chất dân xứ miệt vườn Nam Bộ. Tám Dũng tên thật là Lê Văn Dũng, năm nay 43 tuổi.

Tám Dũng kể: Trước đây làm đủ thứ nghề, trồng đủ thứ cây nhưng gặp cảnh trái cây rớt giá, vườn cây lại tiêu điều xơ xác vì bán thì lỗ mà không bán thì càng chết.

Có lần, một người bà con làm việc ở Cần Thơ ghé chơi nhà, thấy đất nhà Tám Dũng rộng mà cây cối xác xơ quá bèn gợi ý anh thử nuôi cá.

Thoạt đầu, anh Dũng nuôi cá tra. Năm 2001, giá cá tra tụt thê thảm, anh lỗ nặng. Đêm đêm anh Dũng trằn trọc tìm hướng làm ăn mới rồi anh lân la khắp các quán ăn, quán nhậu, chợ búa trong huyện, lên thị xã để xem con gì đang bán chạy và có giá.

Tám Dũng phát hiện ra một điều thú vụ: món cá thác lác đang là “mốt” và có mặt ở hầu hết các nhà hàng, quán ăn, quán nhậu. “Tui phải đi khắp các chợ để tìm mua con giống, mà mua được 10 con thì nuôi sống nhiều lắm cũng chỉ được 2-3 con” – Dũng tâm sự.

Mà giá cá thác lác cũng không phải là rẻ: trên dưới 100.000đ/kg. Khi Tám Dũng đi mua cá thác lác ngoài chợ về làm giống bà con bàn tán: “Thằng này chơi sang thiệt, dám mua cá thác lác về nhậu !”. Giải thích thì ai cũng cho là “ngông” vì trước giờ có ai nuôi được cá thác lác trong ao đâu.

Đến trại cá thác lác giống lớn nhất đồng bằng

Phải mất gần 2 năm trời, Dũng mới gây được đàn cá thác lác bố mẹ gần 15 con. Từ đó, anh cho sinh sản và ngay lứa đầu tiên, anh thu hơn 1.500 con cá con.

Rồi từ đàn cá con, anh chi phí để tiếp tục nhân giống đàn cá. Anh quyết định đào thêm 4 vuông nuôi cá trên diện tích gần 10.000m2 vườn cây ăn trái trước đây để mở rộng nhân giống.

Chú Ba Tân- một lão nông lớn tuổi cười nói: “Từ đời thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa thấy ai nuôi được cá thác lác, cũng chưa thấy ai mần cho nó sinh sản nhân tạo được. Vậy mà thằng Tám Dũng lại làm được. Quả là một kỳ tích!”.

Sau 4 năm vất vả, giờ đây trong tay anh là 5 vuông cá với diện tích 1,6 ha. Hỏi về thu nhập từ con cá thác lác, anh cười tính nhẩm “Mỗi con cá giống giá 3.000 đồng, mỗi năm tôi xuất bán hơn 400.000 con, thu gần 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi gần 600 triệu”.

Tám Dũng cho biết nhu cầu giống cá thác lác hiện nay là rất lớn, trang trại của anh hàng năm chỉ cung cấp cho thị trường được hơn 10 tấn, trong khi đó đơn đặt hàng từ các tỉnh ĐBSCL từ 15 - 20 tấn/năm.

Đặc biệt, cá thác lác khi bán ngoài thị trường luôn ổn định, khoảng trên 65.000 đ/kg. Sau 4 năm miệt mài với từng con cá, giờ đây tiếng tăm của trang trại cá thác lác Tám Dũng không chỉ lan nhanh các tỉnh tây Sông Hậu mà còn khắp vùng ĐBSCL.

Sản xuất ra không đủ bán, đơn đặt hàng phải chờ cả năm trời mới có cá cung cấp. Người dân nơi đây đã gán cho cho anh cái tên “vua cá thác lác”.

Hỏi về hướng sắp tới, Tám Dũng cho biết anh sẽ mở rộng diện tích ao hồ lên 4 ha để thả nuôi, nhân giống. Đồng thời, anh cũng sẽ xúc tiến xây dựng thương hiệu cho trang trại và giống cá của mình.

Lâm Nhật


Mai này biển còn tôm cá?

Nguồn tin: SGGP, 3/05/2006
Ngày cập nhật: 4/5/2006

Biển gần bờ ở ĐBSCL hiện đang phải đối mặt với nạn khai thác hết sức bừa bãi của các loại phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt” - đó là lời trần tình của một lãnh đạo ngành thủy sản địa phương.

Đã 6-7 năm nay, tàu đánh bắt xa bờ đang “gặp nạn”. Chính phủ đầu tư vào đây số tiền khổng lồ nhưng phần lớn không thu hồi được. Hàng trăm chiếc tàu có khả năng khai thác biển xa phải “nằm ụ”, xuống cấp nhanh vì không ra khơi được. Nguyên nhân chính là thiếu vốn, không trang bị đủ phương tiện khai thác hiện đại; phải đi xa, chi phí - đặc biệt là nguyên liệu tốn kém; khai thác bán không đủ chi. Nhiều ngư dân nợ ngân hàng hàng tỷ đồng không còn khả năng chi trả.

Không ít công ty khai thác thủy sản quốc doanh cũng lâm nợ. Năm 2002, Công ty khai thác thủy sản Sóc Trăng (có 21 tàu đánh cá, trong đó 11 tàu đánh bắt xa bờ) đã phải xin phá sản vì thu không đủ chi. Sau khi trang trải nợ nần, công ty vẫn thiếu ngân hàng 5-6 tỷ đồng không thanh toán được.

Trong khi đó, các phương tiện đánh bắt gần bờ lại “nở nồi”. Tỉnh Sóc Trăng có tới 400/ 600 chiếc tàu “ cào” khai thác ven bờ. Nếu tính cả ĐBSCL, con số này lên tới hàng ngàn chiếc. Đó là chưa kể hàng chục ngàn phương tiện đánh bắt khác như: Te, xịp, đáy, chất nổ… Cá, tôm to nhỏ đều bị các phương tiện này “vét” sạch. Nhiều mỏ nghêu, mỏ cua giống, sò huyết ở Vĩnh Châu, Trung Bình (Sóc Trăng), Gò Công (Tiền Giang), Ba Tri (Bến Tre), Bạc liêu, Cà Mau, Kiên Giang đứng trước nguy cơ bị tận diệt vì mỗi ngày có hàng ngàn người đến khai thác. Không chỉ khai thác vô tội vạ, họ còn chặt cây phá rừng phòng hộ, làm ô nhiễm môi sinh, không còn chỗ cho các loài thủy sản vào đây sinh sản.

Chủ trương đánh bắt xa bờ để làm giảm áp lực khai thác cạn kiệt ven bờ là đúng. Tuy nhiên, các địa phương đang gặp phải rất nhiều khó khăn: giá nhiên liệu tăng, đi đánh bắt xa thu không đủ chi; chưa xác định được ngư trường; tay nghề của ngư phủ thấp; thiếu phương tiện bảo quản sau thu hoạch (chỉ muối nước đá chứ không cấp đông được) nên thất thoát 40 - 50% sản phẩm đánh bắt được.

Trong khi chờ đợi ngành chủ quản tìm giải pháp tháo gỡ, các địa phương cần có hướng khắc phục tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn lợi thủy sản gần bờ, cần có những khu vực bảo tồn để tôm cá sinh sôi nảy nở. Mặt khác cần cấm triệt để các loại đánh bắt mang tính hủy diệt. Nếu không, e rằng đến lúc nào đó, biển “bạc” sẽ không phải là biển mang lại bạc tiền, mà là “bạc màu” - như đất hoang hóa - vì chẳng còn tôm cá!

Thanh Lê

 


Sóc Trăng: Mũi nhọn thủy sản: Đột phá vùng tôm

Nguồn tin: SGGP, 3/5/2006
Ngày cập nhật: 4/5/2006

Tỉnh Sóc Trăng có 72 km bờ biển và một hệ thống kênh rạch chằng chịt, rất thuận lợi để phát triển thủy sản. Thế nhưng nhiều năm liền, Sóc Trăng “ngủ quên” trên “đống vàng khối” ấy. Năm 1992, tỉnh Sóc Trăng được tái lập, lãnh đạo địa phương đã khơi dậy tiềm năng thủy sản, coi đó là mũi nhọn đột phá để phát triển.

Bùng phá diện tích nuôi tôm sú

Năm 1992, tỉnh Sóc Trăng chỉ có 14.500 ha mặt nước nuôi thủy sản, chủ yếu là nuôi cua kết hợp với nuôi tôm quảng canh. Sóc Trăng chỉ thực sự làm quen với con tôm sú vào những năm 1998 - 1999. Những cánh đồng tôm, lúa ở các xã vùng kháng chiến cũ của huyện Mỹ Xuyên (Hòa Tú, Gia Hòa, Ngọc Tố, Ngọc Đông), ra đời.

Đến năm 2001, phong trào nuôi tôm sú bán công nghiệp và công nghiệp nở rộ ở 2 huyện vùng ven biển Long Phú, Vĩnh Châu. Hàng ngàn hecta đất hoang hóa ở cánh đồng năn và 2 bên bờ sông Mỹ Thanh đã được cải tạo thành những vuông tôm. Cả chục ngàn hecta khác trước đây trồng lúa kém hiệu quả cũng được chuyển sang nuôi tôm.

Những mô hình nuôi tôm đột phá, nuôi bằng kỹ thuật vi sinh công nghệ cao có năng suất 18 - 20 tấn/ ha được nhân rộng. Nhà nhà nuôi tôm, người người nuôi tôm đã đánh thức những vùng đất “ngủ quên” lâu ngày, “biến” thành những vùng nuôi tôm trùng điệp. Ở vùng nước ngọt, con tôm càng, cá da trơn và các loại cá khác của Kế Sách, Mỹ Tú cũng phát triển nhanh. Năm 2005, diện tích nuôi thủy sản của Sóc Trăng tăng lên trên 55.000 ha; tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt trên 14%. Sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 55.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 306 triệu USD, tăng 146 triệu USD so với năm 2000.

Công nghiệp chế biến cũng “ăn theo” con tôm mà phát tirển. Sóc Trăng là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu thuộc vào loại mạnh nhất ĐBSCL. Năm 1992, tỉnh này chỉ có một nhà máy chế biến thủy sản công suất thấp với khoảng 300 công nhân. Đến nay, Sóc Trăng đã có 6 công ty lớn, mỗi công ty có từ 2.500 đến 4.000 công nhân. Máy móc, thiết bị chế biến thuộc vào loại hiện đại nhất. Nhiều năm liền, các công ty Fimex.VN, Kim Anh, Stapimex, Út Xi, Phương Nam đều là những đơn vị hàng đầu cả nước đạt giá trị xuất khẩu thủy sản cao, hàng hóa có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Giải pháp căn cơ

Nuôi và chế biến thủy sản ở Sóc Trăng được coi là hài hòa, đáp ứng nhu cầu phát triển. Nhưng việc nuôi tôm sú ồ ạt ở Sóc Trăng đã bộc lộ những điểm yếu. Nhiều vùng, người nuôi tự phát, chính quyền không quản lý được. Những cánh đồng “da beo” tôm, lúa lẫn lộn ở Thạnh Phú, Thạnh Quới, huyện Mỹ xuyên đã gây ra nhiều vụ kiện trong mấy năm qua. Hệ thống thủy lợi cho nuôi thủy sản đặc biệt là con tôm sú còn yếu. Vì thế mới có chuyện nhà này nuôi tôm chết bơm nước ra sông, nhà khác lấy nước vào nên tôm của họ cũng bị “văng miểng”.

Cái vòng lẩn quẩn ấy, nhiều năm qua chưa gỡ được. Diện tích nuôi tôm tăng nhanh nhưng Sóc Trăng chưa chủ động được nguồn giống. 100 triệu con giống tự tạo so với nhu cầu 5 tỷ con giống/ năm thật không thấm vào đâu. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở cơ sở còn quá mỏng. Vì vậy, Sóc Trăng chưa hoạch định được các vùng nuôi tôm rải vụ theo nhu cầu của các doanh nhiệp chế biến trong tỉnh. Lúc trái vụ họ phải nhập nguyên liệu thô từ các nước trong khu vực về chế biến lại.

Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng (nhiệm kỳ 2005 - 2010) xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn. Theo quy hoạch đến năm 2010, Sóc Trăng sẽ có 80.000 ha mặt nước nuôi thủy sản và đến năm 2015 là 100.000ha. Diện tích này sẽ ổn định và nâng cao chiều sâu thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, kỹ thuật nuôi trồng. Việc quy hoạch, phát triển thủy sản cả nuôi trồng và chế biến cần phải được gắn kết chặt chẽ.

Phải có đầu tư đủ đặc biệt về thủy lợi, giao thông, giống, khoa học kỹ thuật, vốn - cho cả người nuôi và chế biến. Việc bảo quản sau thu hoạch cũng là vấn đề cấp thiết. Sản phẩm sau khi thu hoạch từ vuông tôm về đến nhà máy hiện phải mất từ 10 đến 12 giờ do mạng lưới giao thông yếu kém. Khẩu hiệu “nhà nước và nhân dân cùng làm” phải được thực hiện triệt để mới đem lại hiệu quả thiết thực.

Lê Bình

 


“Cuộc chiến” cá da trơn: Bắt tay hay cùng chết?

Nguồn tin: NLD, 3/5/2006
Ngày cập nhật: 4/5/2006

Cá tra nguyên liệu lên giá, nhiều người lại ùn ùn vay mượn vốn liếng đóng bè nuôi cá, bất chấp thị trường sắp tới ra sao

Thị trường cá da trơn vẫn lên xuống thất thường, chỉ vì người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến, những đối tác làm ăn vẫn không thể ngồi lại tìm tiếng nói chung

Câu hỏ được đặt ra ở đây là: Làm thế nào để có thể chấm dứt được cuộc “nội chiến”?

Giải pháp “khôi phục lòng tin”

Trong một nghiên cứu về nghề nuôi cá da trơn ở ĐBSCL của Trường Đại học Cần Thơ, các nhà khoa học đưa ra 7 tiêu chí phát triển bền vững ngành, trong đó nổi bật các vấn đề: quy hoạch lại vùng nguyên liệu, đầu tư phát triển có kiểm soát thị trường giống và thức ăn công nghiệp, phát triển mô hình nối kết giữa doanh nghiệp (DN) chế biến và người nuôi, giữa DN và DN, phát huy vai trò của các hiệp hội nghề cá. Tuy nhiên theo ông Trần Tuấn, chuyên viên kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ của Chính phủ, muốn thực hiện các tiêu chí này cần phải có giải pháp khôi phục lòng tin trong làm ăn, mua bán giữa DN với người nuôi cá. Còn theo ông Dương Nghĩa Quốc, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Đồng Tháp, muốn hóa giải những mâu thuẫn trên, điều trước tiên là các ngành chức năng phải bình ổn được thị trường nội địa. DN ký hợp đồng bao tiêu với giá chuẩn bảo đảm người nuôi có lời và hai bên phải cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng, giữa các DN cần thống nhất một giá thu mua, chấm dứt tình trạng tranh mua nguyên liệu. Trên thị trường xuất khẩu, các DN cũng cần phải liên kết lại để thống nhất giá bán, tránh tình trạng tự hạ giá cạnh tranh để “giết lẫn nhau”, chào hàng bán chợ như hiện nay vừa làm thị trường mất ổn định vừa dễ bị đối tác nước ngoài chèn ép giá.

Nâng cao vai trò của các hiệp hội

Có một điều dễ nhận thấy là, từ khi con cá da trơn của ĐBSCL bị Hiệp hội Những người nuôi cá nheo Hoa Kỳ kiện bán phá giá thì sự xuất hiện của các hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản ở các địa phương ngày càng nhiều nhưng vai trò còn mờ nhạt.

Ông Đỗ Văn Nghiệp, Giám đốc Công ty TNHH AFA (An Giang), cho rằng hiện nay vai trò của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản chưa được phát huy nên chưa có tiếng nói nặng ký. Muốn tiếng nói có trọng lượng thể hiện vai trò trọng tài kinh tế và điều tiết thị trường, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản phải quản lý chặt sản lượng cá trong vùng, là tổ chức thay mặt người nuôi chào giá bán, trực tiếp ký hợp đồng cung ứng nguyên liệu với DN. Đối với người nuôi, hiệp hội phải đóng vai trò là nơi cung cấp vốn, con giống, thức ăn, kỹ thuật tiên tiến cho người nuôi cá. Tuy nhiên, cho đến nay mỗi khi có biến động thị trường, hiệp hội chỉ đứng giữa hô hào kêu gọi, kiến nghị chung chung nên chưa tạo được uy tín triệt để trong nghề.

HÙNG ANH


Nhập khẩu thủy sản có chiều hướng tăng

Nguồn tin: SGGP, 3/5/2006
Ngày cập nhật: 3/5/2006

 


“Giải cơn khát” cho nuôi trồng thủy sản

Nguồn tin: SGGP, 1/05/2006
Ngày cập nhật: 3/5/2006

Theo ông Chu Hồi, Viện trưởng Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản (Bộ Thủy sản), hiện nay nước ta đang gặp một trong những khó khăn là thiếu quy hoạch tổng thể về thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS). Thiếu nước ngọt không chỉ làm giảm năng suất nuôi trồng mà còn là một trong những nguyên nhân phát sinh dịch bệnh trong thủy sản, khiến nông dân đang điêu đứng.

Nuôi trồng thủy sản đang “khát nước”

Đầu năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010. Mục tiêu đến năm 2010, cả nước sẽ có 1,1 triệu ha NTTS. Nhưng đến thời điểm này, tổng diện tích NTTS cả nước đã là 959.945 ha, phát triển ở cả ở 3 loại hình nước lợ, mặn, ngọt và đang vươn dần ra biển. Theo Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc, điều đó cho thấy, nhu cầu về nguồn nước để NTTS đang rất lớn.

Nhiều chuyên gia về thủy sản và thủy lợi cũng cho rằng, căn cứ vào đà phát triển về diện tích NTTS trong những năm gần đây, có thể nhận định “làn sóng” mở rộng diện tích và chuyển đổi thành các vùng nuôi trồng thủy sản còn tiếp tục bùng lên trong những năm tới.

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Bộ Thủy sản), dẫn chứng: Tổng diện tích NTTS hiện nay đã tăng hơn cách đây 5 năm là 82,8% (435.327 ha). Trong đó, nơi có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất nước là ĐBSCL với tổng diện tích chiếm khoảng 71,38% cả nước. Đứng thứ 2 là khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng và thứ 3 là miền Đông Nam bộ.

Tuy nhiên, Bộ Thủy sản thừa nhận, trong số đó, có nhiều vùng NTTS được phát triển không theo quy hoạch. Điển hình là tại ĐBSCL, 5 năm qua, phong trào NTTS tự phát ở đây xảy ra quá nhanh, vượt khỏi khả năng kiểm soát của nhà quản lý cũng như cơ sở hạ tầng hiện có, không chỉ dẫn đến năng suất, chất lượng thủy sản thấp mà còn phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái. Nhiều nơi thuộc Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng... do khai thác nước ngầm ồ ạt để nuôi tôm đã khiến mực nước sụt giảm trầm trọng (10 - 12m).

Còn tại khu vực Nam Trung bộ, hiện đang có tổng diện tích nuôi thủy sản hơn 24.000 ha, phần lớn cũng do nuôi trồng tự phát, không theo quy hoạch. Gần đây, nhiều tỉnh trong khu vực này còn phát triển cả mô hình nuôi tôm trên cát, khiến nhiều vuông tôm lâm vào cơn khát nước ngọt triền miên.

Theo ước tính của Trung tâm Tài nguyên nước và môi trường (Viện Khoa học thủy lợi, Bộ NN-PTNT), nhu cầu nước ngọt cho tôm ở đây hiện cần khoảng 27.000m3. Khi chưa phát triển nuôi tôm trên cát, vùng đất này đã bị khô hạn nhất nước. Trong khi, so với nông nghiệp, yêu cầu nước cho NTTS đòi hỏi khắt khe hơn nhiều.

Ông Nguyễn Văn Thành cho rằng, hiện nay, ngay cả quy hoạch và đầu tư công trình thủy lợi cho vùng nuôi tôm sinh thái, NTTS tập trung cũng chưa đồng bộ và còn mỏng manh. Đối với những vùng mới chuyển đổi và vùng nuôi tôm trên đất cát thì còn chậm và lúng túng hơn. Phần lớn các vùng NTTS hiện nay, con cá, con tôm đang phải “ăn ké” hệ thống thủy lợi của cây lúa, vừa không đảm bảo kỹ thuật thích hợp vừa tích tụ những yếu tố gây suy thoái về môi trường.

“Giải khát” ra sao?

“Càng tăng diện tích nuôi tôm, cá càng cần có nhiều nước ngọt”, tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, khẳng định. Theo ông, chẳng hạn như nuôi tôm sú nước ngọt, về lâu dài nếu không đầu tư thủy lợi đàng hoàng thì thất bại là điều không thể tránh khỏi. Ông cho rằng, đầu tư thủy lợi trong NTTS thì phải trang bị hệ thống mương cấp và thoát nước hoàn chỉnh. Đối với những vùng nuôi có độ mặn lớn hơn 2,5% luôn phải có nguồn nước ngọt để chủ động cấp điều chỉnh độ mặn ngọt. Đối với vùng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nguồn nước ngọt dự trữ vô cùng quan trọng, cần khối lượng lớn, phải được cấp từ sông, hồ chứa, không thể đào giếng khoan để khai thác nước.

Lời “cầu cứu” của ngành thủy sản đã được phát ra từ lâu. Tuy nhiên, đến nay, Bộ NN-PTNT mới bắt đầu chiến lược xây dựng quy hoạch thủy lợi để phục vụ NTTS. Theo chủ trương mà Bộ NN-PTNT đưa ra, trước mắt các tỉnh ven biển thuộc đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và ĐBSCL vẫn phải thực hiện giải pháp con tôm - cây lúa cùng hưởng thụ chung hệ thống thủy lợi. Riêng tại các vùng chuyên canh thủy sản thuộc Nam Trung bộ và ĐBSCL, Bộ NN-PTNT sẽ đầu tư các công trình thủy lợi chuyên biệt chỉ để phục vụ NTTS.

Theo đó, ngay trong năm nay, Cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT sẽ triển khai 4 công trình thủy lợi phục vụ NTTS tại Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Sóc Trăng với tổng mức đầu tư hơn 495,2 tỷ đồng cho tổng diện tích 6.413 ha. Trong đó, lớn nhất là công trình thủy lợi phục vụ NTTS vùng bãi bồi Kim Sơn (Ninh Bình) và công trình thủy lợi phục vụ sản xuất tôm - lúa tại tiểu vùng 1 và 6 huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng).

Ngoài ra, trong 2 năm 2007 - 2008, Bộ NN-PTNT và Bộ Thủy sản sẽ triển khai thêm 15 công trình thủy lợi tại Nam Định, An Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau với tổng mức đầu tư 1.780,9 tỷ đồng cho tổng diện tích 92.304 ha. Trong đó, trọng điểm là tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Theo quy hoạch thủy lợi đến năm 2010, Bộ NN-PTNT sẽ đầu tư 4.780 tỷ đồng cho 45 công trình thủy lợi tại 35 tỉnh để phục vụ NTTS. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc, những dự án trên mặc dù đã muộn, nhưng vẫn còn hơn không, để tiến tới một nền thủy sản Việt Nam đồng bộ và bền vững.

Văn Phúc

 


Tỉ phú ếch, ba ba

Nguồn tin: NLD, 3/5/2006
Ngày cập nhật: 3/5/2006

Bầy đà điễu trong trang trại của chị Nguyễn Thị Minh dưới chân đèo Lí Hòa, thuộc xã Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình

Chị Minh sinh ra và lớn lên trên dải cát trắng của huyện Bố Trạch. Người dân nơi này thường nói với nhau: đã là con của miền cát trắng này thì dù giẫm chân trên cát bỏng cũng không được cúi đầu!

Năm năm trước, ngay những lãnh đạo huyện lắm lạc quan cũng khó mà hình dung sẽ có ngày dải cát trắng quanh năm chỉ nắng, gió và sóng biển dưới chân đèo Lí Hòa (bên con đường thiên lý Bắc Nam), thuộc xã Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình lại trở thành một nông trại trù phú, rộn rã tiếng xe cộ vào ra như hôm nay! Ngạc nhiên hơn, cơ ngơi bạc tỉ - trang trại nuôi ba ba, ếch, đà điểu lớn nhất nhì tỉnh - kia - lại được gây dựng bởi bàn tay một phụ nữ vốn chân lấm tay bùn, chị Nguyễn Thị Minh.

Đi làm thuê, thành bà chủ

Với chị Minh, không những không được cúi đầu trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà càng không được cúi đầu trước cái nghèo, cái khổ. Và, dường như cái khắc nghiệt của nắng gió đã luyện cho chị cùng con người nơi đây tính cần cù, ham học.

Ba năm trước, kinh tế gia đình chị không phải quá khó khăn. Nhưng tất cả đều một tay chồng vất vả làm ra; còn chị chưa có nghề ngỗng gì ổn định. “Một hôm, thấy tivi đưa tin có người nhờ nuôi ba ba, đà điểu trên cát mà trở nên khấm khá, tui chợt nghĩ người ta làm được, răng mình không làm?”- chị kể. “Rứa là tui tìm đến tận nơi có trang trại nuôi ba ba (Thanh Hóa), đà điểu (Bình Thuận) xin vừa làm vừa học”. Thấy chị thân gái một mình lặn lội, làm việc siêng năng, lại có nguyện vọng học tập để về quê làm ăn nên chủ quý, tận tình chỉ bảo. Ròng rã hàng tháng trời, chị tình nguyện làm đủ việc, từ vệ sinh chuồng trại, chuẩn bị thức ăn đến phụ giúp nhân giống...

Năm 2003, khi đã có lưng vốn kinh nghiệm, chị quyết định trở về lập trại nuôi đà điểu, ba ba ngay trên dải cát dưới chân đèo Lí Hòa quê mình. Nghe tin chị Minh vay ngân hàng tiền tỉ mở trang trại nuôi ba ba, đà điểu trên cát, người ta không khỏi lo lắng. Có người nói chị như thế khác nào đem tiền chôn vùi dưới cát, làm liều rồi có ngày trắng tay! Chị bảo: “Người ta can ngăn cũng phải. Đâu xa chưa nói, chứ còn huyện ni, tỉnh ni chưa hề có tiền lệ. Tôi nghĩ mình liều thật, nhưng là liều có tính toán, kinh nghiệm, kỹ thuật cả. Tôi tin mình đúng, mình làm được”.

Điều thuận lợi cho chị Minh là vào thời điểm đó, hội khuyến nông, hội nông dân tỉnh đang thí điểm chương trình chuyển đổi cây trồng vật nuôi, nên khi chị trình bày ý định với hội, hội không chỉ giúp chị vay vốn mà còn cử cả kỹ sư nông nghiệp về tận nơi thiết kế ao, chuồng, kiểm tra nồng độ nước...

Từ chỗ đi làm thuê, nay chị là chủ một trang trại giá trị ước tính trên 5 tỉ đồng, với hơn chục nhân công. Chị còn thuê hẳn kỹ sư về ăn ở, làm việc ngay tại trang trại.

Làm giàu trên cát trắng

Cách đây 2 năm, trại chị Minh chỉ vỏn vẹn 1 ha với vài ngàn con ba ba. Chuồng trại khi đó chỉ là tạm bợ. Nhưng nay, chị mở rộng trang trại thêm 3 ha dọc dưới chân đèo. Ao hồ được xây kè, chuồng trại kiên cố hóa. Theo ông Phan Xuân Hiêm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bố Trạch, xét cả về mức độ hoàn thiện, sự phong phú và hiệu quả thì trang trại của chị Minh thuộc vào loại lớn nhất tỉnh.

Chị đang có trong tay 20.000 con ba ba cả loại lấy thịt lẫn làm giống; đàn đà điểu 11 con; còn đàn ếch ước tính khoảng 100.000 con. Chị nói: “Mỗi tháng có thể xuất trại 20.000 con ếch giống với giá 1.000 đồng/con. Ếch thịt bán lẻ cho các nhà hàng, quán cơm theo giá chợ. Ba ba thịt có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg tùy theo bán buôn hay bán lẻ”. Tính sơ sơ, mỗi tháng chị thu về vài chục triệu đồng.

Đà điểu hiện rất được giá, trên dưới 250.000 đồng/kg, song chị không bán bởi chị xác định vật nuôi “mũi nhọn” vào những năm tới là đà điểu. Tuy nhiên, cái khó là việc nhân giống đà điểu phải chuyển trứng ra Hà Nội thuê ấp, sau đó chuyển đà điểu con vào. Như thế giá đắt mà độ rủi ro lại cao. Còn lò ấp Trung Quốc lại không mấy hiệu quả. Tôi mách nước: Nghe nói các cán bộ trại giam Đồng Sơn (TP Đồng Hới) mới thử nghiệm nhân giống đà điểu bằng lò ấp tự tạo. Chị hồ hởi: “Thiệt hả chú? Rứa là mơ ước lập 1 trại theo kiểu châu Phi của tui ngay tại đây sắp thành rồi!”.Vậy còn đầu ra? Chị khoát tay: “Không lo mô chú nờ! Mấy bác trên hội (nông dân) nói với hiệu quả bước đầu như ri, việc nhân rộng mô hình nuôi ba ba, đà điểu trên cát chỉ trong nay mai. Chỉ sợ không có đủ mà bán thôi”. Có tiếng chuông điện thoại di động, chị xin phép nghe. Thấy chị bật cái Samsung còn vụng về, tôi cố nhịn cười. Chị Minh cũng cười: “Mới sắm. Để khách gọi đến thôi, chứ dưới đèo đây, điện còn khó, lấy mô ra điện thoại bàn”. Trở lại chuyện đầu ra sản phẩm, chị bảo: “Đó, chú thấy chưa, có khách ở Hà Tĩnh đòi xuất ngay hai vạn ếch giống ngay trong sáng ni. Rồi mai phải chở ba ba ra Quảng Trạch cho khách quen nữa”.

Trong khi ngư dân nhiều tỉnh miền Trung đang lao đao vì nuôi tôm trên cát thì thành công của mô hình trang trại chị Minh mở ra một lối đi mới cho người dân dọc dải cát miền Trung còn nhiều vất vả này.

Chí Hiếu

 


Cuộc chiến” cá da trơn: Những “đòn phép” của DN

Nguồn tin: NLD, 2/5/2006
Ngày cập nhật: 3/5/2006

 


Nuôi tôm càng xanh liền canh liền cư

Nguồn tin: Btre, 29/04/2006
Ngày cập nhật: 2/5/2006

Năm 2005, Sở Thủy sản Bến Tre đã triển khai 2 dự án trình diễn nuôi tôm càng xanh liền canh, liền cư tại xã Phước Hiệp (Mỏ Cày) và xã Thuận Điền (Giồng Trôm). Dự án này nhanh chóng được người dân tiếp nhận và bắt tay vào thực hiện. Mục tiêu của dự án là tổ chức lại sản xuất và quản lý cộng đồng có sự hỗ trợ của nhà nước.

Đồng thời, chuyển giao Khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất cho người nuôi, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Nội dung của dự án là đầu tư tiền mua tôm giống cho nông hộ trên diện tích mặt nước nuôi thực tế, xây dựng tổ nuôi tôm theo hình thức liền canh, liền cư, tập huấn, hướng dẫn qui trình nuôi và thu hồi vốn đầu tư sau 18 tháng.

Anh Nguyễn Văn Thái ở ấp An Thới, xã Phước Hiệp, huyện Mõ Cày là một trong 21 hộ được dự án đầu tư cho biết: “Tôi thấy đầu ra của con tôm càng xanh dễ bán, chỉ có điều mình phải biết ứng dụng khoa học kỹ thuật để có hiệu quả cao”. Như anh với 2.500m2 mặt nước, anh thả nuôi 10.000 con tôm giống, ứng dụng qui trình kỹ thuật đúng bài bản như cải tạo ao, xử lý nước, xử lý phèn, sử dụng thức ăn có độ đạm cao, áp dụng phương pháp tỉa thưa, phân đàn và phòng trị bệnh hợp lý. Kết quả sau 6 tháng nuôi với 3 đợt thu tỉa, phân loại, nuôi thúc, anh bán được hơn 5,5 triệu đồng, chi phí đầu tư đã được thu hồi, phần lợi nhuận của anh chính là lượng tôm còn nuôi lại hơn 2.500 con.

Có thể nói, phong trào nuôi tôm càng xanh ở Phước Hiệp (Mỏ Cày) đã hình thành từ lâu và mang tính tự phát nên gặp không ít những trở ngại như: nuôi rời rạc, nguồn tôm giống lệ thuộc vào việc khai thác tự nhiên nên chất lượng kém, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, nạn trộm cắp, thuốc tôm, xiệc cá (bắt cá bằng điện) thường xảy ra, gây tâm lý hoang mang, lo ngại cho người nuôi. Việc đầu tư hạ tầng cơ sở, mở rộng qui mô, tăng mật độ nuôi chưa được người dân quan tâm, chính vì thế mà hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm càng xanh chưa mang lại lợi ích cao cho người dân. Anh Phạm Văn Thính - Tổ trưởng tổ nuôi tôm ấp An Thới nói: “Phong trào nuôi tôm ở đây đã có trên 10 năm, nhưng trước đây bà con nuôi nhỏ lẽ, tự phát, bị bắt trộm, thuốc tôm…. Từ khi có dự án nuôi tôm liền canh, liền cư, bà con hỗ trợ qua lại từ khâu làm ao, trao đổi kỹ thuật và giữ gìn, nên người nuôi cũng thấy an tâm”.

Song song dự án này, Sở Thủy sản Bến Tre cũng tiến hành xây dựng dự án nuôi tôm liền canh, liền cư cho 12 hộ ở ấp 5 xã Thuận Điền, huyện Giồng Trôm. Kết quả vụ nuôi đầu tiên, nhiều hộ dân đã nâng thu nhập đáng kể trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Dự án nuôi tôm càng xanh liền canh, liền cư không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế-xã hội là tận dụng và khai thác triệt để mặt đất, mặt nước để nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo, mà còn nâng cao ý thức về cộng đồng, xây dựng tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Theo Bà Trần Thị Thu Nga, Phó giám đốc Sở Thủy sản Bến Tre: để Phong trào nuôi tôm càng xanh tiếp tục phát triển, nâng cao thu nhập của người dân 50 triệu/ha, năm 2006, Sở sẽ tiếp tục triển khai một số dự án để hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, kinh phí, giới thiệu thiết bị chế biến thức ăn loại nhỏ, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình nuôi tôm liền canh, liền cư ở những vùng nước ngọt.

Theo ghi nhận của chúng tôi thì ngày nay tiềm năng mặt đất, mặt nước đã được người dân tận dụng tối đa để tăng thu nhập cho gia đình. Bài toán mà nông dân ấp An Thới xã Phước Hiệp (Mỏ Cày) nhẫm tính: trên một diên tích vườn trồng cây dừa, trồng xen, ao tôm và một chuồng heo thì thu nhập một năm không dưới 50 triệu đồng/ha. Đây không chỉ là hướng xóa đói giảm nghèo nhanh nhất, mà còn mở ra triển vọng làm giàu cho nông dân./.

Trần Tâm

 


“Cuộc chiến” cá da trơn: Người nuôi cá hồi sinh

Nguồn tin: NLD, 2/5/2006
Ngày cập nhật: 2/5/2006

Giá cá tra nguyên liệu đứng ở mức cao: Người nuôi hớn hở, doanh nghiệp méo mặt Những ngày cuối tháng 4-2006, dọc theo sông Tiền, sông Hậu từ Cái Bè (Tiền Giang) qua Sa Đéc, Thanh Bình, Hồng Ngự (Đồng Tháp) đến Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang)... ở đâu cũng nghe người ta bàn luận rôm rả về con cá tra, ca ba sa. Nó trở thành đề tài thời sự, bởi lẽ suốt mấy tháng qua giá cá nguyên liệu luôn đứng ở mức rất cao: 13.500 đồng đến 14.200 đồng/kg.

Thời khốn khó chưa xa

Ông Đỗ Văn Nghiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại thủy sản An Giang (AFA), đơn vị chuyên thu mua cung ứng cá nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, nói năm nay dân nuôi cá da trơn (đặc biệt là cá tra) có thể ca “khúc khải hoàn” vì từ cuối năm 2005 đến nay, giá cá nguyên liệu luôn đứng ở mức cao và ngày càng tăng. Không như những năm trước, người nuôi cá luôn gặp nạn. Năm 2003 bị ảnh hưởng vụ kiện chống bán phá giá; năm 2004-2005, môi trường nước bị ô nhiễm làm cá chết, bị phát hiện dư lượng kháng sinh trong cá nên 60%- 70% hộ nuôi cá dạng nhỏ lẻ bị phá sản, trắng tay vì có lúc cá nguyên liệu rớt giá thê thảm, chỉ còn 8.500 đồng/kg nhưng muốn bán cũng không ai mua. Những tai họa trên khiến người nuôi cá da trơn ở ĐBSCL nản lòng, người có vốn không muốn thả cá nuôi tiếp vì thị trường quá bấp bênh; số còn lại trắng tay, nợ nần chồng chất nên không còn vốn để tiếp tục đầu tư nuôi cá đành bỏ bè, bỏ ao hoang lạnh. vKhi cá da trơn (chủ yếu là cá tra, cá ba sa) của ĐBSCL trở thành món hàng xuất khẩu chiến lược thì trên thị trường nội địa âm ỉ một “cuộc chiến” dai dẳng, khốc liệt và không có lối ra. Đó là “cuộc chiến” giữa người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến; giữa doanh nghiệp chế biến lớn và doanh nghiệp chế biến nhỏ

Tại Đồng Tháp, lúc cao điểm có trên 4.000 bè cá và hàng trăm hecta ao nuôi nhưng đến nay số bè hoạt động chỉ còn chưa đầy 2.000 chiếc; diện tích mặt nước nuôi cá tra hơn 3.500 ha nhưng phần lớn chỉ mới thả nuôi lại. Tại An Giang, lúc cao điểm có hơn 3.400 bè cá, 1.200 ha mặt nước nuôi cá tra; hồi suy sụp còn chưa đầy 3.000 bè hoạt động nhưng dân thả nuôi cá rô phi, mè vinh và nhiều loại cá khác chứ không dám thả nuôi cá tra.

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Ủy viên thường vụ Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang đồng thời là chủ 2 hầm và 1 bè cá ở xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, nhớ lại: Trước năm 2003, giá cá có lúc lên đến 12.000 đồng/kg nên nhiều người vay mượn tiền bạc đào ao, đóng bè nuôi cá ồ ạt, dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu. Tình hình đang căng thẳng thì nghề cá bị thêm mấy đại nạn liên tiếp khiến người nuôi cá xính vính. Bản thân ông Nguyên cho tới giờ này vẫn không thể khôi phục lại bè và 2 hầm cá vì trong 3 vụ nuôi lỗ 1,5 tỉ đồng, nợ ngân hàng 300 triệu đồng chưa trả được. Cùng cảnh ngộ với ông Nguyên còn có hàng trăm gia đình tan cửa nát nhà vì con cá tra. Nhiều đại gia như anh Sáu P. ở Châu Đốc, năm 2005 nuôi cá lỗ hơn 1 tỉ đồng, đành bỏ nghề; ông Hai A. ở Vĩnh Ngươn lỗ trên 2 tỉ đồng phải kêu bán hơn 10 bè cá mà không ai mua... Phía Tiền Giang, Vĩnh Long, nhiều người chưa quên vụ những ông chủ bè cá trên sông Tiền nợ ắp lẫm vì nhận nuôi cá nguyên liệu cho Công ty Xuất nhập khẩu Vĩnh Long đến nỗi có người phải đáo tụng đình.

Muốn mua cá phải đặt “tiền cọc”

Hiện nay, dân nuôi cá đang tới “hồi thới lai”, không còn tình trạng phải gãy lưỡi năn nỉ những cán bộ thu mua cá của các doanh nghiệp.

Vừa từ cầu Mỹ Thuận rẽ vào Quốc lộ 80, chúng tôi gặp lại Tư Đìa, dân nuôi cá tra hầm ở Cái Bè, Tiền Giang. Kéo vào quán nước tránh nắng, Tư Đìa khoe đang đi thu tiền 2 ao cá mới cân cho thương lái, tổng số gần 100 tấn, giá 13.500 đồng/kg, lời gần 300 triệu đồng. Nhưng liền đó, Tư Đìa tiếc rẻ: “Ai dè mới cân cá có mấy bữa mà giá thu mua vọt lên 13.800 đồng/kg cá thịt vàng, 14.200 đồng/kg cá thịt trắng, mất mấy chục triệu gọn hơ”. Tư Đìa cho chúng tôi biết, mấy tháng nay dân nuôi cá miệt Cái Bè (Tiền Giang) và Tân Hòa (Vĩnh Long), Cái Tàu (Đồng Tháp) đã... “có gió” trở lại vì giá cá tra nguyên liệu tăng không ngừng: từ 11.000 đồng/kg hồi cuối năm 2005 vọt lên 12.000 đồng/kg rồi 13.500 đồng- 14.200 đồng/kg chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm 2006.

Chúng tôi hỏi thông tin về những người đang giữ cá lại trong ao không bán để chờ giá cao hơn, Tư Đìa cười: “Làm gì có chuyện đó. Với giá 13.500 đồng- 14.200 đồng, người nuôi đã lời từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg cá nguyên liệu rồi. Chỉ lo không có đủ cá bán cho thương lái, nhà máy. Cá tới lứa thu hoạch mà giữ lại thì tốn thêm tiền thức ăn, sinh bệnh tật, hao hụt, coi chừng lỗ nặng”.

Phía sông Hậu, từ Long Xuyên lên Châu Đốc, những làng bè đã hoạt động trở lại. Tư Dũng, một chủ bè cá trên sông Châu Đốc, cho chúng tôi biết, từ cuối năm 2005 đến nay giá cá nguyên liệu đứng ở mức cao, nên nhiều người đã khôi phục nghề nuôi cá sau một thời gian dài bỏ bè trống. Ở làng nuôi cá tra hầm Mỹ Phú (huyện Châu Phú), ông Huỳnh Văn Cường (Ba Cường) dẫn tôi đi xem bầy cá đang ăn móng loi nhoi trong hầm rộng hơn 1.000 m2, khoe: “Cá trong hầm tui mới lớn bằng bắp tay mà mấy ông cán bộ thu mua của nhà máy đã tới đặt cọc giá 13.500 đồng/kg, tới lúc thu hoạch có bao nhiêu cân bấy nhiêu, giá thị trường lên bao nhiêu trả bấy nhiêu”. Ngồi nhìn bầy cá tra lên ăn rào rào xanh đen cả mặt nước, ông Ba Cường nói gia đình ông đã có thâm niên cả chục năm nuôi cá tra hầm nhưng đây là năm đầu tiên ông chứng kiến cảnh các nhà máy phải cử người lùng khắp xóm tìm gặp dân nuôi cá để “dằn tiền cọc”.

Thị trường vẫn bấp bênh

Hiện tại do nhà máy chế biến ở các tỉnh thiếu từ 30% đến 40% nguồn cá nguyên liệu nên nông dân đang ồ ạt thả nuôi vụ cá mới. Theo nhận định của giới chuyên môn, từ nay cho đến cuối năm 2006, giá cá tra nguyên liệu vẫn đứng ở mức cao, có nhiều khả năng giá cá sẽ tiếp tục tăng thêm. Tuy nhiên, ở góc độ chuyên môn, ông Đỗ Văn Nghiệp khuyến cáo: Nghề nuôi cá và thị trường tiêu thụ cá hiện nay rất bấp bênh. Trước mắt, thị trường năm 2007 chưa rõ ràng, đầu tư nuôi ồ ạt như hiện nay sẽ có nguy cơ cung lại vượt cầu, cá rớt giá, doanh nghiệp chế biến quay lưng, người nuôi dễ lâm cảnh trắng tay, nợ nần như những năm trước.

Hùng Anh

 


Sóc Trăng: khôi phục nhanh diện tích Artemia bị thiệt hại

Nguồn tin: ST, 28/04/2006
Ngày cập nhật: 1/5/2006

Tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được trên 330 ha artemia, vượt hơn 10% so với chỉ tiêu năm 2006. Đáng chú ý bà con nông dân đã thả lấp vụ ngay 100% diện tích bị thiệt hại (gần 80ha) do thả nuôi sớm, trái vụ, thời tiết không thuận lợi trước đây. Hiện nay, artima lấp vụ đang phát triển tốt.

Diện tích nuôi artemia tập trung tại các xã Lai Hòa, Lạc Hòa, Vĩnh Hải (Vĩnh Châu) nằm trong tuyến biển lâu nay chuyên nghề làm muối. Cũng cần nói thêm, ngoài con tôm sú và các loại thủy sản có giá trị kinh tế khác, artemia là đối tượng nuôi đặc thù của huyện miền biển Vĩnh Châu. Artimia Vĩnh Châu (Sóc Trăng) được nhận tốt nhất cả nước . Tại đây, nông dân thường nuôi artemia luân vụ trong ruộng muối tạo ra mô hình canh tác độc đáo và hiệu quả tôm- muối - artemia. Năng suất artemia nuôi khá cao, 29 kg/bào xác/ha. Nhờ nuôi artemia mà nhiều hộ nông dân miền biển Vĩnh Châu đã tạo dựng nên cơ nghiệp vững vàng. Những năm được mùa, có giá, artemia Vĩnh Châu mở rộng diện tích lên đấn 500 ha. Năm nay, giá bán thị trường của artemia 320.000 đồng/kg cao hơn gần 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước nên bà con có lãi khá.

Minh Trí


ĐBSCL: giá cá tra tiếp tục tăng

Nguồn tin: TT, 01/05/2006
Ngày cập nhật: 1/5/2006

TT (ĐBSCL) - Những ngày qua giá cá tra ở ĐBSCL tiếp tục tăng, hiện loại nuôi bè 13.000 - 13.500 đồng/kg, loại nuôi ao thịt trắng đã vượt mức 14.000 đồng/kg, thịt vàng cũng lên tới 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Giá cá tăng do gần đây nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phát triển được thêm nhiều thị trường với mức tiêu thụ khá ổn định (đặc biệt các thị trường mới như Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông...) và do thiếu lượng cá nguyên liệu.

Trong vài tuần qua tổng lượng cá chế biến của 10 nhà máy chế biến thủy sản ở An Giang đã liên tục giảm, bình quân gần 800 - 1.000 tấn/tuần. Tình hình thiếu hụt này có khả năng đẩy giá cá nguyên liệu tiếp tục tăng và đã bắt đầu có hiện tượng một vài nhà máy tranh mua gom cá nguyên liệu để dự trữ...

Đ.VỊNH

 


Hụt nguyên liệu thủy sản do thiếu tổ chức lớp trung gian

Nguồn tin: SGTT, 01/05/2006
Ngày cập nhật: 1/5/2006

 


Đầu tư 27 tỷ đồng xây dựng trại sản xuất tôm giống

Nguồn tin: ND, 30/04/2006
Ngày cập nhật: 1/5/2006

Sáng 29-4, Công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Minh Phú thuộc Công ty xuất, nhập khẩu thủy sản Minh Phú (Cà Mau) đã khởi công xây dựng trại sản xuất tôm sú giống sạch bệnh tại thôn Hòa Thuận, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận với vốn đầu tư cho dự án là 27 tỷ đồng.

Dự án này nằm trong khuôn viên rộng gần 12 ha thuộc khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh Ninh Thuận, chia làm hai giai đoạn và sẽ hoàn chỉnh vào năm 2010. Khi đó, trại giống này sẽ sản xuất mỗi năm từ 4,5 đến 5 tỷ con tôm sú gống sạch bệnh, hướng đến mục tiêu chế biến xuất khẩu khoảng 27 nghìn tấn tôm vào năm 2010 theo quy trình khép kín, từ sản xuất con giống đến nuôi tôm thương phẩm, chế biến và xuất khẩu. Dự án này cũng góp phần sản xuất 35 tỷ con tôm giống vào năm 2010 mà Bộ Thủy sản đã đề ra, đồng thời thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản ở Ninh Thuận.

 


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang