• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Những ước mơ từ biển

Nguồn tin: BKH, 24/12/2005
Ngày cập nhật: 24/12/2005

 


Ðể nghề nuôi hải sản phát triển

Nguồn tin: ND, 24/12/2005
Ngày cập nhật: 24/12/2005

Biển Việt Nam có hơn 2.000 loài hải sản trong đó: hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao, đó là tiềm năng và lợi thế để phát triển nghề nuôi thủy sản trên biển.

Diện tích có khả năng nuôi trồng hải sản trên biển rộng lớn hơn 400.000 ha vùng vịnh và đầm phá; nhiều vùng biển có điều kiện phát triển như Quảng Ninh - Hải Phòng hơn 200.000 ha, khu vực ven biển miền trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 41.000 ha, khu vực Ðông và Tây Nam Bộ có hơn 62.000 ha, vịnh Văn Phong tỉnh Khánh Hòa 20.000 ha...

Giống loài thủy sản nuôi phong phú, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm, cá song, cá giò, cá cam, cá hồng, cá đù đỏ, cua, ghẹ, hải sâm, bào ngư, nuôi trai lấy ngọc, nuôi ngao, nghêu, hầu, trồng rong sụn, nuôi sứa đỏ và san hô...

Trước tình trạng nguồn lợi suy kiệt, ngư dân đã chuyển từ khai thác sang nuôi trồng thủy sản ở biển. Việc nuôi trồng đến nay đã đạt kết quả tốt. Sáu tháng đầu năm 2005, người dân ven biển tỉnh Phú Yên đầu tư 13.500 lồng và tỉnh Khánh Hòa đầu tư 21.000 lồng nuôi tôm hùm. Năm 2004, nhiều gia đình nuôi tôm hùm thu lãi từ 30 - 80 triệu đồng. Riêng thôn Phú Dương xã Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên là một làng giáp biển trước đây có tới 70-75% số hộ nhận cứu trợ của Nhà nước. Ðến nay nhờ có nuôi tôm hùm trên biển cả thôn không còn hộ nghèo và có tới 20% số hộ thu về tiền tỷ. Những năm gần đây, hình thức nuôi lồng bè đang có bước phát triển ở một số tỉnh như: Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu với các đối tượng tôm hùm, cá song, cá cam, cá giò, v.v. Những địa phương phát triển mạnh là Quảng Ninh, Khánh Hòa và một số tỉnh khác.

Năm 2001, tổng số lồng nuôi trên biển là 23.989 chiếc, trong đó số lồng nuôi tôm hùm là 19.912 chiếc, nuôi cá biển là 4.077 chiếc. Năm 2004 tổng số lồng bè nuôi tôm, cá trên biển đã tăng đến 38.965 lồng, trong đó số lồng nuôi tôm hùm là 30.115 lồng, nuôi cá là 8.850 lồng. Sản lượng nuôi lồng bè nước mặn năm 2001 chỉ đạt 2.635 tấn, năm 2004 đạt hơn 10.000 tấn.

Thủy sản nuôi trên biển có chất lượng và giá trị hàng hóa cao; thị trường nhập khẩu đối với các sản phẩm nuôi biển rộng mở, được khách hàng thế giới ưa thích nhất là món ăn xa-xi-mi và các món ăn khác từ các loài thủy sản biển.

Chúng ta đã sản xuất được giống một số loài như cá giò, cá song chấm nâu, cá sủ chấm (cá Hồng Mỹ), cá vược, bào ngư, ốc hương, cua... và chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cho nhiều địa phương phát triển sản xuất.

Hiện nay, ở nước ta đang nuôi trồng thủy sản biển với nhiều hình thức nuôi đa dạng. Tổng giá trị nuôi thủy sản biển (chưa kể giá trị thông qua xuất khẩu) ước đạt 3.700 - 3.800 tỷ đồng tương đương 230 - 240 triệu USD.

...

Ngành thủy sản dự kiến đến năm 2010 nuôi cá biển ở nước ta ước đạt khoảng 200.000 tấn, nuôi nhuyễn thể đạt 380.000 tấn, rong biển đạt 50.000 tấn khô đuổi kịp và vượt các nước tiên tiến trong khu vực và vùng lãnh thổ về trình độ nuôi hải sản trên biển. Ðây là ngành quan trọng trong phát triển kinh tế thủy sản của nước ta.

ĐOÀN VĂN ĐẠI (Bộ thủy sản)

 


ĐBSCL: nuôi cá lóc trong... mùng lưới

Nguồn tin: TT, 24/12/2005
Ngày cập nhật: 24/12/2005

Hiện ở ĐBSCL đang phát triển nuôi cá lóc trong mùng lưới thả trên sông. Người nuôi may hàng ngàn cái mùng có diện tích 9-12m2 thả xuống sông, nuôi 3.000-4.000 con cá lóc/mùng mà không cần phải đào ao.

Sau bốn tháng nuôi, cá lóc đạt trọng lượng khoảng 0,65kg/con, bình quân thu hoạch khoảng 1,4 tấn cá thương phẩm/mùng. Với giá thị trường thấp nhất như hiện nay (20.000-22.000đ/kg), trừ chi phí mua thức ăn và con giống (350đ/con) một mùng lưới thu lãi ròng 10-15 triệu đồng. Hiện một số hộ cũng nuôi cá trê trong mùng lưới.

NGỌC DIỆN

 


ĐBSCL: cá sấu không có đầu ra

Nguồn tin: TT, 24/12/2005
Ngày cập nhật: 24/12/2005

Người nuôi cá sấu ở các tỉnh ĐBSCL đang “kêu trời” vì cá sấu đã đạt trọng lượng 20-30kg/con nhưng không có nơi tiêu thụ.

Tại Sóc Trăng, lúc trước thịt cá sấu bán được 140.000đ/kg, nay chỉ còn 100.000đ/kg. Giá cá sấu giống cũng rớt từ 700.000đ/con xuống còn 250.000-300.000đ/con.

NGỌC DIỆN

 


Kiên Giang xây dựng trung tâm giống thủy sản tại Phú Quốc

Nguồn tin: ND, 23/12/2005
Ngày cập nhật: 23/12/2005

Tỉnh Kiên Giang chuẩn bị xây dựng trung tâm giống thủy sản tại huyện đảo Phú Quốc, với quy mô diện tích khoảng 40ha do Công ty đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long làm chủ dự án, khả năng sản xuất khoảng 3 tỷ con giống/năm.

Trong năm 2005, dự án này chỉ thực hiện sản xuất khoảng 400-500 triệu con giống, chủ yếu là tôm sú. Khi dự án hoàn chỉnh vào năm 2007, Trung tâm giống thủy sản này sẽ mở rộng sinh sản nhân tạo cá mú và nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Huyện đảo Phú Quốc được đánh giá có môi trường sinh thái biển lý tưởng, thuận tiện cho việc sản xuất con giống thủy sản chất lượng cao. Nguồn con giống này không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản trong tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

LƯU QUỐC THẮNG

 


Úc đưa ra tiêu chuẩn mới về thủy sản nhập khẩu

Nguồn tin: NLĐ, 21/12/2005
Ngày cập nhật: 23/12/2005

 


8,4 tỷ đồng xây dựng trung tâm sản xuất thuỷ sản nước lạnh

Nguồn tin: VNECONOMY, 23/12/2005
Ngày cập nhật: 23/12/2005

Cung cấp giống thủy sản tốt giúp người dân chuyển sản xuất

Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Việt Thắng vừa ký quyết định đầu tư xây dựng Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống các đối tượng thủy sản nước lạnh trên diện tích 1,36ha tại tỉnh Lào Cai, với tổng mức vốn hơn 8,4 tỷ đồng.

Mục tiêu của dự án là tận dụng nguồn nước lạnh tự nhiên cho phát triển các đối tượng nuôi nước lạnh góp phàn tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và cải thiện chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng dân tộc miền núi của tỉnh.

Với nguồn vốn đầu tư trên, ngành sẽ đầu tư xây dựng nhà nghiên cứu; khu sinh sản nhân tạo; nhà mái che để ương cá Hồi giống; nhà chế biến đóng gói; ao xử lý nước thải và hệ thống sinh học và máy bơm...

Dự án được thực hiện trong 2 năm 2006 và 2007.

Theo TTXVN

 


US: Senators Vote to Kill Trade Law - Byrd Amendment Illegal, WTO Says

Nguồn tin: Washington Post, 22/12/2005
Ngày cập nhật: 23/12/2005

Senators Vote to Kill Trade Law

Byrd Amendment Illegal, WTO Says

By Paul Blustein

Washington Post Staff Writer

Thursday, December 22, 2005; Page D01

A festering trade dispute between the United States and several major trading partners appears set to subside after the Senate voted yesterday to repeal an anti-dumping law that was ruled illegal by the World Trade Organization.

The Senate action, which came as part of a broader budget bill that passed with Vice President Cheney's tie-breaking vote, would phase out the Byrd amendment, a five-year-old measure especially popular with lawmakers from industrial states heavily affected by foreign competition. The House has already voted to repeal the amendment, named for Sen. Robert C. Byrd (D-W.Va.), in nearly identical legislation.

According to the Byrd amendment, whenever the government finds U.S. companies to be disadvantaged by the dumping of imported goods at unfairly low prices, the duties collected on those goods can go to the companies rather than to the Treasury.

The repeal would be delayed for two years, giving some U.S. lumber firms and other companies the chance to continue receiving substantial sums under the amendment. That compromise was necessary to secure yesterday's vote.

The vote yesterday was praised by free-trade advocates and foreign nations, which have viewed the Byrd amendment as a sign of U.S. protectionism and its continued existence as a sign of U.S. contempt for international trade rules. They had feared that the Byrd amendment would remain intact even though several countries have imposed retaliatory duties on U.S. goods since the WTO ruled the amendment illegal.

"This is a great victory. . . . We heard predictions and from many critics and pundits that Congress would never repeal the Byrd amendment," said Steve Alexander, executive director of the Consuming Industries Trade Action Coalition, a corporate-backed group that is often critical of anti-dumping duties.

Manufacturing groups lamented the vote. "Repeal of this law undermines our ability to combat unfair foreign trade practices, and puts thousands of American jobs at risk," said Joseph L. Mayer, chairman and president of the Copper and Brass Fabricators Council.

The Byrd amendment became law in 2000 under pressure from steelmakers and their congressional allies who argued that companies damaged by unfair competition deserved to receive the duties the government collected in anti-dumping cases. U.S. companies have received more than $1.25 billion under the law, with more than one-third of that amount going to the Timken Co., an Ohio bearings maker, and much of the rest going to makers of candles and steel, according to Alexander's group.

But the law galled Canada, the European Union, Japan, Mexico and other trading partners, and in 2002 a WTO panel agreed with their argument that it meant foreign firms shipping goods to the United States could be hit illegally with a double whammy -- anti-dumping duties, plus a government handout to their U.S. competitors. After Congress refused to change the law, the countries began retaliating by imposing tariffs starting last May 1 on a variety of U.S. goods including paper, clothing, wine, machinery, cigarettes and oysters. The tariffs have totaled about $114 million in 2005.

"We would welcome the decision to repeal the Byrd amendment," said Jim Peterson, Canada's trade minister. "But we strongly maintain that the Byrd amendment should be eliminated immediately. The WTO ruling was clear."

"We are encouraged by the efforts being deployed by Congress and the administration to effect the repeal of the Byrd amendment," said Anthony Gooch, a spokesman for the E.U.'s mission in Washington, although he echoed the demand for immediate repeal.

Peterson and Gooch did not specify whether Canada and the E.U. would scrap the retaliatory duties immediately or wait until the repeal takes effect in two years. "We are considering all options," Peterson said.

Canada is especially concerned, according to a statement issued in Ottawa, because Washington has collected more than $5 billion in duties on exports of Canadian softwood lumber. Depending on the outcome of legal complaints brought by Canada against the duties, about $1 billion could be disbursed annually to U.S. lumber companies starting in late 2007, since duties collected up to Sept. 30, 2007 could still be subject to disbursement under the legislation approved yesterday.

 


Đồng Tháp: Nuôi cá trê lai, một nông dân thu lãi trên 120 triệu đồng/1.000m2

Nguồn tin: BCT, 23/12/2005
Ngày cập nhật: 23/12/2005

Anh Cao Thanh Chất, nông dân ở ấp An Hòa, xã Tân Bình, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thành công qua mô hình nuôi cá trê lai. Với diện tích trên 1.000 mét vuông mặt nước, vụ đầu anh thả 120.000 con cá trê giống. Sau hơn 5 tháng nuôi, anh thu hoạch được 15 tấn cá thương phẩm, bán với giá 9.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, anh Chất lãi trên 41 triệu đồng. Tiếp tục thả cá vụ thứ 2, anh đạt lợi nhuận 86 triệu đồng. Từ mô hình nuôi cá trê lai chưa đầy một năm anh Chất đã thu được lợi nhuận trên 120 triệu đồng và được huyện Châu Thành bình bầu là nông dân sản xuất giỏi năm 2005.

TRANG NHÃ

 


Cần có quy hoạch để nghề nuôi ốc hương phát triển bền vững

Nguồn tin: WNT, 22/12/2005
Ngày cập nhật: 22/12/2005

Ốc hương là một loài hải sản có giá trị kinh tế cao được nuôi thử nghiệm ở tỉnh ta vào đầu năm 2000 và đến nay nghề nuôi ốc hương phát triển mạ nh ở các địa phương ven biển. Hiện có 52 hộ nuôi ốc hương tập trung ở khu vực kè Ninh Chữ, Khánh Hội, Mỹ Tân, Tân An (huyện Ninh Hải) với số lượng gần 600 vạn con giống thả nuôi ở ao, đăng lồng. Nhiều hộ nuôi đã tận dụng các đìa t ô m sú chuyển sang nuôi ốc hương đem lại hiệu quả cao và trở thành mô hình chuyể n nghề phù hợp đang được ngành thủy sản nhân rộng. Tuy nhiên để nghề nuôi ốc hương phát triển bền vững, lâu dài trước hết cần có quy hoạch vùng nuôi phù hợp với nghề nuôi mới này.

“Vào nghề nuôi tôm sú gần 10 năm nay, dịch bệnh, mất mùa liên tục, kết quả gần như trắng tay. Được Trung tâm Khuyến ngư hướng dẫn chuyển sang nghề nuôi ốc hương vào đầu năm 2003, gia đình đã thành công trong mô hình nuôi ốc hương trên ao đìa nuôi tôm sú này” - anh Nguyễn Văn Khánh, ở Tân An (Tri Hải- Ninh Hải) người nuôi ốc hương đầu tiên trên ao đìa mở đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy. Nhớ lại mùa vụ thả nuôi đầu tiên, con giống phải ra tận Nha Trang (Khánh Hòa) mua về, kỷ thuật nuôi có các chuyên viên Trung tâm Khuyến ngư hướng dẫn, gia đình chỉ đứng ra tiếp nhận công nghệ nuôi và cách chăm sóc. Khi ấy diện tích hồ nuôi gần 5 sào nhưng chỉ thả 10 vạn con giống, sau 4 tháng chăm sóc bán được 70 triệu đồng, trừ chi phí như giống 25 triệu đồng, tiền công chăm sóc 10 triệu đồng lãi gần 35 triệu đồng. Có lãi ở vụ nuôi đầu tiên, anh Khánh tự tin ở nghề nuôi mới, tiếp tục mở rộng diện tích đầu tư vào con ốc hương này. Không như vụ nuôi thử nghiệm, đầu năm 2004, anh Khánh tiếp tục thả 20 vạn con thu lãi trên 50 triệu đồng và thả nuôi trong vụ bấc thu lãi gần 30 triệu đồng. Theo anh Khánh, muốn nuôi được con ốc hương trên những diện tích ao đìa, trước hết vùng đìa đó phải chủ động trong việc cấp và thoát nước theo thủy triều, đảm bảo độ mặn từ 25- 30%o, đáy hồ phải có cát, nhiệt độ nước trong ao đìa từ 26-30 0C là có thể nuôi được.

Anh Nguyễn Ngọc Cường ở thôn Tân An, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải vừa mới vào nghề nuôi ốc hương từ đầu năm 2005, sau nhiều lần thất bại ở con tôm sú. Mùa vụ trước (cách đây 5 tháng) anh thả nuôi 22 vạn con giống ốc hương trên diện tích 800m2 đìa nuôi tôm sú đã cải tạo phù hợp với mô hình nuôi như vây lưới, lót cát ở đáy. Qua 4 tháng chăm sóc anh thu được 1,5 tấn ốc hương thương phẩm, bán với giá 175.000 đồng/kg, trừ chi phí chăm sóc, anh lãi trên 130 triệu đồng. Thu hoạch xong, anh Cường tiếp tục đầu tư tu sửa ao hồ, làm vệ sinh đáy ao và thả 25 vạn con giống trong mùa vụ này. Theo anh Cường, mùa vụ từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau rất khó nuôi do thời tiết lạnh, hay mưa lũ nên độ mặn (từ 25-30%o) không ổn định, thường hay bị dịch bệnh, nhưng nếu nuôi thành công thì lãi rất cao. Để tránh được nhược điểm trên đòi hỏi người nuôi phải thường xuyên thay nước ao hồ, làm vệ sinh đáy ao và theo dõi nhiệt độ trong ao. Nếu trời mưa liên tục, độ mặn giảm dưới 25%o thì phải liên tục quạt nước, giảm thức ăn, hạn chế dịch bệnh cho con ốc hương. Đây là một kinh nghiệm trong nghề nuôi ốc hương từ các ao đìa ở Tân An trong mùa bấc thường hay gặp mưa và thời tiết lạnh, riêng với mô hình nuôi đăng lồng thì hầu hết đều thất bại do dịch bệnh. Theo anh Nguyễn Ngọc Cường, hiện nay ở Tân An mới chỉ rộ lên khoảng 10 hộ nuôi ốc hương và tự ai nấy làm. Với đà phát triển như vậy thì trong một thời gian ngắn nhiều hộ sẽ ồ ạt nuôi, có thể họ sẽ lấn chiếm cả diện tích quanh Đầm nại để nuôi ốc hương. Anh Cường rất lo, nếu phát triển nhanh như nghề nuôi tôm sú, khi có dịch bệnh sẽ rất khó xử lý và dẫn đến bế tắc nếu không có quy hoạch cụ thể.

Kỹ sư Nguyễn Văn Dũng, chuyên viên Trung tâm Khuyến ngư tỉnh cho biết, ốc hương rất thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu ở tỉnh ta nên có thể phát triển mở rộng diện tích nuôi và có thể chuyển nghề cho những ao đìa nuôi tôm sú thường xuyên bị dịch bệnh. Tuy nhiên cần khuyến cáo với người nuôi là khi nuôi phải đảm bảo các yếu tố về môi trường, chất lượng con giống và kỹ thuật nuôi. Hiện nay ở tỉnh ta có 4 cơ sở sản xuất giống ốc hương đảm bảo chất lượng, số lượng để cung cấp cho người nuôi. Thức ăn công nghiệp cho con ốc hương hiện nay chưa có, bà con nuôi ốc hương phải dùng đến thức ăn tươi. Đây là nguồn thức ăn khá dồi dào ở tỉnh ta, nhưng nếu không cẩn thận trong chăm sóc, làm vệ sinh ao hồ rất dễ xảy ra dịch bệnh bởi nguồn thức ăn này. Do nghề nuôi vừa mới đưa vào thử nghiệm và đã có một số thành công bước đầu, nên đòi hỏi các ngành chức năng nên tính đến việc quy hoạch vùng nuôi, để ổn định sản xuất lâu dài và đem lại kết quả cao cho người nuôi.

Thiện Nhân, Báo Ninh Thuận

 


U.S. CONGRESS CLOSE TO REPEAL OF BYRD AMENDMENT

Nguồn tin: DMT, 22/12/2005
Ngày cập nhật: 22/12/2005

----------------------------------------

Web VietLinh cam on ong Duong Minh Tri da cung cap tin nay de thong bao toi cac ban doc.

----------------------------------------

U.S. CONGRESS CLOSE TO REPEAL OF BYRD AMENDMENT!

Final, Technical Vote by House Expected Soon

Today, the United States Senate narrowly passed legislation that contained a repeal of the Continued Dumping and Subsidy Offset Act (CDSOA) of 2000, commonly known as the Byrd Amendment. The Byrd Amendment repeal language was contained in the Conference Report for an omnibus budget-cutting measure, the Deficit Reduction Act of 2005, which had passed the U.S. House of Representatives in an early morning vote on Monday. The Conference Report must go back to the House for a final, technical consideration and then proceed to President Bush’s desk to be signed into law.

The Byrd Amendment repeal language as passed today reflects a compromise by Congressional leaders in an effort to garner the votes necessary for passage. In short, the repeal will not take effect until October 1, 2007, at which point the antidumping and countervailing duties collected on imports will no longer go to those that bring trade cases and their lawyers, but will sent to the general treasury fund (as was the case prior to passage of the Byrd Amendment). This policy shift removes the incentive for lawyers to file antidumping petitions in hopes of collecting a bounty. Domestic industries will still have the protection of the U.S. anti-dumping statutes, but will not receive both increased tariffs on goods and the bonus of Byrd cash payouts.

The adverse effects of CDSOA on America’s seafood businesses and consumers are well documented. Fish and seafood products are among the most globally traded commodities. Many of our nation’s large seafood companies export two-thirds of their products to the European Union and Asia. Further, since nearly 80 percent of seafood that Americans eat is imported, a more liberalized international trade environment is key to the vitality of the seafood community and its consumers. Because the WTO ruled the Byrd Amendment illegal and authorized retaliatory tariffs against certain seafood products, both the importing and exporting components of the American seafood community would have continued to suffer until Congress repealed the CDSOA. The repeal of Byrd will help avoid other countries’ retaliation against American seafood companies.

NFI’s advocacy team and many of our member companies have worked over recent weeks and months to coordinate with Congressional staff and with our trade allies to push Byrd repeal legislation through the House and Senate. The overwhelming significance of this long-awaited vote and the positive policy change that it will effect for the entire seafood community cannot be overemphasized.

We will provide more information about the repeal’s impact on the seafood community and the current trade cases. Duties will continue to be collected on seafood products subject to an anti-dumping order and CBP bonds will remain in place.

Source: NFI

 


AFA: Sẽ thành lập phòng kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu và sản phẩm thủy sản

Nguồn tin: WAG, 19/12/2005
Ngày cập nhật: 21/12/2005

Tin từ Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh (A.F.A) cho biết, tới đây, Hiệp hội chủ trì thành lập Công ty Dịch vụ thủy sản có nhiệm vụ phát triển mô hình nuôi cá sinh thái và cá sạch theo tiêu chuẩn Nuturland và EU. Ðồng thời, xúc tiến thành lập phòng kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu và sản phẩm thủy sản của tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Kinh phí cho phòng kiểm nghiệm này ước tính 7 tỷ đồng, trong đó Hiệp hội vận động các cổ đông đóng góp 4 tỷ đồng và đề nghị ngân sách cho vay 3 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi.

Hiệp hội AFA cũng đang tiếp tục vận động thành lập quỹ Hỗ trợ thủy sản.

BÍCH VÂN


Nhiều công ty nước ngoài muốn mua tôm Việt Nam

Nguồn tin: TTXVN, 19/12/2005
Ngày cập nhật: 21/12/2005

 


Bình Đại không “thả nổi” thuỷ sản

Nguồn tin: VNECONOMY, 21/12/2005
Ngày cập nhật: 21/12/2005

Đến nay toàn huyện Bình Đại có diện tích nuôi thủy sản là 16.318 ha so với năm 2004 diện tích tăng 5,2%.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre: “Năm nay, tháng nắng kéo dài, độ mặn cao, môi trường nuôi không ổn định, chất lượng con giống chưa thật sự đảm bảo. Các rào cản thương mại khiến giá tôm sú vào chính vụ giảm đáng kể so với năm 2004.

Trong khi đó, giá xăng dầu tăng lên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Tình hình nuôi tôm sú ở một vài nơi còn mang tính tự phát nhưng sản lượng vẫn tăng khoảng 37% so với năm 2004...”

Ngay từ đầu năm 2005, huyện Bình Đại đã thành lập ban chỉ đạo sản xuất vụ nuôi tôm của huyện, triển khai kế hoạch tăng cường quản lý kiểm tra du nhập giống và các cơ sở sản xuất kinh doanh tôm sú giống.

Thành lập ban chỉ đạo sản xuất tôm

Thực hiện lịch mùa vụ theo qui định các xã, thị trấn đã vận động thành lập 99 ban quản lý vùng nuôi, nhằm phát huy ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, tương trợ về kỹ thuật. Qua kiểm tra, UBND huyện Bình Đại ra quyết định xử phạt 50 trường hợp du nhập giống trái phép không bảo đảm chất lượng và đã nuôi không đúng thời vụ với số tiền xử phạt là 92,5 triệu đồng, tiêu hủy 4 triệu 526 ngàn con giống.

Huyện Bình Đại đã phối hợp tổ chức nhiều lớp khuyến nông, hướng nghiệp chuyên đề kỹ thuật, tập huấn nghiệp vụ cho ban quản lý vùng nuôi 3 xã thị trấn. Tăng cường kiểm tra quản lý môi trường nuôi, xây dựng phương án điều chỉnh qui hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản ở 3 xã Bình Trung, Bình Thới và Thạnh Trị và bổ sung qui hoạch xây dựng khu sản xuất giống tập trung tại xã Thừa Đức.

Mở rộng nhanh các mô hình kết hợp nuôi cá da trơn, nuôi cá sấu. Đến nay toàn huyện Bình Đại có diện tích nuôi thủy sản là 16.318 ha so với năm 2004 diện tích tăng 5,2%, tăng 810 ha trong đó diện tích đã sử dụng nuôi thủy sản là 15.979 ha: vùng nước mặn 15.699 ha, vùng nước ngọt 280 ha, bao gồm diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 4.121 ha, nuôi quảng canh và xen rừng 7.730 ha, nuôi 1 vụ tôm,1 vụ lúa 1.339 ha, nuôi tôm trong mương vườn 30 ha, nuôi nghêu, sò, cua 2.460 ha, nuôi cá 251 ha với tổng hộ nuôi thủy sản 11.513 hộ, trong đó vùng nước mặn 8.148 hộ, thu hút gần 20.000 lao động, số con giống đã nuôi 1,518 tỷ con tăng 45% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, số con giống đã qua kiểm dịch ở tỉnh Bến Tre và sản xuất tại huyện Bình Đại chỉ có 58,4%. Qua tổng kết vụ nuôi thủy sản năm 2005, huyện Bình Đại đạt sản lượng nuôi tôm 15.116 tấn tăng 37% so với cùng kỳ, trong đó năng suất tôm nuôi thâm canh bình quân 5 tấn/ ha, bán thâm canh đạt 2,5 tấn/ha, nuôi quảng canh 120 ký/ha, nuôi tôm lúa 500 ký/ha. Giá tôm năm nay vào vụ chính giảm từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/ký, làm ảnh hưởng hiệu qủa sản xuất. Qua vụ nuôi, toàn huyện Bình Đại có 1.097 hộ/8.148 hộ, 13,4% nuôi trên diện tích 8,35 ha bị thiệt hại 170 triệu 225 ngàn con giống từ 1 tháng đến 2 tháng nuôi.

Kết hợp các mô hình nuôi trồng thuỷ sản

Các mô hình nuôi kết hợp nuôi cá da trơn, nuôi cá sấu ngày càng được mở rộng, góp phần nâng tổng sản lượng nuôi thủy sản của huyện Bình Đại đạt 26.343 tấn và đã có 1.134 trang trại nuôi thuỷ sản được hình thành chiếm 95%, tổng trang trại toàn huyện Bình Đại. Đánh bắt thuỷ sản phát triển theo hướng cải hoán, nâng công suất đánh bắt xa bờ đạt 47.321 tấn, giảm 4% so với năm qua, do giá xăng dầu tăng, doanh thu không tăng.

Để kinh tế thủy sản phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững, năm 2006, trên cơ sở qui hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản huyện Bình Đại đến năm 2010 và qui hoạch điều chỉnh phù hợp tình hình, huyện Bình Đại tiếp tục quản lý khai thác tốt tiềm năng đất đai hoặc nước ở các vùng mặn, ngọt, cân đối giữa nuôi thủy sản với bảo vệ môi trường sinh thái, cân đối giữa các loại hình nuôi thâm canh, quảng canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.

Ngoài phát triển con tôm sú là chủ yếu, Bình Đại tận dụng nuôi từng vùng để phát triển các loại thủy sản khác như nghêu, sò, hến, cua, tôm càng xanh, cá nước ngọt, baba, cá sấu. Hoạt động của 2 hợp tác xã thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận và Đồng Tâm, xã Thừa Đức được phát huy đã khai thác được 2.582 tấn nghêu, doanh thu gần 2 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ xã viên được tăng thêm 2 triệu đồng. Bình Đại đang tiến tới đăng ký thương hiệu tôm an toàn, vệ sinh và thú y thủy sản. Củng cố năng suất hoạt động các ban quản lý vùng nuôi, phát huy mạnh mẽ ý thức cộng đồng nhằm bảo vệ môi trường nuôi.

Cung Diễm

 


Nhìn lại năm 2005: Những thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản

Nguồn tin: ND, 19/12/2005
Ngày cập nhật: 20/12/2005

Mục tiêu của ngành thủy sản đến năm 2005 sản xuất 2,5 triệu tấn thủy sản các loại và xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD. Ðến nay, kế hoạch năm 2005 và năm năm 2001-2005 sắp kết thúc, theo đánh giá sơ bộ của các ngành chức năng, thủy sản đã đạt và vượt các mục tiêu đề ra, song khó khăn và thách thức còn nhiều.

Những thành tựu đáng ghi nhận

Kế hoạch năm năm 2001-2005 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của các hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 3,4 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm 2004, vượt kế hoạch đề ra 900 nghìn tấn và tăng gần một triệu tấn so với năm 2001, trong đó sản lượng thủy sản nuôi, trồng đạt 1,4 triệu tấn, tăng 16,4% so với năm 2004 và tăng hai lần năm 2001 (709 nghìn tấn), là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, liên tục trong nhiều năm. Sản phẩm thủy sản ngày càng phong phú hơn: cá tra, cá ba sa, cá chình, cá hồng, tôm càng xanh, tôm hùm, tôm sú, tôm nước mặn, nước lợ, nước ngọt, nghêu, sò huyết, ốc các loại... Phương thức nuôi cũng phát triển đa dạng với các hình thức và quy mô khác nhau: trang trại, hộ gia đình, tổ hợp tác, công ty cổ phần, doanh nghiệp các thành phần kinh tế. Phong trào nuôi, trồng thủy sản phát triển mạnh ở khắp các vùng từ ven biển đến đồng bằng, miền núi. Hầu hết diện tích mặt nước ao, hồ, đầm phá, ruộng, sông cụt... được các hộ tận dụng để nuôi, trồng thủy sản. Diện tích nuôi, trồng thủy sản tăng từ 755 nghìn ha năm 2001, lên 906 nghìn ha năm 2004 và ước hơn một triệu ha năm 2005. Cơ cấu diện tích nuôi, trồng thủy sản chuyển dịch mạnh từ cá sang tôm, rõ nhất là mặt nước lợ. Kỹ thuật và công nghệ nuôi tôm nước lợ chuyển dần theo hướng ứng dụng công nghệ mới, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp quy mô lớn. Ðáng chú ý là những năm gần đây, hình thức nuôi tôm sú công nghiệp theo chu trình khép kín, ít thay nước đã được áp dụng ở nhiều tỉnh ven biển miền trung, cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi tôm thâm canh trên nền đất cát (Quảng Nam), nuôi tôm bền vững, mật độ thưa 5-7 con/m2 (Bạc Liêu), nuôi tôm giống công nghệ cao (Khánh Hòa), phát triển. Các trang trại nuôi tôm giống ở vùng Nam Trung Bộ tăng nhanh trong những năm gần đây, đã giải quyết được nguồn tôm giống cho các trang trại và hộ nuôi tôm trên phạm vi cả nước với giá hợp lý. Phong trào nuôi tôm công nghiệp trong các lồng bè trên biển phát triển mạnh, chủ yếu là tôm hùm có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Tôm hùm hiện nay chiếm 90% số lượng lồng bè nuôi trên biển, chủ yếu ở các tỉnh phía nam.

Nuôi cá lồng bè phát triển mạnh ở các tỉnh Nam Bộ, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với phương thức chủ yếu là sử dụng thức ăn công nghiệp. Các địa phương nuôi cá lồng, bè quy mô lớn là An Giang, Ðồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Ðồng Nai. Loại thủy sản chủ yếu là cá tra, cá ba sa xuất khẩu. Phong trào nuôi cá ruộng cũng phát triển theo mô hình cá + lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nuôi nhuyễn thể phát triển mạnh, tập trung ở những vùng ven biển phía nam. Khác với tôm, cá, nuôi nhuyễn thể theo phương pháp quảng canh, quy mô nhỏ và năng suất thấp.

Giá trị sản xuất nuôi, trồng thủy sản tăng nhanh và liên tục trong nhiều năm: năm 2001 tăng 41,9%, năm 2002 tăng 17,2%, năm 2003 tăng 20,9%, năm 2004 tăng 20% và năm 2005 ước tăng 16,18%. Tỷ trọng thủy sản nuôi, trồng trong giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 44% năm 2000 lên 63,4% năm 2004 và ước 64% năm 2005. Nguyên nhân của những kết quả đó có nhiều. Về khách quan, thị trường và giá cả sản phẩm thế giới biến động theo xu hướng tăng dần, nhất là tôm nuôi. Về chủ quan, các chủ trương chính sách của Nhà nước về quy hoạch, sử dụng đất đai, mặt nước, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế trang trại, khuyến khích xuất khẩu thủy sản, tín dụng nông nghiệp... đã tác động tích cực thúc đẩy hoạt động nuôi, trồng thủy sản. Nghị quyết số 224/1999/QÐ-TTg ngày 8-12-1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nuôi, trồng thủy sản 1999-2010, Nghị quyết 09 của Chính phủ tháng 6-2000 về chuyển dịch cơ cấu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp... đã tạo hành lang pháp lý cho việc khai thác và sử dụng diện tích mặt nước hiện có và chuyển một phần diện tích đất lúa vùng ven biển, năng suất thấp sang nuôi, trồng thủy sản. Một số địa phương chuyển từ gieo trồng hai vụ lúa thành một vụ lúa và một vụ cá ruộng, có thu nhập cao hơn. Phong trào nuôi cá bè, cá lồng phát triển mạnh và lan rộng từ Nam Bộ đến các vùng với tốc độ nhanh.

Sản lượng thủy sản khai thác chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng thủy sản nói chung, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn so thủy sản nuôi, trồng. Nét nổi bật trong khai thác thủy sản thời kỳ 2001-2005 là chuyển mạnh từ phương thức khai thác nhỏ lẻ, cá thể trong các vùng biển gần bờ, sang nghề cá mang tính công nghiệp, quy mô lớn, tàu thuyền công suất cao, trang bị hiện đại để khai thác xa bờ, dài ngày; gắn khai thác với bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên biển. Cơ cấu sản phẩm đã có bước chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng các loại hải sản đánh bắt xa bờ như cá ngừ đại dương, cá nục, cá thu, cá chim, mực ống chất lượng cao... giảm tỷ trọng hải sản gần bờ, chất lượng thấp. Cơ cấu sản phẩm giữa tôm và cá trong khai thác thay đổi: tỷ lệ tôm tăng từ 3% năm 1999, lên 5,2% năm 2002 và 7,5% năm 2003.

Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trên là: Năng lực đánh bắt thủy hải sản được tăng cường về số lượng, tăng nhanh số tàu công suất lớn, ngư cụ hiện đại, giảm tàu thuyền công suất nhỏ đánh bắt ven bờ, ngắn ngày. Ngoài tàu thuyền cơ giới, cả nước còn 319.491 thuyền, xuồng cá không động cơ, chiếm 70,1% số tàu thuyền đánh bắt thủy sản. Tàu đánh bắt thủy sản nội địa, trên sông, hồ, tập trung hơn 80% ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, là vùng có nhiều nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vào mùa nước nổi.

Xuất khẩu thủy sản

Vượt qua những khó khăn khách quan do biến động bất lợi của thị trường lớn, nhất là Hoa Kỳ với các vụ kiện bán phá giá tôm, cá da trơn và thủ tục nộp tiền bảo lãnh xuất khẩu thủy sản vào nước này, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 đạt 2.500 triệu USD, tăng 4,1% so với năm 2004. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu chuyển từ cá sang tôm khá rõ nét. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh tăng từ 42,6% (631,4 triệu USD) năm 2000 lên 43% (944 triệu USD) năm 2003 và ước đạt 43,5% (1.078 triệu USD năm 2005). Mặt khác, nguồn thủy sản sản xuất trong nước hiện rất phong phú, thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng. Ðến nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt trên thị trường hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản. Tổ chức FAO đã xếp Việt Nam vào nhóm 15 cường quốc sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Việt Nam đã có 150 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản áp dụng phương pháp HACCP - Hệ thống phân tích, xác định, kiểm soát các điểm nguy hại trong quá trình chế biến thủy sản; 70 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào EU, 125 doanh nghiệp được công nhận chương trình HACCP xuất khẩu vào Mỹ. Việt Nam đã xác định được bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc - Hồng Công và EU. Thị trường Mỹ giữ vị trí hàng đầu, chiếm gần 33% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản với mặt hàng chính là tôm và cá, trong đó tôm chiếm tỷ trọng 60%. Cá ba sa và cá tra của Việt Nam chiếm gần 94% lượng "catfish" nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Cá ngừ, nhất là cá ngừ vây vàng có lượng và giá trị cao được thị trường Mỹ chấp nhận. Thị trường Nhật Bản chiếm 27% với kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm với hơn 700 triệu USD. Thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 18% với các mặt hàng đa dạng và không quá khắt khe về chất lượng. Thị trường EU chiếm tỷ trọng 3-5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong 5 năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã vượt qua nhiều khó khăn, ổn định thị trường đã có, mở rộng thị trường mới bằng chất lượng, vệ sinh thực phẩm và giá cả. Ðó là một trong các nguyên nhân góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất và xuất khẩu thủy sản thời kỳ 2001-2005.

Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những kết quả và tiến bộ đã đạt được, tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản năm năm qua cũng còn nhiều hạn chế và nhược điểm. Về sản xuất, tình trạng tự phát, manh mún trong nuôi, trồng thủy sản còn phổ biến, nhất là chuyển đất lúa sang nuôi tôm ở các tỉnh phía nam. Công tác chuẩn bị giống, vệ sinh ao hồ, mặt nước và thủy lợi cho nuôi, trồng thủy sản còn hạn chế nên ảnh hưởng đến môi trường và kết quả sản xuất. Tình trạng tôm chết hàng loạt ở nhiều vùng, ở các địa phương năm nào cũng diễn ra, nhưng khắc phục chậm. Thức ăn cho tôm, cá chưa được chuẩn bị phù hợp yêu cầu sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Trình độ công nghệ của các cơ sở chế biến thức ăn cho tôm, cá chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng sản xuất.

Hoạt động khai thác thủy hải sản phát triển chậm so yêu cầu và tiềm năng. Ngư trường ven bờ đã cạn kiệt lại tiếp tục ô nhiễm nặng, do phương thức khai thác trắng, chưa được khắc phục, khả năng phục hồi của các loài thủy hải sản bị hạn chế. Trong khi đó các ngư trường xa, giàu nguồn hải sản lại chưa được thăm dò, khai thác hợp lý. Chương trình đánh bắt xa bờ có làm tăng năng lực đội tàu đánh bắt cá, tôm cả về số lượng và công suất, nhưng hoạt động kém hiệu quả. Tình trạng thất thoát vốn, nợ quá hạn... còn diễn ra phổ biến ở các địa phương có dự án. Cơ cấu sản lượng hải sản khai thác hằng năm chưa hợp lý, tỷ lệ các hải sản xuất khẩu có giá trị như cá ngừ đại dương, tôm hùm... còn ít và tăng chậm. Các dịch vụ trên tàu, trên bờ phục vụ khai thác hải sản xa bờ còn kém, không đồng bộ. Cho đến nay, chưa có đội tàu đánh cá được trang bị máy móc và thiết bị hiện đại có thể thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ theo đúng nghĩa. Tàu, thuyền công suất bé hoặc không có động cơ chiếm hơn 70% tổng số tàu, thuyền đánh cá là quá lớn, hạn chế khả năng vươn tới các ngư trường xa.

Sự tăng trưởng của nuôi, trồng và khai thác thủy hải sản năm năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, nguồn nước biển, sông, hồ. Bên cạnh đó, chất thải dầu, nước thải từ các cơ sở chế biến thủy sản, chất thải do dùng mìn, điện đánh cá phi pháp... gây ra còn rất lớn. Hoạt động xuất khẩu thủy sản vẫn còn nhiều bất cập. Nguồn hàng tuy số lượng lớn nhưng chủng loại còn nghèo, chủ yếu vẫn là hàng đông lạnh truyền thống, rất ít sản phẩm qua chế biến chất lượng cao. Vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản vẫn chưa bảo đảm.

NGUYỄN SINH CÚC

 


“Chúa Chổm” trên sông Tiền

Nguồn tin: NLĐ, 20/12/2005
Ngày cập nhật: 20/12/2005

Nhiều nông dân các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đành phải bỏ bè cá do hết vốn nuôi. Nguyên nhân: Xí nghiệp Chế biến thủy sản Vĩnh Long không thực hiện đúng hợp đồng.

Từ trên cầu Mỹ Thuận nhìn xuống dòng sông Tiền mênh mông, những nhà bè, ao nuôi cá lấp loáng dọc hai bên bờ. Nhưng lạ, bè - ao đều chìm trong cảnh hoang lạnh, không hề thấy bóng dáng những đụn khói xám từ những lò nấu thức ăn cho cá. Anh Nguyễn Văn Hào (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), một trong những người nuôi cá ở khu vực này và đang là một con nợ vì nghề cá, cười buồn: “Ai nấy nợ lút đầu, bè - ao đều bỏ hoang, vốn đâu mà nuôi nữa?”.

Xí nghiệp quay lưng

Anh Hào và ông Lê Minh Mẫn (Mười Mẫn), chủ bè cá ngụ ở xã Tân Hòa, thị xã Vĩnh Long, cùng nhiều chủ bè khác dong ghe chở tôi chạy cặp bờ sông Tiền xem những bè cá, ao nuôi cá bị bỏ hoang. Những chiếc bè trị giá hàng trăm triệu đồng/chiếc bị bỏ mặc cho sóng nước, gió mưa vùi dập. Giữa cảnh hoang tàn đó, mấy ông chủ bè kể: “Giấc mộng đổi đời” của nông dân dọc sông Tiền thuộc địa phận xã Hòa Hưng (Tiền Giang), các xã Tân Hòa, An Bình, Tân Ngãi của thị xã Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) và An Nhơn (Châu Thành, Đồng Tháp) bắt đầu từ tháng 9-2002. Qua sự môi giới của một người tên Trương Hoàng Vũ (quê An Giang), nhiều người vay tiền sắm sửa bè cá, thuê đất đào ao và ký hợp đồng nuôi cá với Công ty Xuất nhập khẩu Vĩnh Long thông qua Xí nghiệp Chế biến thủy sản (XNCBTS) trực thuộc công ty. Theo thỏa thuận, XNCBTS sẽ đầu tư vốn cho nông dân nuôi cá theo hình thức tín chấp với lãi suất 0,95%/tháng, người nuôi cá có trách nhiệm bán toàn bộ cá nguyên liệu lại cho xí nghiệp, lời lỗ chia đôi. Mọi chuyện đang xuôi chèo mát mái thì đùng một cái giá cá tra, cá ba sa rớt ào ào. Trong lúc mấy ông chủ bè, chủ ao đang kêu trời vì lỗ lã thì xí nghiệp quay lưng: lãi suất 0,95% không tính tháng mà tính lũy tiến hằng ngày, tiền con giống phải thanh toán 3.500 đồng/con chứ không phải 2.700 đồng/con như lúc hợp đồng. Xí nghiệp cũng không đồng ý “cưa đôi” tiền bị lỗ với người nuôi.

Ông Mười Mẫn uất ức nói: “Tôi và mấy anh em nữa ký hợp đồng nuôi cá đợt đầu với ông Bùi Quang Hội, Giám đốc XNCBTS Vĩnh Long, từ tháng 9-2002 đến tháng 10-2003, tổng số tiền đầu tư hơn 2,1 tỉ đồng nhưng bán cá chỉ được hơn 1,4 triệu đồng, lỗ hơn 843 triệu đồng, ông Hội bắt anh em tụi tui gánh hết”. Đến tháng 11-2003, nhóm của ông Mẫn vay tiền thả 250.000 con cá giống và xin XNCBTS đầu tư nuôi đợt 2 để kiếm tiền trả nợ cho xí nghiệp, chẳng ngờ ông Hội ký cho ứng vốn 1,96 tỉ đồng nhưng lại cấn trừ nợ hết 1 tỉ đồng. Tháng 11-2004, ông Mười Mẫn bán cá đợt 2 được hơn 1,4 tỉ đồng nhưng vẫn không đủ để trả nợ cho XNCBTS và các món nợ vay bên ngoài. Tính đến hết tháng 11-2005, ông Mười Mẫn vẫn còn nợ hàng trăm triệu đồng, phần lớn là nợ của XNCBTS.

Nợ ngập đầu

Trường hợp ông Nguyễn Thế Tâm, nguyên chủ tịch UBND xã Tân Hội, thị xã Vĩnh Long, còn bi đát hơn. Năm 2002, ông Hội ký hợp đồng số 73/HĐ-ĐT-TM với ông Tâm đầu tư nuôi 2 ao cá diện tích 13.000 m2 (140.000 con) với tổng số tiền là 820 triệu đồng. Ngay năm đầu tiên, hầm nuôi cá của ông Tâm bị lỗ, chỉ bán được 490 triệu đồng, nợ lại XNCBTS Vĩnh Long 330 triệu đồng. Khi ông Tâm đề nghị được tiếp tục hợp đồng thì XNCBTS cắt ngang, không cần biết ông phải còng lưng trả hơn 200 triệu đồng tiền thuê đất đào ao nuôi cá trong 7 năm. Đến năm 2003, ông Tâm vay mượn được 175 triệu đồng đóng bè nuôi cá thì XNCBTS tiếp tục đầu tư 332 triệu đồng để thả cá (hợp đồng 09/HĐ-ĐT-TM). Lúc cá sắp thu hoạch thì giá rớt, chỉ xuất bán được tổng cộng 227.829.000 đồng. Tính luôn hơn 32 triệu đồng tiền lãi thì ông Tâm còn nợ hơn 136 triệu đồng, chưa kể nợ vay nóng để mua cám, thức ăn, thuốc trị bệnh cho cá. Sau đó, XNCBTS tiếp tục ký hợp đồng số 15/HĐ-ĐT-TM 2004 cho ông Tâm vay 420 triệu đồng đầu tư nuôi cá bè nhưng lại trừ cấn ngang hơn 136 triệu đồng tiền nợ của hợp đồng số 09/HĐ-ĐT-TM 2003. Do không đủ tiền chi phí nên vụ cá này ông Tâm tiếp tục mang nợ. Tính đến 30-11-2005, tổng số tiền vốn và lãi nhập vốn, ông Tâm nợ XNCBTS Vĩnh Long đã lên đến hơn 1 tỉ đồng, chưa kể các khoản nợ ngân hàng lên đến gần 100 triệu đồng. Ông Tâm và nhiều chủ bè ở Tân Hòa, Tân Hội, An Bình, bực tức: “Người nuôi cá đang khốn đốn nhưng xí nghiệp không tiếp tục giúp chúng tôi tìm cách trả nợ mà... khởi kiện chúng tôi ra tòa. Nợ thì phải trả, chúng tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng nếu XNCBTS không cùng gánh chịu lỗ lã với người nuôi cá như thỏa thuận ban đầu và cứ tính lãi suất kiểu này thì tới vài chục năm sau chúng tôi cũng không thể trả hết nợ”.

Mới đây, một thông tin của ngành nông nghiệp Vĩnh Long cho biết, toàn tỉnh đang có đến hơn 220 lồng, bè nuôi cá đang (hoặc sắp) bị bỏ hoang vì người nuôi cá “nợ như chúa chổm” mặc dù nghề nuôi thủy sản luôn được tỉnh này xem là mũi nhọn phát triển kinh tế.

Hùng Anh


ĐBSCL: nuôi tôm càng xanh lãi khoảng 35 triệu đồng/ha

Nguồn tin: TT, 20/12/2005
Ngày cập nhật: 20/12/2005

Vụ nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... đã kết thúc thu hoạch, năng suất bình quân 1,5-1,7 tấn/ha.

Tôm thương phẩm có giá 85.000-90.000đ/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi từ 25-30 triệu đồng/ha. Riêng ở huyện Thoại Sơn, An Giang, người nuôi tôm thu nhập khoảng 40 triệu đồng/ha.

Hiện ĐBSCL có trên 6.000ha nuôi tôm càng xanh, sản lượng ước đạt 1.400 tấn/năm.

THUẬN PHÚ

 


Thông xe kỹ thuật cầu Vàm Sát trước Tết Nguyên đán

Nguồn tin: SGGP, 19/12/2005
Ngày cập nhật: 19/12/2005

 


Thủy sản - ngành kinh tế mũi nhọn

Nguồn tin: TTXVN, 19/12/2005
Ngày cập nhật: 19/12/2005

Từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu, ngành thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Nếu như trong những năm 60 của thế kỷ trước, tổng sản lượng thủy sản ở miền Bắc chỉ đạt trên dưới 200.000 tấn thì đến năm 1976 - năm đầu thống nhất đất nước - tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 840.000 tấn và đến năm 1980, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng mới chỉ đạt khoảng 11 triệu rúp-đôla.

Từ năm 1981, thủy sản đã là ngành kinh tế đầu tiên được chính phủ cho phép vận dụng cơ chế kinh tế thị trường trong sản xuất, kinh doanh; được phép thoát ly cơ chế bao cấp để thử nghiệm cơ chế "tự cân đối, tự trang trải", xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm thủy sản vào thị trường "khu vực 2" thu ngoại tệ để mua máy móc, vật tư, thiết bị đầu tư trở lại cho sản xuất.

Tổng sản phẩm thuỷ sản hiện chiếm 21% trong nông-lâm-ngư nghiệp và hơn 4% GDP trong nền kinh tế quốc dân. Riêng năm nay, tổng sản lượng thuỷ sản toàn ngành ước đạt hơn 3,3 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,6 tỷ USD, tăng hơn năm ngoái khoảng 250 triệu USD.

Sau một phần tư thế kỷ hoạt động trong cơ chế thị trường, ngành thủy sản đã từng bước trưởng thành. Điều đáng chú ý là từ năm 1986, khi chính sách đổi mới của Ðảng được thực hiện trong cả nước, thị trường xuất khẩu thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Sự mở rộng thị trường đã kích thích sản xuất phát triển. Có thể nói, thị trường xuất khẩu thủy sản đã mở đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nghề trong khai thác hải sản trên biển.

Các nghề sản xuất trên biển đã hướng theo các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm khai thác phục vụ xuất khẩu đã liên tục tăng từ khoảng 5% trong những năm trước đây lên 30-35% trong thời gian gần đây. Thị trường xuất khẩu thủy sản là động lực kích thích sự phát triển nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành hướng đi chính của việc chuyển đổi các vùng diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn phục vụ cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu.

Ðể có được kết quả trên, hơn bốn triệu lao động nghề cá, cùng đội ngũ doanh nhân ngành thuỷ sản đã phải vượt qua bao khó khăn, gian khổ để khẳng định được uy tín hàng thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường thế giới. Hàng thuỷ sản Việt Nam hiện đã có mặt tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ.

Cả nước hiện có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có 171 doanh nghiệp được xếp vào danh sách 1 xuất khẩu vào EU, 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm vào Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc...

Bên cạnh vai trò nòng cốt của đội ngũ doanh nhân, lực lượng khoa học công nghệ đã có đóng góp to lớn. Từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ trước, công nghệ sinh sản tôm sú nhân tạo đã được du nhập và phát triển thành công ở miền Trung, sau đó nhân ra cả nước, tạo tiền đề cho phong trào nuôi tôm phát triển, là cơ sở để có được nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chế biến, xuất khẩu thủy sản. Đến nay, giá trị tôm xuất khẩu chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Ðồng thời với việc làm chủ công nghệ sinh sản nhân tạo tôm sú, các nhà khoa học thủy sản đã thành công trong việc nhân giống nhiều loài thủy sản quý hiếm, như cá mú, cá giò, cà dìa, cá bớp, cá chẽm, cá rô phi, cá lóc, cua biển, ốc hương, sò, vẹm, tôm càng... Những thành tựu khoa học này là nền tảng để phát triển các sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Hiện nay, Bộ Thuỷ sản đang soạn thảo Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản tới năm 2010 và tầm nhìn 2020, theo đó năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 4 tỷ USD và đến năm 2020 sẽ đạt từ 4,5 đến 5 tỷ USD./.

 


Nuôi cá nước ngọt ở Đức Linh

Nguồn tin: Binhthuan, 17/12/2005
Ngày cập nhật: 19/12/2005

So với các huyện khác trong tỉnh, Đức Linh có lợi thế về lượng mưa lớn, mặt ao, bàu nhiều, có sông La Ngà chảy qua với lưu lượng bình quân 648.000m3/ngày nên đây là yếu tố để người dân Đức Linh phát triển mạnh nuôi cá nước ngọt. Trưởng phòng NN-PTNT Đức Linh Nguyễn Luyến đưa chúng tôi đi tham quan một số hộ nuôi cá rô phi đơn tính, cá lóc, cá rô đồng ở xã Vũ Hòa, Nam Chính. Hầu hết các hộ nuôi cá đều có lãi cao, mỗi héc-ta nuôi các loại cá chép, trắm cỏ đầu tư khoảng 18 triệu nhưng lãi từ 30-40 triệu. Bác tám ở xã Nam Chính cho biết: "lúc trước chỉ nuôi 2 ao hơn 1 sào thả cá tra, rô phi. Qua 2 vụ thấy lãi nhiều nên đã đầu tư mở rộng gần 5 sào, nuôi thêm cá rô phi đơn tính, rô đồng. Dự kiến năm 2005 lãi không dưới 20 triệu". Đãi chúng tôi một bữa cá rô chiên xù thơm lừng và béo ngậy, bác Tám vẫn khiêm tốn không nói nhiều về mình mà kể chuyện những người nuôi trong xã. Ở Nam Chính có cả hội nghề cá, nhiều hộ có lãi từ nuôi cá gần 100 triệu đồng nên so sánh, bác chẳng thấm thía vào đâu. Phải ghi nhận rằng Nam Chính là xã có phong trào nuôi cá nước ngọt rất mạnh và hiệu quả. Toàn xã có diện tích 90ha mặt nước bà con đang nuôi (chỉ đứng sau xã Tân Hà). Có điều Nam Chính làm hay là hội nghề cá của xã hỗ trợ thông tin về nuôi trồng thủy sản rất tích cực cho bà con. Từ đây, người dân nắm bắt kịp thời các loại cá có giá trị thương phẩm cao cũng như nhu cầu và giá cả thị trường...

Xuôi về thị trấn Võ Xu, anh Hồ Văn Trung - Phó Chủ tịch thị trấn đưa chúng tôi thăm các hộ nuôi cá bè trên sông La Ngà. Trước đây, nhiều hộ đã thành công nuôi bè cá bống tượng nhưng 4 năm gần đây cá chình đang lên ngôi với người nuôi cá bè bởi mức lợi nhuận cao đến khó tin. Ông Phạm Thế Vinh, thôn 3, thị trấn Võ Xu được xem là người thử nghiệm nuôi cá chình đầu tiên ở Đức Linh. Cũng như cá bống tượng, cá chình chưa nhân tạo được giống nên nguồn giống dân phải mua tận các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên qua nhiều năm nuôi bè, cá chình thể hiện rõ ưu điểm là ít mắc bệnh, sức đề kháng cao nên ít bị chết khi thời tiết thay đổi. Năm 2001, ông Vinh nuôi 800 con, trong quá trình nuôi bè bị bể nên khi thu hoạch chỉ còn 80 con nhưng ông vẫn có lãi. Năm 2003, ông nuôi 25kg cá giống, sau khi trừ chi phí đầu tư ông có lãi trên 25 triệu. Năm 2005 ông đầu tư 2 bè (mỗi bè 50kg cá giống) hết 60 triệu, với giá bán hiện nay từ 230-270 nghìn đồng/kg dự tính ông sẽ lãi từ 40 triệu đồng trở lên. Sông La Ngà nước lờ đờ trôi, đứng trên chiếc cầu xây đường ĐT713 nhìn những nhà bè nuôi cá đóng ven sông trông như một bức tranh thủy mặc. Anh Hồ Văn Trung hồ hởi nói: dân Đức Chính hưởng lợi khá nhiều từ con sông này. Bên cạnh việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, nguồn cá tự nhiên phong phú, giờ đây người dân còn biết tận dụng nguồn nước sạch tự nhiên của con sông để nuôi cá. Trên 22 bè cá nuôi dọc theo con sông đang mang lại đời sống kinh tế khá cho các hộ dân nuôi cá nước ngọt ở huyện miền núi này. Anh Nguyễn Luyến - Trưởng phòng NN-PTNT, cho biết: toàn huyện hiện có 648ha mặt nước dân sử dụng nuôi cá nước ngọt. Theo kế hoạch năm 2005 năng suất bình quân đạt 2,66 tấn/ha. Tuy nhiên, qua kiểm tra của Phòng NN-PTNT thì mật độ và tốc độ tăng trưởng khá, dân biết đầu tư, chăm sóc nên năng suất tăng đáng kể từ 3,5 - 4,5 tấn/ha. Đặc biệt các hộ nuôi cá chình đang có thị trường tiêu thụ mạnh, giá bán cao nên lãi rất lớn.

Mùi vị cá rô đồng chiên xù như còn đọng lại trên đầu lưỡi, cái cảm giác bồng bềnh đi thuyền trên sông La Ngà thăm các bè cá cứ theo tôi về mãi tận Phan Thiết. Dân Đức Linh đang giàu lên từ nuôi cá ngọt, lại thêm một tin vui nữa từ huyện miền núi anh hùng trong dịp năm mới.

TRẦN THI

 


CARGILL VIỆT NAM KHÔNG NGỪNG ỨNG DỤNG VÀ GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ MỚI

Nguồn tin: Cargill, 8/12/2005
Ngày cập nhật: 18/12/2005

Sản phẩm chiến lược: thức ăn cho cá giống nhãn hiệu Aquaxcel đã chính thức được trình làng, nhằm hỗ trợ giới nuôi trồng thủy sản Việt Nam nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng.

Dự án nhà máy chế biến thức ăn thủy sản của Cargill tại Cần Thơ là một trong hai dự án trọng điểm mang tính chiến lược mà Cargill đang ráo riết thi công để kịp đưa vào vận hành vào mùa xuân năm 2006. Khi nhà máy đi vào hoạt động, sẽ giúp Cargill tăng lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ tại chỗ cho khách hàng thủy sản khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long một cách nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn, hiệu quả hơn và tốt hơn.

Dự án nhà máy chế biến thức ăn thủy sản này được thiết kế một cách đặc biệt. Nhằm cung cấp những giải pháp về dinh dưỡng theo từng nhu cầu riêng của các trang trại nuôi trồng thủy sản.

Vào ngày 8/12/2005. Chương Trình Hội Nghị Thủy Sản dành cho giới nuôi trồng thủy sản chuyên nghiệp - lần II được Cargill Việt Nam tổ chức trọng thể tại Khách Sạn New World TP. Hồ Chí Minh. Hội nghị nằm trong khuôn khổ chương trình chuyển giao công nghệ và giới thiệu kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến trên thế giới đến giới nuôi trồng thủy sản chuyên nghiệp của Việt Nam. Được biết hội nghị nêu trên sẽ được Cargill tổ chức định kỳ. Chủ đề chính của chương trình Hội Nghị lần II này được dành riêng cho giới nuôi trồng cá Rô Phi (cá điêu hồng) thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ.

Đến với hội nghị gồm hơn 200 nhà nuôi trồng cá Rô Phi chuyên nghiệp thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ. Thuyết trình viên ngoài Tiến Sĩ Daniel Barziza đến từ Cargill Hoa Kỳ còn có sự hiện diện của Tiến Sĩ Kidchakan Supamattaya đến từ đại học đường Prince of Songkla Vương Quốc Thái Lan, là khách mời của Công ty Alltech, công ty đã phối hợp Cargill tổ chức chương trình này.  

Các thuyết trình viên, là những chuyên gia trong ngành đến từ Hoa Kỳ và Thái Lan, đã giới thiệu bức tranh tổng thể về ngành công nghiệp nuôi trồng và tiêu thụ cá Rô phi trên toàn thế giới. Những nghiên cứu về các yếu tố có tác động đến quá trình tăng trưởng, và ảnh hưởng của độc tố đến năng suất của cá Rô phi như thế nào trong quá trình nuôi trồng. Đây chính là mối quan tâm hàng đầu của giới nuôi trồng cá Rô phi chuyên nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Trong chương trình buổi chiều cùng ngày, Cargill Việt Nam đã tổ chức buổi tham quan, khảo sát thực tế tại các trại cá trong khu vực. Để giúp khách hàng có điều kiện ứng dụng ngay những kiến thức đã lĩnh hội trong chương trình buổi sáng vào thực tế. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn trả lời những thắc mắc của khách hàng ngay tại hiện trường.  

Cũng trong hội nghị này Cargill chính thức ra mắt sản phẩm mới thức ăn cho cá giống nhãn hiệu Aquaxcel. Thành phần khách tham dự ngoài các vị khách mời còn có hơn 200 khách hàng đại diện giới nuôi trồng thủy sản chuyên nghiệp Việt Nam.    

Sản phẩm thức ăn thủy sản chiến lược của Cargil: Nhãn hiệu Aquaxcel Cargill là nhà tiên phong trong công nghệ sản xuất thức ăn  dựa trên kỹ thuật cân bằng Acid Amin và năng lượng. Đặc biệt thức ăn cho cá giống Aquaxcel đạt kích cỡ viên dưới 1mm . Với kỹ thuật ép đùn viên nổi hiện đại, thức ăn thủy sản Aquaxcel của Cargill đạt một lúc 02 mục tiêu: thứ nhất là bảo vệ môi trường (không thẩm thấu dưỡng chất ra môi trường) thứ hai là đạt hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất. (Do thức ăn đã được hấp chín gần như hòan tòan).

Công ty Cargill Việt Nam cho biết, đang hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, để giới thiệu đến thị trường Việt Nam loạt sản phẩm mới phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản, đó là thức ăn cho ếch, cá mú và thức ăn cho tôm giống dạng lỏng. Các loại thức ăn đặc thù này được sản xuất dựa trên các chuẩn mực HACCP . Đảm bảo đạt được tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe nhất của các thị trường khó tính nhất trên thế giới như EU và Hoa Ky, giúp nhà sản xuất không gặp trở ngại trong quá trình xuất khẩu sản phẩm sau khi thu hoạch. Công nghệ thức ăn thay thế kháng sinh của Cargill được xem là giải pháp tối ưu. Nhằm giải quyết vấn nạn tồn dư hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, giúp nhà nuôi trồng đáp ứng được các yêu cầu và đòi hỏi khắt khe nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu thủy sản. Thức ăn thay thế kháng sinh đánh dấu sự khởi đầu cho việc áp dụng công nghệ sinh học trong kỷ nguyên thức ăn sạch của Cargill. Cargill Việt nam đang hoàn tất các bước cuối cùng để áp dụng qui trình sản xuất thức ăn Thủy sản theo tiêu chuẩn HACCP (Vệ sinh an toàn thực phẩm). Và sẽ là công ty chế biến thức ăn thuỷ sản đầu tiên tại Việt nam áp dụng tiêu chuẩn này. Bởi Cargill ý thức sâu sắc rằng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản không kém phần quan trọng so với an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp trực tiếp cho con người.

Cargill Việt Nam: "Bạn Nhà Nông" Tại Hội Chợ Nông Nghiệp Quốc Tế Cần Thơ, Thương hiệu Cargill Việt Nam liên tục được bình chọn danh hiệu cao quí "Bạn Nhà Nông" trong nhiều năm liền. Với khát vọng thành công mãnh liệt. Cargill đã đang và sẽ không ngừng đầu tư vào công nghệ, vào đội ngũ nhân viên, cùng chia sẻ với cộng đồng qua chương trình từ thiện có tên gọi Cargill Care. Để luôn xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong công cuộc phát triển nền nông nghiệp và ngành chăn nuôi Việt Nam.

 


Nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Sông Cầu

Nguồn tin: ND, 16/12/2005
Ngày cập nhật: 18/12/2005

Sông Cầu là một trong bốn huyện, thành phố ven biển của tỉnh Phú Yên có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, với mức tăng trưởng bình quân 16%/năm trong 5 năm qua. Sông Cầu đang có những giải pháp đồng bộ để ngành kinh tế mũi nhọn này phát triển bền vững.

Từ nghề nuôi tôm hùm

Huyện Sông Cầu có 10/11 xã, thị trấn hướng mặt ra biển. Với bờ biển dài gần 80 km, trong đó có vịnh Xuân Ðài rộng 13 nghìn ha và đầm Cù Mông rộng 2.650 ha là nơi sinh sống của rất nhiều loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao. Ðây là lợi thế to lớn để Sông Cầu đưa kinh tế thủy sản, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Phong trào nuôi trồng thủy sản ở Sông Cầu xuất hiện vào những năm 90 của thế kỷ trước với nghề nuôi tôm sú là chính. Ðến năm 1999, toàn huyện có hơn 750 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm sú. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú những năm sau đó liên tiếp gặp khó khăn do môi trường nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, dẫn đến nhiều vùng gần như mất trắng.

Ðây cũng là thời điểm, người dân chuyển mạnh sang nuôi trồng các loài thủy sản khác, trong đó tôm hùm là đối tượng chính. Dọc các đầm, vịnh, bờ biển có mặt nước sâu 3 m đều được tận dụng để nuôi tôm hùm. Tôm hùm giống khai thác trong tự nhiên, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, được ươm trong những lồng nhỏ đến khi to bằng ngón tay thì chuyển sang lồng nuôi thương phẩm từ 9 đến 12 tháng, đạt trọng lượng khoảng 1kg/con thì xuất bán.

Sông Cầu là địa phương khai thác và ươm tôm hùm giống cung cấp cho nhiều tỉnh, thành trong khu vực ven biển miền trung. Lúc đầu tôm hùm được nuôi trong lồng làm bằng khung thép bọc lưới và thả sát đáy, mỗi lồng nuôi từ 50 đến 70 con. Về sau, để tận dụng mặt nước, người dân kết thành bè nổi nuôi ở nơi có mực nước sâu hơn, mỗi bè ghép từ 5 đến 7 lồng. Nuôi bè còn có ưu thế tiện lợi trong việc chăm sóc, vệ sinh môi trường lồng nuôi, đồng thời có thể di chuyển đi nơi khác khi gặp thời tiết hoặc môi trường nuôi không thuận lợi. Chỉ tính trong vòng 5 năm trở lại đây, số lượng lồng nuôi tôm hùm của huyện có 15 nghìn lồng (tăng gấp hai lần), trong đó có 30% số lồng được kết thành bè nổi.

Toàn huyện có tám xã với 5.000 hộ tham gia nuôi tôm hùm, giải quyết việc làm cho hơn 15 nghìn lao động, chiếm 30% lực lượng lao động của huyện. Nếu năm 2000, Sông Cầu mới nuôi được 7.500 lồng tôm hùm cho sản lượng 102 tấn, đạt giá trị hơn 30 tỷ đồng, đóng góp 15% GDP của huyện, thì năm nay, đã thu hoạch 725 tấn, trị giá hơn 280 tỷ đồng, chiếm 48,6% GDP của huyện.

Ðiều đáng chú ý, nuôi tôm hùm ở Sông Cầu gần như theo môi trường tự nhiên, bệnh dịch ít phát sinh, giá cả "đầu ra" tương đối ổn định (từ 400 nghìn đồng đến 450 nghìn đồng/kg, có thời điểm lên 500 nghìn đồng/kg) cho nên hầu hết người nuôi đều có lãi, trong đó có không ít hộ thu nhập vài ba trăm triệu đồng mỗi năm.

Cụ Ngô Văn An ở thôn Phú Dương (Xuân Thịnh) nhận xét: Làng này có cái tên rất đẹp, nghĩa là vùng biển trù phú, nhưng mãi đến nay mới đúng nghĩa của nó. Quãng từ năm 1990 trở về trước, thôn Phú Dương là một trong những làng biển nghèo nhất của huyện, có năm 70% số hộ trong thôn nhận cứu trợ của Nhà nước. Vậy mà giờ đây trong thôn không còn hộ nghèo, ngược lại có 40 hộ chiếm 20% số hộ trong thôn đang nắm trong tay tiền tỷ, tiêu biểu như Trần Văn Tới, Nguyễn Văn Danh, Nguyễn Văn Hổ, Nguyễn Thị Phấn... và Phú Dương được gọi bằng cái tên mới "làng tỷ phú tôm hùm". Cũng như Phú Dương, nhiều làng biển khác đã trở nên ấm no, sung túc nhờ nghề nuôi tôm hùm như Từ Nham, Hòa Hiệp, Vịnh Hòa (Xuân Thịnh), Phú Mỹ, Dân Phước 1, Dân Phước 2 (Xuân Phương), Hòa Lợi (Xuân Cảnh), Mỹ Thành (Xuân Thọ 1)...

Ða dạng hóa đối tượng nuôi trồng

Ngoài con tôm hùm được xác định là đối tượng nuôi chính, miền biển này đang đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản với các loại tôm sú, ghẹ, cá chẻm, cá mú, cá hồng, cá rô phi đơn tính, vẹm xanh, ốc hương, rong sụn... với phương thức nuôi xen canh với tôm hùm hoặc luân canh với tôm sú.

Nghề nuôi tôm sú ở Sông Cầu sau nhiều năm long đong nay đang có hướng đi mới, bắt đầu được khôi phục. Năm nay, huyện chỉ đạo chỉ nuôi một vụ trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10; tôm giống trước khi đưa vào thả nuôi phải được kiểm dịch, bảo đảm sạch bệnh và nuôi thưa với mật độ dưới 15 con/m2; trong quá trình nuôi phải tuân thủ việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung.

Ðể làm được việc đó, từng vùng nuôi có quy chế và thực hiện quản lý cộng đồng thông qua ban điều hành do những người nuôi tôm trong vùng bầu chọn. Kết quả, toàn huyện đã đưa vào nuôi được 434 ha, tăng 32% so năm 2004. Mặt khác, sản lượng tôm thu hoạch cũng tăng đáng kể, đạt năng suất bình quân 1,38 tấn/ha, cao hơn năm trước 0,62 tấn/ha, riêng vùng nuôi rộng 130 ha của xã Xuân Hải đạt 1,75 tấn/ha. Trừ những hộ thả nuôi bị mất trắng trên diện tích 12 ha (chiếm 2,7%), hầu hết các hộ còn lại đều có lãi, mặc dù giá tôm thương phẩm năm thấp.

Trong ba năm trở lại đây, Sông Cầu đã tiến hành thực nghiệm nhiều mô hình nuôi trồng các đối tượng trồng thủy sản mới. Trên diện tích ao đìa nuôi tôm sú được đưa vào nuôi cá, ghẹ, ốc hương, rong sụn. Riêng năm nay toàn huyện đã trồng 300 ha rong sụn và 54 ha nuôi các đối tượng hải đặc sản khác đều cho kết quả khả quan. Giải pháp luân canh trên diện tích nuôi tôm sú đó vừa có thêm việc làm, tăng thu nhập cho bà con ngư dân đồng thời còn có ý nghĩa tái tạo lại môi trường để chuẩn bị cho vụ sau. Còn đối với vùng nuôi tôm hùm, thì vẹm xanh, hải sâm, rong câu là những đối tượng được chọn nuôi trồng xen canh để giải quyết thức ăn thừa, chất thải của tôm hùm, qua đó giảm tác hại ô nhiễm môi trường nuôi.

Những hạn chế và hướng khắc phục

Tuy nghề nuôi trồng thủy sản của Sông Cầu phát triển thuận lợi như vậy, nhưng vẫn còn không ít những hạn chế cần giải quyết. Con tôm hùm phát triển ồ ạt một cách tự phát đang có nguy cơ phá vỡ quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản của huyện.

Ở những vùng nuôi tôm hùm đang có khuynh hướng tiếp tục mở rộng lấn chiếm nơi neo đậu của tàu, thuyền và luồng lạch dành cho tàu, thuyền ra vào; việc bố trí lồng, bè chưa hợp lý, nơi quá dày, nơi lại thưa còn lãng phí mặt nước; thức ăn cho tôm hùm chủ yếu là hải sản tươi sống đánh bắt tại chỗ đang làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ. Còn những vùng nuôi tôm sú, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, ý thức cộng đồng trách nhiệm của người tham gia nuôi tôm hạn chế. Nghề nuôi trồng thủy sản nhiều vùng chưa được quản lý tốt cũng đang có tác động tiêu cực đối với lĩnh vực du lịch, một lợi thế lớn khác đang phát triển của huyện.

Trao đổi ý kiến với chúng tôi về hướng khắc phục những hạn chế nêu trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Luyện cho biết: Ðể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững, Sông Cầu đang triển khai thực hiện 5 chương trình lớn. Ðó là, quy hoạch chi tiết mặt nước nuôi trồng thủy sản, tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mặt nước ven bờ lâu dài ổn định cho nhân dân. Hiện tại vùng Vịnh Hòa, Phú Dương rộng 175 ha, đã được quy hoạch chi tiết, ngoài việc bố trí 15 luồng lạch chạy tàu, thuyền, có khu nuôi tôm ươm 13,95 ha và khu nuôi tôm thịt 79,05 ha có khả năng nuôi 12.310 lồng và 200 bè.

Ðối với đất mặt nước ven bờ nuôi tôm sú cũng được quy hoạch thành vùng tập trung không để ảnh hưởng phát triển du lịch. Bảo đảm môi trường là vấn đề thiết thực sẽ được huyện tiếp tục đầu tư mỗi năm từ 30 đến 50 triệu đồng để nhân dân triển khai nhân rộng các mô hình đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản thực hiện luân canh, xen canh với tôm sú và tôm hùm. Ðồng thời nhân rộng mô hình quản lý cộng đồng về quy trình kỹ thuật nuôi trồng gắn với bảo vệ môi trường ở từng vùng nuôi, tiến tới thành lập Hiệp hội vùng nuôi tôm sú cộng đồng với mục đích tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người nuôi tôm. Mặt khác, huyện cũng có dự án khôi phục rừng ngập mặn ven biển trên diện tích 1.000 ha nhằm chống sạt lở bờ biển, cân bằng sinh thái trong vùng tạo thuận lợi phát triển du lịch.

NGUYÊN TRƯỜNG

 


Công ty TNHH Cargill Long An: Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia súc và thức ăn thủy sản tại Bình Định

Nguồn tin: BBD, 18/12/2005
Ngày cập nhật: 18/12/2005

Ngày 12-12-2005, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý cho Công ty TNHH Cargill Long An (doanh nghiệp 100% vốn Hoa Kỳ, trụ sở tại Khu công nghiệp Thuận Đạo, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) xây dựng nhà máy sản xuất và phân phối các loại thức ăn gia súc và thức ăn thủy sản tại Khu công nghiệp Long Mỹ.

Dự kiến, nhà máy có qui mô vốn đầu tư là 3 triệu USD và là chi nhánh của Công ty.

Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư Bình Định


Tầm sư... đỡ đẻ cho cua

Nguồn tin: BCT, 6/9/2005
Ngày cập nhật: 18/12/2005

Những năm đầu thập niên 1990, cả xã ven biển Long Vĩnh (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) xôn xao với việc triệt phá những dãy rừng ngập mặn mênh mông, chuyển sang nghề nuôi tôm sú bởi nguồn tin loan truyền hấp dẫn: nuôi tôm một vốn chục lời. Trước cơ hội đổi đời, thầy giáo tiểu học Nguyễn Văn Tùng bỏ nghề, gom góp vốn liếng, mướn nhân công bao bờ làm cống, chuyển hơn 5 ha đất hương hỏa ngoài Vàm Rạch Cỏ thành vuông nuôi tôm sú. Năm đầu tiên thả nuôi vuông tôm cho lợi nhuận kha khá, đã thúc đẩy anh vay thêm vốn, dốc sức đầu tư để nhanh chóng làm giàu với con tôm sú. Ở đời ai học được chữ ngờ, liên tiếp những vụ sau, do môi trường nước bị ô nhiễm cộng với kỹ thuật chăm sóc không đúng qui cách, hàng loạt tôm trong vuông tôm nhà anh cũng như phần lớn vuông tôm ở xã Long Vĩnh lăn ra chết vì bị bệnh đỏ thân, rồi bệnh đốm trắng... Không ít gia đình ở Long Vĩnh lâm vào canh lao đao.

“Thua keo này bày keo khác”

Năm 1998, anh Tùng xoay qua nghề nuôi cua. Cua biển vốn là nguồn lợi tự nhiên mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho các xã ven biển ĐBSCL, nhất là vùng đất Long Vĩnh quê anh. Trước đây, hàng năm, khi dứt mùa mưa những cua con bằng ngón tay từ đâu ngoài biển khơi lội về, đeo kín rễ mắm, rễ dừa nước... tìm đường lên cạn nảy nở sinh sôi. Sau ngày đất nước mở cửa, cua biển được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước, giá cua thương phẩm ngày một nhích lên thì lượng cua tự nhiên trên những cánh đồng ven biển ĐBSCL ngày một giảm xuống. Do vậy, lợi nhuận từ con cua nuôi không kém các vuông tôm sú được mùa, trong khi vốn đầu tư cũng như công chăm sóc nhẹ hơn nhiều. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khiến nghề nuôi cua biển ở các xã ven biển Trà Vinh (và cả ĐBSCL) khó mở rộng diện tích là nguồn cua giống tự nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt. Số lượng cua con tự nhiên không nhiều nên người nuôi phải thu mua thành nhiều đợt, khiến cho độ đồng đều của cua trong vuông nuôi không cao, độ hao hụt lớn mà chất lượng cua thu hoạch cũng không như ý. Việc săn tìm, săn mua cua giống tự nhiên trở thành cuộc chiến thực sự của những chủ vuông nuôi cua với biết bao chuyện tranh giành, cự cãi. Rốt cuộc nguồn cua giống vẫn không đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi từ nghề nuôi tôm sú chứa đựng nhiều rủi ro sang nghề nuôi cua biển ở các xã ven biển Trà Vinh.

Nhìn thấy “cuộc chiến” tranh giành cua giống của những người nuôi cua, bất giác anh Tùng nảy ra ý tưởng: Sao không tìm cách cho cua đẻ trong ao. Là người sinh ra, lớn lên ngay tại làng biển Long Vĩnh, anh hiểu rằng cua biển là loài động vật sinh sống trên cạn, nhưng cứ đến khoảng tháng 10 âm lịch trở đi, sau mùa động dục, cua cái ôm trứng tìm mọi cách ra biển để sinh nở, duy trì và phát triển nòi giống. Cua đẻ ngoài biển khơi được thì sẽ đẻ được trong ao nuôi, nếu ta tạo được môi trường thích hợp cho chúng. Nghĩ vậy, mùa mưa dứt hột, vợ chồng anh tìm đến những vựa thu mua cua thương phẩm ở chợ Long Vĩnh để “chia” lại những “nàng” cua cái có vóc dáng, trọng lượng, sức khỏe tốt nhất mang về. Rồi anh thuê ghe ra khơi, cách bờ hơn chục cây số (là nơi cua sinh sản tự nhiên) chở nước biển về, đổ vào ao nhà. Gặp môi trường nước thích hợp, những “nàng” cua cái không muốn tìm đường ra biển nữa. Vợ chồng anh khấp khởi chờ đợi, ngày đêm chong đèn theo dõi từng diễn tiến một của đàn cua bố mẹ... Những “nàng” cua cái trong ao nuôi có mai từ màu xanh đặc trưng chuyển dần sang màu đỏ son, rồi chuyển dần về màu xanh... Ao sinh sản cua thử nghiệm nhà anh Tùng không thấy bóng dáng chú cua con nào.

Không nản chí, anh Tùng tìm đến những bậc cao niên nhiều kinh nghiệm ở địa phương tìm hiểu đặc tính sinh sản của cua biển, để mùa cua sinh sản năm sau lại vay vốn tiếp tục nuôi thử nghiệm. Lại thất bại! Nợ nần ngày càng chồng chất. Vợ con, bà con thân tộc khuyên anh từ bỏ ý định viển vông, tập trung vào nghề nuôi cua thịt dễ ăn hơn nhiều. Nhưng, càng thất bại, Tùng càng quyết tâm, bởi anh hiểu rằng chỉ có thành công trong việc ươm cua giống trong môi trường nhân tạo mới đáp ứng được nhu cầu mở rộng diện tích vuông cua hiện nay. Hơn nữa, người ta đã ươm tôm sú giống thành công thì tại sao lại không ươm được cua giống? Nghĩ vậy, Tùng tìm về Trung tâm Khuyến ngư Trà Vinh cầu cứu. Nhưng cả Trung tâm cũng bó tay vì ngành Thủy sản Việt Nam đến thời điểm đó chưa có tài liệu nào về cua biển sinh sản trong môi trường nhân tạo, trừ đề tài nghiên cứu khoa học mà Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Trung ương III tại Nha Trang... đang tiến hành. May sao, năm 2003, đề tài cua biển sinh sản của Trung tâm thành công và Viện chiêu sinh mở lớp đào tạo kỹ thuật viên ươm cua giống. Theo giới thiệu của Trung tâm Khuyến ngư Trà Vinh, anh Tùng vay nợ 30 triệu đồng làm lộ phí, âm thầm giấu cả bà con thân tộc, lên đường ra Nha Trang tầm sư học nghề... đỡ đẻ cho cua.

Lớp học có 11 học viên (Tùng là người duy nhất của khu vực ĐBSCL), với mức học phí 15 triệu đồng, theo phương thức “cầm tay chỉ việc” vừa lý thuyết lẫn thực hành. Với trình độ của một giáo viên tiểu học, nhiều phen thất bại trong nghề ươm cua giống, anh tiếp thu nhanh nhất và trở thành người được cấp chứng chỉ sớm nhất lớp sau 8 tháng học tập, thay vì 14 tháng như dự kiến của Trung tâm. Càng học, Tùng càng thấy sự liều lĩnh của mình mấy năm trước là không vô ích. Những thất bại của mấy năm mày mò đã giúp anh rút ngắn thời gian hơn 6 tháng trong cuộc chạy đua cùng các bạn đồng học, tạo ra một ưu thế nhất định trong cơ chế kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Ra trường, trở về Long Vĩnh, anh âm thầm xây bể làm thử nghiệm kiểm chứng với mấy nàng cua cái đầu tiên mua được ngoài chợ. Từ màu xanh, cua chuyển sang ánh lên màu đỏ son, nghĩa là cua đang đẻ, được anh chuyển sang bể ấp trứng có độ mặn trên 30 phần ngàn. Đúng 12 ngày sau, dưới kính hiển vi, những chú Zoa (ấu trùng cua) có kích thước vài trăm micromet xuất hiện. 20 ngày sau, Zoa rụng đuôi, rồi mọc dần 8 ngoe, 2 càng để biến thành Megalov (cua bột). 10 ngày nữa, Megalov lớn nhanh như thổi, trở thành cua giống có kích thước theo chiều ngang của chiếc mai xinh xắn gần 1 phân tây. Gần một tháng rưỡi, Nguyễn Văn Tùng bỏ ăn bỏ ngủ, quên cả vợ con, bám riết lấy bể ươm. Lứa thử nghiệm đầu tiên của anh, tỷ lệ sống từ ấu trùng lên cua bột chỉ đạt không tới 3%, trong khi con số ấy đạt được trong quá trình anh học tập tại Nha Trang là 25 - 30%. Nhưng không sao, quan trọng hơn hết là qui trình đã thành công, ý tưởng đưa cua biển vào sinh sản trong môi trường nhân tạo mà anh ấp ủ bấy lâu nay đã thành hiện thực. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian cùng việc hoàn chỉnh và vận dụng trơn tru qui trình ấy.

Đầu năm 2005, Nguyễn Văn Tùng cùng người cháu (người lâu nay vẫn hỗ trợ và khuyến khích anh lao vào lĩnh vực này) hùn vốn hơn 300 triệu đồng, mở trại ươm cua biển giống mang tên Thịnh Bình, tọa lạc tại ấp Thốt Lốt, xã Ngũ Lạc (Duyên Hải, Trà Vinh). Khi chúng tôi đến thăm, tháng 7-2005, lứa Megalov đầu tiên đã ra đời mà tỷ lệ sống đạt gần 5%, có nghĩa là với một cua cái mẹ có trọng lượng khoảng 0,5 ký có thể cho ra đời không dưới 10.000 con cua giống, mà giá cua giống hiện nay trên thị trường khoảng 800 - 1.000 đồng mỗi con. Kinh nghiệm từ hai mẻ thử nghiệm thành công, anh Tùng dần dần đi vào chính xác hóa qui trình với các thông số kỹ thuật như độ mặn bể dưỡng cua bố mẹ, độ mặn và nhiệt độ phòng ấp, độ mặn bể ươm Zoa, bể ươm Megalov và bể dưỡng cua bột, việc xử lý nguồn nước, lượng ôxy đưa vào của mỗi giai đoạn...

Tất cả đã sẵn sàng để trại giống Thịnh Bình - trại ươm cua giống đầu tiên ở ĐBSCL - cung cấp đủ nhu cầu với số lượng lớn, chất lượng ổn định nguồn cua biển giống sinh sản trong môi trường nhân tạo trong mùa thả nuôi cuối năm 2005 này. Anh Nguyễn Văn Tùng đã góp phần không nhỏ trong việc mở ra một vận hội mới, đầy hứa hẹn cho nghề nuôi trồng thủy sản ven biển Trà Vinh nói riêng và cả khu vực ĐBSCL nói chung.

TRẦN DŨNG

 


Nhờ “liều” mà thoát nghèo

Nguồn tin: BCT, 17/12/2005
Ngày cập nhật: 18/12/2005

Ở xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, sau 13 vụ nuôi tôm sú (1993- 2005), đời sống người dân trong vùng được cải thiện đáng kể so với cái thời độc canh cây lúa một vụ. Nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả. Trong đó có anh Tám Châu (Nguyễn Văn Khải) từ tay trắng, nghèo rớt mồng tơi, giờ đã cất được nhà tường gần 300 triệu đồng. Có được cơ ngơi hiện tại, Tám Châu cho rằng một phần nhờ thiên nhiên ưu đãi, một phần do… máu liều của mình…

Nghèo… nên liều!

Chủ tịch UBND xã Tân Chánh- Nguyễn Văn Sánh- nói: “Tân Chánh là xã vùng sâu, sông ngòi chằng chịt, nước phèn mặn nên chỉ trồng được một vụ lúa một năm, năng suất bấp bênh, người nào khéo làm mới đủ ăn. Từ khi chuyển qua con tôm sú, đời sống người dân nâng lên rõ rệt, phương tiện sinh hoạt khá đầy đủ. Hiện nay, xã có số hộ mắc điện thoại nhiều nhất huyện”. Và Tám Châu ở ấp Hòa Quới là một trong những nông dân điển hình với mô hình tôm sú quảng canh cải tiến ở đây.

Ở cái tuổi 40, anh Tám Châu trở nên “nổi” nhất xóm. Sau 13 vụ tôm, không những thoát nghèo mà anh còn có của ăn của để, con cái được học hành và có nghề nghiệp ổn định. Năm 2001, Tám Châu cất căn nhà tường gần 300 triệu đồng. Một nông dân quanh năm cày sâu cuốc bẩm, sống tạm bợ trong căn chòi làm bằng cây đước chẳng mấy chốc “phất” lên, làm nhiều người nơi vùng heo hút Tân Chánh phải giật mình. Anh nói: “Ông bà ta thường nói khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Chồng làm thuê, vợ bắt còng, cuộc sống vất vả, nhưng chúng tôi động viên nhau để vượt qua. Rồi con cái trưởng thành, đỗ đạt là mừng rồi”. Mười hai năm miệt mài trên cánh đồng tôm, có lúc mất ăn mất ngủ vì thất trắng vụ tôm, nhưng với Tám Châu “thua keo này, bày keo khác”, quyết không bỏ cuộc.

Học hết lớp 5 trường làng Tám Châu phải nghỉ học, quanh quẩn với việc đồng áng. Năm 1985, anh cưới vợ và ra riêng. Trong căn chòi cất bằng cây đước, anh đi làm thuê cho các cơ sở đóng ghe tàu trong xã Tân Chánh và học được nghề thợ mộc. Năm 1990, anh Tám mở cơ sở đóng ghe xuồng, thời đó nghề đóng ghe tàu ở Tân Chánh- Cần Đước rất thịnh. Nói là mở cơ sở, nhưng không có vốn liếng để trang bị dụng cụ đóng ghe, tàu mà cơ sở của Tám Châu chỉ sửa chữa ghe, tàu bị hư. Rồi có bận nhiều người trong xã đổ xuống Gò Công (Tiền Giang) mua tủ thờ, bởi tủ thờ ở đây nổi tiếng khắp vùng. Thấy vậy, Tám Châu cũng sang tận Gò Công đóng vai trò người đi mua tủ, nhưng thực chất để học cách làm. Từ đó, dân xã Tân Chánh không còn ồ ạt sang Gò Công mua tủ nữa mà ngày càng có nhiều người đến cơ sở của anh đặt tủ. Anh cho biết: “Ít chữ, nhưng được cái sáng trí, nên tui nhìn qua là bắt chước được gần giống kiểu mẫu”.

Gần mười năm tích luỹ, đến năm 1993, Tám Châu mới thật sự “liều”. Năm đó, xã phát động phong trào chuyển từ lúa một vụ sang nuôi tôm sú cải thiện thu nhập cho người dân và thí điểm trên 2,1 ha ở 6 hộ dân. Vụ đầu tiên vẫn còn hộ thua lỗ, nhưng cán bộ khuyến nông tỉnh khẳng định Tân Chánh nuôi tôm được. Thế là Tám Châu mang số tiền tích cóp được thuê 3 công đất ruộng, một năm 25 giạ lúa để nuôi tôm. Không nằm trong danh sách mô hình thí điểm của xã, chưa có kinh nghiệm thực tế nào về con tôm sú, nhưng Tám Châu quyết mạo hiểm một phen. Vụ đầu tiên anh thả 25.000 con post trên 3 công đất, trong lòng thấp thỏm chờ đến ngày thu hoạch. Sau khi kéo tôm, trừ hết chi phí anh còn lời được 23 triệu đồng. Anh nói: “Đó là lần đầu tiên tui cầm một số tiền lớn. Nhà dột cột xiêu, quần áo vợ chồng tui chẳng được 2 bộ đồ lành, nên số tiền vô cùng quý giá. Tui nhín chút đỉnh sửa căn nhà, còn lại đều dồn hết cho vụ tôm sau. Nghèo nên liều để mong thoát nghèo”. Đến vụ tôm thứ hai, anh chuẩn bị kỹ hơn, lặn lội tận Ba Tri (Bến Tre) tìm bạn bè học hỏi kinh nghiệm, cách xử lý môi trường nước... Qua 3 vụ tôm, Tám Châu mua được chiếc ghe 80 tấn đi chở cát mướn (năm 1995) và cất lại căn nhà cây ngăn mưa gió, cuộc sống gia đình đã khá hơn.

“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”

Liều để thoát nghèo nhưng Tám Châu vẫn tuân thủ theo lời răn dạy của ông bà: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Anh nói: “Phải biết dừng lại đúng lúc, nếu không bao nhiêu công sức mình bỏ ra bao năm sẽ thành công dã tràng se cát biển Đông. Bởi tui từng nhiều lần thót tim vì con tôm”.

Năm 2000, anh thuê đất nuôi tôm, một ha 50 triệu đồng/năm, nâng tổng số diện tích nuôi lên 3 ha, trong đó của cha mẹ để lại 6,4 công.

- Tính đến thời điểm năm 2000, anh đều thắng mấy vụ tôm, sao anh không mua đất mà đi thuê?- tôi hỏi.

Anh cười:

- Hồi đó đất ở đây đắt như tôm tươi, mua sao nổi. Họ hét trên 200 triệu một ha, dù mình đồng ý mua, nhưng họ lại không bán.

Đến năm 2001, số hộ nuôi tôm trong xã đã lên tới con số 1.400, với diện tích 853 ha và một vài hộ bắt đầu thử nghiệm nuôi theo mô hình công nghiệp. Máu liều của Tám Châu lại nổi lên, anh đầu tư trên 60 triệu đồng mua cánh quạt để nuôi theo mô hình này. Suốt mấy tháng trời, Tám Châu không rời vuông tôm, anh bỏ hẳn công việc sửa chữa ghe tàu. Anh nói: “Năm đó, thót tim thật, thấy người ta kéo tôm bán huề vốn, tui mất ăn mất ngủ. Nhưng đến lúc mình thu hoạch, trừ chi phí còn lời 300 triệu đồng, hú vía... Từ đó tui không dám nuôi công nghiệp, mà nuôi quảng canh cải tiến, bởi mình chỉ dựa vào kinh nghiệm, không qua trường lớp nào, rủi ro cao lắm. Hồi trước, bỏ ra 3 đồng lời được 7 đồng, còn giờ bỏ ra 7 đồng chỉ lời 3 đồng, thậm chí huề vốn, thua lỗ”.

Qua 13 vụ nuôi tôm, Tám Châu nhớ như in vụ thất bại mất trắng trên 140 triệu đồng vào năm 2004. Mặc dù cán bộ khuyến nông huyện, tỉnh đã khuyến cáo không nên thả tôm sớm, do dịch bệnh, nguồn nước ô nhiễm, nhưng nhiều hộ nuôi trong đó có Tám Châu vẫn thả tôm và kết quả là thua thiệt. Thất bại, nhưng không nản lòng, anh cải tạo ao và ra tận Bà Rịa- Vũng Tàu bắt tôm giống. Tám Châu cho biết: “Lúc đó, tui phải lén đi mua con giống về thả, chứ mấy chú ở tỉnh không cho, do tôm giống Vũng Tàu không đồng đều và nhiều tôm cặn. Cũng may lời trên 300 triệu đồng, gỡ gạt vụ đầu, năm đó tui còn lời 170 triệu”. Trong vụ tôm năm nay, Tám Châu thu hoạch 4 tấn tôm thương phẩm trên một ha, nhưng giá tôm không bằng mấy năm trước, đồng lời ngày càng hạn hẹp.

Giờ đây Tám Châu đã trở thành nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, tỉnh nhiều năm liền. Nhờ chí thú làm ăn, vượt qua đói nghèo vươn lên khá giả, nhưng anh luôn tự răn mình: “Làm gì cũng phải cân nhắc, tính toán thật kỹ!”.

Gia Bảo

 


Thạnh Phú: Phát triển mạnh nghề nuôi cua biển

Nguồn tin: Ben Tre, 16/12/2005
Ngày cập nhật: 18/12/2005

Trong những năm qua, ở Bến Tre nghề nuôi tôm sú giúp cho nhiều nông dân từ nghèo lên khá, từ khá lên giàu từ giàu lên tỉ phú. Thế nhưng, năm 2003 và 2004 tôm sú bị bệnh đốm trắng khá nhiều, đã thế năm 2005 tôm sú xuất đi nước ngoài bị kiểm tra dư lượng kháng sinh (Nitrofuransmetabolite bao gồm AOZ và SEM), khiến tôm sú giảm giá liên tục, làm cho không ít người đầu tư vào nó bị phá sản.

Do đó, cua biển đang lên ngôi, nhất là ở huyện biển Thạnh Phú, tuy không thu về hàng trăm triệu đồng/năm, nhưng cua biển đem nguồn thu khá ổn định cho người dân Thạnh Phú. Diện tích nuôi tôm sú ở Thạnh Phú hiện nay còn 15.871ha, trong đó diện tích nuôi dạng quảng canh là 8.827,66ha, đây là diện tích khá lý tưởng cho việc kết hợp nuôi cua biển, bởi cua biển không thể nuôi dày đặc như tôm sú (công nghiệp).

Ngày nay, về Thạnh Phú, nhất là vùng lợ như An Nhơn, An Điền, An Qui, An Thuận..., đến nhà nào cũng nghe bà con bàn về cua biển: Nuôi như thế nào để đạt hiệu quả cao? Nguồn con giống? Thị trường tiêu thụ?... Được biết năm 2005, Thạnh Phú đưa vào thị trường hơn 400 tấn cua biển.

Hiện nay, phong trào nuôi cua biển ở An Nhơn nổi lên khá rầm rộ, toàn xã hiện có gần 1.000 hộ nuôi cua biển theo mô hình nuôi xen (cua + cá hoặc cua + tôm sú), điển hình có hộ anh Tô Văn Bạch ở ấp An Hòa. Năm 2004, anh thả nuôi 4.000 con cua biển xen tôm sú (quảng canh) trên diện tích 2,6ha. Thu hoạch xong, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận còn gần 80 triệu đồng (trong đó cua biển thu về gần 40 triệu đồng). Anh Bạch, cho biết: "Từ trước đến nay tôi không dám nuôi tôm sú dạng công nghiệp vì đầu tư quá nhiều tiền. Thấy giá cua biển ngày càng gia tăng, cuối tháng 11 năm 2004, tôi mạnh dạn bỏ ra 3,6 triệu đồng để mua 4.000 con cua biển, lúc thả nuôi mỗi con chỉ bằng hạt tiêu giá 900đồng/con. Thức ăn cho cua gồm 60 giạ hến, gạo nấu chung với cám (tổng chi phí thức ăn chỉ có 4 triệu đồng). Sau khi cua được 4 tháng tuổi lựa con đực bán trước (lúc này cua đực nặng từ 250 đến 500gram), cua cái để lại khi được 5 đến 6,5 tháng tuổi thì chuyển lên nuôi thành cua gạch đều. Tháng 8(âl) vừa qua là thời điểm giá cao nhất của cua gạch đều, lên đến 220.000đồng/kg, nhờ vậy mà tôi thắng to, trước mắt hiện giờ mới thả nuôi 2.000 con để chuẩn bị thu hoạch vào năm 2006."

Rời khỏi An Nhơn, chúng tôi về xã An Điền, được biết hộ anh Phạm Văn Riêu (ấp An Khương B) chỉ trong 1 đêm thu hoạch 3ha cua biển đem về gần 40 triệu đồng.

Bên cạnh, An Điền là An Qui, một xã được xem là nơi có diện tích và sản lượng cua biển lớn nhất ở Thạnh Phú hiện nay. Năm 2005, toàn xã An Qui hiện có 1.330 hộ nuôi cua biển theo mô hình (cua + cá và cua + tôm sú). Kết quả ban đầu cho thấy 5.000con cua biển nuôi với diện tích 4ha, mỗi năm thu về trung bình 40 triệu đồng. Hiện tại, ở An Qui cứ mỗi ngày một hộ nuôi cua biển bán từ 3 đến 5kg, còn vào lúc cao điểm tháng 4 đến tháng 8 (âl), mỗi hộ nuôi cua bán từ 10 đến 13 kg/ngày (đây cũng là tháng thu hoạch cua gạch đều). Năm 2005, ở An Qui có những nông dân điển hình về nuôi cua biển, như: ông Đặng Văn Thạch (ấp An Bình) nuôi với diện tích 1ha thu về 20 triệu đồng, ông Lê Văn Cọp (ấp An Huề) nuôi với diện tích 2,5ha bán được 25 triệu đồng, ông Đinh Văn Bi (ấp An Huề) nuôi 5ha đem về 60 triệu đồng....Theo Nghị quyết của Đảng ủy xã từ nay đến năm 2010, tập trung phát triển mô hình nuôi cua biển, xem đây là kinh tế mũi nhọn của xã. Đi đầu trong phong trào là Hội CCB và Hội nông dân. Mỗi hội viên Hội CCB được vay 2 triệu đồng để nuôi cua biển, tổng vốn cho vay là 100 triệu đồng từ Quỹ xóa đói giảm nghèo của huyện và 30 hội viện nông dân của xã được vay cao nhất 3 triệu đồng/hội viên để nuôi cua biển từ nguồn vốn Missaro.

Qua tham khảo kỹ thuật nuôi cua biển của nhiều hộ có kinh nghiệm ở vùng lợ của huyện Thạnh Phú, được biết việc nuôi cua biển chia làm 3 loại: cua thương phẩm, cua ốp thành cua chắc và cua gạch đều. Nuôi cua thương phẩm tức là nuôi cua con thành cua thịt, có thể nuôi trong ao đầm riêng biệt hoặc nuôi trong ruộng lúa xen với cá, tôm. Diện tích nuôi tối thiểu 300m2, mực nước sâu 0,8 đến 1,2m, xung quanh bờ phải có rào chắn, xử lý đáy ao bằng cách rải 10 - 15kg vôi/ha, nguồn nước nuôi phải sạch, xây dựng vài điểm che mát cho cua. Mùa vụ nuôi cua con thành cua thịt có thể quanh năm, nguồn giống đa phần là tự nhiên, khi vận chuyển tránh gió lùa, mật độ nuôi có khác nhau tuỳ kích cở cua con, từ 50 - 100 con/kg thì thả 3 - 4 con/m2; từ 10 đến 12 con/kg, mật độ thả 1 con/m2. Thức ăn cho cua thịt khá đa dạng: cá tạp, tôm, còng, ốc, rau, ngũ cốc, ruốt. Tỷ lệ cho ăn bằng 5-10% trọng lượng cua và chia làm 2 lần/ngày (buổi sáng và chiều mát vào lúc nước lớn). Để giữ môi trường nuôi trong sạch cách 2-3 ngày thay 30 đến 50% lượng nước trong ao hoặc đầm ruộng, khi cua đạt 200 đến 300gram là thu hoạch. Nuôi cua ốp thành cua chắc là hình thức nuôi cua thương phẩm sau khi lột xác còn mọng nước, vỏ mềm trở thành cua đầy thịt, rắn chắc hơn để đạt giá trị cao. Mật độ nuôi 2-3 con/m2, mùa vụ nuôi như cua thịt. Sau 14-15 ngày kiểm tra thấy mai cua cứng, màu đậm là thu hoạch. Riêng cua gạch đều, được đông đảo khách hàng ưa chuộng, giá thành luôn cao hơn cua thịt và cua chắc. Mùa vụ chính từ tháng 7 đến tháng 9 (dl) hàng năm, chỉ chọn cua cái có cở 200 đến 400 gram/con để vỗ béo mau lên gạch bằng cách tăng lượng thức ăn. Chọn cua cái có vỏ cứng, màu xanh đậm, yếm tròn phủ giáp mặt bụng của phần đầu ngực và mép vỏ có nhiều lông tơ. Mật độ nuôi trong ao ruộng 3-5 con/m2. Thức ăn và tỉ lệ cho ăn giống như cua thịt. Khi khoảng 60 đến 80% cua đều đạt đầy gạch thì có thể thu hoạch.

Với những kinh nghiệm tích luỹ được và phong trào nuôi cua biển như thế, từ nay đến năm 2010 Thạnh Phú sẽ là huyện đứng đầu cả tỉnh về sản lượng cua biển, góp phần làm ổn định đời sống nông dân vùng sâu vùng xa.

Hoàng Vũ

 


Lụt lớn ở miền Trung: Bình Định, Phú Yên: Thiệt hại về nông nghiệp rất lớn

Nguồn tin: NLĐ, 16/12/2005
Ngày cập nhật: 17/12/2005

Ngày 16-12, mưa lũ kéo dài làm cho mực nước các sông lớn của tỉnh Bình Định đã lên mức báo động 3. Tính đến 17 giờ ngày 16-12, toàn tỉnh Bình Định có 8 người thiệt mạng do nước lũ, 4.383 ngôi nhà bị ngập, 13 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 10 ngôi nhà bị hư hỏng nặng, 15.000 ha lúa đông xuân bị ngập (ước thiệt hại khoảng 1.500 tấn lúa giống) và 300 tấn giống của nông dân đang ngâm ủ khả năng bị hư. Lũ lụt đã làm sạt lở 630 đê sông; 69 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản bị ngập; 411 tấn muối bị cuốn trôi, 10 km đường giao thông bị sạt lở; 10 cầu cống bị hư hỏng nặng...

Tại Phú Yên, theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, đã có thêm một người chết vì mưa lũ, nâng tổng số người chết lên 7, trong đó có 3 người hiện chưa tìm thấy xác. Đã có 34 trong hàng ngàn ngôi nhà bị ngập trong nước đổ sập hoàn toàn. Sản xuất bị thiệt hại khá nặng khi gần 2.600 ha lúa phải gieo sạ lại, 1.627,5 ha lúa tăng vụ bị ảnh hưởng năng suất, 456 ha hoa màu bị ngập và hư hại. Chăn nuôi và nuôi trồng cũng bị hậu quả nặng nề khi có đến 741 con bò bị chết do rét và bị lũ cuốn, hơn 580 ha đìa tôm sú, 100.000 con tôm hùm bị cuốn trôi...

Giao thông tiếp tục ách tắc vì ngập nước hoặc bị sạt lở nặng. Trong đó đáng kể nhất là đoạn Quốc lộ 1A qua thôn Cần Lương, xã An Dân (huyện Tuy An) bị sạt lở đến 4.000 m3, gây đình trệ giao thông nghiêm trọng trong hai ngày qua. Hàng ngàn ô tô Bắc – Nam đã nối dài trên đoạn đường khoảng 30 km. Tuy các đơn vị chức năng đã khẩn trương khắc phục, song chiều qua, đoạn đường này mới cho thông xe nhỏ giọt từng chiếc một qua đoạn đường tạm.

Thiệt hại đợt mưa lũ này với Phú Yên theo ước tính ban đầu là 65,5 tỉ đồng.

H. Tuyến - Q.Khương

 


33.000 USD tài trợ cho người nuôi thủy sản VN

Nguồn tin: NLĐ, 16/12/2005
Ngày cập nhật: 17/12/2005

Ngày 15-12, ông Marc De Buck, Phó tỉnh trưởng tỉnh East Flanders, Vương quốc Bỉ, cho biết đang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ triển khai dự án cung cấp chương trình đào tạo các kỹ thuật canh tác cho nông dân nuôi trồng thủy sản của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

...


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang