• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thủy sản, cà phê nắm chắc 3,55 tỉ USD!

Nguồn tin: NLD, 13/2/2006
Ngày cập nhật: 14/2/2006

 


78,5 tỷ đồng xây hệ thống thủy lợi để phát triển thủy sản

Nguồn tin: TTXVN, 13/2/2006
Ngày cập nhật: 14/2/2006

 


Các tập đoàn lớn của Mỹ vào Việt Nam mua thủy sản

Nguồn tin: VNECONOMY, 14/02/2006
Ngày cập nhật: 14/2/2006

 


Cà Mau: Cá sấu sụt giá, không tiêu thụ được

Nguồn tin: BCT, 14/2/2006
Ngày cập nhật: 14/2/2006

Tỉnh Cà Mau hiện có đàn cá sấu hơn 13.000 con với khoảng 1.000 hộ nuôi, tập trung phần lớn ở thành phố Cà Mau và huyện Đầm Dơi, trong đó cá đến lứa xuất chuồng chiếm hơn 80% tổng đàn. Thế nhưng, số lượng cá sấu giai đoạn cho xuất chuồng này đang gặp khó vì giá cả xuống thấp, bấp bênh. Hiện tại giá cá sấu thịt ở Cà Mau từ 80.000 đến 100.000 đồng/kg, giảm 40.000 - 80.000 đồng/kg so với thời điểm bắt đầu thả giống. Với giá này người nuôi không có lãi hoặc huề vốn, thậm chí thua lỗ sau khi trừ chi phí xây dựng chuồng trại, mua con giống, thức ăn... Tuy vậy, vấn đề đáng lo ngại nhất đối với hộ nuôi cá sấu ở Cà Mau hiện nay là không có người mua. Do không tìm được đầu ra, khiến cho một số người nuôi cá sấu thiếu đi sự chăm sóc cần thiết cho đàn cá. Có người bỏ bê không cho cá ăn và điều đó hết sức nguy hiểm, vì nếu để cá thiếu mồi, đói quá dẫn đến phá chuồng ra ngoài mà người nuôi không kịp thời phát hiện sẽ gây hậu quả khôn lường.

QUỐC DŨNG-HUY HẢI

 


Khan hiếm giống cá kèo

Nguồn tin: BCT, 14/2/2006
Ngày cập nhật: 14/2/2006

Hiện nay, nhiều hộ dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Cà Mua, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh... đang có nhu cầu lớn về cá kèo giống để thả nuôi. Mặc dù thời điểm này đang vào mùa cá kèo ngoài tự nhiên sinh sản và xuất hiện tại các vùng nước mặn, lợ, nhưng nguồn con giống không đủ cung cấp. Hàng năm nông dân các tỉnh này khai thác và thu vớt ngoài tự nhiên chỉ đáp ứng được từ 20 - 30% nhu cầu con giống thả nuôi. Do đó nguồn con giống càng trở nên khan hiếm và sốt giá khi vào vụ nuôi. Hiện giá cá kèo giống từ 40 - 50 đồng/con (cỡ 1.000 - 2.000 con/kg), tăng từ 10 - 15 đồng/con so với cùng kỳ năm ngoái. Được biết, các tỉnh ĐBSCL đã phát triển được hơn 641 ha chuyên nuôi cá kèo và hàng ngàn ha nuôi luân canh sau vụ nuôi tôm sú quảng canh cải tiến.

QUỐC DŨNG-HUY HẢI

 


Nuôi ốc hương có lên... hương?

Nguồn tin: TT, 14/02/2006
Ngày cập nhật: 14/2/2006

Phố hải sản nổi tiếng Nguyễn Tri Phương (Q.10, TP.HCM) trở nên nhộn nhịp hơn vào dịp Tết Nguyên đán. Một thực khách sành ăn hỏi: “Đĩa ốc hương này giá bao nhiêu vậy em?”.

“Dạ... 100.000 đồng!”. Thực khách tròn xoe mắt khi nhìn đĩa ốc hương chỉ vỏn vẹn độ chục con be bé...

Lên nhanh, xuống cũng nhanh!

TS Nguyễn Thị Xuân Thu - viện phó Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Nha Trang) - nói ốc hương (Babylonia areolata) đích thực là loại đặc sản biển cao cấp. Thịt ốc thơm ngon, có hương vị đặc biệt, được nhiều người ưa thích, xuất khẩu rất được giá... Và những năm gần đây ốc hương thật sự lên... hương!

Bà Thu cũng khẳng định hiện nay VN là nước duy nhất có sản phẩm ốc hương xuất khẩu từ con giống nhân tạo và Khánh Hòa trở thành “cái nôi” của nghề nuôi ốc hương dù đây là khu vực không có loại thủy sản này phân bố. Tại VN, năm 1998 nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu thủy sản 3 - Nha Trang (nay là Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3) bắt đầu khởi xướng hướng nghiên cứu về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương thương phẩm.

Năm 2000, hướng nghiên cứu nói trên có kết quả và đi đến kết luận: có thể nuôi ốc hương thương phẩm bằng nhiều hình thức như nuôi trong bể ximăng, nuôi trong ao đất và nuôi bằng lồng. Qui trình công nghệ sản xuất giống ốc hương cũng được nghiên cứu và chuyển giao áp dụng ở nhiều địa phương. Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn giống tự nhiên như trước đây, thì nay đã chủ động được nguồn giống bằng việc cho đẻ nhân tạo hàng loạt.

Nghề nuôi ốc hương thương phẩm và sản xuất giống nhân tạo ốc hương ở các tỉnh miền Trung bắt đầu rộ lên như là một nghề mang lại lợi nhuận cao. Nhiều người đã đổ xô nuôi loại đặc sản biển này.

Nhưng... cuối năm 2002 và đầu năm 2003 là giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với nhiều hộ nuôi ốc hương. Dịch bệnh trên ốc hương bùng phát ở nhiều vùng nuôi làm ốc chết hàng loạt. Nhiều hộ nuôi bắt đầu chán ngán, diện tích nuôi ốc hương sụt giảm đáng kể và đương nhiên sản lượng cũng giảm theo.

Theo một báo cáo khoa học của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, thời điểm cuối năm 2003 diện tích nuôi ốc hương chỉ còn khoảng hơn 80.000m2 (năm 2002 con số này hơn 152.000m2) và sản lượng chỉ còn khoảng 70 tấn so với khoảng 200 tấn vào thời điểm năm 2002.

Hai loại bệnh “bó tay”! Với những người nuôi ốc hương, có lẽ họ sợ nhất là hai loại bệnh hoành hành trên loài đặc sản cao cấp này. Đó là bệnh sưng vòi lấy thức ăn và bệnh ốc hương bỏ vỏ. Theo TS Nguyễn Thị Xuân Thu, khi mắc phải loại bệnh sưng vòi, sưng chân, ốc hương sẽ bỏ ăn rồi chết rất nhanh và loại bệnh này phổ biến ở các vùng nuôi thuộc các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận…

Còn ở khu vực Thừa Thiên - Huế thì ốc hương chủ yếu mắc loại bệnh bỏ vỏ. Khi mắc phải loại bệnh này, không hiểu sao toàn thân ốc hương chui tọt ra khỏi vỏ, song chúng vẫn ăn uống bình thường nhưng chỉ sống được 1-2 ngày rồi chết.

TS Thu cho biết đến nay giới khoa học vẫn chưa biết chắc chắn tác nhân nào gây nên những loại bệnh này và cách phòng trị ra sao. Nói tóm lại, nếu nuôi ốc hương, không may đàn ốc mắc phải các bệnh tật này thì cũng đành bó tay.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu bước đầu về ký sinh trùng gây bệnh trên ốc hương của nhóm Võ Văn Nha - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 - đã phân tích một số nguyên nhân gây bệnh.

Theo đó, trùng lông (Ciliophora) có thể là tác nhân đầu tiên gây chết ốc hương. Theo nhóm nghiên cứu này, trùng lông tấn công vào cơ quan tiêu hóa (vòi lấy thức ăn) và cơ quan hô hấp (ống si phông) làm ốc bỏ ăn trong thời gian dài, nghiêm trọng hơn làm ốc khó thở và chết.

Ngoài ra, không loại trừ những tác nhân cơ hội như vi khuẩn, nấm, virus... sẽ tấn công vào những vùng bị tổn thương ở ống tiêu hóa và đường hô hấp của ốc hương, làm bệnh thêm trầm trọng.

Xem ra nuôi ốc hương có thể mang lại lợi nhuận rất cao, dễ lên... hương nhưng cũng là nghề ẩn chứa nhiều may rủi!

QUỐC THANH

 


“An Giang phải là đầu tàu cho ngành Thủy sản Việt Nam”

Nguồn tin: WAG, 13/2/2006
Ngày cập nhật: 13/2/2006

Năm 2005, An Giang có 1.836 ha và 3.058 lồng bè nuôi cá, đạt sản lượng 180.809 tấn (chưa kể 51.329 tấn cá khai thác tự nhiên), chế biến được 54.982 tấn sản phẩm thành phẩm và đạt kim ngạch xuất khẩu 122,323 triệu USD. Kế hoạch năm 2006, An Giang sẽ tăng diện tích nuôi thủy sản lên 3.086 ha và 3.720 lồng bè để đạt sản lượng 211.020 tấn (cộng với 60.000 tấn cá khai thác tự nhiên) để chế biến 55.000 tấn sản phẩm thành phẩm và nâng kim ngạch xuất khẩu lên 160 triệu USD. Cùng với kế hoạch này, tỉnh sẽ thực hiện đồng thời 4 giải pháp về con giống, quản lý chất lượng, tổ chức lại sản xuất và thị trường xuất khẩu, các chính sách đầu tư. Đồng thời đề nghị Bộ Thủy sản hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản 4 dự án cho Ban điều hành sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa ĐBSCL do ông Nguyễn Hoàng Việt làm Trưởng ban để phục vụ cho cả khu vực ĐBSCL.

HÒA BÌNH

 


Xã Phú Thuận: Nâng diện tích nuôi tôm càng xanh lên 450 ha

Nguồn tin: WAG, 13/2/2006
Ngày cập nhật: 13/2/2006

Chuẩn bị cho vụ tôm càng xanh mùa nước nổi 2006, xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn) dự kiến phát triển diện tích thả nuôi trên chân ruộng lên 450 ha, tăng khoảng 100 ha so năm ngoái, tập trung chủ yếu ở cánh đồng kênh đào giáp ranh xã Vĩnh Trinh (huyện Thốt Nốt), Vĩnh Thành (huyện Vĩnh Thạnh) và diện tích nằm trong khu vực quy hoạch đã được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Được biết, mùa nước nổi năm 2005, xã Phú Thuận có 203 hộ thả nuôi 375 ha tôm càng xanh, năng suất từ 1 tấn đến 1,2 tấn/ha, với giá bán bình quân khoảng 85.000đ/kg cho lãi khoảng 30 triệu đồng/ha.

TRỌNG ÂN

 


Xuất khẩu thủy sản - những tín hiệu vui đầu năm

Nguồn tin: BCT, 13/2/2006
Ngày cập nhật: 13/2/2006

 


Nguy cơ ngộ độc từ cá nóc nước ngọt

Nguồn tin: TN, 12/02/2006
Ngày cập nhật: 13/2/2006

Ngoài cá nóc biển còn có cá nóc nước ngọt. Đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc chết người do ăn cá nóc biển, còn với cá nóc nước ngọt thì sao? Thạc sĩ Đào Việt Hà, quyền Trưởng phòng hóa sinh, Viện Hải dương học - Nha Trang cho biết:

- Ngày 27.5.2004, tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã xảy ra vụ 5 nạn nhân ngộ độc do ăn cháo cá nóc nước ngọt đánh bắt từ ao nhà, làm 3 người chết. Trước vụ ngộ độc này, ở nước ta cá nóc nước ngọt chưa hề được biết đến về nguy cơ gây tử vong của chúng. Hầu hết dân địa phương đều tin rằng chỉ cá nóc ở biển mới có độc, còn cá nóc nước ngọt là an toàn, có thể ăn được. Theo các tài liệu quốc tế, có thể có 5-6 loài cá nóc nước ngọt tại một số nước khu vực Đông Nam Á, nhưng ở nước ta đến nay chỉ tìm thấy 2 loài cá nóc nước ngọt tại khu vực các tỉnh miền Nam là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteri). Cá nóc chấm xanh (tên địa phương là cá nóc beo) có kích thước lớn nhất 17 cm, được tìm thấy ở các thủy vực nước ngọt như suối, sông hoặc những cánh đồng ngập nước. Cá nóc mắt đỏ (tên địa phương là cá nóc mít) có kích thước lớn nhất khoảng 6 cm, thường sống ở những thủy vực có dòng chảy yếu hoặc những vùng nước lặng tại khu vực Tam giác Mê Kông. Đặc biệt, loài này có sự khác biệt về hình thái ngoài giữa 2 giới tính cái (hình A) và đực (hình B). Hai loài này không có giá trị thương mại về mặt thực phẩm do kích thước và trọng lượng nhỏ nhưng vì có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt nên thường được nuôi làm cá cảnh. Tuy nhiên, chúng có thể là đối tượng gây ra các vụ ngộ độc thức ăn khi được đánh bắt ngẫu nhiên từ lưới kéo hoặc bẫy cá và được sử dụng làm thức ăn, cụ thể như vụ ngộ độc nói trên.

* Mức độ nguy hiểm của hai loại cá nóc nước ngọt này thế nào?

- Kết quả nghiên cứu năm 2005 của Phòng hóa sinh, Viện Hải dương học - Nha Trang khẳng định cả hai loài cá nóc chấm xanh và mắt đỏ thu tại Trà Vinh và Bến Tre trong năm 2005 là hai loài cá nóc độc, nguy hiểm cho người tiêu dùng. Tuy có sự khác biệt về độc tính giữa các bộ phận cơ thể của chúng (thường cao nhất ở cơ quan sinh dục và gan), nhưng tất cả các bộ phận đều có độc tính. Do kích cỡ và trọng lượng cá thể khá nhỏ (5-20 gam) nên dân địa phương thường ăn toàn bộ cơ thể chúng và vì vậy, khả năng ngộ độc khá cao. Chỉ cần 10 gam gan hoặc 10-20 cá thể là có thể gây tử vong cho người. Bản chất độc tố của hai loài cá nóc nước ngọt này cũng đã được xác định là tetrodotoxin, tương tự như độc tố cá nóc biển Việt Nam và một số loài sinh vật độc khác như so, mực đốm xanh...

* Triệu chứng ngộ độc cá nóc nước ngọt và cách xử lý?

- Độc tố của hai loại cá nóc nước ngọt trên có dạng như độc tố cá nóc. Vì vậy, người bị ngộ độc cá nóc nước ngọt có triệu chứng tê môi, đầu lưỡi, có thể nôn mửa, co giật, hôn mê, suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Hiện nay chưa có thuốc giải độc đối với người bị ngộ độc tetrodotoxins nói chung và ngộ độc cá nóc nước ngọt nói riêng. Khi bị ngộ độc cá nóc nước ngọt, trước hết cần kích thích nôn mửa hết thức ăn trong dạ dày, nếu thấy biểu hiện khó thở, cần tiến hành hô hấp nhân tạo, và quan trọng nhất là phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Xuân Hòa

 


Bến Tre: Phát triển ngành thủy sản phải bảo đảm hiệu quả kinh tế và môi trường bền vững

Nguồn tin: BCT, 12/2/2006
Ngày cập nhật: 13/2/2006

 


FDA tăng mẫu kiểm tra dư lượng kháng sinh

Nguồn tin: TT, 13/2/2006
Ngày cập nhật: 13/2/2006

Thông tin từ Vasep cho biết Cục Quản lý thực phẩm - dược phẩm Mỹ (FDA) vừa công bố trong năm 2006, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra dư lượng kháng sinh trong 950 mẫu thủy sản, kể cả thủy sản trong nước và nhập khẩu, tăng gần 420 mẫu so với năm trước.

Theo công bố mới đây của FDA, trong năm 2005 cơ quan này đã tiến hành kiểm tra 536 mẫu sản phẩm thủy sản của 15 nước để kiểm tra dư lượng bảy loại kháng sinh, qua đó phát hiện nhiều mẫu có dư lượng kháng sinh chloramphenicol, nitrofurans...

H.Đ.

 


Cà Mau: Sản lượng chế biến thủy sản tăng 24%

Nguồn tin: BCT, 13/2/2006
Ngày cập nhật: 13/2/2006

 


Xã Phước Hòa: 330 hộ nuôi tôm không vay được vốn để triển khai vụ nuôi mới

Nguồn tin: BĐ, 10/2/2006
Ngày cập nhật: 12/2/2006

 


Hội thảo khởi đầu Dự án dựa vào cộng đồng phát triển nuôi cá ở chân các ruộng lúa...

Nguồn tin: Fistenet, 2/2006
Ngày cập nhật: 12/2/2006

Hội thảo khởi đầu "Dự án dựa vào cộng đồng phát triển nuôi cá ở chân các ruộng lúa có hệ thống thủy lợi và chịu ảnh hương ngập của lũ"

Hội thảo được tổ chức từ ngày 25 - 26/01/2006 tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. Tham dự hội thảo có các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ Trung tâm Nghề cá Thế giới (Word Fish Center), Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Thế giới (International Food Policy Institute), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2, Trường Ðại học Cần Thơ, các đại biểu của các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Ðồng Tháp.

Cơ quan tài trợ và thực hiện dự án là Trung tâm Nghề cá Thế giới, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn của các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Ðồng Tháp.

Thời gian thực hiện dự án bắt đầu từ năm 2005 và kết thúc năm 2010, với sự tham gia của sáu quốc gia, bao gồm: Ấn Ðộ, Bangladesh, Campuchia, Mali, Trung Quốc và Việt Nam. Mục đích chung của dự án là:

Tăng năng suất thủy vực;

Xóa đói, giảm nghèo cho người dân trong khu vực;

Tạo nguồn công ăn, việc làm cho người dân;

Tăng cường thu nhập cho mọi tầng lớp nông dân sống trong khu vực có hệ thống thủy lợi nhưng chịu ảnh hưởng của ngập lũ hàng năm.

Các mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm:

Xây dựng phương pháp xác định năng suất thủy vực ở các dạng địa hình, địa mạo khác nhau, nhằm đánh giá sự tham gia của nguồn lợi thủy sản trong việc tạo nên năng suất thủy vực ở các vùng đồng trũng, ngập và ở trong các vùng đã có hệ thống thủy lợi nhưng chịu ảnh hưởng của ngập lũ.

Xây dựng các phương án kỹ thuật và các định chế thích hợp nhằm nâng cao năng suất thủy vực ở quy mô lưu vực qua việc đưa các hoạt động nuôi thủy sản dựa vào cộng đồng vào trong các vùng đã hệ thống thủy lợi và các vùng ngập lũ hiện có.

Xây dựng phương pháp trao đổi, giải quyết và phổ biến thông tin với sự tham gia của mọi người dân trong vùng dự án nhằm hỗ trợ cho việc nuôi thủy sản dựa vào cộng đồng ở các thủy vực sử dụng chung.

Tăng cường khả năng nguồn nhân lực của các hệ thống khuyến ngư quốc gia nhằm hỗ trợ việc nuôi thủy sản dựa vào cộng đồng trong các thủy vực sử dụng chung.

Trong hai ngày hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ của ba tỉnh tham gia dự án cũng sẽ trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến phương pháp tính năng suất thủy vực, phương pháp tiếp cận, tổ chức thực hiện, lựa chọn địa điểm, kế hoạch thực hiện dự án.

 


Thị trường cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL: DN và người nuôi “đối đầu”

Nguồn tin: NLD, 10/2/2006
Ngày cập nhật: 12/2/2006

 


ĐBSCL: Tôm sú nguyên liệu khan hiếm, giá tăng liên tục

Nguồn tin: TN, 12/02/2006
Ngày cập nhật: 12/2/2006

Từ giữa tháng 1/2006 đến nay, tôm nguyên liệu trên thị trường khan hiếm trầm trọng nên giá tôm sú ở các tỉnh ĐBSCL tăng từng ngày. Hiện giá tôm sú ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng đã tăng 30 - 40 ngàn đồng/kg. Giá mỗi ký tôm loại 20 con/kg là 150.000 đồng; tôm 30 con/kg là 105.000 đồng/kg và tôm 40 con/kg là 85.000 đồng. Riêng giá tôm giống vẫn bình ổn ở mức 20 - 22 đồng/con. Tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau), các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến đang đối mặt với tình trạng tôm chết hàng hoạt, có nơi mức độ thiệt hại lên đến 50%.

Thanh Trang


Cà Mau: Mô hình nuôi cá bống tượng hộ gia đình giúp hàng trăm hộ thoát nghèo, khá giàu

Nguồn tin: BCT, 11/2/2006
Ngày cập nhật: 12/2/2006

Các ngành chức năng tỉnh Cà Mau vừa tổng hợp và nghiệm thu các mô hình kinh tế đã triển khai thực hiện trên địa bàn trong vòng 5 năm qua.

Mô hình nuôi cá bống tượng quy mô hộ gia đình được bình chọn đạt hạng xuất sắc nhất trong tất cả các mô hình đã triển khai thực hiện. Mô hình này được nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau sáng lập đã hơn 10 năm. Tuy nhiên, những ứng dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình chỉ mới diễn ra trong năm 2005, nhưng đã mang lại thành công. Với giá trị thu được từ 200 đến 300 triệu đồng/ha/năm, mô hình nuôi cá bống tượng hộ gia đình đã giúp cho hàng trăm hộ dân của xã Tân Thành thoát nghèo, vươn lên khá giàu.

Mô hình nuôi cua sinh sản nhân tạo trên vùng đất ngập mặn ở Năm Căn, Ngọc Hiển được xếp loại khá. Riêng mô hình nuôi cá điêu hồng được đánh giá là không thành công.

TRẦN VŨ

 


Ninh Thuận: Lao đao vì giá giống rong sụn tăng

Nguồn tin: LĐ, 10/2/2006
Ngày cập nhật: 11/2/2006

Do thời tiết không bình thường, nên trên 300ha cây rong sụn của bà con ở hai huyện Ninh Phước và Ninh Hải nuôi từ cuối năm 2005 đến tháng 1.2006 không đạt năng suất cao. Nông dân tỉnh đang gặp khó khăn vì thiếu giống.

Hàng trăm hộ nông dân phải đến các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà để mua giống với giá 4.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi giá giống mùa vụ trước.

Nguyễn Trung

 


Lại đổ xô nuôi cá tra!

Nguồn tin: TT, 11/02/2006
Ngày cập nhật: 11/2/2006

Giá cá tra tăng mạnh đã kích thích nhiều người ở đồng bằng sông Cửu Long đổ xô nuôi cá trở lại.

Nhiều cơ quan, doanh nghiệp đang cố gắng “tái lập trật tự” bằng mô hình nuôi cá sạch để duy trì môi trường nuôi và ngăn không để xảy ra tình trạng “nuôi nhiều giá cũng rớt mạnh” như năm 2005.

Ùn ùn thả cá xuống ao…

Nhu cầu nuôi tăng đã đẩy giá con giống tăng nhanh. Ở An Giang, Đồng Tháp giá con giống kích thước 2,5cm đã tăng từ 900 đồng lên 1.100 đồng/con, có nơi 1.200 đồng/con. Tuy chưa xảy ra sốt cá tra giống, nhưng không ít người nuôi mua phải giống kém chất lượng. Theo các nhà chuyên môn, con giống kém dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước vào mùa khô này.

Tại các khu vực dọc sông Tiền (Đồng Tháp) có nhiều hộ dân bỏ ao trống nay đã nuôi lại. Có nơi 2-3 hộ đào ao nuôi cá nhỏ lẻ. Theo thạc sĩ Dương Nghĩa Quốc - phó giám đốc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Đồng Tháp, việc nuôi nhỏ lẻ tự phát ở khu vực gần sông ảnh hưởng đến môi trường thủy sản, rất khó khắc phục.

Đồng Tháp đang vận động số hộ nuôi cá không chuyên, nuôi theo phong trào nên chuyển sang nuôi các loại cá khác để tiêu thụ nội địa, giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng. “Sắp tới Đồng Tháp sẽ không cấp giấy đủ điều kiện chăn nuôi cho hộ nuôi cá ngoài vùng qui hoạch thủy sản; muốn vay vốn của ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất phải có giấy xác nhận của hội nghề cá” - ông Quốc nói.

Thế nhưng, rút kinh nghiệm lần trước, không ít người nuôi cũng dè dặt có nên đầu tư nuôi cá trở lại không. Ở TP Cần Thơ, thạc sĩ Lê Ngọc Diện - phó Chi cục Thủy sản thành phố - cho biết nhiều hộ dân điện thoại, email nhờ các kỹ sư tư vấn. Nhiều người nêu câu hỏi “liệu giá còn tăng, có ổn định đến cuối vụ?”. Trước tình hình này, các địa phương đang vận động người nuôi nên tìm hiểu và gắn kết với các doanh nghiệp có uy tín để hợp đồng sản xuất, tiêu thụ cá sạch.

Mô hình sản xuất cá sạch theo tiêu chuẩn SQF buộc người nuôi phải cam kết đảm bảo chất lượng ở tất cả các khâu chăn nuôi nhưng được đảm bảo một mức giá cao khi tiêu thụ. Ngư dân đều làm chủ công nghệ nuôi cá sạch sẵn sàng các cam kết cung cấp sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường, cải tiến hệ thống sản xuất...

Cá “tự phát” đe dọa cá sạch

Nhưng sự trở lại của phong trào nuôi cá tra tự phát đang đe dọa các ao, bè cá sạch. Ông Ngô Phước Hậu - tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất khẩu thủy sản An Giang (Agifish An Giang) - nói đó là nỗi lo chung của các thành viên của Liên hiệp sản xuất cá sạch Agifish. Hiện liên hợp thường xuyên cảnh báo với ngành chức năng xử lý các trường hợp vi phạm môi trường vùng nuôi.

Thời gian qua để hạn chế người nuôi cá theo phong trào, nhiều địa phương đã đẩy mạnh nuôi cá sạch và qui hoạch vùng nuôi đảm bảo an toàn môi trường. Năm 2006, theo kế hoạch, Đồng Tháp sẽ sản xuất 50.000 tấn cá sạch, Cần Thơ 40.000-50.000 tấn. “Rồi đây người dân nuôi cá tra có trình độ sẽ đủ sức tự lo cho mình và sẵn sàng đấu tranh bảo vệ môi trường. Từ đó tạo được sự đồng thuận giữa người nuôi, doanh nghiệp và nhà quản lý vì mục tiêu phát triển bền vững”- ông Hậu nói.

Ông Hậu cho biết bốn tháng trước, trên Internet, sau khi Công ty Agifish đưa liên hiệp chăn nuôi cá sạch vào hoạt động, nhiều khách hàng Âu - Mỹ đã đồng ý mua cá của công ty với giá cao hơn 5% so với cá tra khác.

Công ty đang chuẩn bị thu hoạch lứa cá tra sạch đầu tiên ở khu vực ĐBSCL, dự kiến trong năm 2006 sẽ thu hoạch 40.000 - 60.000 tấn cá tra sạch xuất khẩu. Hiện công ty đã tổ chức được 5 vùng nuôi an toàn phù hợp với qui hoạch vùng nuôi thủy sản của cả tỉnh. Trên 30 thành viên là nông dân được cấp giấy chứng nhận nuôi cá chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế SQF- 1000.

Sau Công ty Agifish, các công ty chế biến thủy sản trong khu vực như: Nam Việt, Vĩnh Hoàn, Afiex cũng tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận cho các thành viên để thành lập vùng nuôi cá sạch. Ông Nguyễn Hữu Khánh - chủ tịch Hiệp hội nghề cá tỉnh An Giang - lạc quan cho biết trong năm 2006 tỉnh sẽ có 100.000 tấn cá tra sạch.

Công ty Agifish sẽ là đơn vị đầu tiên đăng ký thương hiệu cá sạch (gọi tắt là ATTUP) quảng bá uy tín ra thế giới. Nhưng chưa rõ con cá tra sạch có được an toàn khi mà nhiều người bất chấp qui hoạch, môi trường nuôi đang ùn ùn trở lại nuôi cá...

TRẦN ĐỨC


Nhiều trại sản xuất tôm giống nghỉ hoạt động

Nguồn tin: BBD, 10/2/2006
Ngày cập nhật: 11/2/2006

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định chỉ còn 65 trại sản xuất tôm giống còn hoạt động, giảm hơn 50 trại so với năm 2005 và 180 trại so với năm 2000.

Nguyên nhân là do mấy năm gần đây hiệu quả trong việc nuôi tôm không cao, một số tỉnh lâu nay mua tôm giống ở Bình Định cũng đã chủ động được nguồn giống… nên lượng tôm giống sản xuất ra đã vượt cầu, giá tôm giống ngày một giảm mạnh khiến nhiều trại sản xuất tôm giống thua lỗ nặng.

Được biết, hiện nay giá tôm sú loại post 15 (tôm giống) chỉ dao động từ 10-13 đồng/con, giảm hơn 10 đồng/con so với năm 2005 và 50 đồng/con so với năm 2000.

Ngọc Thái

 


Ngư dân được mùa, được giá tôm hùm giống

Nguồn tin: BBD, 10/2/2006
Ngày cập nhật: 11/2/2006

 


Mùa tôm - khi niềm vui nhân đôi

Nguồn tin: BBD, 10/2/2006
Ngày cập nhật: 11/2/2006

Chợ tôm hùm giống nhóm họp từ khi tuyến đường Cát Tiến - Đề Gi được mở ra cùng với sự nở rộ của nghề bắt tôm hùm giống dọc theo các xã Cát Hải, Cát Tiến. Chợ chỉ họp trong mùa tôm hùm giống, từ quãng tháng 11 âm lịch đến khoảng tháng ba âm lịch hàng năm. Thương lái ở đây, chủ yếu là người thôn Trung Lương, số ít là người Quy Nhơn. Chị Hoa giải thích: "Đâu phải tự nhiên mà xách giỏ đến đây mua đâu. Tụi tui phải "đầu tư" vốn trước cho các thuyền, mỗi thuyền dăm, bảy triệu rồi mới thu mua và trả dần. Mà mỗi con tôm, thu mua ở đây rồi phóng xe máy về cửa Hàm Tử (Quy Nhơn) hay vào tận Xuân Hải (Phú Yên) bán cho các thương lái, nói thật là cũng chỉ lãi 1.000 đến 2.000 đồng/con. Nếu gặp may bán trực tiếp cho các hộ trực tiếp nuôi thì lời thêm được 1.000 đồng/con".

...

Viết Thọ - Thu Hà


Năm 2006 : Thủy sản An Giang phấn đầu đạt 130 triệu USD

Nguồn tin: WAG, 8/2/2006
Ngày cập nhật: 10/2/2006

 


Nuôi cá lóc trong bồn hiệu quả cao

Nguồn tin: WAG, 7/2/2006
Ngày cập nhật: 10/2/2006

Hiện nay tại phường Mỹ Thạnh, TPLX mô hình nuôi cá lóc trong bồn trong nhân dân đang tăng mạnh. Nếu như năm 2004, toàn phường chỉ có 20 hộ nuôi thí điểm thì qua năm 2005 đã tăng gấp đôi. Hiệu quả của mô hình này là chi phí đầu tư xây bồn thấp lại phù hợp với điều kiện đất đai chật hẹp thực tế ở đô thị. Chị Nguyễn Thị Ánh, nông dân nuôi cá trong phường Mỹ Thạnh cho biết : tổng chi phí đầu tư cho một bồn nuôi cá kiên cố diện tích 160 m2 khoảng 40 triệu đồng, một vụ thả nuôi 4 tháng đã thu lời hơn 70.000.000 đồng. Tuy nhiên hạn chế của mô hình nuôi cá lóc trong bồn là không mở rộng quy mô sản xuất, cá dễ phát sinh bệnh nếu xử lý không kịp thời về nguồn nước sạch.

Bảo Phong

 


Thử nghiệm mô hình tập đoàn chế biến thủy sản xuất khẩu

Nguồn tin: TTXVN, 09/02/2006
Ngày cập nhật: 10/2/2006

 


Thị trường cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL: DN và người nuôi “đối đầu”

Nguồn tin: NLD, 10/2/2006
Ngày cập nhật: 10/2/2006

 


Trà Vinh: Từ đầu năm đến nay tiêu hủy 9,75 triệu con tôm giống bị nhiễm bệnh

Nguồn tin: BCT, 10/2/2006
Ngày cập nhật: 10/2/2006

Từ đầu năm đến nay, Chi cục BVNLTS tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm dịch mầm bệnh bằng phương pháp PCR cho hơn 87 triệu con tôm sú giống sản xuất tại địa phương và nhập từ ngoài tỉnh vào. Qua đó chi cục phát hiện và tiến hành tiêu hủy 9,75 triệu con tôm giống bị nhiễm các bệnh MBV, đỏ thân, phát sáng... ( Trước đó, Chi cục cũng đã kiểm tra 563 con tôm sú bố mẹ cho các trại sản xuất giống trong tỉnh, đã góp phần đáng kể vào việc hạn chế số tôm bị nhiễm bệnh cho nhập tỉnh và sản xuất tại chỗ bán cho người nuôi.

 


Nhu cầu tôm giống chất lượng ở Trà Vinh: Cách nào đáp ứng?

Nguồn tin: BCT, 10/2/2006
Ngày cập nhật: 10/2/2006

Trà Vinh là một tỉnh vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tốc độ phát triển chậm so với các nhiều tỉnh khác trong khu vực. Với sự nỗ lực thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nghề nuôi tôm được Trà Vinh xem như đòn bẩy thúc đẩy thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Song, một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành bại của nghề nuôi tôm ở Trà Vinh là yếu tố con giống. Nhưng làm gì để có được nguồn tôm giống chất lượng? Vấn đề này đang làm ngành chức năng phải đau đầu...

Băn khoăn nguồn tôm giống

Từ khi Trà Vinh có chủ trương thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất thủy sản, con tôm dần chiếm vị trí quan trọng. Diện tích nuôi tôm rất hạn hẹp từ non 1.000 ha năm 1996 đến nay đã lên đến hơn 24.000ha. Kéo theo việc tăng nhanh diện tích là nhu cầu con giống thả nuôi ngày càng tăng. Đến cuối năm 2005 Trà Vinh cần đến hơn 2,7 tỉ con tôm giống. Tuy nhiên, tình trạng tôm nuôi bị chết do con giống kém chất lượng và bị nhiễm bệnh đã trở thành nỗi bức xúc thường xuyên của người nuôi tôm hiện nay. Theo kết quả kiểm tra của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (BVNLTS) Trà Vinh, hiện có trên 30% số tôm giống thả nuôi bị chết do nhiễm các bệnh: đốm trắng, đỏ thân, đầu vàng... ngày một tăng.

Hệ thống trên 110 trại sản xuất giống hiện nay của Trà Vinh mới đáp ứng được khoảng 45% tổng số con giống thả nuôi, số còn lại phải nhập từ các nơi khác về. Dự kiến năm 2006 nhu cầu tôm giống thả nuôi lên đến trên 3 tỉ con. Trong khi đó, một chủ trại sản xuất giống tại Trà Vinh cho biết: “Trước đây lực lượng kinh doanh giống được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ, kiểm tra yêu cầu kỹ thuật và kiểm dịch thường xuyên, nên các cơ sở chủ yếu cạnh tranh về chất lượng tôm giống. Từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất đến nay, do nhu cầu lớn các trại tôm giống hình thành khắp nơi, nên công tác quản lý không còn chặt chẽ như trước. Trên 65% lượng tôm sú giống nhập tỉnh vẫn chưa qua kiểm dịch, vì thế không ai dám bảo đảm chất lượng”. Còn một cán bộ kỹ thuật ở trại sản xuất giống Công Bình tại xã Long Khánh, huyện Duyên Hải cũng băn khoăn: “Hiện nay tôm giống nhập từ tỉnh bạn có giá rẻ hơn tôm giống sản xuất tại địa phương. Khi vào vụ do cần giống để thả nuôi thế là bà con mua đại, bất kể chất lượng dẫn đến tình trạng tôm chết tràn lan”.

Vì sao tôm giống nhập tỉnh vẫn còn tồn tại những hạn chế? Theo Chi cục BVNLTS Trà Vinh, hiện tỉnh chỉ có một trạm kiểm dịch với khoảng 10 cán bộ - lực lượng còn rất mỏng so với nhu cầu thực tế. Dù chỉ kiểm tra bằng cảm quan và hệ thống PCR cũng không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đó là chưa kể tình trạng nhập tôm giống vào tỉnh không qua kiểm dịch. Trong khi đó, ngoài chức năng kiểm dịch tôm giống, lực lượng này còn phải thực hiện công tác kiểm tra điều kiện kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm; tuyên truyền về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, nên khả năng đáp ứng nhu cầu kiểm dịch ngày càng khó khăn. Trên thực tế, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, rất nhiều ngõ để có thể nhập tôm vào tỉnh, thì việc thực hiện quản lý chất lượng tôm giống nhập vào Trà Vinh ngày càng khó khăn.

Để có “tôm giống sạch”

Theo Trung tâm giống thủy sản Trà Vinh, trước mắt ngành thủy sản nên xem xét thành lập một đoàn kiểm tra, tiêu hủy tôm giống nhập tỉnh không đạt yêu cầu và có dấu hiệu bệnh đến mức phải tiêu hủy. Đây là một trong những điều kiện cần và phải có để tổ chức, liên hệ thông tin về chất lượng con giống nhằm đảm bảo được nguồn giống sạch. Còn về lâu dài, cần điều tra hiện trạng tổng thể nghề sản xuất giống và nghề nuôi tôm của tỉnh, dự báo biến động của môi trường, thị trường, dịch bệnh... để có qui hoạch tổng thể hoàn chỉnh nghề nuôi thủy sản. Cần có những chính sách ưu đãi đầu tư vốn, đào tạo nguồn nhân lực trong nghiên cứu và sản xuất con giống. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến lưu thông, tiêu thụ giống. Để quản lý về chất lượng tôm giống tại địa phương, ông Võ Văn Hùm, Trưởng Trạm kiểm dịch thủy sản - Chi cục BVNLTS Trà Vinh, cho rằng phải tăng cường xét nghiệm và loại bỏ tôm bố mẹ bị bệnh trước khi cho sinh sản và quản lý số lần sinh sản của chúng. Đồng thời tiến hành kiểm dịch bằng phương pháp PCR hoặc mô học tận gốc đối với tôm giống sản xuất trong tỉnh cũng như tôm giống nhập tỉnh.

Nhằm quản lý tốt chất lượng tôm giống, Thạc sĩ Trần Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Sở Thủy sản Trà Vinh, phân tích khó khăn và đưa ra giải pháp: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm bệnh do tôm mẹ mang mầm bệnh, nên khi sản xuất cho ra tôm giống mang mầm bệnh. Ngoài ra, do khâu sản xuất tôm giống không tách biệt tôm mẹ mang mầm bệnh đã truyền sang tôm mẹ không mang mầm bệnh. Việc ương lẫn ấu trùng của nhiều tôm mẹ trong cùng một bể đã truyền bệnh cho nhau... Để có nguồn tôm giống chất lượng phải loại bỏ tôm mẹ mang mầm bệnh, nhưng phương pháp này rất khó thực hiện. Bởi trong quá trình kiểm tra sẽ làm cho tôm mẹ có tỷ lệ chết cao, mà giá trị tôm mẹ lại quá đắt. Do đó cần phải nghiên cứu và co phương pháp nuôi khép kín dòng đời của tôm sú. Vì khép kín sẽ kiểm tra được môi trường nuôi, kiểm tra được con giống sạch bệnh thả nuôi, quá trình nuôi, như vậy sẽ có tôm mẹ không mang mầm bệnh”.

Có thể nói, chưa lúc nào nhu cầu tôm giống sạch bệnh tại Trà Vinh lại trở nên bức thiết như hiện nay. UBND tỉnh Trà Vinh đã đầu tư gần 1 tỉ đồng để Chi cục BVNLTS trang bị thêm một phòng PCR hiện đại. Như vậy, đến nay tỉnh đã có được 2 phòng PCR phục vụ cho công tác kiểm tra nguồn tôm giống trước khi bán cho người nuôi. Tuy nhiên, để nghề nuôi thủy sản của Trà Vinh mang tính bền vững, nguồn con giống phải được tỉnh tự túc thông qua việc đầu tư phát triển hệ thống sản xuất con giống, tăng cường các thiết bị kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ và cả con tôm giống... Nên chăng đẩy mạnh xã hội hóa công tác này để Nhà nước và nhân dân cùng phối hợp kiểm tra, quản lý chất lượng con giống.

QUỐC DŨNG


Trà Vinh: Nuôi cá kèo luân canh trong vuông tôm sú đạt hiệu quả cao

Nguồn tin: BCT, 10/2/2006
Ngày cập nhật: 10/2/2006

Sau khi thu hoạch vụ tôm sú năm 2005, 300 hộ dân ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thả nuôi khoảng 10 triệu con cá kèo theo hình thức luân canh trên diện tích ao nuôi tôm. Mật độ thả giống từ 7- 10 con/m2, sau 4 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 30-40 con/kg. Hiện tại giá bán cá kèo tại vuông từ 30.000-40.000 đồng/kg, bình quân 1 ha, người nuôi thu lãi trên 20 triệu đồng. Đây là mô hình sản xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra triển vọng cho nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng ngập mặn, ven biển theo hướng đa dạng hóa vật nuôi. Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là nguồn con giống tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu, người nuôi phải đến tận tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng để mua con giống...

LÊ NAM

 


Cà Mau: Sản lượng thủy sản nuôi đạt 8.000 tấn

Nguồn tin: BCT, 10/2/2006
Ngày cập nhật: 10/2/2006

Từ đầu năm 2006 đến nay, sản lượng nuôi thủy sản ở tỉnh Cà Mau khoảng 8.000 tấn các loại, tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt 5,7% kế hoạch năm trong đó có 4.000 tấn tôm. Tuy vậy, nuôi thủy sản trong tháng đầu năm 2006 của tỉnh gặp nhiều khó khăn do môi trường biến động bất lợi, tôm nuôi bị chết ở nhiều nơi, lượng tôm giống thả nuôi tăng nhưng sản lượng thu hoạch kém, tôm đạt kích cỡ phục vụ chế biến xuất khẩu chưa nhiều. Nuôi tôm công nghiệp đã và đang thu hoạch với năng suất khá cao, bình quân 5 - 6 tấn/ha. Tuy nhiên, một số hộ nuôi tôm khoảng 2 tháng tuổi bị thiệt hại khá nhiều mà nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng thời tiết bất thường.

Được biết, năm 2006, tỉnh Cà Mau phấn đấu nuôi thủy sản đạt sản lượng 141.000 tấn, tăng 17,5% so với năm 2005, trong đó có 94.000 tấn tôm, tăng 12%. Để đạt được kế hoạch này, tỉnh Cà Mau tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản trên 2 vùng Nam và Bắc Cà Mau.

LÊ HUY HẢI


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang