• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Về thông tin cá bè chết trên sông Tiền, sông Hậụ: Không có gì ầm ĩ

Nguồn tin: LĐ, 6/1/2006
Ngày cập nhật: 6/1/2006

Ngư dân hoang mang, doanh nghiệp phập phồng, còn các nhà lãnh đạo địa phương thì canh cánh khi những ngày gần đây một số tờ báo đã thông tin về việc cá bè trên sông Tiền, sông Hậu bị chết hàng loạt. Thực tế không phải như vậy.

Bình thường

Tiếp chúng tôi tại bè cá nằm ở tổ 11, Mỹ Khánh II, xã Mỹ Hoà Hưng (TP.Long Xuyên-An Giang), ông Võ Văn Tuồng - nhân vật được một tờ báo dẫn lời về tình trạng cá chết hàng loạt đã không nén được bức xúc: Cả làng bè ở Long Xuyên này ai cũng biết tôi đã ngừng nuôi cá từ tháng 5.2005. Còn ông Ngô Phước Hậu - Tổng Giám đốc Cty CP Agifish - thì than thở: Việc thông tin thiếu chính xác đã tác động tiêu cực đến hoạt động chứng khoán và tiêu thụ sản phẩm của Cty.

Tại Tiền Giang, anh Đinh Quốc Phong - người trực tiếp chăm sóc bè cá điêu hồng tại khu vực 2, phường Tân Long (TP.Mỹ Tho-Tiền Giang) đã phản ứng: Tôi là người làm thuê. Tôi khẳng định cá có chết cách đây hơn 2 tháng do bị sốc môi trường mới, khi vừa đưa từ nơi ương xuống bè. Còn từ đó đến nay, cả bè vẫn phát triển bình thường".

Đâu là sự thật?

Tiếp chúng tôi chiều 5.1 là anh Tài, người trực tiếp chăm sóc bè cá của ông Nguyễn Văn Dong. Không trả lời thẳng câu hỏi về cá chết, anh Tài vác bao thức ăn rải xuống, ngay lập tức đàn cá he trọng lượng 3 con/kg nổi đầy mặt bè. Còn tại bè cá do anh Phong phụ trách, cá lên ăn kín cả mặt nước.

Anh Phong và Tài cho rằng: "Với những người nuôi chuyên nghiệp như chúng tôi vào thời điểm này, mỗi ngày có 5-10 con/bè bị chết là chuyện thường tình, không có gì đáng lưu ý chớ nói chi đến cảnh báo, hay báo động gì đó".

Còn anh Thanh Sang - chủ 3 bè cá cạnh bè ông Dong - khẳng định: "Đúng là những ngày gần đây, mỗi ngày một số bè có cá bị chết, nhưng nếu nói có cá chết hàng loạt là không chính xác".

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thạnh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT An Giang cho biết: "Thông thường một năm có hai mùa cá bị "rộn", một là mùa nước đổ (mùng 5 tháng 5) và hai là mùa lũ rút với 2 bệnh chính là phù mắt và gan thận mủ".

Theo ông Thạnh vào thời điểm này, con cá vừa bị sốc trước sự thay đổi đột ngột của môi trường nước, vừa chịu ảnh hưởng của thời tiết giao mùa nên ít ăn, làm cho sức khoẻ bị suy yếu, kháng thể kém mà lại và khó điều trị (do chủ yếu bằng con đường thức ăn) nên nếu nuôi với mật độ dày và thiếu theo dõi, tỉ lệ chết sẽ ở mức cao. Trong khi đó trên thực tế, hầu hết ngư dân lại thả nuôi với mật độ quá dày, tại Tiền Giang tỉ lệ này là 120-250 con/m3, còn tại An Giang, theo kỹ sư Dũng, mật độ nuôi cao gấp 2 lần mức nuôi lý tưởng.

Lục Tùng

 


Bình Định: Triển khai nuôi tôm chân trắng trên diện rộng

Nguồn tin: Vasep, 5/1/2006
Ngày cập nhật: 6/1/2006

Sau gần 2 năm nuôi khảo nghiệm tại các mô hình nuôi tôm trên cát ở 2 xã Mỹ Thắng và Mỹ An (Phú Mỹ - Bình Định), con tôm chân trắng đã khẳng định được hiệu quả cao: không xảy ra dịch bệnh, năng suất từ 4-5 tấn/ha/vụ, lợi nhuận từ 30-40 triệu đồng/ha/vụ...

Do vậy, năm 2006 con tôm chân trắng sẽ được triển khai nuôi diện rộng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Riêng các trại sản xuất tôm giống phải có giấy phép của UBND tỉnh và Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản; tôm bố mẹ, tôm giống nhập khẩu phải được kiểm định theo đúng quy định của Bộ Thủy sản; tôm giống xuất bán ra ngoài phải được kiểm dịch, chủ cơ sở phải cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng mua tôm giống, kèm theo hợp đồng mua tôm giống của chủ đầm nuôi.

(Sài Gòn giải phóng, 31/12/2005)

 


Trà Vinh: Đạt sản lượng thủy sản gần 91.500 tấn

Nguồn tin: BCT, 5/1/2006
Ngày cập nhật: 6/1/2006

 


Giá cá tra, basa tăng cao

Nguồn tin: BCT, 5/1/2006
Ngày cập nhật: 6/1/2006

 


Lưu ý: không được sử dụng kháng sinh Fluoroquinolone (trong danh mục cấm) để xử lý cá bị bệnh nhiễm khuẩn

Nguồn tin: VietLinh, 6/1/2005
Ngày cập nhật: 6/1/2006

Bà con nuôi cá nên lưu ý: không được sử dụng kháng sinh Fluoroquinolone (trong danh mục cấm) để xử lý cá bị bệnh nhiễm khuẩn.

Xin xem chi tiết các lọai thuốc và hóa chất bị cấm sử dụng tại trang web: http://www.vietlinh.com.vn

 


Về việc cá chết hàng loạt ở ĐBSCL, Bộ Thủy sản: Nên thay đổi lịch nuôi thả và giảm mật độ cá trong lồng

Nguồn tin: SGGP, 6/1/2005
Ngày cập nhật: 6/1/2006

Sáng qua, 5-1, các trung tâm quan trắc môi trường của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (khu vực phía Nam) đã thành lập đoàn khảo sát tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang để tìm nguyên nhân cụ thể khiến cá chết hàng loạt.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ Thủy sản, khẳng định, việc cá chết hàng loạt tại ĐBSCL là hiện tượng xảy ra thường xuyên hàng năm, do mùa này đang là mùa nước cạn, nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Tuy nhiên năm nay, hiện tượng cá chết hàng loạt là do thời tiết có dấu hiệu bất thường.

Vụ Nuôi trồng thủy sản khuyến nghị, các hộ nuôi trồng thủy sản cần phải thay đổi lịch nuôi thả: Nên nuôi thả sớm hơn thời vụ bình thường, sử dụng cá giống lớn để kịp thu hoạch trước mùa nước cạn, nhanh chóng giảm mật độ cá trong mỗi lồng bè để dịch bệnh không lây lan, tạo sức đề kháng cho cá.

VĂN PHÚC

 


Vụ cá chết hàng loạt trên sông Tiền, sông Hậu: Cá chết do nhiễm bệnh gan mủ?

Nguồn tin: TT, 6/1/2005
Ngày cập nhật: 6/1/2006

Ngày 5-1, trao đổi với Tuổi Trẻ, kỹ sư Từ Thanh Dung - giảng viên khoa thủy sản Trường đại học Cần Thơ chuyên ngành cá tra - cho biết bà rất bức xúc khi mỗi ngày bộ phận bệnh học của khoa nhận rất nhiều mẫu cá tra chết được lấy từ các ao, bè ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... do dân chuyển đến.

Bà Dung nói: “Mẫu cá chết ở Mỹ Hòa Hưng và Cao Lãnh (Đồng Tháp) gửi đến khoa rất nhiều và kết quả xét nghiệm cho thấy 60% là bệnh mủ gan.

* Cụ thể bệnh này biểu hiện ra sao thưa kỹ sư?

- Có hai trường hợp như sau: bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt hơi lồi nhưng khi mổ ra thì gan thận tì tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ). Đó là biểu hiện bệnh lý của bệnh mủ gan. Trường hợp thứ hai, nếu là cá bệnh có kết hợp yếu tố do mưa lớn gây sốc đột ngột thì sẽ làm cá phù mắt, đỏ thân càng làm gia tăng bệnh mủ gan.

Riêng kết quả xét nghịêm mẫu cá tra ở Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho thấy cá chết hàng loạt là do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri mà báo Tuổi Trẻ đã đề cập trước đó.

* Theo kỹ sư, vì sao năm nay cá chết nhiều?

- Năm nay thời tiết nhiễu động quá lớn, tới thời điểm này vẫn còn mưa. Thời tiết lạnh và mưa kéo dài là điều kiện thuận lợi cho virus Edwardsiella ictaluri xâm nhập phát triển tấn công đàn cá. Bệnh này phát triển từ tháng sáu đến tháng mười, và đến tháng mười một đã giảm hẳn.

* Cách trị bệnh cho cá hiệu quả vào thời điểm cấp bách này là gì, thưa kỹ sư?

- Chúng tôi đã khuyến cáo: hạn chế thay nước và giảm thức ăn cho cá, xử lý vôi bột (CaCO3) trong môi trường nước, cách một tuần một lần (hoặc một tháng/lần); trong trường hợp cá giống bị nhiễm bệnh mủ gan nên sử dụng nhóm thuốc kháng sinh Fluoroquinolone trộn với thức ăn cho cá ăn liên tục bảy ngày, với liều lượng 0,3-0,5g/kg thức ăn (hoặc trên 100kg cá nuôi) cho cá.

Nên bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá. Đối với cá thịt đã đạt kích cỡ thương phẩm có thể thay thế thuốc Fluoroquinolone bằng thuốc Amoxiline. Bà con nên bán cá hoặc tiêu thụ nội địa để cứu vãn tình hình xấu xảy ra. Đối với cá chết, tốt nhất nên chôn và xử lý vôi bột để hạn chế mầm bệnh lây lan.

* Mức độ lây lan và khả năng tạo thành dịch bệnh như hiện nay đã có thể công bố dịch được chưa, thưa kỹ sư?

- Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cá từ môi trường nước qua da, qua mang cá và bằng đường thức ăn. Tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh. Bể cá thí nghiệm của khoa thủy sản khi có mầm bệnh xâm nhập khoảng 3-4 ngày thì toàn bộ cá trong bể đều bị nhiễm.

Do vậy bệnh này lây lan rất nhanh và có thể tạo thành dịch bệnh nếu không có biện pháp phòng bệnh tích cực. Xác cá chết dứt khoát phải chôn. Cơ quan nội tạng như máu, mủ và các sản phẩm phụ của cá tồn tại trong môi trường nước lâu sẽ phát tán vi khuẩn gây bệnh rất nhanh sang khu vực nuôi cá khác.

Nếu để máu, mỡ cá thải xuống sông hoặc dùng cơ quan nội tạng chế biến cho cá chim trắng ăn như báo Tuổi Trẻ đã nêu thì rất nguy hiểm. Cá ăn không hết sẽ tiếp tục tan ra môi trường nước, khuếch tán đi xa.

Do vậy các chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần có biện pháp kiểm soát để trợ giúp người dân xem trường hợp nào là trị được bệnh, trường hợp nào phải thu hoạch sớm hoặc hủy bỏ đàn cá bệnh đã nhiễm khuẩn (do virus Edwardsiella ictaluri gây ra).

Đặc biệt khuyến cáo người dân khi cá bệnh do virus Edwardsiella ictaluri thì không nên dùng thuốc kháng sinh đã bị lờn như: Oxytetracyllin, Oxolinic acid và nhóm Sulphonamides để trị bệnh mủ gan.

TRẦN ĐỨC thực hiện

Phải “hỏa tốc” xử lý tình trạng cá chết

Chiều qua 5-1, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Dương Nghĩa Quốc - phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp - cho biết lãnh đạo sở đã yêu cầu Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hỏa tốc đi kiểm tra và xử lý tình hình cá chết.

Ông Quốc cho rằng ngoài số thuốc kháng sinh mà Bộ Thủy sản cấm sử dụng vẫn còn nhiều loại thuốc khác có thể trị bệnh nhanh và hiệu quả để cứu ao cá.

* Chiều cùng ngày, bà Võ Thị Phước Hồng, ở khóm 6, phường 6, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cho biết cá trong ao của bà chết hàng loạt. Từ ngày 8-12 đến nay, ao cá thả 300.000 con của bà đã chết gần 30.000 con.

Có ngày chết khoảng 5.000 con và hiện nay mỗi ngày bà vớt khoảng 400 con cá nổi mà không biết nguyên vì sao cá chết. Số tiền thiệt hại do cá chết của bà đã lên đến gần 30 triệu đồng.

Các khu vực nuôi cá ở cồn Tân Lộc (Thốt Nốt), Bình Thạnh (Đồng Tháp) tiếp tục xảy ra hiện tượng cá chết nhiều. Lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh đang tập trung tổ chức kiểm tra, sớm có biện pháp phối hợp xử lý tình trạng cá chết lan rộng như hiện nay.

TRẦN ĐỨC

 


Ý kiến của Chi cục thủy sản An Giang về việc "cá chết hàng loạt" ở An Giang

Nguồn tin: Web SNN&PTNT An Giang, 5/1/2005
Ngày cập nhật: 6/1/2006

Sau khi một số bạn đọc phản ánh về việc các báo chí đăng tin cá chết hàng loạt ở một số tỉnh ĐBSCL, Việt Linh đã liên hệ với BBT Website Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang và nhận được nội dung trả lời như sau:

CHI CỤC THỦY SẢN AN GIANG:

Thứ nhất: Hiện tượng cá chết trong mấy ngày qua là chuyện xảy ra thường niên (năm nào cũng vậy) có tính chất mùa vụ rõ rệt, cụ thể là do một số nguyên nhân sau:

1/ Hàng năm vào mùa lũ rút lượng nước có nhiều chất hữu cơ từ thượng nguồn đổ về làm cho các yếu tố môi trường trở nên bất lợi đối với cá nuôi đặc biệt là lượng oxy hòa tan và các mầm bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng) hiện diện nhiều trong môi trường nước. Mặt khác đây cũng là thời điểm nông dân chuẩn bị làm đất để xuống giống lúa Đông Xuân nên lượng nước thải từ đồng ruộng cũng góp phần lầm tăng lượng chất hữu cơ trong nước trên các sông, kênh, rạch.

2/ Việc thả nuôi với mật độ cao là do một số ít ngư dân tự phát không tuân thủ theo quy trình kỹ thuật và quy trình phòng bệnh cho cá nuôi đã được khuyến cáo của cơ quan chuyên môn và đặc biệt là không chủ động tăng sức đề kháng cho cá qua mùa lạnh, cho nên khả năng chống chịu của cá đối với điều kiện môi trường bất lợi là rất kém, từ đó xảy ra hao hụt nhiều.

3/ Một nguyên nhân nữa là xuất phát từ con giống các hộ thả nuôi được sản xuất vào cuối vụ sinh sản nên cá giống thường có chất lượng kém cũng góp phần làm hao hụt.

Thứ hai: Một số thông tin đề cập trong hai bài báo chỉ là những thông tin có tính chất lượm lặt và không có tính thuyết phục, ví dụ: “... nhiều chất đã cấm không được sử dụng vẫn được thải bừa xuống sông”, “ Hiện ở tỉnh Đồng Tháp có khoảng 2.500 bè cá tập trung ở huyện Hồng Ngự ....”, “Những năm 1996-1997 tỷ lệ hao hụt do cá chết khoảng 15-20% nhưng bây giờ đã trên 50%”, ... . Không thể lấy ý kiến của một vài cá nhân và những số liệu chung chung mà kết luận chung cho cả nghề nuôi cá tra, basa.

Thứ ba: Trong năm qua, những động thái của ngành Thủy sản An Giang là đẩy mạnh kiểm soát chất lượng sản phẩm cá tra, cá basa từ khâu đầu đến khâu cuối trong chuỗi sản xuất, cho nên việc thất thoát do hao hụt trong tất cả các khâu đều được quan tâm đúng mức để có hướng khắc phục.

1/ Hiện nay ngành Thủy sản tỉnh An Giang đang tích cực vận động cho phong trào sản xuất cá sạch phục vụ cho xuất khẩu dựa trên nền tảng áp dụng tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000 cho vùng nuôi và SQF 2000 cho nhà máy chế biến. Kết quả đến nay đã thành lập được Liên hợp sản xuất cá sạch Agifish và Hội nuôi cá sạch của Công ty TNHH Nam Việt, sắp tới sẽ còn nhiều hội nuôi cá sạch được thành lập nhằm hướng tới một nền sản xuất cá tra, basa chất lượng cao phục vụ cho các thị trường lớn trên thế giới.

2/ Nâng cao việc kiểm soát chất lượng con giống, đặc biệt là quản lý đàn giống bố mẹ, phục vụ cho nghề nuôi.

3/ Đào tạo cho ngư dân và lao động nghề cá về kỹ năng nuôi thủy sản an toàn và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000.

4/ Phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II lắp đặt các hệ thống quan trắc môi trường tại các vùng nuôi cá trọng điểm của tỉnh để cảnh báo khả năng ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi.

5/ Lập các dự án thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cá tra, basa, và quy hoạch chi tiết phát triển các vùng nuôi cá sạch bền vững

6/ Tăng cường phối hợp cùng các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra và xử phạt rất nhiều công ty và cửa hàng sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản trên địa bàn tỉnh, đồng thời cũng tuyên truyền rộng rải năng cao ý thức sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm cho ngư dân nuôi cá.

CHI CỤC THỦY SẢN AN GIANG

 


Tỷ phú từ đam mê nuôi thuỷ sản

Nguồn tin: Agroviet, 3/01/2006
Ngày cập nhật: 5/1/2006

Tuy tuổi thuộc loại "U 50" nhưng anh Trần Hòa Vân vẫn đam mê nghề nuôi trồng thủy sản như 10 năm trước đây, vì nó chẳng những thúc đẩy anh hứng thú tìm tòi ra cái mới trong nghề mà còn đem lại cho gia đình anh nguồn thu nhập vào hàng "tỉ phú". Anh là một trong những điển hình tiên tiến tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm của tỉnh Bình Dương.

Với vóc người tầm thấp, thân hình chắc nịch, da rám nắng anh tâm sự: vốn là dân đồng bằng sông Cửu Long về lập nghiệp tại thị trấn Lái Thiêu (huyện Thuận An, Bình Dương). Từ năm 1990, ngòai làm ruộng anh có sở thích chăn nuôi các lọai cá như sặc rằn, rô phi, cá tra... nhưng nguồn kinh tế mang lại không nhiều do thời giá lúc ấy chỉ có 6-7ngàn đồng/kg cá. Anh đã nghĩ ra việc làm ao nuôi và hàng ngày cắm câu, kéo lưới bắt ba ba về nuôi. Khoảng 3 năm sau, số ba ba anh nuôi đã nhiều và bán được 250 ngàn/kg. Nhận thấy sự hiểu biết qua việc tìm tòi nghiên cứu và nghề nuôi ba ba của mình đã "chắc tay"cũng như hiệu quả kinh tế mang lại ,năm 1994, từ thông tin trên báo anh đã khăn gói ra Hải Hưng (bấy giờ) mua 100 con ba ba với giá 100.000 đ/con về nuôi. Số ba ba này phải mất 2 năm nuôi mới đạt trọng lượng 2 kg/con. Anh lại cất công tìm kiếm mua 500 con ba ba con giống Đài Loan về nuôi và kết quả rất khả quan: chỉ sau 1 năm ba ba đã có trọng lượng trên 1 kg cho đến gần 2kg/con... Từ đó, ngòai nuôi thịt, anh đã bắt đầu nhân giống ba ba và cho ba ba sinh sản, ấp ngoài thiên nhiên nhưng tỉ lệ nở thấp (50%) và thời gian lại dài 60 ngày. Anh lại mày mò nghiên cứu lắp ráp một máy ấp trứng ba ba, và đến năm 1997 hòan thành một máy ấp nhưng nhiệt độ vẫn chưa tương thích; phải mất 6 tháng theo dõi, cân chỉnh anh mới tìm ra nhiệt độ "tối ưu" của máy để đạt tỉ lệ nở cao nhất là 31 độ C với kết quả 90% số trứng ấp nở con và thời gian ấp chỉ còn 40 đến 42 ngày/đợt ấp. Anh lại tiếp tục cải tiến máy ấp trứng theo chế độ tự động tăng giãm nhiệt đễ máy luôn ở nhiệt độ 31 độ C và đảm bảo ẩm độ khoảng 70 đến 80 thì đảm bảo con nở ra đồng loạt và không bị chết trong trứng. Ba ba giống từ trại chăn nuôi của anh đã được cung cấp cho người chăn nuôi ở khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung. Để khuyếch trương làm ăn,ngoài cơ sở ao nuôi 2.500 m2 tại thị trấn Lái Thiêu, anh đã mở thêm trang trại chăn nuôi lớn hơn ở vùng ven sông Sài Gòn tại xã Chánh Mỹ (Thị xã Thủ Dầu Một) Anh cho biết: nguồn thu từ ba ba thịt, ba ba giống đã mang về thu nhập hàng năm từ 400 đến 450 triệu đồng.

Cùng với con ba ba, năm 2003 trong chuyến đi du lịch sang Thái Lan anh thấy mô hình nuôi ếch ở đấy rất hấp dẫn đã nảy sinh ý tưởng nuôi thử và đã mua về 300 ếnh giống nuôi thử. Sau 6 tháng, số ếch này đã có trọng lượng gần 1 kg/con và giá bán khoảng 60-70 ngàn đồng/kg, tính ra anh đã có lời 10 triệu đồng trong chuyến đi chơi đó! Máu mê nổi lên, anh lại nghiên cứu việc lai tạo giống ếch... Kết quả, hiện nay trại chăn nuôi của anh cung cấp cho thị trường khoảng 40 đến 50 ngàn con ếch giống mỗi tháng với doanh thu khoảng 70 triệu đồng/tháng.

Anh cũng đã đúc kết những kinh nghiệm chăn nuôi của mình tích lũy được in thành "sách cẩm nang" để cung cấp và tận tình hướng dẫn cho những người mới chăn nuôi nhằm giúp họ tránh rủi ro cũng như đạt hiệu quả kinh tế. Theo anh để nuôi ba ba có kết quả thì: môi trường nước phải sạch không để bị ô nhiễm do các chất thừa của thức ăn và chất thải ba ba; thành phần thức ăn phải phù hợp với từng giai đọan phát triển của ba ba; phải làm chuồng trại phù hợp tính hay leo trèo và đào hang của ba ba; chọn giống ba ba mau lớn, thịt ngon mới có hiệu quả cao... Nếu người nuôi có kiến thức kỹ thuật thì sau một năm nuôi 1.000 con ba ba đã có thể lãi khoảng 70-80 triệu đồng. Nhiều trường hợp người chăn nuôi thiếu vốn, anh cho ứng giống nuôi trước trả tiền sau. Hiện nay, anh còn tổ chức thu mua lại sản phẩm nhằm giải quyết khâu "đầu ra" tiêu thụ sản phẩm, giúp người chăn nuôi an tâm làm ăn phát triển chăn nuôi./.

(Nguồn tin: TTXVN)


Triển vọng mới của kinh tế thủy sản

Nguồn tin: BBD, 4/1/2006
Ngày cập nhật: 5/1/2006

 


Ứng dụng chế phẩm EM vào đời sống

Nguồn tin: BBD, 5/1/2006
Ngày cập nhật: 5/1/2006

Đề tài "Nghiên cứu quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Bình Định" của PGS-TS Lê Dụ - giảng viên trường Đại học Quy Nhơn - đã cho thấy những kết quả khả quan trong việc ứng dụng chế phẩm EM vào các loại cây trồng, vật nuôi trong tỉnh.

Qua 2 năm thực hiện, trong khuôn khổ đề tài đã tiến hành các mô hình thực nghiệm chế phẩm EM trên các loại cây: lúa, đậu phộng, đậu nành, rau má, khổ qua và 2 loại con: heo và tôm sú. Trong quá trình thực nghiệm bước đầu đã cho thấy những tác động tích cực của các loại chế phẩm EM trong việc hạn chế sâu bệnh, cải tạo đất sau thu hoạch, tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng, vật nuôi, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường...

Tại xã Phước Thành (Tuy Phước), cây đậu phộng được xác định là loại cây trồng có thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Vụ đông xuân 2003-2004, ông Trần Trung Chánh (thôn Cảnh An 2) đã đưa chế phẩm EM vào sử dụng trên diện tích 400m2 trồng đậu phộng, còn 100m2 trồng bình thường theo tập quán để đối chứng. EM được sử dụng trong suốt quá trình trồng và chăm sóc, kết quả, trên diện tích có sử dụng EM, năng suất cao hơn, cây đậu không có hiện tượng bị "chết yểu" như ở diện tích đậu phộng đối chứng. Từ mô hình này, một số hộ chuyên trồng đậu phộng ở Phước Thành đã xin đăng ký làm thực nghiệm trong những vụ tiếp theo.

Sử dụng chế phẩm EM trong nuôi tôm sú cũng bước đầu cho thấy những kết quả khả quan trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường ao nuôi. Qua 2 năm tiến hành thử nghiệm trên 2 ao nuôi diện tích 1 ha tại thôn Vinh Quang (xã Phước Sơn - Tuy Phước). Quá trình xử lý ao nuôi như nhau, riêng ao thực nghiệm có dùng thêm EM.

EM gồm 5 chủng loại vi sinh có ích với khoảng 80 loài vi sinh vật sống cộng sinh trong một môi trường. Các loại vi sinh này sẽ tự sản sinh ra các yếu tố dinh dưỡng, tự tạo kháng chất giúp cây trồng, vật nuôi tiêu diệt các vi khuẩn độc hại, kích thích cây trồng, vật nuôi phát triển tốt hơn.

Những nguyên liệu sản xuất EM thứ cấp gồm có: EM gốc được mua từ Trung tâm Phát triển công nghệ Việt Nhật (Hà Nội) và các nguyên liệu khác như: rỉ đường, dấm, rượu, cám, bột gạo, tỏi, mùn cưa, rau thơm,... là những nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm tại địa phương.

Ông Nguyễn Minh Thiện - chủ hai hồ tôm nói trên - cho biết: "Hai hồ nuôi đều được thả cùng một loại con giống, quá trình xử lý ao nuôi và chăm sóc như nhau. Ở ao thực nghiệm, màu nước rất trong, độ kiềm và độ pH dao động không đáng kể, tôm không bị nhớt và phát triển ổn định…".

Trong thời gian tiến hành thực nghiệm, chỉ tính riêng khu vực Hồ Úc (thôn Vinh Quang) có khoảng 14 hồ nuôi thì chỉ còn 4 hồ chưa có dấu hiệu tôm bị dịch. Trong đó, có 2 hồ đang trong giai đoạn thí điểm của đề tài. Điều đó cho thấy, việc sử dụng chế phẩm EM đã giảm hẳn tình trạng ô nhiễm môi trường nước, EM đã góp phần hạn chế những virut, vi khuẩn gây bệnh cho tôm.

Từ những kết quả thực nghiệm đã được kiểm chứng trong thực tế, đề tài đã xây dựng được 7 quy trình kỹ thuật chính thức ứng dụng các loại chế phẩm EM tương ứng với 7 đối tượng nông nghiệp kể trên. Từ những quy trình này, một số hộ nông dân đã tự ứng dụng vào sản xuất. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nghiên cứu quy trình sản xuất thử 6 loại chế phẩm EM thứ cấp gồm: Bokashi động vật, Bokashi thực vật, dung dịch EM2, EM5, EM5 tỏi, EM.FPE.

Sử dụng chế phẩm EM trong nông nghiệp là một vấn đề không mới. Việc nghiên cứu, tác động các loại chế phẩm EM đối với các loại cây trồng, vật nuôi cụ thể trong tỉnh là rất cần thiết để có những ứng dụng hiệu quả. Đề tài bước đầu đã đáp ứng được những yêu cầu này. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn, sâu hơn để kết quả của đề tài sớm được phổ biến rộng rãi.

M.H

 


An Giang - Tiền Giang: Không có hiện tượng cá bè chết hàng loạt

Nguồn tin: LĐ, 5/1/2005
Ngày cập nhật: 5/1/2006

Ngày 4.1, Giám đốc Sở NNPTNT An Giang khẳng định việc một số tờ báo đưa tin cá bè ở 2 tỉnh An Giang và Tiền Giang chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước là không đúng sự thật.

Trao đổi với PV Báo LĐ, ông Võ Văn Tuồng - nhân vật được báo chí thông tin là có cá chết lỗ đến 700 triệu đồng - cho biết: Thực tế, ông đã tạm ngừng nuôi cá từ tháng 5.2005 đến nay.

L.T

 


Cà Mau hướng đến nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu bền vững: Bắt đầu từ GAP

Nguồn tin: BCT, 4/1/2006
Ngày cập nhật: 5/1/2006

 


Bài học từ chuyện cá chết

Nguồn tin: BCT, 5/1/2006
Ngày cập nhật: 5/1/2006

“Muốn giàu nuôi cá...”- kinh nghiệm được ông bà đúc kết từ bao đời trước, giờ đây với nhiều người dân vùng ĐBSCL, hình như không phải lúc nào cũng đúng. Bằng chứng sờ sờ là mấy ngày qua, đi trên sông Tiền, sông Hậu đến cù lao Tân Long (TP Mỹ Tho- Tiền Giang), xã Mỹ Hòa Hưng (TP Long Xuyên-An Giang), hay cù lao Tân Lộc (huyện Thốt Nốt- TP Cần Thơ), Tân An Bình (Bình Minh- Vĩnh Long)... nhiều người không khỏi xót xa khi thấy cá nuôi bè, nuôi đăng quầng, nuôi trong ao mương bị chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trắng nước. Nhiều chủ bè cá, ao cá đang kêu trời: hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng đang theo đàn cá chết trôi ra sông, ra biển!

Chưa có những kết luận cuối cùng từ phía các cơ quan chức năng nhưng ý kiến, nhận định từ một số đơn vị, cá nhân có trách nhiệm, được đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng trong mấy ngày qua đều có chung nhận xét là: cá chết hàng loạt do những biến đổi thất thường của thời tiết, khí hậu Nam bộ thời gian gần đây và nhất là do nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Nhận định này là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, đây không phải là lần đầu tiên cá nuôi bè bị chết do nguồn nước bị ô nhiễm.

Vụ cá chết gần đây nhất mà nhiều người còn nhớ là vào khoảng hạ tuần tháng 5- 2005 tại làng bè thuộc ấp Phụng Thạnh 1, thị trấn Thốt Nốt, huyện Thốt Nốt. Hơn 20 bè cá tra, điêu hồng, chim trắng, cá he... ở đây bị chết hàng loạt, gây thiệt hại gần 70 tấn cá, tương đương khoảng 700-800 triệu đồng. Cuối cùng, nguyên nhân cá chết được Chi cục Phát triển và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản TP Cần Thơ xác định: Do nguồn nước bị ô nhiễm từ cống thoát nước thải sinh hoạt của 85 hộ dân (ở khu vực này) thải trực tiếp ra sông Hậu, ngay nơi nuôi cá bè. Thêm vào đó, nhiều người nuôi sử dụng thức ăn tươi sống là phế phẩm từ cá tra, ba sa lâu ngày đã gây ô nhiễm nguồn nước khi dòng chảy tại khu vực này rất yếu.

Nay, ở một số làng bè, khu vực nuôi cá thuộc các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, cá chết có những nguyên nhân gần tương tự như ở ấp Phụng Thạnh 1, thị trấn Thốt Nốt, huyện Thốt Nốt hồi giữa năm ngoái. Gần đây, ngày càng có nhiều hộ nuôi cá ao, trong quá trình cải tạo ao nuôi đã bơm thải nước và bùn đáy ao xuống kinh, rạch làm cho nguồn nước ô nhiễm nặng. Thêm vào đó, những khu vực nuôi cá bị chết nhiều trong mấy ngày qua hầu hết là gần các khu đông dân cư, khu sản xuất công nghiệp. Tất yếu, những nơi này không thể tránh khỏi những tác động bất lợi do tình trạng nhiều hộ dân cư, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất thải trực tiếp nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất ra thẳng sông, kinh, rạch. Rồi hóa chất nông dược trong vụ sản xuất đông xuân... cũng hòa vào dòng nước, làm cho nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm nặng. Và không thể không tính toán đến những hệ lụy do cá chết hàng loạt. Đã có tình trạng “tiếc của” nên nhiều chủ bè đã vớt cá chết lên để chế biến lại thành thức ăn cho cá còn sống. Làm như vậy ai dám đảm bảo sẽ không có tình trạng cá chết lây lan nếu có nguyên nhân từ dịch bệnh? Rồi cá chết trôi lềnh bềnh về phía hạ lưu, xác cá thối rữa, phân hủy hòa vào dòng nước, phát tán đến các làng bè ở hạ lưu. Đó cũng chính là một nguy cơ lây lan dịch bệnh cho các khu vực nuôi cá ở phía cuối nguồn.

Được biết, Chính phủ đã ban hành nghị định về xử phạt các vi phạm thuộc lĩnh vực tài nguyên nước. Theo đó, những cơ sở vi phạm có thể bị phạt đến 100 triệu đồng; trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước”, trong đó quy định rõ các nguyên tắc, mức xử phạt, trình tự tiến hành các khâu xử phạt vi phạm hành chính. Song, không phải địa phương nào cũng thực hiện tốt những quy định này. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở ĐBSCL ngày càng trầm trọng cũng có nguyên nhân từ đó. Chỉ riêng trên địa bàn TP Cần Thơ, theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày có đến hàng chục ngàn mét khối nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lý được thải trực tiếp xuống sông Hậu - trong đó có một lượng lớn nước thải từ Khu Công nghiệp Trà Nóc và các nhà máy chế biến thủy sản ven sông Hậu. Công nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển. Nếu tình trạng này không sớm được chấn chỉnh, dựa trên những quy định của pháp luật, thì nạn ô nhiễm nguồn nước và những thiệt hại trong sinh hoạt đời sống, trong nuôi trồng thủy sản sẽ ngày càng lớn- thậm chí có thể nói sẽ trở thành một vấn nạn do quá trình “phát triển nóng”, thiếu quy hoạch bền vững.

Từ chuyện cá chết đại trà ở nhiều tỉnh, thành ĐBSCL mấy ngày qua, đã đến lúc phải tính đến chuyện sớm hợp tác, liên kết giữa các tỉnh, thành trong vùng để xúc tiến một quy hoạch nuôi trồng, chế biến thủy sản với những giải pháp đồng bộ. Nếu không, chúng ta sẽ có thể phải trả giá đắt vì chạy theo sự phát triển về số lượng, bất chấp những tác động môi trường, hệ sinh thái. Thời gian qua, hiện tượng nhiều nơi tự phát phá lúa để nuôi tôm, nuôi cá... dẫn đến tình trạng nước mặn ngày càng xâm nhập sâu và đất liền và nay, tự phát nuôi cá bè, cá ao để rồi bị lâm vào cảnh phá sản do cá chết, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm là những bài học quá đắt. Bài học đó, một vài nước quanh ta - như Thái Lan - đã từng trả giá cách nay hàng thập kỷ!

GIA HUY

 


Đồng bằng sông Cửu Long: Nguy cơ hủy hoại môi trường vì nuôi tôm cá

Nguồn tin: SGGP, 3/1/2005
Ngày cập nhật: 5/1/2006

Với đầu đề "Kiểu Thái Lan - một nguy cơ đối với đồng bằng sông Cửu Long", tờ "Bưu điện Bangkok" ngày 3-1 cho rằng việc nông dân Việt Nam bỏ phương pháp nuôi trồng truyền thống và làm theo cách thức của Thái Lan đang dẫn đến nguy cơ huỷ hoại môi trường ở khu vực này.

Bài báo viết: "Nông dân Việt Nam đang nỗ lực làm theo cách thức của Thái Lan, đưa khu vực đồng bằng sông Cửu Long, một trong những vựa lúa lớn nhất thế giới, đến nguy cơ bị thay đổi nghiêm trọng về hệ sinh thái".

Theo bài báo, hiện tượng nông dân chuyển một số diện tích trồng lúa sang nuôi tôm và nuôi cá lồng, tương tự như những điều đã xảy ra ở Thái Lan một thập kỷ trước, đã khiến đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với vấn đề ngấm mặn do hạn hán kéo dài, trong khi hệ sinh thái có nguy cơ bị hủy hoại do ô nhiễm.

Bài báo cho rằng vùng ngập mặn, ảnh hưởng nguy hại đến việc trồng lúa, đã kéo dài khoảng 100 km trong đất liền. Bài báo bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ không lập lại những sai lầm của nước này.


Đồng bằng sông Cửu Long: Cá chết hàng loạt vì sao?

Nguồn tin: SGGP, 4/1/2005
Ngày cập nhật: 5/1/2006

Cá điêu hồng, cá tra, cá basa chết hàng loạt ở miền Tây, nhiều người nuôi cá đau xót nhìn bè cá trầm dưới nước mà đáy trống không. Đây không phải là lần đầu tiên thảm cảnh này diễn ra. Sự xâm hại của con người làm môi trường nước ô nhiễm là nguyên nhân chính dẫn đến cảnh này. Các giải pháp can thiệp không thể đơn độc, nhưng bao giờ mới làm?

Từ thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), chúng tôi gọi đò sang cù lao Tân Long và chứng kiến nhiều hộ lo lắng về tình trạng cá chết. Ông Hai Trí, hộ nuôi cá chuyên nghiệp ở Tân Long nói: “Những ngày gần đây thời tiết chuyển sang lạnh, cộng với nước đầu nguồn đổ về mạnh dẫn đến tình trạng cá dễ bị bệnh trắng mình, cứng họng… chỉ trong ngày là cá bị chết. Bè nào ít thì chết 4 con/ngày, nhiều thì đến vài chục con”. Bà con Tân Long còn cho biết, đối với những bè cá mới thả giống khoảng 1 tháng trở lại, tỷ lệ cá chết 10%- 20%, cá biệt có bè hao hụt 30%- 50%.

Theo báo cáo của UBND phường Tân Long, nghề nuôi cá bè mới phát triển mạnh khoảng 2 năm nay. Toàn phường có trên 281 bè, trong đó 98% bà con nuôi cá điêu hồng, chủ yếu bán cho thị trường TPHCM. Anh Nguyễn Thanh Sum, đầu tư khoảng 60 triệu đồng nuôi bè cá điêu hồng dọc cù lao Tân Long cũng lo lắng vì nạn cá chết. Anh nói: “Bè cá tui mới hơn 2 tháng tuổi, còn khoảng 2,5 tháng nữa là thu hoạch. Nói thật, đổ tiền triệu xuống sông làm nghề này lo lắm!”.

Theo nhiều hộ nuôi cá bè cho biết, ngoài yếu tố thời tiết thì lượng tàu ghe đánh cá ra vào khu vực cù lao Tân Long rất nhiều. Một số ghe xuồng chở dầu nhớt hay làm đổ xuống sông, góp phần gây ô nhiễm nguồn nước. Chị Nguyễn Thanh Trà, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Long cho biết: “Mấy ngày qua, phường chưa nghe người dân báo cáo về tình trạng cá chết. Tuy nhiên, hiện không khí lạnh khiến cá bè chết là điều khó tránh khỏi. Hiện tại, phường cho cán bộ xuống nắm tình hình để có hướng khắc phục”.

Một vấn đề đáng quan ngại là tình trạng “thuốc tôm” ở các đống chà xung quanh khu vực Tân Long. Một số người dân lén lút dùng hóa chất thả xuống nước làm tôm, tép nổi lờ đờ trên mặt nước mà vớt. Điều này làm nhiều bè bị vạ lây. Ở phía kênh Bảo Định, người dân cũng dùng thuốc để thuốc tôm và nguồn nước độc trôi đến các bè cá. Bà con nuôi cá bè hết sức phẫn nộ việc này nhưng đến nay các ngành chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn?!

Để giải quyết tình trạng trên, UBND phường Tân Long yêu cầu bà con nuôi hết vụ này sẽ chuyển các bè cá từ phía Nam cù lao sang phía Bắc để tránh nguồn nước ô nhiễm. Tuy nhiên, dân nuôi cá bè vẫn lo lắng bởi phía Bắc là nơi thường xuyên bị sóng từ khu vực phà Rạch Miễn đánh vào dữ dội, khiến các bè cá không chịu nổi.

Tại An Giang, hàng loạt cá nuôi chết, bè cá trống vắng đáy dưới lòng sông. Trong đó, cá tra và cá basa đều chịu chung số phận. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Khánh, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, chuyện cá bè chết hàng loạt đã trở nên “thông lệ”. Cá bè rất nhạy cảm với môi trường nước, những tác động xấu, mà trong đó sự thiếu hiểu biết của người nuôi là nguyên nhân khiến cá bè chết đến 50%.

Theo cơ quan chuyên môn, nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt loại cá nuôi bè chết là do cự ly bè thả cá quá gần nhau, mật độ thả dày đặc (do nông dân thả trừ hao phần hao hụt), giống kém chất lượng, thức ăn không phù hợp, không áp dụng chặt các quy trình nuôi. Một nguyên nhân đáng chú ý, nông dân làm lúa ở các vùng đê bao thả nước từ đồng ra sông, mang theo nhiều hóa chất, gây ô nhiễm nặng môi trường nước. Chuyện này đã từng xảy ra năm qua tại tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ. Ngoài ra, ngộ độc thức ăn tích lũy từ các loại cá biển do để quá lâu cũng được xem là nguyên nhân làm cá bè chết hàng loạt mà nhiều nông dân không biết vì sao.

Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (AFA) đề xuất giải pháp: Người nuôi cá trên các dòng sông cần chấm dứt cách nuôi tự phát. Cần tham khảo các khuyến cáo của cơ quan chức năng về địa điểm thả bè nuôi cá, cụ thể đặt lồng bè phải theo quy hoạch. Người nuôi cá phải chọn lựa giống tốt, tuân thủ đúng mức độ thả nuôi; sử dụng thức ăn và thuốc trị bệnh phải tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

HUỲNH LỢI – CAO PHONG

Ông Nguyễn Hữu Khánh, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho rằng: xuất khẩu phát triển, phong trào nuôi cũng mở rộng từ An Giang đến các tỉnh lân cận; đáng tiếc là sự phát triển vô tổ chức vừa khiến số lượng nuôi không ổn định dẫn đến lúc thừa lúc thiếu, môi trường bị ô nhiễm và chất lượng cá cũng bị ảnh hưởng, người dân bị thiệt hại. Tất cả những điều đó, chúng ta phải thừa nhận sự yếu kém về năng lực quản lý của cán bộ chuyên môn và lãnh đạo địa phương. Đối với người nuôi khi tham gia thị trường cá phải đăng ký tại tổ chức hội hoặc một cơ quan quản lý nhà nước và phải thực hiện đúng theo những điều kiện về vùng nuôi, môi trường, chương trình SQF 1000, đồng thời thiết lập mối quan hệ với doanh nghiệp chế biến bằng hợp đồng tiêu thụ thông qua những tiêu chuẩn xuất khẩu được thỏa thuận trước.

V.T.

 


 

Nuôi ốc hương ở Ninh Thuận

Nguồn tin: NLD, 3/1/2006
Ngày cập nhật: 4/1/2006

Tuy mới được nông dân ở các vùng ven biển thả nuôi thử nghiệm, sau 3 năm thả nuôi, con ốc hương đã mang lại cho người nông dân lợi nhuận không nhỏ. Nhưng nghề nuôi ốc hương ở tỉnh Ninh Thuận liệu có bền vững?

Đầu năm 2000, nông dân ở các vùng ven biển Ninh Thuận bắt đầu nuôi thử nghiệm con ốc hương và đến nay đã có 52 hộ ở khu vực kè Ninh Chữ, các thôn Khánh Hội, Mỹ Tân, Tân An, huyện Ninh Hải nuôi với số lượng gần 600 vạn con giống. Có nhiều hộ thả ốc hương nuôi trong các đìa nuôi tôm sú thịt những năm trước đã bỏ hoang. Và tín hiệu vui đầu tiên cho nông dân là ốc hương đã mang đến cho họ một hướng thoát nghèo hiệu quả.

Anh Nguyễn Văn Khánh, ở thôn Tân An, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, người đầu tiên ở Ninh Thuận nuôi ốc hương bộc bạch: Bước đầu tôi thả nuôi 10 vạn con giống. Sau 4 tháng chăm sóc, thu hoạch và bán được 70 triệu đồng, trừ chi phí như giống 25 triệu đồng, tiền công chăm sóc 10 triệu đồng, lãi gần 35 triệu đồng”.

Có lãi ở vụ nuôi đầu tiên, anh Khánh tự tin ở nghề nuôi mới, tiếp tục mở rộng diện tích, vào đầu năm 2004, anh thả nuôi 20 vạn con và thu lãi trên 50 triệu đồng. Anh cho biết thêm, muốn nuôi được con ốc hương trên những diện tích ao đìa, trước hết vùng đìa đó phải chủ động trong việc cấp và thoát nước theo thủy triều.

Anh Nguyễn Ngọc Cường ở thôn Tân An, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, đổ nợ chồng chất do nuôi tôm sú thất bại đã “vay nóng” để đầu tư nuôi ốc hương từ đầu năm 2005, anh thả nuôi 22 vạn con giống trên diện tích 800 m2 đìa nuôi tôm sú đã cải tạo phù hợp với mô hình nuôi như vây lưới, lót cát ở đáy... Qua 4 tháng chăm sóc, anh thu được 1,5 tấn ốc hương thương phẩm, bán với giá 175.000 đồng/kg, trừ chi phí chăm sóc, anh lãi trên 130 triệu đồng. Thu hoạch xong, anh Cường tiếp tục đầu tư tu sửa ao hồ, làm vệ sinh đáy ao... và thả 25 vạn con giống trong mùa vụ này.

Kỹ sư Nguyễn Văn Dũng, chuyên viên Trung tâm Khuyến ngư Ninh Thuận, cho biết: Ốc hương rất thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu ở Ninh Thuận. Tuy nhiên cần phải bảo đảm các yếu tố về môi trường, chất lượng con giống và kỹ thuật nuôi. Hiện nay ở Ninh Thuận có 4 cơ sở sản xuất giống ốc hương bảo đảm chất lượng. Nhưng hiện tại nguồn thức ăn công nghiệp cho con ốc hương chưa có, bà con nuôi ốc hương đang dùng thức ăn tươi. Nếu không cẩn thận trong chăm sóc, làm vệ sinh ao hồ thì chắc chắn vài năm nữa sẽ xảy ra dịch bệnh, mà nguyên nhân là do nguồn thức ăn tươi gây ra.

Phùng Nguyễn


Kiên Giang: Đầu tư 46,5 tỉ đồng xây dựng Trường Đại học Thủy sản

Nguồn tin: BCT, 2/1/2006
Ngày cập nhật: 4/1/2006

UBND tỉnh Kiên Giang vừa có công văn triển khai xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp cho Trường Đại học Thủy sản tại Kiên Giang phân hiệu của Trường Đại học Thủy sản Nha Trang.

Tỉnh giao cho Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang làm chủ đầu tư, Sở Kế hoạch – Đầu tư bố trí vốn xây dựng cơ bản. Công trình có tổng vốn đầu tư 46,5 tỉ đồng, trong đó vốn xây lắp 38 tỉ đồng, vốn thiết bị 7 tỉ đồng và vốn kiến thiết cơ bản khác 1,5 tỉ đồng. Địa điểm xây dựng tại thị trấn Minh Lương và xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, dự kiến đến năm 2008 sẽ đưa vào sử dụng.

P.T.H

 


 

Năm 2005, tác động bất lợi của thị trường cá tra làm An Giang thiệt hại trên 630 tỉ đồng

Nguồn tin: BCT, 4/1/2006
Ngày cập nhật: 4/1/2006

Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang (AFA), trong năm 2005 việc giá cá nguyên liệu giảm dưới giá thành sản phẩm từ 2.500–3.000 đồng/kg và giá cá fillet xuất khẩu giảm từ 3,2USD/kg xuống còn 2,26USD/kg đã gây thiệt hại khoảng 630 tỉ đồng cho nghề nuôi và chế biến cá tra, ba sa xuất khẩu tại An Giang. Trong đó người nuôi cá tra, ba sa chịu thiệt hại nặng nhất dẫn đến hàng loạt hộ phải phá sản hoặc chuyển đổi nghề. Các doanh nghiệp bị trả hàng và tồn kho nhiều nhất từ trước đến nay. Ông Nguyễn Hữu Khánh, Chủ tịch AFA cho biết: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng như vừa qua là sự phát triển quá nhanh về số lượng, diện tích nuôi, kéo theo sự giảm sút về chất lượng. Ngoài ra các doanh nghiệp thiếu sự hợp tác đã cạnh tranh nhau để chào bán giá thấp với đối tác nước ngoài.

Gần 3 tháng nay, giá cá nguyên liệu bắt đầu tăng trở lại, doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn trong mối liên kết với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu sạch, chất lượng cao là những thông tin đáng mừng cho nghề nuôi, chế biến thủy sản tỉnh An Giang.

BÌNH NGUYÊN

 


Phát triển mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh để xuất khẩu

Nguồn tin: VNECONOMY, 4/01/2006
Ngày cập nhật: 4/1/2006

 


Cá nuôi bè ở An Giang dễ bị chết là do thời tiết thay đổi

Nguồn tin: TN, 3/1/2005
Ngày cập nhật: 4/1/2006

Những ngày qua, nhiều ngư dân nuôi cá bè ở An Giang và một số tỉnh lân cận tỏ ra lo lắng trước hiện tượng cá chết nhiều. Chiều 3/1, kỹ sư Nguyễn Thị Ngọc Hà, Trưởng phòng khuyến ngư (Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản An Giang) cho biết:

Thông thường vào thời điểm cuối năm, cá nuôi bè bị hao hụt nhiều. Nguyên nhân do nhiệt độ xuống thấp, các loại ký sinh trong nước phát triển với mật độ cao... làm cho cá mất sức, dễ bỏ ăn, bị bệnh (do ký sinh bám vào mang). Để phòng tránh, ngư dân không nên thả nuôi với mật độ dày, đối với nuôi bè thả độ 100 con/m3 nước, nuôi ao thì 10-20 con/m2 mặt nước là vừa. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay nên thường xuyên sục khí, tạo dòng chảy qua bè để tăng lượng oxy đồng thời kết hợp treo vôi để ổn định môi trường. Cách treo là cho vôi vào túi cước, treo cách mặt nước từ 0,5 - 1m, liều lượng khoảng 2,5 kg/m3 nước. Ngoài ra cũng cần bổ sung vitamin C vào thức ăn, liều lượng khoảng 10g/10 kg thức ăn là đủ.

Kỹ sư Nguyễn Thị Ngọc Hà còn cho biết: Cá chết là do ký sinh bám vào mang, làm cho cá không thở được. Gặp tình huống này phải tắm hóa chất cho cá. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh, vì đưa kháng sinh vào chỉ làm cho bệnh nặng thêm mà thôi. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các loại cây thuốc nam có sẵn trong vườn để phòng trị bệnh cho cá, chẳng hạn như: cỏ mực băm nhỏ trộn với thức ăn (khoảng 15kg cỏ mực cho 200kg thức ăn), dây giác, cây nhọ nồi... đập dập treo quanh bè để trừ ký sinh. Bài thuốc nước tỏi giã trộn với thức ăn cho cá cũng mang lại hiệu quả rất cao.

Tấn Đức

 


Cá bè chết hàng loạt

Nguồn tin: TT, 3/01/2006
Ngày cập nhật: 3/1/2006

Liên tục trong những ngày qua tại các bè nuôi cá trên sông Tiền (Tiền Giang) và sông Hậu (An Giang), cá, tôm chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên sông.

Chiều 2-1, nhóm phóng viên Tuổi Trẻ đã về các làng bè và ghi nhận một bầu không khí ảm đạm đang bao trùm...

Cá nổi lờ đờ

Chúng tôi ngược sông Tiền từ cầu Rạch Miễu về phía hạ lưu cù lao Tân Long (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) - nơi có trên dưới 100 bè cá. Lúc này có khá nhiều người đang quăng chài xung quanh các bè cá. Hỏi chuyện cá chết, một bạn chài xác nhận: “Mấy hôm nay tụi tui bắt được rất nhiều tôm và cá khờ (sắp chết)”.

Đi ngang qua khu vực này, chúng tôi dễ dàng nhìn thấy khá nhiều cá chết nổi lên trắng bệch trong bè. Ông Nguyễn Văn Đong có ba bè cá điêu hồng nuôi dọc cù lao Tân Long. Mấy ngày nay ông mất ăn mất ngủ vì bỗng nhiên cá bị hao hụt khá nhiều.

Lúc 14g30 ngày 2-1, trong bè cá của ông có khoảng năm con to cỡ bàn tay chết nổi trên mặt nước mà ông không buồn vớt lên. Ông Đong kể: “Khoảng bốn ngày nay nước xấu quá. Hôm trước thấy tôm, tép tự nhiên nổi lờ đờ xung quanh bè, tui bắt đầu lo nhưng không kịp. Hôm sau cá bị hao nhiều, tỉ lệ hao gần gấp đôi ngày thường”. Các bè cá của ông còn khoảng hơn một tháng nữa sẽ thu hoạch, nhưng tình hình này làm ông rất lo.

Ở các bè cá gần đó, chúng tôi cũng thấy có khá nhiều cá điêu hồng và một số loại cá khác chết nổi lềnh bềnh. Anh Đinh Quốc Phong, chủ bè cá điêu hồng composite gần bè ông Đong, nói: “Tui lo sốt vó mấy ngày nay. Không hiểu sao cá bỏ ăn rồi chết nhiều quá. Có ngày bị hao hơn 100 con. Cá mới nuôi được gần ba tháng, lỡ có chuyện gì…”.

Anh Phong bảo: “Không biết nguyên nhân do đâu, nhưng cũng có thể do nguồn nước ô nhiễm. Tui sợ nhất là tàu đánh cá (khu này có hàng trăm tàu đánh cá neo đậu gần bè cá) xả dầu, nhớt xuống sông”. Bè cá bông lau gần đó có một giỏ đựng cá chết vừa vớt lên, mỗi con nặng khoảng 1kg.

Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều chủ bè cá khu vực cù lao Tân Long tỏ ra lo lắng thật sự trước tình trạng cá chết không rõ nguyên nhân. Ông Đong tâm sự: “Tôi cũng mong có ai tới hỏi chuyện này để nói cho họ biết coi có cách gì không, chứ để tình trạng này kéo dài thì mệt lắm”. Ông cho biết thêm mấy ngày nay không cho cá dùng kháng sinh mà chỉ... phó mặc cho trời (?). Các chủ bè đều bảo đã vớt hết cá chết xay chế biến thức ăn cho cá khác ăn.

Trong khi đó tại một số làng bè trên sông Hậu thuộc địa phận An Giang cũng đã xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt trong mấy ngày qua. Ông Võ Văn Tuồng, chủ ba bè cá ở làng bè Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên (An Giang), cho biết không riêng gì bè của ông mà gần như 90 hộ nuôi bè ở cụm ba câu lạc bộ 20.000 tấn cá nguyên liệu của Công ty Agifish đều gặp khó khăn vì hiện tượng cá chết, cá sụt giá.

Ông Tuồng dẫn chúng tôi vào khu vực chiếc bè cá trị giá trên 400 triệu đồng rầu rĩ nói: “Hàng chục ngàn con cá chết ráo trọi!”. Nhiều bè như của ông Tư ở tổ 11, khóm Mỹ Khánh 2, xã Mỹ Hòa Hưng, lượng cá chết trên 50% (loại trên 500 gam/con), có bè chết sạch. Ông Tư khẳng định trong thời gian chưa đầy bốn tháng nuôi, số cá tra chết do nguồn nước bẩn đã làm gia đình ông mất đứt trên 700 triệu đồng.

“Từng là một đại gia trong làng cá bè, với trên chín năm kinh nghiệm ăn nên làm ra vậy mà chưa bao giờ tôi bị thua lỗ và ê càng với nghề cá bè như bây giờ. Chỉ riêng phần nợ ngân hàng do giá rớt, cá chết thôi đã lên tới 1,4 tỉ đồng” - ông Tư cho biết thêm.

Do ô nhiễm?

Theo một cán bộ ở Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tiền Giang, thời gian qua chi cục đã có khuyến cáo người dân không nên thả nuôi với mật độ dày và khi phát hiện môi trường nước xấu phải tăng cường sức đề kháng cho cá. Tuy nhiên do người dân có tâm lý nuôi dày để… trừ hao số lượng hao hụt, nên tình trạng cá nhiễm bệnh chết xảy ra khá thường xuyên. Và lẽ ra khi cá chết, người dân phải vớt lên thì có không ít trường hợp cứ để đó hoặc vớt bỏ ra sông nên mức độ lây nhiễm càng nghiêm trọng.

Khảo sát các bè cá ở làng bè cá Mỹ Hòa Hưng, chúng tôi chứng kiến nhiều nhà bè hư hỏng, không được tu sửa, thậm chí bỏ lún vì không còn khả năng tái đầu tư cho sản xuất. Bè của ông Th. bên chìm bên nổi, đồ đạc xiêu vẹo trông rất thảm. Ông T. nhà bè gần bên cho biết nguồn nước môi trường càng ngày càng xấu. “Chúng tôi định nghỉ nuôi cá một thời gian cho nguồn nước sạch trở lại sau đó mới thả cá. Thế nhưng sau thời gian vài tháng nghỉ nuôi, khi thả nuôi thử cá vẫn chết. Những năm 1996-1997 tỉ lệ hao hụt do cá chết khoảng 15-20% nhưng bây giờ đã trên 50%”.

Để tìm hiểu thêm tình trạng này, mấy nhà bè còn chỉ chúng tôi đi về phía cụm bè nuôi cá tra đăng quầng - nơi được xem là môi trường nước khá tốt, cá nuôi ít chết. Thế nhưng nhiều bà con ở đây cũng xác nhận tuần trước ngay cả quầng nuôi cá của ông Sáu Hội (nguyên bí thư Tỉnh ủy An Giang) chẳng hiểu sao cá cũng bị chết rất nhiều.

Theo những chủ bè cá có kinh nghiệm, hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Hậu có thể là do môi trường nước bị ô nhiễm. Còn bà Ngô Kim Hạnh, chi cục phó Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tiền Giang, cho biết mấy ngày nay không thấy dân Tân Long qua báo nên không nắm rõ. Thông thường nếu có tình trạng cá chết, chủ bè thường mang mẫu đến chi cục, khi đó mới biết nguyên nhân. Mấy ngày qua cá chết (Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tiền Giang cũng có một bè cá ở Tân Long - PV) có lẽ là do nguồn nước bị ô nhiễm. “Tuy nhiên, hầu như tất cả những mẫu xét nghiệm cá bè chết tại Tân Long đều có biểu hiện của các bệnh nhiễm khuẩn chứ không hẳn là do môi trường” - bà Hạnh nói.

Chiều 2-1, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Khánh - chủ tịch Hiệp hội Nghề cá An Giang - thừa nhận thời gian gần đây ở làng bè cá An Giang có hiện tượng cá chết do nhiều nguyên nhân. Trong đó một phần do người nuôi thả cá quá dày không đúng mật độ, trời mùa đông, ô nhiễm nguồn nước... Tuy vậy, thời điểm này cá tra bè vẫn đảm bảo chất lượng xuất khẩu và không đủ hàng cung cấp cho các công ty.

Còn theo ông Nguyễn Văn Thạnh, phó giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, hiện ngành nông nghiệp tỉnh đang thông qua thường trực UBND tỉnh dự án qui hoạch và phát triển thủy sản từ đây đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Đề án gấp rút cải tạo thủy lợi cho hai dòng sông Hậu, sông Tiền trên địa bàn An Giang từ nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ. Đồng thời khẩn trương qui hoạch và phát triển mô hình nuôi cá sạch bền vững.

TRẦN ĐỨC - VÂN TRƯỜNG

 


FAO bác bỏ cáo buộc nuôi trồng thuỷ sản làm lây lan cúm gia cầm

Nguồn tin: LĐ, 30/12/2006
Ngày cập nhật: 3/1/2006

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản VN trích mạng tin Growfish ngày 29.12 cho hay, ông Josep Domenech - một chuyên viên thú y cao cấp của Tổ chức Nông - lương Liên Hợp Quốc (FAO) tuyên bố rằng, việc sử dụng phân gia cầm trong nuôi trồng thuỷ sản sẽ không làm tăng nguy cơ lây lan cúm gia cầm.

FAO còn cho rằng, chính những hoạt động như buôn bán chim hoang dã và các phương pháp sản xuất nông nghiệp hiện đại có thể đóng vai trò lớn trong việc phát tán virus cúm gia cầm.

Ông Domenech lý giải, trên lý thuyết, các trại nuôi thuỷ sản cũng có nguy cơ trở thành nguồn lây nhiễm nếu sử dụng phân gia cầm bị nhiễm virus cúm.

Cẩm Văn

 


Bình Thuận: Ngành chế biến thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng

Nguồn tin: WBT, 2/1/2006
Ngày cập nhật: 3/1/2006

 


Bình Thuận: Để thủy sản thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn

Nguồn tin: WBT, 03/01/2006
Ngày cập nhật: 3/1/2006

 


Cargill Việt Nam - top 40 các công ty nước ngoài có đóng góp thiết thực cho cộng đồng

Nguồn tin: WAG, 3/1/2006
Ngày cập nhật: 3/1/2006

Công ty TNHH Cargill Việt Nam vừa được bình chọn là 1 trong 40 công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có những đóng góp thiết thực cho cộng đồng.

Đây là cuộc bình chọn tổ chức tại 4 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà rịa - Vũng tàu.

Vu Ngan/Cargill

 


Liên hiệp sản xuất cá sạch: Tổ chức hội thảo về nuôi cá sạch

Nguồn tin: WAG, 3/1/2006
Ngày cập nhật: 3/1/2006

Sáng 30-12-2005, Liên hiệp sản xuất cá sạch (AGFISH PURE PANGASIUS UNION) đã tổ chức hội thảo chuyên đề cung cấp cá giống sạch, sử dụng hóa chất, kháng sinh,đầu tư thức ăn.

Trên cơ sở đánh giá kết quả qua 3 tháng thành lập, các tham luận của các nhà chế biến thức ăn, thuốc kháng sinh thế hệ mới phục vụ quy trình nuôi cá sạch phục vụ xuất khẩu, Liên hiệp sản xuất cá sạch Agifish đã đề ra phương hướng hoạt động của năm 2006, với mục tiêu cung cấp 2,2 triệu con giống cho các thành viên nuôi cá sạch của liên hiệp, đồng thời thực hiện các nguyên tắc môi trường, vùng nuôi, cảnh báo tốt các dịch bệnh, hạn chế việc sử dụng vi lượng thuốc kháng sinh trong thức ăn cho cá, đảm bảo cung cấp một cách tốt nhất sản phẩm cá sạch xuất khẩu.

Ông Ngô Phước Hậu, Tổng Giám đốc Công ty Agifish cho biết, thông qua mô hình liên kết sản xuất từ khâu cung cấp giống, thức ăn, áp dụng quy trình nuôi, tiêu thụ sản phẩm… đến nay, Liên hiệp sản xuất cá sạch có 29 ngư dân tham gia, với 560.000m2 diện tích nuôi ao, quầng và 36.500m3 bè nuôi cá ở 5 vùng nuôi, gồm các tỉnh: An Giang, Cần Thơ và Ðồng Tháp, có khả năng cung cấp từ 50 đến 60 ngàn tấn cá sạch phục vụ cho việc xuất khẩu mỗi năm.

T.M

 


Xuất khẩu cá ba sa sang Úc đạt 7.000 tấn

Nguồn tin: NTNN, 26/12/2005
Ngày cập nhật: 2/1/2006

Mức xuất khẩu này đã đưa cá ba sa lên vị trí số 1 trong các loại cá được người dân Úc tiêu thụ. Cá ba sa được tiêu thụ mạnh là do có thịt trắng, mềm, được bán dưới dạng philê không da và không xương rất dễ sử dụng, giá thành cạnh tranh.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Úc, các doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc kiểm tra chất lượng, niêm yết tên và xuất xứ rõ rang để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu mặt hàng này vào Úc.

 


Đồng bằng sông Cửu Long: Vùng tôm-lúa đứng trước thử thách

Nguồn tin: QDND, 2/1/2006
Ngày cập nhật: 2/1/2006

Từ đầu tháng 11-2005 đến nay, diện tích lúa trong vùng thực hiện mô hình tôm-lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long bị chết hàng loạt do nước nhiễm mặn. Mô hình vùng chuyên tôm-lúa, trước đây được coi là cứu cánh cho nông dân vùng ven biển, nay đã lạc hậu và đất có nguy cơ hoang hóa không canh tác được.

Cuối tháng 12, tôi trở lại Ngọc Hiển để tìm hiểu về tình trạng lúa chết hàng loạt trong vùng có mô hình canh tác tôm-lúa của tỉnh Cà Mau. Hàng trăm nông dân đứng ngồi không yên khi lúa đang xanh tốt bỗng dưng ngả sang màu vàng và lụi tàn nhanh chóng. Vùng đất bị nhiễm mặn không thể trồng lúa được nữa. Anh Nguyễn Văn Hoàng, một nông dân quê ở Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau buồn rầu nói: “Vụ này là vụ thứ ba xảy ra tình trạng lúa chết hàng loạt, người dân chúng tôi không biết trông chờ vào ai”. Được biết, trước đây vùng này trồng toàn lúa, năng suất hằng năm đạt hơn 5 tấn một héc-ta, sau khi thực hiện mô hình tôm-lúa (một vụ trồng lúa và một vụ nuôi tôm) thì xảy ra tình trạng trên. Nguyên nhân lúa chết là do nước bị nhiễm mặn, cây lúa không thể phát triển được.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, tính tới thời điểm này, trên địa bàn toàn tỉnh diện tích lúa bị chết đã lên đến hơn 7 nghìn héc-ta. Đây vẫn chưa phải là con số cuối cùng. Các huyện bị ảnh hưởng và lúa chết nhiều nhất là Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, Phú Tân, Cái Nước, Đầm Dơi, trong đó huyện có diện tích lúa chết cao nhất là Trần Văn Thời lên đến gần 4 nghìn héc-ta. Một số bà con trong vùng đứng bên bờ phá sản; lúa sạ đi, sạ lại vài ba lần nhưng đều bị chết. Trao đổi với chúng tôi về tình trạng trên, đồng chí Diệp Thanh Hải, Phó giám đốc Sở Thủy sản, người có thâm niên lâu trong ngành thủy sản Cà Mau cho biết: “Diện tích nuôi tôm của Cà Mau mấy năm qua phát triển vượt bậc, từ chỗ chỉ trên dưới 100 nghìn héc-ta, nay tăng lên hơn 200 nghìn héc-ta, trong đó có 35 nghìn héc-ta thực hiện mô hình tôm-lúa. Tuy nhiên việc thực hiện theo kế hoạch trồng lúa trên đất nuôi tôm luôn luôn gặp khó khăn, không năm nào đạt yêu cầu. Như năm 2005, toàn tỉnh gieo trồng lúa trên đất nuôi tôm chỉ thực hiện được 12 nghìn héc-ta, đạt 1/3 theo kế hoạch, đến nay đã có hơn 50% diện tích lúa bị chết.

Cùng với Cà Mau, tại các tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm cũng đang bị phá sản, lúa chết hàng loạt, tôm kém phát triển. Người nông dân không biết phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế như thế nào cho phù hợp. Chính quyền địa phương biết nguyên nhân do đất nhiễm mặn bởi nuôi tôm nhưng tìm cách khắc phục thì thiếu kinh phí và chưa có quy hoạch đồng bộ.

Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh ven biển mấy năm gần đây diện tích nuôi tôm tăng cao, tính chung tới thời điểm này các tỉnh trong khu vực có tổng diện tích nuôi tôm lên đến hơn 600 nghìn héc-ta. Tỉnh có diện tích thả nuôi cao vẫn là Cà Mau hơn 200 nghìn héc ta; Bạc Liêu 120 nghìn héc-ta, Sóc Trăng 100 nghìn héc-ta; Kiên Giang gần 100 nghìn héc-ta... Sự phát triển nuôi trồng thủy sản nói lên lợi thế của mô hình này đối với kinh tế gia đình, làm chuyển biến nhận thức trong phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong vùng vốn trước đây cây lúa nước được coi là thế mạnh. Tuy nhiên, cùng với sự tăng diện tích nuôi tôm là mối lo ngại về thủy lợi không đồng bộ, nguồn nước không ổn định, ô nhiễm, ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng lân cận đang trồng lúa. Nguy hại hơn, nuôi tôm lâu ngày làm đất nhiễm mặn, nhiễm phèn trở lại không thể trồng lúa và các loại hoa màu khác được.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lâm Hồng Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bạc Liêu, cho biết: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên do bị ảnh hưởng môi trường nước: Tôm chết do nước bị ô nhiễm, lúa chết do đất và nước nhiễm mặn. Nhiều năm qua do nhân dân phát triển nuôi tôm rất nhanh nên hệ thống thủy lợi không theo kịp. Những vùng trước đây ngọt hóa để trồng lúa từng mang lại hiệu quả cao, nay do tác động từ lợi nhuận nuôi trồng thủy sản nên dân tự phát chuyển sang nuôi tôm. Nhưng khi chuyển sang mô hình tôm-lúa thì đất đã nhiễm mặn nên lúa chết là điều không tránh khỏi. Nếu thủy lợi đồng bộ sẽ khép kín được vùng nuôi tôm, chủ động nước cho vùng tôm-lúa. Tuy nhiên công tác phát triển thủy lợi không thể làm trong một thời gian ngắn được, nó phải có thời gian và kinh phí rất lớn, tỉnh không thể kham nổi.

Để đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, tăng diện tích nuôi trồng thủy sản đồng thời giữ vững vùng trồng lúa cũng như vùng thực hiện mô hình tôm-lúa, tránh nguy cơ hoang hóa cần có giải pháp căn bản cho thủy lợi. Hệ thống thủy lợi toàn vùng phải đáp ứng yêu cầu khép kín cho từng vùng: vùng nuôi tôm có nước mặn, vùng trồng lúa có nước ngọt, có hệ thống rửa mặn cho thực hiện mô hình tôm-lúa. Tuy nhiên, thực hiện giải pháp trên, một tỉnh trong vùng không làm riêng được mà cần có sự hợp tác, phối hợp giữa các tỉnh trong vùng và sự đầu tư, quy hoạch kinh phí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nguyễn Bá Hiên

 


Khô cá tra phồng

Nguồn tin: BCT, 30/12/2005
Ngày cập nhật: 2/1/2006

Cách đây gần 40 năm, lần đầu tiên tôi được người bạn cho ăn miếng khô ngon đến không thể nào quên, dù chỉ ăn độc món này với cơm trắng. Đó là khô cá tra phồng, một trong những đặc sản nổi tiếng của Châu Đốc (An Giang).

Trong tự nhiên, cá tra từ Biển Hồ (Campuchia) vừa trôi xuống vừa sinh nở và lớn lên ở đầu nguồn sông Hậu. Hàng trăm năm trước, bà con nơi đây đã biết vớt cá bột, cá con nuôi dưỡng thành cá giống bán cho những nhà bè. Khi cá “dội chợ”, người ta bảo quản lâu ngày dưới dạng làm khô. Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức có ghi: “Tra ngư, vi và kỳ có xương nhọn, không có vảy, mình xanh, bụng trắng, lớn năm sáu thước, béo lắm. Thịt dùng phơi khô, mỡ dùng thắp đèn, sơn ghe”. Theo nguyên tắc, cá càng lớn làm khô càng ngon, nhưng ngon nhất là cá nuôi khoảng 3 - 4 năm tuổi, nặng chừng 5 - 7kg. Khi làm cá, người ta nắm chặt đuôi, cầm cây to đập mạnh xuống đầu cá. Không làm vậy, đuôi cá vẫy đập xuống nền gạch sẽ khiến khúc này bị bầm đỏ, khô không đẹp và miếng khô mất ngon. Sau khi cắt đầu, lấy hết ruột gan và mỡ, phần còn lại được ngâm trong nước. 4 – 5 tiếng đồng hồ sau, cá nổi lên, vớt ra, xẻ, lóc bỏ xương rồi ngâm nước muối bão hòa. Khi nước muối ngấm, ngâm thêm lượt nước phèn chua để ruồi nhặng đừng bu rồi đem phơi vừa nắng. Nếu phơi quá nắng khô bị “lộc”, mỡ từ thịt cá cứ tươm ra mãi, giảm ngon và mất ký. Nếu phơi thiếu nắng, miếng khô còn tanh mùi cá, không thơm.

Khô cá tra phồng chỉ chiên chứ không nướng như các loại khô khác. Để có miếng khô chiên phồng, giòn thơm và béo, người ta chiên bằng nước. Cho chút nước vào chảo, đun sôi, cho miếng khô vào. Khi nước cạn, trở qua trở lại vài lần là miếng khô nở phồng lên, vàng hươm, thơm, giòn và béo khi ăn.

CÚC TẦN


Tôm giống vẫn giữ vững uy tín trên thị trường

Nguồn tin: WBT, 27/12/2005
Ngày cập nhật: 1/1/2006

Toàn tỉnh, có 185 cơ sở sản xuất tôm giống với 568 trại sản xuất. Các khu quy hoạch thuộc huyện Tuy Phong thu hút đầu tư mạnh hơn so với các vùng quy hoạch khác với tổng số 106 cơ sở. Chất lượng tôm sú giống vẫn tiếp tục được giữ vững uy tín trên thị trường cả nước. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ và thiếu nguồn tôm giống bố mẹ, nên các cơ sở chỉ hoạt động khoảng 40% công suất. Khắc phục tình trạng này, ngành thủy sản đã tiến hành thả tôm giống đợt 1 ra biển với số lượng 1,7 triệu con giống. Hiện tại số lượng tôm đã thả đang phát triển tốt, sẽ là nguồn bổ sung tích cực tôm giống bố mẹ cho năm sau. Còn hiện nay, các trại tôm giống đang tập trung sản xuất giống để cung cấp cho vụ II các tỉnh phía Nam. Điều kiện nguồn nước rất phù hợp, nguồn tôm bố mẹ vẫn chủ yếu lấy từ các tỉnh bạn và nhập ngoại. Mới đây xuất hiện nhiều tôm giống bố mẹ được đánh bắt từ nguồn tự nhiên trong tỉnh, có giá cả vừa phải và chất lượng tốt, bổ sung nguồn tôm giống bố mẹ cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh. Giá tôm giống hiện nay đang dao động ở mức 18 - 20 đ/con. Con giống ở khu vực Vĩnh Hảo vẫn được đánh giá chất lượng cao so với các khu vực cung cấp giống khác trong nước. Tính đến giữa tháng 11/2005, các trại giống đã sản xuất được 3,78 tỷ post trong đó đã qua kiểm dịch trên 3 tỷ post, đạt 96,9% KH, dự kiến cuối năm 2005, lượng post sản xuất sẽ đạt 4,2 tỷ post vượt KH đề ra.

AT

 


Vĩnh Tân (Tuy Phong - Bình Thuận): Nông dân xuống biển làm giàu

Nguồn tin: WBT, 31/12/2005
Ngày cập nhật: 1/1/2006

Ở Bình Thuận, nuôi cá mú, tôm lồng lâu nay nhiều người chỉ nghĩ đến “vương quốc” huyện đảo Phú Quý, còn bây giờ ở vùng biển xã Vĩnh Tân (Tuy Phong), người dân cũng đã biết nghề này, khi phát hiện vùng biển của mình cũng có những điều kiện thích hợp phát triển loài hải sản cao cấp. Trên chiếc bè rộng cách bờ 500m, anh Trần Văn Giá với khuôn mặt sạm nắng gió, vừa xắt nhỏ những con cá phèn, cá dài, để cho cá mú ăn buổi sáng, vừa nói với chúng tôi: Ở vùng biển này có những điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi cá bè như giống cá mú đỏ, thức ăn cá mú (cá phèn, cá dài) nhiều và rẻ, mực nước biển sâu không bị ô nhiễm môi trường”. Ban đầu anh Giá chỉ làm một bè nhỏ, rồi đầu tư dần dần, nay bè rộng với 60 lồng nhỏ, chia làm hai. Một nửa bè nuôi 1.000 con cá mú đen, mú đỏ; nửa bè còn lại thả 10.000 con giống tôm hùm xanh. Giống cá mú đen nhập từ Đài Loan (20.000 đồng/con), giống mú đỏ mua từ những người lặn bắt dưới biển. Cá mú ăn tạp, mỗi ngày anh Giá tốn một tạ cá các loại cho 30 lồng nhỏ cá mú, sau 14 – 15 tháng cá mú nặng từ 7 –8 lạng/con, là đến thời điểm xuất bán cá mú sống. giá mú đen 180.000 – 200.000 đồng/kg, mú đỏ 300.000 – 350.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ hải sản cao cấp này chủ yếu ở Trung Quốc, Đài Loan, nhà hàng sang trọng ở Tp.HCM. Anh Giá đã xuất bán lứa cá mú đầu tiên, lãi trên 100 triệu đồng. riêng phần bè đang thả 10.000 con giống tôm hùm xanh, ban đầu mỗi con tôm giống chỉ dài 6 – 7 phân, sau thời gian nuôi 7 – 8 tháng, tôm hùm xanh tăng trưởng 4 – 5 lạng là có thể xuất bán. Ở làng bè Vĩnh Tân, ngoài anh Trần Văn Giá, không ít người khác phất lên nhờ nuôi bè cá mú, tôm hùm. Anh Năm Giỏi, năm trước nuôi cá mú, nay giống cá mú đỏ khan hiếm dần, chuyển qua nuôi tôm hùm, thức ăn cho tôm hùm (ghẹ, sò) cũng nhiều và rẻ. Vụ thu hoạch tôm hùm đầu tiên, anh Năm Giỏi bán được gần một tỷ đồng. Bè của anh Trần Quang Hiệp nuôi cả hai loại tôm hùm xanh, tôm hùm bông lên đến 2.000 con, nguồn tôm giống từ lặn bắt dưới biển với giá 40.000 – 50.000 đồng/con. Sau thời gian 7 tháng, tôm hùm xanh nặng gần 0,5kg bán giá 380.000 đồng/kg; tôm hùm bông nuôi một năm nặng 1kg có giá 450.000 đồng/kg. Bè anh Hiệp đã xuất bán sáu đợt với 500 con tôm hùm bông, thu trên 200 triệu đồng. Với những lợi thế của vùng biển Vĩnh Tân, nhiều hộ có vốn và chút kinh nghiệm, đã từng bước chuyển sang nghề nuôi tôm, cá bằng lồng bè trên biển. Đến nay, làng bè nổi đã có 40 khung bè của 40 hộ với tổng cộng 240 lồng (bình quân một bè có 6 lồng). Mỗi bè cách nhau 50 – 100m. Tuy nhiên, chỉ có 4 bè nuôi cá mú, còn lại chuyên nuôi tôm hùm bông, hùm xanh; có lẽ thời gian nuôi tôm hùm ngắn và mang lại hiệu quả nhanh hơn. Anh Trần Quang Hiệp người có kinh nghiệm nuôi tôm hùm cho biết: Bình quân một bè nuôi 400 con tôm hùm bông (bè có 4 lồng, mỗi lồng 100 con), sau 14 tháng nuôi, có thể xuất bán được trên 160 triệu đồng, lãi 80 triệu đồng. Riêng tôm hùm xanh số lượng mỗi lồng lên đến 300 con (4lồng/bè), đến kỳ thu hoạch mỗi bè thu được 120 triệu, lãi 50 triệu đồng.

Làng bè nổi Vĩnh Tân đang ngày càng mở rộng theo thời gian. Hiện Vĩnh Tân đã qui hoạch 15ha diện tích mặt nước biển để phát triển nghề nuôi lồng bè và đang tiến đến cấp quyền sở hữu mặt nước cho người nuôi. Bước đầu thông qua nguồn vốn tín chấp, Hội Nông dân Vĩnh Tân đã bảo lãnh dài hạn cho 20 hộ nông dân vay 300 triệu đồng với lãi suất ưu đãi (mỗi hộ được vay 15 triệu đồng), đóng bè chuyển sang nghề nuôi cá, tôm lồng. Như anh Dương Văn Cường, chi hội trưởng nông dân thôn Vĩnh Phúc, Vĩnh Tân, lâu nay chuyên sản xuất nông nghiệp, nay đầu tư 50 triệu đồng từ vốn vay ngân hàng, vốn tự có gia đình, chuyển xuống biển làm nghề nuôi tôm, cá lồng. Đến cuối năm 2005, thông qua các nguồn vốn khác nhau như: vay Ngân hàng nông nghiệp, vốn chương trình 120, mượn bạn bè, vốn tự có của gia đình, đã có trên 50 hộ ở Vĩnh Tân “rẽ trái” làm khung lồng bè, nuôi cá mú, tôm hùm, thu hút trên 200 lao động địa phương, nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mùa xuân mới đang về, người nông dân Vĩnh Tân đang tìm cho mình một hướng đi mới khai thác thế mạnh, tiềm năng vùng biển hào phóng của quê hương. Sự mạnh dạn chuyển đổi của nông dân Vĩnh Tân, đã và đang đem lại những sản vật cao cấp của biển cả, góp phần làm giàu chính đáng cho người dân nơi vùng biển sóng gió này.

THÁI KHOA

 


Trà Vinh: cua biển giống xuất hiện dày đặc

Nguồn tin: SGGP, 31/12/2005
Ngày cập nhật: 1/1/2006

Những ngày gần đây, tại các xã ven biển như Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang), Hiệp Thành (huyện Duyên Hải)... xuất hiện bãi cua giống với mật độ dày đặc. Mỗi ngày có hàng trăm người dân địa phương và ba con tỉnh Bến Tre sang bắt cua giống bán với giá 500-5000 đ/con (tùy lớn nhỏ); có người thu được vài chục đến cả trăm ngàn đồng/ngày. Vấn đề ccấp bách hiện nay là cần bảo vệ và khai thác bãi cua giống một cách hiệu quả, tránh tình trạng mạnh ai nấy bắt vô tội vạ...

Đ.C - H.L.

 


Bình Định: Triển khai nuôi diện rộng tôm chân trắng

Nguồn tin: SGGP, 31/12/2005
Ngày cập nhật: 1/1/2006

Sau gần 2 năm nuôi khảo nghiệm tại các mô hình nuôi tôm trên cát ở 2 xã Mỹ Thắng và Mỹ An (Phú Mỹ - Bình Định), con tôm chân trắng đã khẳng định được hiệu quả cao: không xảy ra dịch bệnh, năng suất từ 4-5 tấn/ha/vụ, lợi nhuận từ 30-40 triệu đồng/ha/vụ. Do vậy, năm 2006 con tôm chân trắng sẽ được triển khai nuôi diện rộng trên địa bàn tỉnh Bình định. Riêng các trại sản xuất tôm giống phải có giấy phép của UBND tỉnh và Cục quản lý chất lượng an tòan thú y thủy sản; tôm bố mẹ, tôm giống nhập khẩu phải được kiểm dịnh theo đúng quy định của Bộ Thủy sản; tôm giống xuất bán ra ngòai phải được kiểm dịch, chủ cơ sở phải cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng mua tôm giống, kèm theo hợp đồng mua tôm giống của chủ đầm nuôi.

Ng.Th.


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang