• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nỗi buồn… con tôm sú

Nguồn tin: WBT, 3/12/2005
Ngày cập nhật: 8/12/2005

Những năm gần đây Tuy Phong (Bình Thuận) bắt đầu xuất hiện phong trào nuôi tôm, một số ít người nuôi có lãi, nhưng cũng có nhiều người lỗ triền miên, thậm chí có những người chỉ còn tay trắng phải bỏ xứ tha phương.

Trong những ngày đầu của phong trào nuôi tôm sú, tổng diện tích của Tuy Phong 402ha, năng suất bình quân đạt cao 1,5 – 2tấn/ha, nhưng đến năm 2005 diện tích nuôi tôm chỉ còn 20ha, năng suất đạt thấp vì tôm chết do bệnh đốm trắng. Sau nhiều năm theo đuổi nghề nuôi tôm không ít người đổi đời, nhưng cũng không ít người trắng tay, sạt nghiệp vì nạn tôm chết. Điển hình hộ ông Nguyễn Văn Khởi, khu phố 8, thị trấn Liên Hương, ông bắt đầu nuôi tôm năm 1990, lúc này nuôi bằng hình thức quảng canh và thâm canh. Năm 1998 được sự giúp đỡ của Trung tâm khuyến ngư tỉnh nuôi tôm công nghiệp, năng suất đạt cao 4 – 5tấn/ha. Từ năm 2000 đến năm 2003 tôm bị bệnh đốm trắng ông liên tiếp thất bại, đành phải bán đìa, bán nhà trả nợ cho ngân hàng. Hay ông Đặng Minh Kỳ, xóm 8, xã Vĩnh Hảo là người nuôi tôm với diện tích lớn và có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm, nhưng cũng liên tục thất bại do bệnh đốm trắng.

Về Tuy Phong đi đâu cũng nghe nói chuyện nuôi tôm bị vỡ nợ. Nhiều hộ nuôi tôm thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng mà không biết bao giờ mới trả được vốn. Theo Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tuy Phong cho biết: Đến nay còn dư nợ 10 tỷ 207 triệu đồng, trong đó có 41 hộ nợ quá hạn 2 tỷ 518 triệu đồng. Điển hình là Công ty TNHH Hòa Bình nợ 791 triệu đồng, ông Phạm Ngọc - Hòa Phú nợ 200 triệu…

Nguyên nhân của sự thua lỗ trên là do từ khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang nuôi trồng thủy sản, 1 bộ phận nông dân do thiếu kiến thức, kinh nghiệm, nguồn tôm giống trôi nổi kém chất lượng, công tác khuyến ngư chưa được quan tâm, nguồn nước không đảm bảo; một nguyên nhân khác nữa là do một bộ phận nông dân không đủ điều kiện nuôi tôm, cũng chạy theo phong trào ồ ạt một cách tự phát đua nhau theo con tôm để giờ rao bán đất san đìa trắng tay…

Đây là bài học cho những ai trước khi có ý định phát triển kinh tế phải biết lượng sức mình về tay nghề, kỹ thuật, con giống, vốn, đầu ra… Tuy nhiên vấn đề đặt ra là trách nhiệm của các ngành chức năng trong việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro đối với người nuôi tôm ở Tuy Phong.

TƯỜNG VI


Bạc Liêu: Chuyển 70.000 ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản

Nguồn tin: BCT, 2/12/2005
Ngày cập nhật: 2/12/2005

5 năm qua (2001-2005), tỉnh Bạc Liêu đã chuyển gần 70.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả và đất chưa sử dụng sang nuôi thủy sản. Hiệu quả kinh tế khu vực chuyển đổi tăng lên nhiều so với trồng lúa. Hiện nay, doanh thu nuôi trồng thủy sản bình quân đạt 54 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có nơi lên đến 500 triệu đồng/ha/năm.

Thời gian qua, Bạc Liêu đã đầu tư đến 4.200 tỉ đồng phục vụ nuôi trồng thủy sản, trong đó ngân sách nhà nước 1.000 tỉ đồng, vốn các thành phần kinh tế 3.200 tỉ đồng. Nguồn vốn này được đầu tư vào việc cải tạo đất, ao nuôi, con giống, thức ăn cho tôm, chế biến và xuất khẩu thủy sản...

QUANG HẢI

 


Bến Tre: Muốn nuôi tôm sú công nghiệp phải có giấy phép

Nguồn tin: W.BenTre, 29/11/2005
Ngày cập nhật: 1/12/2005

Chuẩn bị cho vụ nuôi tôm sú 2006, ngành thủy sản Bến Tre đã có thông báo đến những hộ nuôi tôm sú công nghiệp phải có giấy phép, do Sở Thủy sản cấp, nếu diện tích trên 5 ha, và phòng thủy sản huyện cấp đối với những trường hợp dưới 5 ha. Đây là biện pháp nhằm quản lý số hộ nuôi tôm công nghiệp tự phát, có chiều hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.

Người nuôi tôm công nghiệp còn phải trực tiếp tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm, phòng chống dịch bệnh và được cấp giấy chứng nhận của ngành thủy sản.Hộ nuôi tôm công nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các qui định của ngành thủy sản như: chỉ sử dụng 45- 50% diện tích mặt nước/ha để nuôi tôm, phần còn lại là các công trình phụ trợ như: ao lắng, lọc nước sạch, ao chứa nước thải, ao chứa bùn trong quá trình cải tạo ao sau khi thu hoạch hoặc khi tôm bị bệnh phải xử lý ao...Người nuôi tôm công nghiệp còn phải tuân thủ những qui định của ban quản lý vùng nuôi như: thông báo kịp thời tôm bị bệnh và không được xả nước từ ao tôm bị bệnh ra bên ngoài, mà phải cho vào ao dự trữ... Ngoài các nghĩa vụ trên, người nuôi tôm công nghiệp được nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống kênh cấp, thoát nước, được thông báo kết quả quan trắc nguồn nước ba lần/tháng, phục vụ cho việc nuôi tôm.

Năm 2005, diện tích nuôi tôm công nghiệp ở Bến Tre đạt trên 6.500ha, tăng 18,2% so kế hoạch, trong đó huyện Bình Đại chiếm 61,5%.

Văn Trí

 


Huyện Châu Phú có 48 hộ nuôi tôm càng xanh với diện tích trên 120 ha

Nguồn tin: WAG, 12/1/2005
Ngày cập nhật: 1/12/2005

Một trong những mô hình chăn nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao trong mùa nước nổi năm nay của huyện Châu Phú là nuôi tôm càng xanh. Toàn huyện có 48 hộ nuôi thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh với diện tích trên 120 ha, tăng 34 ha so với cùng kỳ năm 2004 với số lượng thả nuôi khoảng 8,7 triệu con tôm post, tập trung nhiều ở các xã Bình Phú, Bình Long, Vĩnh Thạnh Trung và Ô Long Vĩ. Trong đó, mô hình nuôi tôm càng xanh trái vụ với diện tích khoảng 48 ha, đạt năng suất bình quân từ 0,8 đến 1 tấn/ha, sau khi thu hoạch các hộ nuôi có lãi từ 15 đến 30 triệu đồng/ha.

Theo kế hoạch, năm 2006 Châu Phú sẽ triển khai vùng quy hoạch nuôi tôm càng xanh với diện tích 430 ha tập trung ở 3 xã Vĩnh Thạnh Trung, Thạnh Mỹ Tây và Bình Phú.

Thiện Son

 


Do đâu xuất khẩu thủy sản VN tăng tốc?

Nguồn tin: VNN, 30/11/2005
Ngày cập nhật: 8/12/2005

 


Australia: Cá basa Việt Nam chiếm lĩnh thị trường

Nguồn tin: SGGP, 8/12/2005
Ngày cập nhật: 8/12/2005

 


Thủy sản có tốc độ mở thị trường nhanh nhất

Nguồn tin: WAG, 7/12/2005
Ngày cập nhật: 7/12/2005

Theo đánh giá của ngành Thương mại, thủy sản là mặt hàng có số lượng thị trường nhiều nhất và tốc độ mở thị trường nhanh nhất. Nếu năm 2001, thủy sản xuất khẩu có mặt ở 13 nước thì năm 2005 đã tăng lên 34 quốc gia. Ðặc biệt, thị trường Châu Á tăng tỷ trọng từ 11% lên gần 30%, trong đó Hồng Kông tăng 127%, Singapore 200%; tỷ trọng thị trường Châu Âu cũng tăng từ 6% lên 35%, trong đó Tây Ban Nha tăng đến 490%, Ðức 178% và Bỉ 186%. Riêng thị trường Úc tăng 169%/năm và chiếm tỷ trọng 7%.

Năm 2005, các doanh nghiệp tỉnh có khả năng xuất khẩu trên 53 ngàn tấn thủy sản, cao nhất từ trước đến nay.

BÍCH VÂN


Thoại Sơn: Nông dân nuôi tôm càng xanh thu lợi từ 35-40 triệu/ ha

Nguồn tin: WAG, 7/12/2005
Ngày cập nhật: 7/12/2005

UBND huyện Thoại Sơn cho biết, năm nay bà con nuôi tôm càng xanh tiếp tục trúng mùa. Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, nhiều gia đình khá giả đã chuyển qua sử dụng tôm càng xanh, do vậy tôm càng xanh tiêu thụ rất nhanh và được giá. Ðến nay bà con đã thu hoạch hơn 50% diện tích thả nuôi, năng suất 0,8-1,2 tấn/ha, với giá tôm sô khoảng 85.000 - 92.000đ/kg, người nuôi tôm càng xanh thu lợi nhuận từ 35 đến 40 triệu đồng/ha.

Năm nay, nông dân Thoại Sơn thả nuôi 521 ha tôm càng xanh, tăng 116 ha.

NGUYỄN THỦY

 


Hưng Yên: Chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản

Nguồn tin: Vasep, 7/12/2005
Ngày cập nhật: 7/12/2005

UBND tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt dự án nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh trên vùng đất trồng lúa kém hiệu quả tại các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi. Theo đó, dự án có tổng diện tích 315 ha, tổng vốn đầu tư 27.520 triệu đồng.

(TN)Nhân dân, 3/12/2005

 


Thủy sản về đích trước thời hạn

Nguồn tin: VNECONOMY, 7/12/2005
Ngày cập nhật: 7/12/2005

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 11 tháng đã đạt mức 2,5 tỷ USD. Còn gần 1 tháng nữa mới hết năm 2005, khả năng thu về thêm hơn 100 triệu USD, là điều mà các chuyên gia trong ngành đều khẳng định một cách chắc chắn.

 


Nhật Bản sẽ kiểm tra tôm nhập khẩu từ Việt Nam

Nguồn tin: VNECONOMY, 7/12/2005
Ngày cập nhật: 7/12/2005

Kể từ 1/10/2005 đến nay, Nhật Bản đã thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên 2 lần đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Tin từ Bộ Thương mại cho biết, Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên 30 lần đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam đến 31/3/2006.

Ngoài ra, kể từ ngày 29/05/2006, Nhật Bản sẽ chính thức đưa biện pháp kiểm tra ngẫu nhiên nói trên vào Luật vệ sinh an toàn thực phẩm để áp dụng.

Thực tế kể từ 1/10/2005 đến nay, Nhật Bản đã thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên 2 lần đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Và phía bạn đã phát hiện dư lượng Nitrofurans Metabolite (bao gồm AOZ: 3-amino-2-oxazolidinone và SEM: Semicarbazide) trong thực phẩm nhập khẩu. Đây chính là nguyên nhân để Nhật Bản đưa ra quyết định này.

Theo đó, dư lượng tối đa cho phép đối với AOZ là 1 ppb và SEM là 5 ppb. Nếu vượt quá mức dư lượng cho phép này, sản phẩm sẽ bị hủy tại chỗ hoặc trả lại người xuất khẩu.

Đ.Thọ

 


Nuôi cá bè gây ô nhiễm nghiêm trọng tại lòng hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh: Cần có biện pháp mạnh

Nguồn tin: SGGP, 6/12/2005
Ngày cập nhật: 7/12/2005

 

 


Thừa Thiên Huế: Phấn đấu năm 2005 - 2006 duy trì diện tích nuôi thuỷ sản 6.000 ha

Nguồn tin: Vasep, 6/12/2005
Ngày cập nhật: 6/12/2005

Vụ nuôi tôm 2005 - 2006, tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu duy trì diện tích nuôi trồng thuỷ sản 6.000 ha, trong đó có khoảng 4.500 ha nuôi nước lợ trên đầm phá Tam Giang. Tỉnh phấn đấu sản xuất đạt 400 triệu tôm giống, đáp ứng khoảng 70 - 75% nhu cầu nuôi thả trên địa bàn.

(TN) (Nhân dân, 6/12/2005)


Cà Mau: lúa chết non trên đất nuôi tôm

Nguồn tin: TT, 06/12/2005
Ngày cập nhật: 6/12/2005

Lại thêm một năm nữa nông dân Cà Mau “chết lặng” khi đứng nhìn liên tiếp các đợt xuống giống lúa (trên đất nuôi tôm) tốn bạc triệu, nhưng chẳng thấy được màu xanh của lá lúa.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cà Mau, đã có gần 7.000ha diện tích gieo cấy lúa tôm bị “chết yểu” do ảnh hưởng của nắng hạn kéo dài từ đầu năm, khiến độ mặn tiềm tàng trong đất cao.

Huyện Trần Văn Thời trồng được 3.994ha lúa tôm thì đã chết non gần 3.300ha, TP Cà Mau trồng được 62ha đã chết 47ha; huyện U Minh trồng được 3.800ha chết 1.200ha... Diện tích gieo trồng lúa tôm của tỉnh đến nay chỉ còn 12.000ha, trong khi kế hoạch năm 2005 toàn tỉnh sẽ trồng 35.000ha lúa trên đất nuôi tôm.

Tại huyện Cái Nước, nơi nhiều năm qua được xem là địa phương chuyển dịch thành công phong trào “trồng lúa trên đất nuôi tôm”, màu xanh của lúa ngày nào đã nhường chỗ cho những cánh đồng láng nước.

Anh Khuyên - nông dân ấp Tân Hòa, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước - cho biết ngày càng khó trồng lúa trên đất nuôi tôm nên nhiều bà con đã trồng... cỏ năn nhằm giữ cho môi trường sinh thái cân bằng. “Năm nay nhà tôi mất toi mấy giạ lúa giống. Ngày càng không thể trồng lại được cây lúa, trong khi đất này vốn là vùng đất thuộc, hồi đó làm năng suất 5 tấn/ha”- anh Khuyên nói.

Đến vùng đất Lợi An, huyện Trần Văn Thời - nơi từng là vựa lúa của tỉnh - cũng một cánh đồng toàn nước. Vợ chồng ông Nguyễn Văn Chiến (Ba Chiến) ấp Rạch Lăng, Lợi An buồn nhìn đám lúa lưa thưa, nói: “Mấy chục năm trồng lúa, lần đầu tiên tôi gặp cảnh này. Nguyên nhân là thiếu nước rửa mặn cho đất. Hằng năm tôi cũng ươm giống tháng tư âm lịch, nhưng lại làm được. Năm nay cũng vậy nhưng đợi hoài trời không mưa nên không rửa được mặn”.

Theo đề án chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau, để hai vùng nam (vùng chuyên tôm và lúa tôm) và bắc Cà Mau (vùng chuyên lúa) sản xuất tốt giai đoạn 2000-2010 trên cơ cấu sản xuất mới, cần phải thực hiện hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi trị giá trên 4.000 tỉ đồng. Thế nhưng đã năm năm trôi qua, tỉnh chỉ mới thực hiện được chưa tới 400 tỉ đồng, đến nay hệ thống thủy lợi khập khiễng, sản xuất bấp bênh; tỉnh chưa hoàn thành được kế hoạch lấp lại vụ lúa trên đất nuôi tôm, dù kế hoạch ấy ngày càng được giảm. Năm 2003 kế hoạch sản xuất là 60.000ha, năm 2004 giảm xuống còn 39.000ha, năm nay chỉ còn 35.000ha nhưng tiếp tục không hoàn thành...

NHƯ Ý


Nhiều nhà máy thuỷ sản ở ÐBSCL thiếu nguyên liệu

Nguồn tin: TTXVN, 5/12/2005
Ngày cập nhật: 5/12/2005

 


4 tỷ USD hàng thủy sản xuất khẩu vào năm 2010

Nguồn tin: TTXVN, 5/12/2005
Ngày cập nhật: 5/12/2005

 


Đại hội thành lập Hiệp hội giống thủy sản Ninh Thuận nhiệm kỳ 2005-2009

Nguồn tin: BDNT, 2/12/2005
Ngày cập nhật: 5/12/2005

Sáng 25-11, Ban vận động Hiệp hội giống Thủy sản đã tiến hành tổ chức Đại hội thành lập Hiệp hội giống Thủy Sản Ninh Thuận nhiệm kỳ 2005-2009.

Đến nay toàn tỉnh có 1.190 trại sản xuất tôm giống, hằng năm sản xuất từ 4 đến 5 tỷ tôm sú giống, đạt bình quân 3,69 triệu con/trại/năm. Hiệp hội giống Thủy sản ra đời nhằm tập hợp những cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống thủy sản hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng tôm giống, tìm kiếm thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng cho người sản xuất và nuôi trồng. Đại hội đã thông qua điều lệ, nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn và phương hướng hoạt động của hiệp hội giống Thủy sản Ninh Thuận và bầu ra Ban Chấp hành Hiệp hội giống Thủy sản Ninh Thuận gồm 11 thành viên.

Thiện Nhân, Báo Ninh Thuận

 


Trà Vinh: Khai thác được gần 7,5 triệu con cua biển giống

Nguồn tin: BCT, 5/12/2005
Ngày cập nhật: 5/12/2005

Theo ngành Thủy sản Trà Vinh, từ đầu năm đến nay có hơn 1.120 hộ dân ở các xã Mỹ Long Nam (Cầu Ngang) Hòa Minh – Long Hòa (Châu Thành), Hiệp Thạnh (Duyên Hải) khai thác đưa vào nuôi và bán cho các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,… được gần 7,5 triệu con cua biển giống. Nhờ có được nguồn cua giống tự nhiên này đã giúp cho người dân có nguồn giống khá dồi dào trong vụ nuôi năm nay, giải quyết được tình trạng khan hiếm cua giống trong những năm qua. Tuy nhiên, với số lượng này chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu giống thả nuôi, nên khi vào chính vụ nuôi cua giống trở nên “sốt” giá, hiện giá cua giống (bằng hạt me) từ 2.500 – 2.800 đồng/con, vẫn không đủ bán. Được biết, cua biển giống xuất hiện nhiều từ 3 năm nay trở lại đây, riêng trong 2 năm nay (2004 – 2005), người dân nơi đây khai thác được hơn 17 triệu con, góp phần đáng kể vào việc cung cấp nguồn cua giống cho người nuôi trong và ngoài tỉnh.

Q.D

 


Sóc Trăng: Phát triển mạnh nghề nuôi cua biển

Nguồn tin: Vasep, 3/12/2005
Ngày cập nhật: 5/12/2005

Tại Sóc Trăng, nghề nuôi cua biển đang phát triển tại các vùng ven biển huyện Vĩnh Châu. Theo Phòng Kinh tế huyện Vĩnh Châu, diện tích nuôi cua biển toàn huyện đã lên đến 310 ha, bình quân năng suất đạt 650 kg/ha mặt nước. Trong năm 2005, mỗi ha mặt nước đưa vào nuôi cua biển đạt giá trị sản xuất từ 40 đến 50 triệu đồng, cao hơn hẳn nghề trồng lúa.

TN

 


Không đủ thủy sản xuất sang thị trường EU

Nguồn tin: TPO, 05/12/2005
Ngày cập nhật: 5/12/2005

 


“Bà đỡ” cho tôm càng

Nguồn tin: SGGP, 4/12/2005
Ngày cập nhật: 4/12/2005

Đâu chỉ riêng tại Bến Tre mà nhiều người nuôi tôm càng xanh từ An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… cũng đến đặt mua giống tôm càng xanh của cơ sở sản xuất kinh doanh tôm giống Cô Sương - một cơ sở ở tận vùng sâu thuộc xã Mỹ Hưng, huyện biển Thạnh Phú. Điều khó ai ngờ là “ông kỹ sư”nắm càng ở cơ sở này lại là một nông dân chỉ mới học đến lớp 6.

Chàng “kỹ sư chân đất”

Anh Hồ Văn Bù sinh năm 1959, dáng người cao, tính tình ít nói nhưng suốt ngày bận rộn với những bể sản xuất giống tôm càng xanh tại cơ sở mình. Vợ anh, cô giáo Nguyễn Thị Sương, cũng người cùng quê với anh tại xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú (Bến Tre), hiện là Hiệu phó Trường Tiểu học Mỹ Hưng.

Cô giáo Sương chẳng giấu giếm chút gì: “Tôi là cô giáo, nhưng ông xã tôi, anh Bù, thì chỉ học đến lớp 6 thôi. Dù học thấp nhưng bù lại trong cuộc sống anh ấy rất năng nổ, chịu thương chịu khó và nhất là rất ham học hỏi. Với anh Bù, việc gì muốn làm thì anh ấy quyết chí làm cho bằng được…” Tôi hỏi cô Sương: “Cơ sở sản xuất kinh doanh tôm giống của hai vợ chồng mang tên Cô Sương ra đời từ bao giờ?”.

Cô Sương thật tình: “Năm 1998. Mọi công việc nghiên cứu, sản xuất giống tôm càng xanh ở cơ sở chúng tôi đều do anh Bù thực hiện. Song ngặt nỗi anh ấy tên Bù nên mới lấy tên tôi “Cô Sương” làm tên của cơ sở. Bán tôm giống cho người ta nuôi mà “bù” thì ai dám mua…”.

Cô Sương mời tôi tham quan cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống của hai vợ chồng ở ấp Thạnh Hưng, cạnh bên bờ sông Băng Cung. Điều bất ngờ là dù được đặt tại vùng sâu nhưng quy mô sản xuất tôm giống của cơ sở Cô Sương quá lớn. Tôi đếm tất cả có 90 hồ để sản xuất tôm giống mà theo anh Bù cho biết, mỗi hồ như thế chứa 20 khối nước để…tôm con bơi, trị giá mỗi hồ khoảng 30 triệu đồng khi đang sản xuất giống. Tính ra đã thấy bạc tỷ… Anh Bù tâm sự: “Mỹ Hưng là vùng đất thuộc vùng nước lợ, hàng năm nước mặn lấn lên, kéo dài có khi 6 - 7 tháng.

Trước năm 1995, khi Mỹ Hưng chưa được ngọt hóa, hầu hết nông dân ở đây chỉ làm một vụ lúa mùa trong năm. Cuộc sống kinh tế nhiều khó khăn nên nhiều người phải tha phương cầu thực, làm thêm nhiều nghề để kiếm sống, trong đó có tôi và tôi cũng đã từng nếm mùi thất bại, hết cả vốn liếng. Đến khi Mỹ Hưng được ngọt hóa, tôi nghĩ ngay đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển việc nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Nghĩ vậy nên tôi mua tôm giống càng xanh từ Trung Quốc bán sang Việt Nam, đem về Mỹ Hưng cung cấp và hướng dẫn cho một số hộ ở xã nuôi trên ruộng lúa. Những hộ trên tuy lần đầu tiên nuôi tôm nhưng đều trúng, thu hoạch rất khá. Thế rồi tiếng lành bay xa, rất nhiều hộ khác cùng bước vào nuôi tôm càng. Đó là vào khoảng năm 1998…

Cùng đi với Phó chủ tịch UBND xã Mỹ Hưng Nguyễn Văn Á trên đồng ruộng Mỹ Hưng, anh Á cho tôi biết: “Cũng giống như nhiều nơi ở Cà Mau, trước năm 2000, do nôn nóng muốn làm giàu nên nhiều nông dân ở Mỹ Hưng tự ý bửa đê, dẫn nước mặn vào vùng vừa ngọt hóa nuôi tôm sú. Nhưng giấc mơ “độc đắc” từ con tôm sú đâu có thành. Sau vài vụ trúng, tôm sú bắt đầu bị bệnh và chết hàng loạt, hầu hết người nuôi đều lỗ nặng, nợ nần chồng chất. May thay, con tôm càng xanh đã kịp thời điền vào khoảng trống ủ rũ từ tôm sú. Bắt đầu từ năm 2002, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở xã tăng đáng kể và hiện nay (2005), tổng cộng có trên 400 hộ nuôi với trên 420 ha – anh Á nhấn mạnh – Xã nhà phát triển được con tôm càng xanh không thể không đến công của “bà đỡ” tôm càng Hồ Văn Bù”.

Còn anh Bù thì nhớ lại câu hỏi nung nấu trong đầu anh lúc đó: “Tại sao mình không sản xuất giống tôm càng xanh ngay tại địa phương mình để nắm phần chủ động trong cung cấp con giống cho bà con (?)”. Từ suy nghĩ đó, năm 2000, anh tìm đến nhiều bạn bè ở Cần Thơ rành về kiến thức cho tôm càng đẻ và tìm tòi, nghiên cứu thêm từ sách, báo, nghe đài… Chỉ thời gian ngắn sau anh đã cho tôm càng đẻ thành công ngay tại xã nhà Mỹ Hưng.

Với thành công này, anh đã giải quyết được mối bức xúc về con giống của người nuôi tôm càng xanh. Trước đây, muốn nuôi tôm càng xanh, người ta phải thu gom con giống từ ngoài thiên nhiên, con lớn, con nhỏ không đồng đều và nhất là không đủ số lượng để nuôi trên diện tích rộng (ruộng lúa). “Kỹ sư chân đất” Hồ Văn Bù nở nụ cười tự tin: “Hiện tại, cơ sở chúng tôi có khả năng sản xuất 2,5 triệu con giống tôm càng xanh/tháng. Số lượng này tuy khá lớn nhưng vẫn không đủ cung cấp cho người nuôi tôm tại Bến Tre và nhiều tỉnh khác ở ĐBSCL. Vì vậy, hàng năm cơ sở chúng tôi phải nhập thêm 100 - 150 triệu con giống tôm càng từ Trung Quốc”.

Của chồng, công vợ

Anh Bù chỉ tay vào những chú tôm càng xanh bố mẹ mà anh sắp cho sinh sản, nói: “Tôm bố mẹ này tôi lựa mua tại địa phương. Tôm bố mẹ lý tưởng cho sinh sản nên chọn con có trọng lượng từ 30 đến 40 gram, trứng ở bụng có màu cam và khi trứng chuyển sang màu xám đó là thời điểm chín mùi để tôm đẻ. Tôm càng xanh thích hợp với môi trường nước ngọt, nhưng lạ thay, khi tôm đẻ thì chỉ đẻ được ở môi trường nước mặn 12‰. Thông thường, khi tôi cho tôm càng đẻ, từ ấu trùng đến lúc chúng chuyển sang thành post (con giống) để bán là 45 ngày. Tôm càng đẻ và ươm giống trong môi trường nước mặn, vì thế hàng năm tôi phải mua 400 - 500 khối nước mặn, chỉ riêng khoản này phải chi 40 - 50 triệu đồng/năm – anh Bù cười mỉm – Đổi (mua) thì người ta đổi nước ngọt chớ có ai lại đi mua… nước mặn như tôi…”.

Tại cơ sở sản xuất kinh doanh tôm giống Cô Sương, khách hàng từ khắp nơi đến mua tôm giống không ngớt, vợ chồng anh Bù và cả đứa con gái xoay như con vụ trong công việc sản xuất và bán con giống tôm càng cho khách hàng. Tranh thủ lúc anh Bù vừa nghỉ tay chút, tôi hỏi: “Cơ sở của anh chị bán tôm giống cho các nơi ngoài tỉnh Bến Tre bằng cách nào?” - Anh Bù nói: “Ở nhà có một chiếc xe lạnh để chở tôm giống. Những mối ở xa như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…, nếu người nuôi cần, xe chở giống đến tận nơi”. Lại tranh thủ tiếp: “Ngoài thời gian phụ anh sản xuất, hàng ngày cô giáo Sương vẫn đến trường?” Anh Bù đáp nhanh: “Câu này thì ông nhà báo hỏi bà xã tôi đi…”.

Cô giáo Sương cười: “Chúng tôi rất tôn trọng nhau trong công việc riêng của mỗi người. Dù lu bu đến mấy ở cơ sở, song lúc đã đến giờ đến trường thì bao giờ anh ấy cũng nhắc tôi và anh sẽ cáng đáng hết mọi việc ở nhà. Vả lại, ông xã tôi luôn nói rằng: Con tôm giống đã và đang mang lại thu nhập khá cho gia đình. Tuy nhiên, “nghề tôm” vẫn là nghề đến sau nghề giáo của tôi và chính nghề giáo đã tạo ra nền tảng cho gia đình, vì vậy chớ có nên phụ rẫy nó…”.

Quả vậy, từ một nông dân nghèo chung sống với một giáo viên với đồng lương khiêm tốn, cuộc sống rất chắt chiu nhưng rồi quyết chí làm ăn, vợ chồng anh Bù đã khá lên nếu không muốn nói hiện là một “đại gia” ở nông thôn huyện Thạnh Phú, Bến Tre. Chuyện càng thành đạt hơn nữa của đôi vợ chồng này, đó là anh chị có 3 đứa con, đứa con gái đầu lòng Hồ Bảo Ngân đã tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long, hiện đang dạy học tại Trường PTCS xã Tân Phong (Thạnh Phú) và con trai là Hồ Trung Thông đang theo học Đại học Thủy sản tại Bến Tre. Với Bảo Ngân, cũng giống như mẹ mình, ngoài giờ đến trường, khi về nhà thì liền sáp vào phụ với cha trong sản xuất tôm càng…

PHAN LỮ HOÀNG HÀ

 


Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động kiểu kinh doanh “ăn xổi ở thì”

Nguồn tin: SGGP, 3/12/2005
Ngày cập nhật: 3/12/2005

 


Trà Vinh: Rươi xuất hiện trở lại dày đặc

Nguồn tin: BCT, 3/12/2005
Ngày cập nhật: 3/12/2005

Trong những ngày gần đây, trên các sông rạch, đồng ruộng ở vùng ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, rươi xuất hiện trở lại với mật độ dày đặc, thu hút cả ngàn người dân đến đây khai thác để chế biến hoặc bán lại cho các cơ sở chế biến nước mắm rươi với giá từ 30- 35 ngàn đồng/giạ (1 giạ= 40 lít).

Nước mắm rươi là một loại đặc sản của vùng ven biển tỉnh Trà Vinh. Chất đạm từ rươi hòa tan với muối trở thành một loại nước mắm đặc sản dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Tương truyền rằng, trên đường bôn tẩu, khi được người dân vùng ven biển Trà Vinh dâng lên nước mắm rươi, chúa Nguyễn Ánh đã nức nở khen ngon và ban cho hai chữ “Ngự thiện”. Do vậy, nước mắm rươi còn được người dân vùng ven biển Trà Vinh gọi là “nước mắm ngự”.

Người dân địa phương cho biết, rươi xuất hiện trở lại là do trong những ngày gần đây triều cường dâng cao, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau khá lớn... Đặc biệt là báo hiệu môi trường vùng ven biển huyện Duyên Hải được cải thiện, là điều kiện tốt để các loài thủy sản khác sinh sản và phát triển.

LÊ NAM

 


Cà Mau: 11 tháng đầu năm thu hoạch được 234.500 tấn thuỷ sản các loại

Nguồn tin: Vasep, 2/12/2005
Ngày cập nhật: 2/12/2005

Tính đến cuối tháng 11/2005, toàn tỉnh Cà Mau đã thu hoạch được 234.500 tấn thuỷ sản các loại, đạt 90,2% kế hoạch năm (tôm 91.800 tấn), trong đó khai thác sông, biển đạt 123.000 tấn và nuôi trồng 111.500 tấn... Tính đến cuối tháng 11/2005, toàn tỉnh Cà Mau đã thu hoạch được 234.500 tấn thuỷ sản các loại, đạt 90,2% kế hoạch năm (tôm 91.800 tấn), trong đó khai thác sông, biển đạt 123.000 tấn và nuôi trồng 111.500 tấn. Chế biến hàng thuỷ sản đạt 64.500 tấn trong đó có 53.000 tấn tôm; giá trị hàng hoá xuất khẩu 512 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu 472 triệu USD, đạt 94,4% kế hoạch năm 2005.

Theo báo Nhân dân


Quý I-2006:Có khả năng sẽ thiếu hụt cá ba sa, cá tra nguyên liệu

Nguồn tin: wag, 2/12/2005
Ngày cập nhật: 2/12/2005

Theo dự báo của ngành chức năng, quý I-2006 có khả năng sẽ xuất hiện tình trạng thiếu hụt cá ba sa, cá tra nguyên liệu, vì sản lượng lúc này thu hoạch chỉ khoảng 33-34 ngàn tấn, thấp hơn các năm trước từ 10-15 ngàn tấn. Nếu theo tiến độ thu mua như hiện nay của các doanh nghiệp chế biến trong tỉnh (14 ngàn tấn/ tháng thì sẽ hụt khoảng 3 ngàn tấn/ tháng). Mặt khác, dịch cúm gia cầm khiến tăng nhu cầu tiêu thụ thủy sản lên đột biến và nguy cơ khan hiếm cá nguyên liệu có thể sẽ trở nên gay gắt hơn.

QUANG DUY

 


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang