• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nạn cướp cá ở chợ đầu mối Chánh Hưng

Nguồn tin: NLĐ, 30/9/2005
Ngày cập nhật: 30/9/2005

 


Cá đồng về nhiều

Nguồn tin: TT, 30/09/2005
Ngày cập nhật: 30/9/2005

Lượng cá đồng từ các tỉnh miền Tây về chợ đầu mối thủy sản Chánh Hưng (H.Bình Chánh, TP.HCM) tăng 18 tấn/đêm so với đầu tuần, đạt mức 97 tấn/đêm, khiến giá cá đồng giảm. Giá một số loại cá đồng giảm 1.000-2.000 đồng/kg: cá lóc 27.000-30.000 đồng/kg, cá rô 30.000-46.000 đồng/kg, cá điêu hồng 24.000-26.000 đồng/kg, cá tra 8.000-10.000 đồng/kg...

Tại trạm sân cá đồng Q.6, lượng cá đồng về 8 tấn/đêm, giá cũng giảm 2.000-3.000 đồng/kg: cá lóc các loại 23.000-31.000 đồng/kg, cá rô lớn 55.000-60.000 đồng/kg. Cá đồng về chợ nhiều do các tỉnh miền Tây Nam bộ sắp vào đầu mùa lũ.

KH.NGỌC

 


Ra mắt Liên hợp sản xuất cá sạch Agifish

Nguồn tin: TT, 29/09/2005
Ngày cập nhật: 29/9/2005

Ông Ngô Phước Hậu - tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) - cho biết đơn vị này phối hợp cùng một số công ty sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản, trung tâm giống và các hộ nuôi cá tra, cá ba sa thành lập Liên hợp sản xuất cá sạch Agifish.

Liên hợp sẽ ra mắt hôm nay 29-9, với mục tiêu hoạt động là sản phẩm cá chế biến không nhiễm kháng sinh hay các hóa chất bị cấm, có thể truy xuất được nguồn gốc từng lô hàng...

Tham gia liên hợp trước mắt có 19 hộ nuôi cá đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng SQF 1000 (do một tổ chức của Mỹ cấp). Agifish đang hướng dẫn khoảng 20 hộ khác sản xuất đạt tiêu chuẩn SQF 1000 nhằm nâng tổng sản lượng cá sạch lên 30.000 tấn trong năm nay.

H.ĐĂNG

 


Để nghề nuôi tôm ĐBSCL phát triển bền vững

Nguồn tin: BCT, 29/9/2005
Ngày cập nhật: 29/9/2005

Thời gian qua, nhiều nông dân ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL đã thật sự đổi đời từ con tôm. Song, trong bước phát triển của nghề nuôi tôm đã và đang bộc lộ những bất cập đáng quan ngại...

THĂNG TRẦM NGHỀ NUÔI TÔM

Một trong những người được xem đầu tiên đến với nghề nuôi tôm ở ĐBSCL là anh Tư Mưa ở xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Cũng như đa số dân Viên An Đông, Tư Mưa sống ở miệt rừng ngập mặn, ngày ngày đi bắt cua, bắt ốc, làm rẫy, đóng đáy trong sông rạch... Năm 1980, Tư Mưa đắp bờ bao 22 ha đất rẫy và dẫn nước vào để nuôi tôm. Sau 22 ngày, anh xổ nước lần đầu và bắt được 8 tấn tôm. Nghề nuôi tôm trong rừng ngập mặn ở Viên An Đông ra đời từ đấy. Lúc đầu, nghề này chỉ dừng lại ở trạng thái tự phát manh mún. Phải đến khi Chi nhánh Liên doanh Thủy sản huyện Ngọc Hiển đóng tại xã đầu tư vốn, vật tư, kỹ thuật... rồi gom những mái nhà heo hút phân tán trong rừng đước về tập trung thành những làng cá... thì nghề nuôi tôm ở ĐBSCL mới phát đạt...

Nhưng không “hiền” như cây lúa, con tôm từ khi xuất hiện ở ĐBSCL đã gây bao sóng gió. Điều này không mấy khó giải thích. Đó là vì giá trị của nó. Trong lúc bán 1 kg lúa giá 2.000đ người trồng lúa đã thấy mừng thì con tôm đã có lúc giá lên đến đỉnh cao chót vót như vào năm 2000 ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng với 160.000 đồng/kg! Đã không biết bao nhiêu lần ĐBSCL lên “cơn sốt” giá tôm. Và cũng có năm tôm chết hàng loạt, chết vào lúc 40 ngày tuổi sắp được thu hoạch, chết trên diện rộng gây thiệt hại lớn như vào năm 1994.

Nhận thấy rõ những tác hại của mặn là hủy diệt cây trồng nông nghiệp, gây trở ngại cho cuộc sống con người và tính chất khó khăn phức tạp của nghề nuôi tôm nên Nhà nước chỉ cho phép nông dân được nuôi tôm ở ngoài những vùng đã được quy hoạch ngọt hóa, ngoài đê bao giữ ngọt, ngăn mặn. Nhưng, do sức hút của con tôm quá lớn nên ở một số nơi, nông dân đã tự động phá đê bao vùng được quy hoạch ngọt lấy nước mặn vào nuôi tôm. Thậm chí có nơi còn đi 30 - 40 cây số chở nước mặn về vùng đã ngọt hóa để nuôi tôm. Thế là thôn ấp mất đoàn kết nghiêm trọng giữa người trồng lúa và người nuôi tôm. Thể theo nguyện vọng của nông dân, rà soát lại việc quy hoạch vùng ngọt, nhất là những vùng giáp ranh mặn ngọt từ sản xuất tôm phải chuyển sang lúa, Chính phủ đã điều chỉnh, mở rộng diện tích nuôi tôm cho một số vùng như ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Đến năm 2000, tức sau hơn 10 năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp ở nước ta có bước phát triển tốt, đặc biệt là sản xuất lúa. Nhưng khối lượng sản xuất lúa gạo ngày càng gia tăng mà giá gạo thị trường thế giới có khuynh hướng giảm dần nên đời sống người trồng lúa bị ảnh hưởng. Nhằm tăng lợi nhuận trên một đơn vị đất chuyên lúa thấp hơn nhiều so với cây trồng vật nuôi khác, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/CP ngày 15-6-2000 đề ra một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nghị quyết 09 chỉ rõ: “Phải khai thác được lợi thế của cả nước và từng vùng, bám sát nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, phải có khả năng tiêu thụ được hàng hóa, có hệ quả cao về kinh tế, xã hội và sinh thái”.

Trên tinh thần đó, vùng ĐBSCL đã được Bộ Nông nghiệp đề xuất chuyển hẳn đất lúa năng suất thấp sang nuôi tôm nước mặn khoảng 40.000 ha chủ yếu ở hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Cũng chính trong thời điểm triển khai Nghị quyết 09, vào đầu năm 2001 mô hình lúa mùa sớm - tôm nước lợ đang bộc phát mạnh ở một số tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là ở Cà Mau và Bạc Liêu với diện tích trên 100.000 ha khi hệ thống kinh mương, con giống, kỹ thuật nuôi trồng... chưa đủ điều kiện cho nuôi tôm. Hiện tượng này đã được các nhà quản lý và khoa học cảnh báo trong Hội nghị sơ kết vụ đông xuân 2000 - 2001, do Bộ Nông nghiệp triệu tập tại Tiền Giang tháng 4-2001.

Sau ba năm đầu (2001- 2003) thực hiện Nghị quyết 09, vùng chuyển đổi từ lúa sang nuôi tôm ở ĐBSCL đã thu được những kết quả đáng mừng. Đời sống nhiều hộ dân được nâng lên, mức tăng trưởng kinh tế như ở Bạc Liêu đạt đến 18 - 20%/năm; ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, thu nhập về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện bình quân khoảng 25 triệu đồng/ha/năm, tăng 2 lần so với trồng lúa. Phải thừa nhận rằng, nhờ chuyển đổi nuôi tôm trên đất lúa mà rất nhiều nông dân đã đổi đời. Đi trên rạch Đầm Chim, một vùng sâu của huyện Đầm Dơi (Cà Mau) người ta thấy những ngôi nhà tường sáng choang mọc lên nhờ trúng mùa tôm.

Nhưng cũng từ năm 2003, đặc biệt là 2004 và bước sang 2005... tình hình vùng tôm ở ĐBSCL đã trở nên bất cập. Bên cạnh những hộ chuyển đổi thành công, một số không ít hộ trắng tay, sạt nghiệp, nợ nần không trả được! Ở Bạc Liêu, dư nợ “khó đòi” lên đến 5% trong số vốn 3.600 tỉ đồng ngân hàng nhà nước đầu tư cho nuôi trồng thủy sản. Huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) vừa qua đã phải làm một việc bắt buộc là khởi kiện 29 khách hàng ra tòa vì thiếu nợ (!). Huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tổng dư nợ cho vay nuôi tôm lên đến 247 tỉ đồng. Ở Cà Mau, đến hết tháng 4-2005, tổng số tiền cho vay để chuyển dịch cơ cấu kinh tế là 2.750 tỉ, hiện còn cho nợ 1.357 tỉ đồng, trong đó không ít nợ khó đòi... Nhiều nông dân trong vùng được quy hoạch nuôi tôm, qua nhiều vụ tôm chết hoài, đâm chán nản. Nhiều hộ muốn trở lại làm lúa. Tỉnh Bạc Liêu hiện có 2.000 ha ao tôm bỏ hoang.

Nhưng đã nuôi tôm khi trở lại làm lúa đâu có dễ. Vì sao có tình cảnh bất ổn nghiêm trọng kể trên? Phải làm gì trong thời gian tới để tiếp tục duy trì nghề nuôi tôm bền vững vốn đã được xem là một mũi nhọn có tính chiến lược ở ĐBSCL?

TÌM MỘT HƯỚNG RA BỀN VỮNG

Trước tình hình bất ổn của vùng tôm ở ĐBSCL như nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đồng thanh lên tiếng, thời gian qua, Bộ Thủy sản đã cử 1 đoàn cán bộ đứng đầu là Thứ trưởng Nguyễn Việt Thắng và đại diện lãnh đạo Vụ Nuôi trồng thủy sản, Viện Nuôi trồng thủy sản II đóng tại TPHCM, kết hợp với cán bộ thủy sản và chính quyền các địa phương có diện tích nuôi tôm lớn ở ĐBSCL như Bạc Liêu, Cà Mau để tổ chức các cuộc hội thảo ngay tại xã, nhằm tìm hiểu trực tiếp nguyên nhân bất ổn của con tôm và tìm tòi biện pháp khắc phục. Trong các cuộc hội thảo ở nhiều địa điểm đó (Bạc Liêu: 3, Cà Mau: 2), nông dân các xã nuôi tôm trong vùng được thông báo rộng rãi để tới dự. Tại hội thảo, những hộ nuôi tôm thành đạt được mời phát biểu để phổ biến kinh nghiệm, các hộ nuôi tôm thất bại, đang nợ nần được khuyến khích phát biểu để tìm rõ nguyên nhân. Sau các cuộc hội thảo như thế, Bộ Thủy sản đã làm việc với ngành dọc của mình tại các địa phương để đi đến những giải pháp khắc phục nhằm tới ổn định nghề tôm ĐBSCL.

Qua thực tế nghe tận tai người nuôi tôm nói, nhìn tận mắt ruộng tôm khô cạn, không khó mấy để người ta đi đến những kết luận về sự bất ổn của vùng tôm ĐBSCL hiện nay. Trước hết, phải khẳng định Nghị quyết 09 CP là đúng đắn và kịp thời với sản xuất nông nghiệp của cả nước ở thời điểm năm 2000, trong đó có việc chuyển đổi một vùng đất lúa sang nuôi tôm ở ĐBSCL. Nghị quyết 09 CP có cơ sở khoa học và là quyết tâm cao của Nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu lực của đất đai. Thực tế những địa phương những hộ nông dân làm đúng với tinh thần Nghị quyết 09 “khai thác được lợi thế... của từng vùng, bám sát nhu cầu thị trường... đều đã nâng cao được thu nhập và mức sống, nhiều hộ đã thực sự “đổi đời”. Ngay cả trong tình trạng bất ổn của năm 2004 và 2005 này, doanh thu nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tôm ở Bạc Liêu vẫn đạt bình quân 54 triệu đồng/ha/năm.

Bảy tháng đầu năm 2005, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau là 71.000 tấn, đạt 55,5% kế hoạch, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó có 51.000 tấn tôm. Ở huyện Dầm Dơi (Cà Mau) hiện có 384 ha nuôi tôm theo phương thức công nghiệp, năng suất 4 - 5 tấn/ha/vụ, trên 95% hộ nuôi tôm công nghiệp có lãi. Như vậy, nếu nhìn tổng thể, bức tranh con tôm ở vùng mặn ĐBSCL không đến nỗi quá thê lương như khi chỉ nhìn nó ở từng góc hẹp.

Những hộ nuôi tôm thất bại (đến nay chưa thống kê được đầy đủ) đang sống trong tình cảnh bi quan, khốn đốn, nghèo khó... đều có nguyên nhân thất bại là do nôn nóng làm giàu khi chưa đủ điều kiện nuôi tôm, đã vội vàng chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Ở đây, không chỉ có sai lầm của nông dân mà còn có sai lầm của cả các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan: thay vì phải giải thích, ngăn chặn thì lại nôn nóng muốn dân xứ mình mau giàu, mau có nhiều nhà xây...

Những điều kiện chưa đủ dẫn đến thất bại bao gồm 4 yếu tố sau đây:

Từ trước đến nay hạ tầng thủy lợi ở ĐBSCL nói chung và vùng nhiễm mặn nói riêng đều nhằm phục vụ sản xuất lúa. Khi các công trình thủy lợi cấp nước và thoát nước phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa hoàn chỉnh mà vội vã chuyển đổi cơ cấu sản xuất thì không tránh khỏi bất trắc. Khảo sát qua cuộc hội thảo ở ấp Bá Huê, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, chúng tôi thấy hiển nhiên là 9 ấp ở phía tây rạch Đầm Chim (chia đôi xã) các kinh mương đều bị bồi lấp khô cạn không thể cấp thoát nước, vì thế các ruộng tôm ở đây đều thất bát. Cà Mau có diện tích chuyển đổi sang sản xuất lúa-tôm gần 130.000 ha. Tỉnh quy hoạch 18 tiểu vùng thủy lợi với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2001 - 2005 là 5.000 tỉ đồng. Thế nhưng, đến nay mới đầu tư được 100 tỉ đồng theo kiểu “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Rõ ràng, nếu không đầu tư thỏa đáng cho cơ sở hạ tầng thủy lợi thì không có nghề nuôi tôm bền vững, lâu dài.

Thứ hai là công tác giống. Hầu hết các ý kiến nông dân đều ta thán về tình trạng thiếu con giống và dù là giống đã kiểm dịch hay bị bệnh, nếu đã được đưa từ miền Trung vô thì sớm muộn cũng sẽ được bán sạch cho người nuôi tôm. Đây là trách nhiệm hoàn toàn thuộc về ngành thủy sản trong việc quản lý đã được nêu lên từ nhiều năm nay. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 905 trại sản xuất tôm sú giống, bảy tháng đầu năm 2005 đã sản xuất được 2,5 tỉ con giống nhưng vẫn phải nhập từ miền Trung vào 2,7 tỉ con!

Thứ ba là trình độ tay nghề của người sản xuất. Khác hẳn với nghề trồng lúa (đã có kinh nghiệm lâu đời trong dân gian), nghề nuôi tôm hoàn toàn mới mẻ, đòi hỏi người nông dân phải có hiểu biết khoa học, phải được chuyển giao kỹ thuật. Mặc dù các địa phương đã rất cố gắng trong công tác khuyến ngư nhưng còn xa mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Thông thường cứ 500 ha nuôi tôm cần có một tổ kỹ thuật ở ngay tại xã với dụng cụ đo lường cần thiết để hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật, bảo vệ môi trường. Hiện nay mới có Cà Mau làm được với mỗi xã 1 kỹ thuật viên.

Cuối cùng là vốn và thị truờng. Nhu cầu vốn cho 1 ha chuyển đổi cần tối thiểu là 30 triệu đồng... Ngân hàng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cho vay với mức vốn như thế với nông dân. Về thị trường, như Thứ trưởng Nguyễn Việt Thắng khẳng định: Phải hiểu khẩu hiệu nuôi tôm bền vững hiện nay có cả yếu tố thị trường trong đó. Chúng ta đặt chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 là 4 tỉ USD mà con tôm chiếm tới hơn 50% là vì dự báo thị trường thế giới vẫn có nhu cầu cao về tôm... Vì vậy, các mô hình đa cây đa con như nuôi tôm kết hợp với nuôi cá, nuôi ba ba, nuôi rắn, trồng cây nước lợ... là rất sáng tạo, cần duy trì và phát triển, đề phòng một khi con tôm rớt giá. Nếu đủ ngọt về mùa mưa, có thể lại trồng 1 lúa - 1 tôm ở những nơi đã bỏ hẳn lúa.

NHỮNG MÔ HÌNH SÁNG TẠO

Một điều hết sức mới mẻ là tại tất cả các địa điểm hội thảo nông dân đều có yêu cầu phải hình thành các tổ chức như tập đoàn, hợp tác xã... cho người sản xuất tôm. Hơn bất cứ cây trồng vật nuôi nào, sản xuất tôm mang tính cộng đồng rất cao. Nếu không có hệ thống thủy lợi được quy hoạch cho nuôi tôm, ao này tháo nước bẩn ra, ao kia lại lấy nước vô... thì môi trường nước sẽ ô nhiễm toàn vùng, bệnh tật không thể ngăn chặn được. Không ai khác là các tổ chức như tập đoàn sản xuất, ban điều hành sản xuất ấp, hợp tác xã v.v... sẽ phải ra đời để hình thành và điều hành hệ thống kinh mương nội đồng này. Sản xuất có tính tập thể đang là yêu cầu bức xúc của nông dân vùng nuôi tôm ở ĐBSCL. Chính vì vậy mà các ngành chức năng trong thời gian tới sẽ phải cử mỗi cấp ít nhất 1 cán bộ chuyên trách lo hình thành các tổ chức này ở vùng tôm.

Thêm điều đặc biệt đáng mừng là một số nơi như ở các xã Nguyễn Huân, Tân Duyệt... huyện Đầm Dơi, nhiều hộ nuôi tôm đã sáng tạo nên các “không gian ngọt” giữa vùng mặn luôn được lo lắng là ngày càng tiêu điều vì nước mặn hủy diệt cây trồng nông nghiệp. Có nhà văn tại các địa phương này đã miêu tả, con gái vùng ngọt xưa kia nghèo nhưng “đỏ chót như trái mận trên cành”. Từ ngày dẫn mặn về nuôi tôm, đàn bà con gái vàng đeo đỏ tay nhưng đen đúa, mặt mày hốc hác vì lo tôm sống, tôm chết! Chính vì vậy mà những hộ nuôi tôm tiên tiến đã sáng tạo ra các “không gian ngọt”. Cách làm là đào ao, lót tấm nhựa dưới đáy để giữ ngọt vào mùa mưa: Tạo những ao muống, ao súng, ao cá nước ngọt ... giữa những ao tôm xám xịt nước mặn. Lấy đất đào ao, vét mương đắp các giồng đất cao, trồng cây nước ngọt. Về mùa khô lấy nước ngọt dưới ao ngọt tưới cho vườn cây, tạo nên những “ốc đảo xanh tốt” giữa vùng mặn. Những mô hình này rất cần được nhân rộng, cải thiện môi sinh cho những vùng “mặn hóa” đang bị chỉ trích là có mức thu thập cao nhưng chất lượng cuộc sống lại ngày một thấp đi!

ĐBSCL có 1,4 triệu ha đất chịu ảnh hưởng của mặn, đã có hơn 600.000 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 450.000 ha nuôi tôm sú, nhiều nhất là ở Cà Mau và Bạc Liêu, Sóc Trăng... Đó là 1 vùng kinh tế quan trọng ở đồng bằng. Nếu những bất ổn đang xảy ra ở vùng này không được kịp thời khắc phục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của ĐBSCL những năm tới. Hy vọng những nguyên nhân bất ổn đó đã được tìm thấy sẽ được Nhà nước có chính sách để tháo gỡ và các mô hình được quần chúng sáng tạo như “đa cây đa con”, “không gian ngọt” giữa vùng mặn.v.v... được nhân rộng.

LÊ PHÚ KHẢI

 


Hội thảo “Phát triển Tôm càng xanh”

Nguồn tin: KNHCM, 23/9/2005
Ngày cập nhật: 29/9/2005

Sáng ngày 23/9, tại UBND xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi đã tổ chức buổi Hội thảo “Phát triển Tôm càng xanh năm 2000 – 2005” do trạm KN Củ Chi phối hợp cùng UBND xã tổ chức. Tham dự buổi Hội thảo, có ông Trịnh Biên Chuyên viên Phòng thủy sản Sở Nông nghiệp và PTNT, ông Nguyễn Văn Cảm Phó phòng Kinh tế huyện và đông đảo bà con tham gia nuôi tôm.

Được sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Nghiên cứu KHKT và Khuyến nông thành phố, Trạm KN Củ Chi đã thực hiện chương trình phát triển nghề nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện nhằm giúp bà con nông dân tham gia nuôi tôm càng xanh nắm bắt được kiến thức khoa học kỹ thuật và đặc tính sinh học của tôm càng xanh như: thời gian thả giống, mùa vụ nuôi, thức ăn cho từng giai đoạn…. để có kết quả cao trong thu hoạch. Trước đây, bà con nông dân chỉ biết con tôm càng xanh thông qua báo đài mà không nắm bắt được thực tế kinh nghiệm nuôi, cũng như sự phát triển của con tôm qua từng giai đọan nên kết quả sau mỗi đợt thu hoạch thường không cao, tỷ lệ tôm không đồng đều về độ lớn. Nhờ có sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời từ huyện và chính quyền cấp xã nên đa số các hộ nuôi tôm đã mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm từ các buổi tập huấn cũng như các cuộc tham quan thực tế ở nhiểu địa phương để rút ra kinh nghiệm cho gia đình mình. Hơn nữa các hộ nuôi tôm đều được cán bộ kỹ thuật của Tram KN hướng dẫn cụ thể giúp người nuôi tiếp thu kiến thức KHKT một cách thực tế nhất…. Song song đó, địa bàn huyện Củ Chi được ưu đãi nhờ hệ thống cấp nước Kênh Đông chạy dọc các xã phía Bắc và nguồn nước sông Sài Gòn chảy ven các xã phía Nam với nguồn nước ngọt ít bị ô nhiễm rất thuận lợi cho nghề nuôi tôm càng xanh. Nhờ vậy, trong năm năm qua phong trào nuôi tôm càng xanh ở huyện Củ Chi đã đạt được kết quả tương đối khá, dễ tiêu thụ trên thị trường so với một số sản phẩm thủy sản nước ngọt khác. Vì thế, hiệu quả kinh tế đạt được từ nuôi tôm càng xanh là khá cao nên kích thích người nuôi tham gia thực hiện chương trình phát triển nuôi tôm càng xanh ngày càng nhiều hơn.

Thay mặt phòng thủy sản Sở và phòng Kinh tế huyện, ông Biên và ông Cảm đều có chung nhận xét: tôm càng xanh là đối tượng nuôi rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường như nguồn nước phải sạch, ít bị ô nhiễm, nhiệt độ nước giao động từ 28 – 32 độ C, độ pH từ 6 – 8, lượng Ôxy hòa tan trong nước > 5 mg/l….. Nếu các chỉ tiêu này không đảm bảo thì dễ xảy ra dịch bệnh. Phải nắm được giai đoạn lột xác để cung cấp giá thể cho tôm trú ngụ, tránh tỷ lệ hao hụt do tôm ăn lẫn nhau. Hiện tại khó khăn gặp phải là nguồn cung cấp giống, chất lượng con giống, không chủ động được nguồn nước sạch, vốn đầu tư hạn chế nên một số hộ nuôi còn e ngại. Tuy nhiên, đây chỉ là khó khăn bước đầu hiện các hộ nuôi tôm đều phấn khởi khi biết tôm càng xanh đã được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế của huyện từ nay đến 2010 với mặt nước ao nuôi từ 407 ha – 619 ha trong chương trình phát triển “2 cây, 2 con” của huyện Củ Chi.

Xuân Hoa

 


Một số thống kê thiệt hại ban đầu từ bão số 7

Nguồn tin: NLĐ, 28/9/2005
Ngày cập nhật: 28/9/2005

(Trích từ báo NLĐ, 28/9/2005)

Vào khoảng 5 giờ sáng 27-9, bão số 7 trực tiếp đổ bộ vào đất liền và kéo dài đến 12 giờ cùng ngày, tâm bão rất lớn với đường kính 90 km ảnh hưởng đến các tỉnh từ Hải Phòng đến Thanh Hóa.

Bão số 7 là cơn bão lớn nhất trong 10 năm qua, tuy nhiên, VN đã làm một cuộc di dân tránh bão lịch sử và triệt để nhất từ trước đến nay, với trên 300.000 người, do vậy đã giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người.

Đến 7 giờ 30, tại vùng biển tỉnh Nam Định, nước biển đã làm vỡ 3 đoạn đê ở Hải Thịnh, Hải Hòa, Hải Đông và thị trấn Thịnh Long. Ba xã Hải Hòa, Hải Thịnh, Hải Triều (Hải Hậu) nằm trong biển nước mênh mông. Huyện Giao Thủy cũng vỡ tại điểm đông cống Thanh Niên, cao trình hạ xuống 1,5 - 2 m, nước biển ào ạt tràn vào đồng, với chiều dài 300 - 400 m. Hàng ngàn mét đê sông sạt lở, 65.000 ha lúa bị đổ hoặc ngập úng, 3.600 ha hoa màu bị thiệt hại, trên 1.000 ha thủy sản bị ngập... Hàng ngàn cây xanh và cột điện hạ thế ở các xã Giao Xuân, Giao Yến, Bạch Long gãy đổ ngổn ngang... gây mất điện trong toàn huyện Giao Thủy. Huyện Nghĩa Hưng, kè Nghĩa Phúc bị sạt lở khoảng 60.000 m3, đê Thanh Hương bị nước biển tràn qua... Hầu như ở tất cả những điểm này, lực lượng cứu hộ đê đã dùng đến bao cát và viên đá cuối cùng. Nhiều người bất lực phải rời vị trí nhìn nước biển nước chảy như thác vào nội đồng và khu dân cư. Đến 16 giờ, bão đi qua Nam Định, gió vẫn rất mạnh. Tại TP Nam Định, nước làm ngập nhiều tuyến phố, 48 ngôi nhà bị tốc mái, 63 cây đổ...

Sau cơn bão số 6, diện tích thủy sản ven biển của Nam Định đã bị thiệt hại phần lớn, đến cơn bão số 7 đã mất hoàn toàn. Chỉ tính riêng ở xóm Xuân Trung, Hải Hòa có khoảng 150 gia đình nuôi tôm và làm muối, thiệt hại trung bình mỗi gia đình 20 triệu đồng (cả xóm thiệt hại khoảng 3 tỉ đồng)...

Bão đổ bộ vào Thanh Hóa đúng lúc triều cường gây nước dâng cao từ 4,5 m đến 5,5 m kèm theo mưa to trên diện rộng làm vỡ 3 đoạn đê biển Quảng Thạch, Quảng Xương; Hoằng Thanh, Hoằng Hóa với tổng chiều dài 30 m, nhiều vùng nước biển tràn sâu vào đất liền 2 km. Ngoài ra, có hơn 18,6 km đê bị sạt lở, 27,2 km đê bị tràn tại các tuyến đê biển, đê cửa sông Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Ước tính ban đầu thiệt hại do bão số 7 gây ra khoảng 83 tỉ đồng. Hầu hết các xã vùng biển của tỉnh Thanh Hóa đều bị nước biển tràn vào gây ngập úng.

Tại Hải Phòng, kinh phí khắc phục và thiệt hại trong bão số 7 ước tính ban đầu 25,6 tỉ đồng, trong đó, thiệt hại do bão gây nên là 17,1 tỉ đồng. Tại huyện đảo Bạch Long Vỹ, 150 nhà, phòng học, trụ sở làm việc bị tốc mái, 4 thuyền bị hỏng do va đập trong âu cảng, 5 cột điện bị đổ. Ở thị xã Đồ Sơn, hầu hết các đoạn kè đá thuộc khu du lịch 1, 2 và khu 295 bị hư hại nghiêm trọng; nhiều nhà bị hỏng nặng, tốc mái do sóng biển đánh, nước tràn qua làm ngập trắng nhiều tuyến đường. Toàn bộ các đầm nuôi trồng thủy sản ngoài đê và diện tích lúa mùa tại các địa phương đều bị nhấn chìm trong nước. Bến phà Gót nối đất liền với huyện đảo Cát Hải đã bị sạt lở. Trong nội đô, nhiều tuyến phố ngập lụt nặng.

Tại Ninh Bình, ở tuyến đê Bình Minh 2, sóng đã tràn qua mặt đê làm sạt lở khoảng 200 m, nhiều nhà dân, trường học bị tốc mái, hàng trăm cột điện bị đổ.

Tại Thái Bình, nước biển đã tràn qua các huyện ven biển như Tiền Hải, Thái Thụy gây úng ngập nhiều xã ven biển, hàng trăm hécta nuôi trồng thủy sản và hàng ngàn hécta lúa, hoa màu.

Tại Quảng Ninh, gió lớn đã làm tốc mái, sập tường 82 nhà dân và một nhà sinh hoạt cộng đồng tại huyện Tiên Yên, Hoành Bồ. Gió lớn đã làm 19 cột đèn, cột điện hạ thế bị đổ; 2 nhà lưới trồng hoa, trên 100 ha rau màu bị đổ gãy, hư hỏng hoàn toàn. Tại huyện đảo Cô Tô, sức gió mạnh trên cấp 9, biển động mạnh, mưa và sóng to đã làm sạt lở gần 2 km đường xuyên đảo (xã Thanh Lân). Hàng loạt cây xanh tại TP Hạ Long, thị xã Cảm Phả, huyện Tiên Yên... bị quật gãy.

Tại Nghệ An, mặc dù không nằm trong tâm bão, nhưng gió cũng ở cấp 7 - 8, giật cấp 10. 140 ngôi nhà dân ở các xã ven biển thuộc huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, thị xã Cửa Lò bị tốc mái, hư hỏng. Mưa lớn làm ngập 25.000 ha lúa và rau màu. Tại địa bàn huyện miền núi rẻo cao vẫn tiếp tục mưa to, nước khe suối vùng sâu vùng xa như xã Mai Sơn đầu nguồn Nậm Nơn, Yên Na, Yên Tĩnh, Tam Hợp... nước dâng nhanh. Chiều 27-9 Ngầm Cánh Tráp thuộc xã Tam Thái (Tương Dương) nước dâng cắt Quốc lộ 7A. Tại Yên Thành, cột phát sóng phát thanh truyền hình cao 57 m bị quật đổ. Theo ước tính ban đầu, thiệt hại do bão số 7 gây ra khoảng 20 tỉ đồng.

Ngay trong sáng sớm 27-9, Ban Chỉ đạo đã có cuộc họp khẩn bàn biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả sau khi bão tan. Ban Chỉ đạo đã thống nhất 3 việc cần làm trong thời điểm này là chủ động cứu hộ cho dân, chuẩn bị ứng phó cho dân và khắc phục hậu quả sau cơn bão. Theo đó, Chính phủ sẽ chỉ đạo các ngành, địa phương tổ chức cứu đói cho dân, sau đó sẽ hỗ trợ sửa sang nhà cửa để dân trở lại nhà. Các hộ gia đình có thiệt hại về lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản, tàu bè cũng được Nhà nước hỗ trợ khắc phục thiệt hại. Ngay trong tối 27-9, các địa phương đã bắt tay vào làm sạch vệ sinh môi trường để chống dịch bệnh, lo nước sạch sử dụng, khẩn trương khôi phục các tuyến đê, giúp dân phục hồi sản xuất, đề phòng dịch bệnh.

Theo kế hoạch, sáng nay (28-9) một số tổ chức quốc tế (UNDP, Unicef, Oxfam, Chữ Thập đỏ quốc tế..) sẽ xuống một số địa phương chia sẻ khó khăn và tham gia khắc phục hậu quả. Sau khi khảo sát tại các địa phương, các tổ chức quốc tế sẽ xây dựng phương án hỗ trợ cụ thể. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ NN-PTNT cùng các lực lượng chức năng khẩn trương hàn khẩu các đoạn đê bị vỡ. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chỉ thị cho lãnh đạo Viện Khoa học Thủy lợi có mặt tại Nam Định tìm phương án khắc phục các đoạn đê vỡ và sạt lở ngay sáng nay 28-9.

T.Dũng - H.Tiếp - N.Hà - Q.Huy - N.Chuyên

 


Cát Khánh: Phát triển nghề nuôi cá chua

Nguồn tin: 27/9/2005
Ngày cập nhật: 28/9/2005

Theo khuyến cáo của ngành Thủy sản, nhiều hộ ở xã Cát Khánh (Phù Cát) đã chuyển sang phát triển nghề nuôi cá chua trong diện tích ao nuôi tôm kém hiệu quả.

Anh Huỳnh Long Kết ở thôn An Quang Tây là người đầu tiên ở Cát Khánh chuyển 5.000m2 ao nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi cá chua thịt từ 3 năm về trước. Ngay vụ nuôi đầu tiên, anh đã thu lãi gần 20 triệu đồng. Anh Kết cho biết: "Cá chua rất dễ nuôi, từ cá chua bột (được khai thác ngoài tự nhiên) mua về nuôi ươm khoảng 2 tháng, cá lớn bằng ngón tay cái là chuyển qua ao nuôi. Ngoài thức ăn rong, tảo trong hồ, có thể cho ăn thêm thức ăn công nghiệp. Nuôi cá chua ít tốn công chăm sóc, cá nuôi 4-6 tháng là thu hoạch được. Điều thuận lợi nhất trong nuôi cá chua là có thể thả nuôi chung với tôm, cá rô phi".

Chính vì cá chua dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, nên nhiều hộ nuôi tôm đã chuyển sang nuôi cá chua. Hiện cả xã đã chuyển 12 ha/30 ha ao nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi cá chua.

Anh Phan Đình Sung là người nuôi tôm ở thôn An Quang Đông, đã chuyển sang nuôi cá chua hai vụ thu lãi trên 30 triệu đồng, hạch toán: "Với 4.000m2 ao nuôi hiện có, tôi thả nuôi 2.000 con cá chua. Sau 5 tháng nuôi thì thu hoạch, trừ hao hụt còn lại 1.900 con. Với trọng lượng bình quân 3 con/kg, tôi thu 6,3 tạ cá thịt, bán với giá 40.000 đ/kg, thu về trên 25 triệu đồng. Trừ tiền cá giống 3 triệu, thức ăn 7 triệu, tôi còn lãi 15 triệu đồng".

Nuôi cá chua vốn ít, công đầu tư thấp, tuy lợi nhuận chưa cao nhưng nó giải quyết được khó khăn trong khi dịch tôm hoành hành. Song bà con cũng lo ngại khó khăn đầu ra khi đến mùa thu hoạch rộ, liệu có lâm vào cảnh "được mùa mà mất giá" ?

. Văn Thý

 


Kinh tế thủy sản: Thiếu lao động lành nghề

Nguồn tin: BBĐ, 28/9/2005
Ngày cập nhật: 28/9/2005

 


Dẫn nước từ hồ chứa Ba Lai cung cấp cho vùng nuôi tôm công nghiệp sau cống

Nguồn tin: Web BenTre, 26/09/2005
Ngày cập nhật: 28/9/2005

Nhiều năm qua, tình hình xâm nhập mặn từ phía sau cống đập Ba Lai vào vụ nuôi tôm sú chính kéo dài (có thời điểm độ mặn lên đến 4%­o) đã ảnh hưởng trực tiếp đến 3.000 ha nuôi tôm sú thâm canh và quãng canh của người dân cặp sông Ba Lai của Bình Đại làm cho hiệu quả thấp, đời sống người dân khó khăn.

Bên cạnh đó, nơi đây đang tiềm ẩn yếu tố bùng phát dịch bệnh đốm trắng rất cao. Nhằm khắc phục khó khăn và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre chủ trương xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước từ hồ chứa Ba Lai, cung cấp cho vùng nuôi tôm sau cống đập của huyện Bình Đại nằm ở hạ lưu sông Bai Lai. Nguồn kinh phí đầu tư giai đoạn 1 cho dự án khoảng 38 tỷ đồng. Hiện tại, tỉnh Bến Tre làm tờ trình đề nghị Bộ Thủy sản trực tiếp làm chủ đầu tư dự án.

Cao Dương

 


Rộn ràng chợ cua - ốc vùng ngập lũ

Nguồn tin: BCT, 28/9/2005
Ngày cập nhật: 28/9/2005

Mùa cua-ốc hằng năm thường bắt đầu từ tháng 7 và chấm dứt từ tháng 10, nhờ vậy mà suốt mùa mưa lũ và trong những lúc nông nhàn, bà con các xã Thạnh Quới, Thạnh Lộc, Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Mỹ... đã tìm được công ăn việc làm ổn định, từ việc đánh bắt cho tới việc chế biến. Công việc ở đây tiến hành đồng bộ va rất nhịp nhàng. Ốc bươu, ốc lác loại 1 bán cho bạn hàng đường xa. Ốc bươu lai được lể ngay tại chỗ và chia từng công đoạn. Nhóm lể ốc ăn công mỗi kg 250 đồng, ngoài ra còn phải phân loại, rửa sạch, vô thùng và ướp lạnh. Cuối cùng là khâu vận chuyển. Để đủ hàng giao cho các thương lái mỗi cơ sở phải huy động trên vài chục lao động làm việc từ sáng sớm đến trưa, đa số là phụ nữ và trẻ em.

...

HOÀI PHƯƠNG

 


Tảo độc nở hoa xuất hiện ở nhiều nơi

Nguồn tin: Vasep, 27/9/2005
Ngày cập nhật: 27/9/2005

Có nhiều dấu hiệu cho thấy hiện tượng tảo độc nở hoa đã bắt đầu xuất hiện tại một số hồ chứa nước sinh hoạt tại phía Nam, theo kỹ sư Đỗ Thị Bích Lộc, phòng công nghệ quản lý môi trường thuộc Viện Sinh học nhiệt đới. Kết quả phân tích mẫu nước lấy tại hồ Trị An và nước mặt của Nhà máy nước Hoá An (Đồng Nai) cho thấy có đến 32 loài tảo gây hại. Trong đó xuất hiện một số loại tảo có khả năng tạo váng và gây chết các loài thuỷ sản do có khả năng tiết ra loại độc tố microcytin. Theo kỹ sư Bích Lộc, khi môi trường bị ô nhiễm, nước quá giàu chất hữu cơ sẽ tạo điều kiện cho các tảo phiêu sinh phát triển mạnh, dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo. Khi tảo nở hoa, khả năng tiết ra độc tố càng cao. Các loài cá, tôm, nghêu sò, ốc hến sống trong môi trường này cũng sẽ tích luỹ độc tố microcytin. Loại độc tố này không hề bị phân huỷ khi đun nấu, không có mùi vị trong món ăn nên rất khó phát hiện. Khi dùng vào cơ thể sẽ tác động đến gan và thần kinh, gây ra hiện tượng ói mửa, đau đầu và tiêu chảy.

Thu Thảo

 


Quảng Ngãi: cá cơm rộ trái mùa

Nguồn tin: TT, 27/09/2005
Ngày cập nhật: 27/9/2005

Mọi năm ở vùng biển Quảng Ngãi cá cơm rộ vào khoảng tháng hai dương lịch. Thế nhưng từ sau cơn bão số 2, ở vùng biển ven đảo Lý Sơn cá cơm đã rộ với mật độ khá dày.

Cá cơm rộ trái mùa đã thu hút hàng trăm tàu thuyền của Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận tham gia đánh bắt. Chỉ tính ở hai xã Tịnh Kỳ và Tịnh Khê có trên 200 tàu, mỗi đêm ra khơi đánh bắt trên 100 tấn cá. Tàu của ngư dân Nguyễn Thanh Phong ở xã Tịnh Kỳ chỉ sau một đêm ra khơi đánh bắt trên 15 tấn cá. Được mùa cá cơm, các lò hấp sau thời gian “ngủ vùi” nay trở lại hoạt động (ảnh).

V.Q.CẦU

 


Liên kết sản xuất cá sạch, không lo thừa hàng, rớt giá

Nguồn tin: BCT, 27/9/2005
Ngày cập nhật: 27/9/2005

 

 


Australia: Analysis for Malachite Green in fish of aquaculture origin

Nguồn tin: Duong Minh Tri, 21/9/2005
Ngày cập nhật: 26/9/2005

AQIS se tien hanh kiem tra du luong malachite green va leucomalachite green doi voi tat ca cac mat hang ca dong lanh , ca uop lanh co nguon goc nuoi trong (aquaculture). Thoi diem du kien tien hanh kiem tra ke tu ngay 26/9/2005. Theo tieu chuan thuc pham cua Australia thi muc du luong cua cac chat malachite green va leucomalachite green la zero , tuc muc chap nhan duoc ( allowable level ) phai la " khong phat hien du luong (not detected) ". De thuc thi yeu cau nay thi mot muc gioi han bao cao (a limit of reporting) 2ppb (0,002mg/kg = hai microgram / kilogram = hai phan ty ) se duoc ap dung boi cac phong thi nghiem do AQIS chi dinh va trong giai doan ban dau thi " muc gioi han bao cao " la 2ppb va muc du luong nho hon 2ppb se duoc dien giai la " khong phat hien (not detected )".

IMPORTED FOOD NOTICE 06/05

16th September 2005

Objective

To notify importers of fish of aquaculture/farmed origin that these foods are going to be inspected and analysed for malachite green and leucomalachite green (a metabolite of malachite green which persists in the tissues of treated fish for quite some time). All fish of aquaculture origin referred to AQIS for the tariff codes 0302, 0303 and 0304 will be sampled and tested for malachite green and leucomalachite green. The aim is to test imported aquaculture fish of the above codes at a 5% rate (ie. Random). When these entries are referred to AQIS, the importer/broker is required to provide a consignment specific manufacturers declaration stating whether the fish are of aquaculture/farmed or wild caught origin. When the fish are declared to be of aquaculture/farmed origin they are to be sampled and tested for malachite green residues.

The proposed commencement date for testing will be 26th September 2005.

Importers are reminded that it is their responsibility to ensure that food they import is in compliance with the Australia New Zealand Food Standards Code (the Code). The allowable limit in the Food Standards Code for Malachite Green or leucomalachite green residues is `not detected’. To implement this requirement a limit of reporting of 0.002 mg/kg will be used by AQIS appointed analysts.

Impact

Importers – Fish of aquaculture origin in the tariff codes 0302, 0303 and 0304 will now be tested for malachite green and leucomalachite green residues at the Random Surveillance rate (5%).

Brokers and Importers – must be aware that a consignment specific Manufacturer’s Declaration stating whether the fish are wild caught or of aquaculture origin will be requested of them by the AQIS processing officer. Therefore when presenting other documents for processing, this manufacturer’s declaration should also be presented.

AQIS Field Staff – to be aware that fish of aquaculture (i.e. farmed) origin will now be subjected to sampling and analysis for the presence/absence of malachite green and leucomalachite green residues. Sampling to be 5 x 50grams per lot/batch for testing as per Schedule 1 Table 1 of the Imported Food Control Regulations 1993. Laboratories have requested the samples be frozen and delivered to the testing laboratory in a frozen state.

AQIS Appointed Laboratories – those that are able to conduct the relevant analysis will be updated onto the laboratory matrices. The test code for eResults notification is MALAG. From initial discussions the limit of reporting is 0.002mg/kg, so a result of < 0.002mg/kg will also be interpreted as a `Not Detected’ result.

Background

AQIS has been administering the Imported Foods Program (IFP) since the early 1990s. All foods imported into Australia must comply with the requirements of both the Quarantine Act 1908 and the Imported Food Control Act 1992. In addition to exhaustive quarantine inspection requirements for the presence of pests and diseases, imported foods are subject to testing under a risk-based program to determine compliance with the Imported Food Control Act 1992, including the provisions in the Australia New Zealand Food Standards Code.

Malachite green is a synthetic dye used to colour textiles and paper, and is also used to treat infections due to bacteria, fungi, protozoans and monogenetic trematodes in fish. Typically a small quantity of malachite green is added to water used for aquaculture-reared fish. The use of malachite green in aquaculture fish is not permitted in Australia.

There have been detections of malachite green in various fish traded internationally. FSANZ conducted a health and safety risk assessment and as a result imported fish of aquaculture origin are now targeted for sampling and analysis for the presence of malachite green or leucomalachite green at the Random Surveillance rate.

Presently only tariff codes 0302, 0303 and 0304 are targeted. Processed fish such as brined, dried, canned and smoked will not be tested. We will focus on chilled and frozen whole, head/gutted and fillets at this stage. However, this may change as further information becomes available.

Approved Laboratories for malachite green testing:

At this point in time two laboratories are approved to test for malachite green and leucomalachite green residues, they are Leeder Consulting (03) 9874 1988 and Advanced Analytical Australia (07) 3862 2510.

Please refer to the list of Appointed Analysts testing capabilities matrices on the AQIS website in future as this will be updated regularly to show other appointed laboratories who can test for malachite green.

Further information may be obtained from:

Food Safety Contact Phone Email Region(s)

Sydney Office (02) 8334 7478 nswimpfood@aqis.gov.au NSW

Brisbane Office (07) 3246 8715 qldimpfood@aqis.gov.au QLD, NT

Melbourne Office (03) 8318 6905 vicimpfood@aqis.gov.au VIC, SA, TAS

Perth Office (08) 9334 1530 wafoodimp@aqis.gov.au WA

Canberra Office (02) 62724934 impfood@aqis.gov.au ACT

Distribution

Food Safety Managers - Imported Food. Industry Stakeholders

Officers conducting imported food inspections. Customs Brokers

Appointed laboratories FSANZ

Note: The information in this document covers AQIS Imported Food requirements only and is current on the date of publication but may change without notice. Importers must satisfy all requirements of the Imported Food Control Act 1992 applicable at the time of entry. The Commonwealth through AQIS is not liable for any costs arising from or associated with decisions to import based on information presented here which is not current at time of importation.

 


Australia cấm nhập thủy sản nhiễm kháng sinh

Nguồn tin: VNN, 26/09/2005
Ngày cập nhật: 26/9/2005

 

H.Yên

 


Ngành công nghiệp chế biến thủy sản Kiên Giang - Thế mạnh gắn kết vùng nguyên liệu

Nguồn tin: BCT, 26/9/2005
Ngày cập nhật: 26/9/2005

 


Xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 1,9 tỷ USD

Nguồn tin: TTXVN, 26/9/2005
Ngày cập nhật: 26/9/2005

 


Cá tra, cá basa ĐBSCL: Tiêu thụ tăng, giá đứng

Nguồn tin: SGGP, 24/9/2005
Ngày cập nhật: 26/9/2005

Chiều ngày 23-9, ông Nguyễn Hữu Khánh, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết: các doanh nghiệp đã đẩy mạnh thu mua cá tra, cá basa để cung ứng cho nhiều khách hàng nước ngoài.

Hiện nay mỗi ngày mua 1.200 tấn cá tra, cá basa, cao hơn những ngày trước đó 100-200 tấn, giá mua bình quân 9.500-10.200 đồng/kg, cao hơn 200-300 đồng/kg so với hồi đầu tháng 9-2005. Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn chưa bán vì giá còn quá thấp.

Hiện 30%-50% số hộ chăn nuôi ở ĐBSCL ngừng sản xuất hoặc chuyển sang nuôi các loại cá khác. Các ngân hàng đã đồng ý gia hạn nợ cho người nuôi cá; vận động các doanh nghiệp hướng đến thị trường nội địa nhiều tiềm năng.

Sở Thương mại An Giang bắt đầu triển khai thí điểm tại TPHCM. Ít nhất 4 doanh nghiệp đồng ý thành lập kênh phân phối nội địa và đang chuẩn bị dự án để mở kênh phân phối.

CAO PHONG

 


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang