• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trà Vinh: Quảng bá sản phẩm tôm khô Vinh Kim

Nguồn tin: BCt, 7/9/2005
Ngày cập nhật: 7/9/2005

Tôm khô xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang là mặt hàng nổi tiếng ở vùng duyên hải Trà Vinh. Địa phương này có vùng chuyên canh nuôi; khai thác sản lượng tôm bạc đất khá dồi dào, tuy nhiên hàng năm mới chế biến đưa ra thị trường trên dưới 100 tấn tôm khô. Bà Bùi Thị Hường - một người làm nghề tôm khô ở đây-cho biết: Cứ 10kg tôm tươi thì sơ chế được 1kg tôm khô.

Trên thị trường tôm khô Vinh Kim loại I hiện có giá: 500.000đ/kg; loại II: 450.000đ/kg; loại III: 400.000đ/kg và nơi tiêu thụ nhiều nhất là TPHCM. Hiện nay, địa phương đã đăng ký thương hiệu cho mặt hàng tôm khô Vinh Kim và đang chuẩn bị đưa lên trang web để quảng bá sản phẩm.

LÊ VŨ

 


Đồng Tháp: Nhiều hộ nuôi cá tra chuyển sang nuôi cá bông

Nguồn tin: BCT, 7/9/2005
Ngày cập nhật: 7/9/2005

Theo Sở NN&PTNT Đồng Tháp, do giá cả bấp bênh nên hiện nay hàng trăm hộ nuôi cá tra ở các huyện đầu nguồn như: Tân Hồng, Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông đã tận dụng ao hầm sẵn có chuyển sang ương nuôi cá bông giống. Với 100.000 con giống, chỉ sau 20 ngày chăm sóc, trừ chi phí nông dân còn lãi 10-12 triệu đồng. Giá cá bông giống từ 250 -300 đồng/con và đang hút hàng.

Bên cạnh đó, nhiều nông hộ cũng tranh thủ nuôi cá bông thương phẩm để bán cho các thương lái địa phương vận chuyển tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn ở các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, TP Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ.

HÀ PHƯƠNG

 


Khắc phục "sự cố cá basa" bằng cách nào?

Nguồn tin: TN, 06/09/2005
Ngày cập nhật: 7/9/2005

 


Tầm sư... đỡ đẻ cho cua

Nguồn tin: CT, 6/9/2005
Ngày cập nhật: 6/9/2005

Những năm đầu thập niên 1990, cả xã ven biển Long Vĩnh (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) xôn xao với việc triệt phá những dãy rừng ngập mặn mênh mông, chuyển sang nghề nuôi tôm sú bởi nguồn tin loan truyền hấp dẫn: nuôi tôm một vốn chục lời. Trước cơ hội đổi đời, thầy giáo tiểu học Nguyễn Văn Tùng bỏ nghề, gom góp vốn liếng, mướn nhân công bao bờ làm cống, chuyển hơn 5 ha đất hương hỏa ngoài Vàm Rạch Cỏ thành vuông nuôi tôm sú. Năm đầu tiên thả nuôi vuông tôm cho lợi nhuận kha khá, đã thúc đẩy anh vay thêm vốn, dốc sức đầu tư để nhanh chóng làm giàu với con tôm sú. Ở đời ai học được chữ ngờ, liên tiếp những vụ sau, do môi trường nước bị ô nhiễm cộng với kỹ thuật chăm sóc không đúng qui cách, hàng loạt tôm trong vuông tôm nhà anh cũng như phần lớn vuông tôm ở xã Long Vĩnh lăn ra chết vì bị bệnh đỏ thân, rồi bệnh đốm trắng... Không ít gia đình ở Long Vĩnh lâm vào canh lao đao.

“Thua keo này bày keo khác”

Năm 1998, anh Tùng xoay qua nghề nuôi cua. Cua biển vốn là nguồn lợi tự nhiên mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho các xã ven biển ĐBSCL, nhất là vùng đất Long Vĩnh quê anh. Trước đây, hàng năm, khi dứt mùa mưa những cua con bằng ngón tay từ đâu ngoài biển khơi lội về, đeo kín rễ mắm, rễ dừa nước... tìm đường lên cạn nảy nở sinh sôi. Sau ngày đất nước mở cửa, cua biển được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước, giá cua thương phẩm ngày một nhích lên thì lượng cua tự nhiên trên những cánh đồng ven biển ĐBSCL ngày một giảm xuống. Do vậy, lợi nhuận từ con cua nuôi không kém các vuông tôm sú được mùa, trong khi vốn đầu tư cũng như công chăm sóc nhẹ hơn nhiều. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khiến nghề nuôi cua biển ở các xã ven biển Trà Vinh (và cả ĐBSCL) khó mở rộng diện tích là nguồn cua giống tự nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt. Số lượng cua con tự nhiên không nhiều nên người nuôi phải thu mua thành nhiều đợt, khiến cho độ đồng đều của cua trong vuông nuôi không cao, độ hao hụt lớn mà chất lượng cua thu hoạch cũng không như ý. Việc săn tìm, săn mua cua giống tự nhiên trở thành cuộc chiến thực sự của những chủ vuông nuôi cua với biết bao chuyện tranh giành, cự cãi. Rốt cuộc nguồn cua giống vẫn không đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi từ nghề nuôi tôm sú chứa đựng nhiều rủi ro sang nghề nuôi cua biển ở các xã ven biển Trà Vinh.

Nhìn thấy “cuộc chiến” tranh giành cua giống của những người nuôi cua, bất giác anh Tùng nảy ra ý tưởng: Sao không tìm cách cho cua đẻ trong ao. Là người sinh ra, lớn lên ngay tại làng biển Long Vĩnh, anh hiểu rằng cua biển là loài động vật sinh sống trên cạn, nhưng cứ đến khoảng tháng 10 âm lịch trở đi, sau mùa động dục, cua cái ôm trứng tìm mọi cách ra biển để sinh nở, duy trì và phát triển nòi giống. Cua đẻ ngoài biển khơi được thì sẽ đẻ được trong ao nuôi, nếu ta tạo được môi trường thích hợp cho chúng. Nghĩ vậy, mùa mưa dứt hột, vợ chồng anh tìm đến những vựa thu mua cua thương phẩm ở chợ Long Vĩnh để “chia” lại những “nàng” cua cái có vóc dáng, trọng lượng, sức khỏe tốt nhất mang về. Rồi anh thuê ghe ra khơi, cách bờ hơn chục cây số (là nơi cua sinh sản tự nhiên) chở nước biển về, đổ vào ao nhà. Gặp môi trường nước thích hợp, những “nàng” cua cái không muốn tìm đường ra biển nữa. Vợ chồng anh khấp khởi chờ đợi, ngày đêm chong đèn theo dõi từng diễn tiến một của đàn cua bố mẹ... Những “nàng” cua cái trong ao nuôi có mai từ màu xanh đặc trưng chuyển dần sang màu đỏ son, rồi chuyển dần về màu xanh... Ao sinh sản cua thử nghiệm nhà anh Tùng không thấy bóng dáng chú cua con nào.

Không nản chí, anh Tùng tìm đến những bậc cao niên nhiều kinh nghiệm ở địa phương tìm hiểu đặc tính sinh sản của cua biển, để mùa cua sinh sản năm sau lại vay vốn tiếp tục nuôi thử nghiệm. Lại thất bại! Nợ nần ngày càng chồng chất. Vợ con, bà con thân tộc khuyên anh từ bỏ ý định viển vông, tập trung vào nghề nuôi cua thịt dễ ăn hơn nhiều. Nhưng, càng thất bại, Tùng càng quyết tâm, bởi anh hiểu rằng chỉ có thành công trong việc ươm cua giống trong môi trường nhân tạo mới đáp ứng được nhu cầu mở rộng diện tích vuông cua hiện nay. Hơn nữa, người ta đã ươm tôm sú giống thành công thì tại sao lại không ươm được cua giống? Nghĩ vậy, Tùng tìm về Trung tâm Khuyến ngư Trà Vinh cầu cứu. Nhưng cả Trung tâm cũng bó tay vì ngành Thủy sản Việt Nam đến thời điểm đó chưa có tài liệu nào về cua biển sinh sản trong môi trường nhân tạo, trừ đề tài nghiên cứu khoa học mà Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Trung ương III tại Nha Trang... đang tiến hành. May sao, năm 2003, đề tài cua biển sinh sản của Trung tâm thành công và Viện chiêu sinh mở lớp đào tạo kỹ thuật viên ươm cua giống. Theo giới thiệu của Trung tâm Khuyến ngư Trà Vinh, anh Tùng vay nợ 30 triệu đồng làm lộ phí, âm thầm giấu cả bà con thân tộc, lên đường ra Nha Trang tầm sư học nghề... đỡ đẻ cho cua.

Lớp học có 11 học viên (Tùng là người duy nhất của khu vực ĐBSCL), với mức học phí 15 triệu đồng, theo phương thức “cầm tay chỉ việc” vừa lý thuyết lẫn thực hành. Với trình độ của một giáo viên tiểu học, nhiều phen thất bại trong nghề ươm cua giống, anh tiếp thu nhanh nhất và trở thành người được cấp chứng chỉ sớm nhất lớp sau 8 tháng học tập, thay vì 14 tháng như dự kiến của Trung tâm. Càng học, Tùng càng thấy sự liều lĩnh của mình mấy năm trước là không vô ích. Những thất bại của mấy năm mày mò đã giúp anh rút ngắn thời gian hơn 6 tháng trong cuộc chạy đua cùng các bạn đồng học, tạo ra một ưu thế nhất định trong cơ chế kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Ra trường, trở về Long Vĩnh, anh âm thầm xây bể làm thử nghiệm kiểm chứng với mấy nàng cua cái đầu tiên mua được ngoài chợ. Từ màu xanh, cua chuyển sang ánh lên màu đỏ son, nghĩa là cua đang đẻ, được anh chuyển sang bể ấp trứng có độ mặn trên 30 phần ngàn. Đúng 12 ngày sau, dưới kính hiển vi, những chú Zoa (ấu trùng cua) có kích thước vài trăm micromet xuất hiện. 20 ngày sau, Zoa rụng đuôi, rồi mọc dần 8 ngoe, 2 càng để biến thành Megalov (cua bột). 10 ngày nữa, Megalov lớn nhanh như thổi, trở thành cua giống có kích thước theo chiều ngang của chiếc mai xinh xắn gần 1 phân tây. Gần một tháng rưỡi, Nguyễn Văn Tùng bỏ ăn bỏ ngủ, quên cả vợ con, bám riết lấy bể ươm. Lứa thử nghiệm đầu tiên của anh, tỷ lệ sống từ ấu trùng lên cua bột chỉ đạt không tới 3%, trong khi con số ấy đạt được trong quá trình anh học tập tại Nha Trang là 25 - 30%. Nhưng không sao, quan trọng hơn hết là qui trình đã thành công, ý tưởng đưa cua biển vào sinh sản trong môi trường nhân tạo mà anh ấp ủ bấy lâu nay đã thành hiện thực. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian cùng việc hoàn chỉnh và vận dụng trơn tru qui trình ấy.

Đầu năm 2005, Nguyễn Văn Tùng cùng người cháu (người lâu nay vẫn hỗ trợ và khuyến khích anh lao vào lĩnh vực này) hùn vốn hơn 300 triệu đồng, mở trại ươm cua biển giống mang tên Thịnh Bình, tọa lạc tại ấp Thốt Lốt, xã Ngũ Lạc (Duyên Hải, Trà Vinh). Khi chúng tôi đến thăm, tháng 7-2005, lứa Megalov đầu tiên đã ra đời mà tỷ lệ sống đạt gần 5%, có nghĩa là với một cua cái mẹ có trọng lượng khoảng 0,5 ký có thể cho ra đời không dưới 10.000 con cua giống, mà giá cua giống hiện nay trên thị trường khoảng 800 - 1.000 đồng mỗi con. Kinh nghiệm từ hai mẻ thử nghiệm thành công, anh Tùng dần dần đi vào chính xác hóa qui trình với các thông số kỹ thuật như độ mặn bể dưỡng cua bố mẹ, độ mặn và nhiệt độ phòng ấp, độ mặn bể ươm Zoa, bể ươm Megalov và bể dưỡng cua bột, việc xử lý nguồn nước, lượng ôxy đưa vào của mỗi giai đoạn...

Tất cả đã sẵn sàng để trại giống Thịnh Bình - trại ươm cua giống đầu tiên ở ĐBSCL - cung cấp đủ nhu cầu với số lượng lớn, chất lượng ổn định nguồn cua biển giống sinh sản trong môi trường nhân tạo trong mùa thả nuôi cuối năm 2005 này. Anh Nguyễn Văn Tùng đã góp phần không nhỏ trong việc mở ra một vận hội mới, đầy hứa hẹn cho nghề nuôi trồng thủy sản ven biển Trà Vinh nói riêng và cả khu vực ĐBSCL nói chung.

TRẦN DŨNG

 


Thủy sản Việt Nam - Làm gì để tránh thế bị động?

Nguồn tin: QĐND, 5/9/2005
Ngày cập nhật: 6/9/2005

Ngày 12-8-2005, lấy lý do Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (US FDA) phát hiện Enrofroxacin/Ciprofloxacin (hai dẫn xuất của nhóm kháng sinh Fluoroquinolones) trong hai lô cá ba sa của hai công ty Afiex và Vĩnh Long, các bang Lu-xi-a-na, A-la-ba-ma, Mi-xi-xi-pi đã ban hành lệnh tạm ngừng bán tất cả các sản phẩm thủy sản của Việt Nam để chờ kết quả kiểm tra dư lượng kháng sinh. Đường vào thị trường Mỹ của thủy sản Việt Nam gặp những trở ngại mới.

Fluoroquinolones không phải loại đặc biệt nguy hiểm

Theo giải thích của phía Mỹ, Fluoroquinolones là loại kháng sinh nếu có dư lượng trong một loại thực phẩm nào đó mà người tiêu dùng sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây nhờn thuốc. Khi người tiêu dùng bị bệnh và sử dụng loại thuốc tương tự thì hiệu quả của thuốc bị kém hoặc không có tác dụng. Một số nhà khoa học Mỹ tỏ ý ngạc nhiên bởi "đây chưa phải là loại kháng sinh đặc biệt nguy hiểm để buộc phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp như vậy".

Riêng nhóm fluoroquinolones, trước đây thị trường Mỹ và Ca-na-đa chỉ cấm ba loại kháng sinh thuộc nhóm này và Việt Nam đã chấp hành theo quy định, nhưng hiện nay họ bổ sung thêm 8 chất nữa. Còn với các thị trường khác, chẳng hạn như EU, cho đến thời điểm này vẫn cho phép sử dụng kèm theo qui định về giới hạn tối đa.

Ngay sau khi nhận được thông tin cảnh báo của US FDA, bổ sung các chất thuộc nhóm Fluoroquinolones vào danh mục các chất bị cấm, Bộ Thủy sản đã ban hành Quyết định số 26/2005/QÐ-BTS ngày 18-8-2005 cấm sử dụng 11 loại kháng sinh thuộc nhóm chất Fluoroquinolones trong sản xuất, kinh doanh thủy sản Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, hoàn toàn tương đương với qui định của Mỹ. Đồng thời, để kiểm soát có hiệu quả, Bộ Thủy sản cũng đã chỉ thị các Cơ quan kiểm soát an toàn vệ sinh và thú y thủy sản các địa phương tăng cường hoạt động kiểm soát từ việc nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn người nuôi áp dụng thí điểm Qui phạm thực hành nuôi tốt trong nuôi trồng thủy sản, và sẽ áp dụng đại trà quy trình nuôi sạch trên phạm vi cả nước.

...

Quang Phương

 


Hội thảo chuyên ngành về nuôi tôm công nghiệp

Nguồn tin: NLĐ, 5/09/2005
Ngày cập nhật: 6/9/2005

 


Trà Vinh: nuôi thử nghiệm 61 mô hình nuôi thủy sản vùng ngập nước ven biển

Nguồn tin: Vasep, 5/9/2005
Ngày cập nhật: 5/9/2005

Dự án bảo vệ và phát triển vùng ngập nước ven biển tỉnh Trà Vinh-Cơ quan phát triển quốc tế (IDA) hỗ trợ kinh phí hơn 1,08 tỷ đồng để Trung tâm Khuyến ngư Trà Vinh thực hiện nuôi thử nghiệm 61 mô hình trình diễn gồm nuôi cua thương phẩm, nuôi tôm sú-sò huyết, nuôi tôm sú kết hợp trồng rừng tại các huyện Cầu Ngang, Châu Thành và Duyên Hải. Hiện nay, Trung tâm vừa thả nuôi thử nghiệm 5 mô hình nuôi tôm sú-sò huyết với mật độ 6,8 con tôm sú cỡ PL15/m2 và 23 con sò huyết cỡ 270 con/kg/m2 trên diện tích 15.000m2 mặt nước. Đây là mô hình nuôi thử nghiệm tôm sú-sò huyết đầu tiên của tỉnh, nếu có hiệu quả sẽ được nhân ra diện rộng ở các vùng nước ngập mặn của tỉnh. Hiện nay, tỉnh Trà Vinh có trên 8.000 ha nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến có khả năng phát triển nuôi theo mô hình này.

Theo Thông tin Khuyến ngư Việt Nam, tháng 8/2005


Phú Yên: Nuôi ếch Thái Lan bị thiệt hại 70%

Nguồn tin: Vasep, 5/9/2005
Ngày cập nhật: 5/9/2005

Gần 20 hộ dân tỉnh Phú Yên đã du nhập trên 41.000 con ếch giống Thái Lan để thả nuôi thí điểm. Sau gần 2 tháng, ếch nuôi chết hàng loạt với tỷ lệ thiệt hại hơn 70%. Ngày 3/9, Trung tâm Giống và Kỹ thuật thuỷ sản Phú Yên cho biết nguyên nhân là do người nuôi ếch chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc.

Theo Lưu Phong (Lao động, 5/9/2005)

 


Mặn - ngọt: Được và mất

Nguồn tin: LĐ, 5/9/2005
Ngày cập nhật: 5/9/2005

Đâu là mô hình sản xuất bền vững cho vùng hệ sinh thái mặn - ngọt?

Đã có những tỉ phú nhờ nuôi tôm, đã có ngoại tệ "chảy" về từ xuất khẩu thuỷ sản mà con tôm ĐBSCL là chủ lực. Tất cả những gì hiện hữu đó đã không đủ minh chứng cho sự phồn thịnh, khi mà phía bên trong ấy đang âm ỉ những dấu hiệu đổ vỡ...

Ra toà... vì con tôm!

Trong 2 tháng 5- 6.2005, Chi nhánh Ngân hàng NNPTNT huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) đã phải làm một việc bất khả kháng: Khởi kiện 29 khách hàng vì thiếu nợ không trả. Vĩnh Hậu - xã có 100% diện tích NTTS - hiện 5/7 tỉ đồng dư nợ đã là nợ quá hạn. Tương tự, trong 43 tỉ đồng dư nợ ở xã Hưng Thành nợ quá hạn lên đến 20 tỉ đồng.

Ông Lê Thành My - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng NNPTNT huyện Đông Hải, Bạc Liêu - cho biết: "Tỉ lệ nợ quá hạn đã vượt gấp đôi mức cho phép, tôi biết nhiều người không có khả năng thanh toán". Tính chung, tổng dư nợ vay NTTS ở Bạc Liêu hiện lên đến trên 3.600 tỉ đồng; trong đó tỉ lệ nợ quá hạn gần 10%. Hàng loạt nguyên nhân dẫn tới người nuôi tôm nợ quá hạn được nêu ra: Nuôi kém hiệu quả, rủi ro cao, người nuôi thiếu phương án sản xuất...

Tuy nhiên, tình hình còn đáng quan ngại hơn là nhiều trường hợp vay "nóng" bên ngoài với lãi suất chóng mặt. Chủ tịch huyện Giá Rai Nguyễn Vũ nêu ra thực tế: Tình trạng người dân vay "nóng" với lãi suất lên đến 20%/tháng không ít, vay để trả nợ ngân hàng.

Môi trường xấu đi

Người dân miệt U Minh, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nói rằng đây là vùng đất của cá rô đồng, cá sặc rằn. Thế nhưng, hiện nay giá một cân khô sặc rằn ngay tại đất địa này đã ngót nghét 200.000 đồng. Môi trường xấu đi khiến nơi đây ngày càng vắng bóng những "loài cá truyền thống".

Không ít cánh rừng ở Bạc Liêu, Cà Mau điêu đứng vì con tôm. Bạc Liêu quy hoạch bảo vệ đai rừng phòng hộ ngoài đê biển kết hợp khoanh nuôi rừng ngập mặn 400ha. Thế nhưng hiện diện tích này đã bị người nuôi tôm bao ví nước mặn nuôi tôm khiến hàng trăm hécta rừng mắm bị chết.

Cũng vì con tôm, mạch nước ngầm ở Bạc Liêu đã tụt từ 7 - 10m so với năm 1995 do người nuôi tự khoan giếng lấy nước ngọt để pha nước nuôi tôm. Tại nhiều vùng ở bán đảo Cà Mau, người nuôi tôm còn lấy lớp phù sa đắp lên bờ. Cái cách mà người dân gọi là "sên ruộng" này khiến bờ ruộng be bé ngày nào trở thành bờ bao - nghĩa là đất ruộng bị mất đi.

Hấp lực lợi nhuận từ con tôm đã khiến con người hành xử thô bạo với thiên nhiên và chính điều đó đang quay lại "đánh" vào người nuôi tôm. Điều đó chính là cái giá phải trả từ hệ quả tất yếu của sự chuyển dịch ồ ạt và nguy cơ tiềm ẩn không dừng lại ở đó...

Hạ tầng cho thuỷ sản không chỉ là thuỷ lợi

... Chuyển đổi quá nhanh trong khi một số hạ tầng thuỷ sản (TS) chưa xây dựng được là điều rất nguy hiểm. Thuỷ lợi tác động trực tiếp đến nguồn nước, đến tôm nuôi, nhưng không thể là yếu tố quyết định. Yếu tố hạ tầng về con giống, về các khu bảo vệ nguồn lợi TS cũng rất quan trọng nhưng chưa xây dựng được hoặc chưa được quan tâm. Hàng loạt yếu tố khác cũng tác động rất lớn đến nuôi tôm như điện, giao thông, trình độ người nuôi...

 


 

Bán đảo Cà Mau: cần lắm mô hình sản xuất bền vững!

Nguồn tin: LĐ, 5/9/2005
Ngày cập nhật: 5/9/2005

Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản Nguyễn Việt Thắng: Cần lắm mô hình sản xuất bền vững!

Độc canh con tôm hay một vụ tôm một vụ lúa hoặc những mô hình sản xuất thích hợp nào khác? Và hình thức sản xuất của từng mô hình phát triển với quy mô nào là phù hợp? Không dễ có câu trả lời, song không thể không tìm lời giải trước thực trạng đầy bức xúc!

Trước sự "trở chứng" của con tôm, nhiều người dân đã tự mày mò thử nghiệm các phương thức sản xuất khác. Sau những thất bại 2 năm trở lại đây, những "đại gia" nuôi tôm ở Bạc Liêu như các ông Tệch, Trần Văn Hải, Lộ Hùng... đều đã có thời gian chuyển sang nuôi cá rô phi đơn tính. Kết quả họ vẫn lâm nợ do giá cá thấp, khó tiêu thụ.

Trước tình hình không ít hộ dân san lấp vuông tôm chuyển sang trồng lúa nhưng kết quả không như mong đợi, ngành thuỷ sản Sóc Trăng đã khuyến cáo nông dân một số vùng nên chuyển đổi từ nuôi tôm sang các loại thuỷ sản khác. Thế nhưng nuôi con gì lại là câu hỏi hoàn toàn không dễ trả lời.

Chỉ riêng tỉnh Bạc Liêu đã có trên 50.000ha đất chuyển đổi từ hệ sinh thái - tập quán sản xuất này sang hệ sinh thái - tập quán sản xuất khác. Một vùng đất "phủ sóng" lên tới khoảng 50.000 hộ nông dân. Không ít người giàu lên, song cũng có rất nhiều hộ đang lâm nợ.

Tháng 6.2005, tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) xảy ra sự kiện khoảng 1.000 người dân ở 4 xã phá 2 con đập Thần Ký, Tam Bộ trên sông Gành Hào, mà theo người dân do một số cống xổ chưa được thi công, kênh không được nạo vét... khiến 4.000ha đất gần như sản xuất không sản xuất được sau một thời gian đạt hiệu quả sau chuyển dịch. "

Sự cố" này càng cho thấy bán đảo Cà Mau đang cần lắm những mô hình sản xuất bền vững thích hợp cho từng địa bàn với các yếu tố hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh kèm theo...

 


Tôm - lúa đều điêu đứng

Nguồn tin: LĐ, 5/9/2005
Ngày cập nhật: 5/9/2005

CHUYÊN ĐỀ: "CUỘC CHIẾN" MẶN - NGỌT Ở ĐBSCL: Tôm - lúa đều điêu đứng

Thu hoạch tôm, nhưng vẫn băn khoăn vì giá "nhảy múa".

Tôm - lúa được coi là mô hình sản xuất bền vững. Thế nhưng, với lợi nhuận hấp dẫn, một thời con tôm giành thế thượng phong lấn át cây lúa, dẫn đến không ít vụ tranh chấp khi cùng một thời điểm kẻ nuôi tôm, người trồng lúa. Tuy nhiên, diễn biến gần đây cho thấy đến lượt con tôm cũng rơi vào vòng xoáy lao đao...

Thôi rồi tôm ơi!

Ông Tệch - chủ một doanh nghiệp tư nhân - là người đầu tiên ở Bạc Liêu (BL) đầu tư trên 2 tỉ đồng nuôi tôm công nghiệp tại xã Hiệp Thành vào năm 2000. Hai vụ đầu, ông thu về 2 tỉ đồng, thế nhưng mới đây, ông than thở: "Tôi thất bại liên tiếp hai năm nay! 60ha đất bán chẳng ai mua, cho thuê chẳng ai mướn, mà đầu tư tiếp cũng chẳng dám".

Ông Lộ Hùng có trên 10ha tại ấp Biển Tây B (xã Vĩnh Trạch Đông) năm nay cũng đành bỏ hoang một nửa vì đã hết vốn đầu tư do thua lỗ. Ông Hùng nói: "Nuôi tôm bây giờ thua đau quá, 6 tháng nuôi mới đạt tiêu chuẩn 30 con/kg".

Qua 4 năm chuyển đổi sản xuất, chỉ riêng tỉnh BL có gần 64.500ha đất nông - lâm - diêm nghiệp chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS). Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vụ mùa năm nay BL có đến 3.600ha đất NTTS không đưa vào sản xuất, bỏ hoang mặc tình cho cỏ mọc. Hầu hết diện tích này rơi vào mô hình nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp (CN - BCN).

Trưởng phòng NNPTNT thị xã BL Nguyễn Trung Kiên cho biết: "Năm nay, thị xã có đến 1.252ha đất nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình CN-BCN bỏ trống... Ở Sóc Trăng, thống kê cho thấy liên tiếp 2 năm 2003 - 2004, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại chiếm đến 40% và 43% diện tích thả nuôi; trong đó hầu hết đều rơi vào mô hình tôm - lúa".

Lao đao giữa hai làn nước

Đã diễn ra khá nhiều vụ tranh chấp giữa nông dân vùng mặn - ngọt trong việc đưa nước vào sản xuất, mà trước đây cây lúa luôn ở thế lép vế. Xã Liêu Tú (Sóc Trăng) được quy hoạch là vùng được phép chuyển dịch, thế là diện tích nuôi tôm tăng nhanh, đến nay đã có gần 700ha. Một số nông dân ở đây cho biết: Có hộ không chờ kênh thuỷ lợi, tự đào ao rồi đưa nước mặn vào lam nham xen cạnh đất trồng lúa. Nước mặn cần cho nuôi tôm, nhưng tới lúc cần nước ngọt cho trồng lúa thì lấn cấn.

Còn ở xã Hoà Tú 1 (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), không ít hộ dân sau vụ nuôi chính, thay vì trồng lúa lại thả nuôi tiếp vụ 2 - một vụ nuôi tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cà Mau là địa phương có diện tích thực hiện mô hình tôm - lúa lớn nhất ĐBSCL (50.000ha/kế hoạch), nhưng thực tế mỗi năm thường chỉ đạt xấp xỉ 50% chỉ tiêu. 2004 là năm đầu tiên tỉnh này hoàn thành vượt chỉ tiêu xuống giống lúa trên đất nuôi tôm. Song thật oái oăm, phần lớn diện tích trồng lúa ở vùng tôm - lúa đều bị thiệt hại, một số diện tích mất trắng.

Bây giờ, ngay tại một số vùng độc canh con tôm, nông dân đang có khuynh hướng chuyển sang trồng lúa. Tại ấp Phước Điền (xã Long Điền Đông A, huyện Đông Hải, BL) có đến 72ha chuyển đổi từ đất trồng lúa sang độc canh con tôm, nay người dân đồng loạt đệ đơn xin cho phép chuyển sang trồng lúa. Ông Trần Văn Hiền có 2ha đất trồng lúa 2 vụ/năm, chính quyền địa phương và bà con chòm xóm động viên mãi ông mới chịu chuyển sang nuôi tôm. Hai năm đầu có lãi, nhưng từ cuối năm 2003 đến nay, chẳng thu được đồng nào, ông Hiền nói: "Tôm chết liên tục, nợ ngân hàng 50 triệu đồng rồi. Làm lúa trở lại... dễ thở hơn".

Thế nhưng, đây là vùng quy hoạch nuôi tôm. Người dân đã nuôi và đang nuôi nên trồng lúa trở lại không phải chuyện dễ. Trưởng phòng Nông nghiệp - Thuỷ sản huyện Đông Hải Nguyễn Tấn Khương cho biết: "Chúng tôi không thể chuyển lại trồng lúa theo nguyện vọng của người dân vì đất đã nhiễm mặn rồi. Muốn chuyển từ hệ sinh thái mặn sang hệ sinh thái ngọt ít nhất cũng mất 3 năm". Năm 2003 và 2005, tỉnh Sóc Trăng đều có tổ chức hội thảo về mô hình tôm - lúa. Tuy nhiên, để mô hình này thật sự bền vững xem ra còn quá nhiều vấn đề bất cập phải giải quyết.

Bức xúc trước tình hình, Bí thư Tỉnh uỷ BL Phan Quốc Hưng đã chỉ đạo các địa phương không được bỏ đất trống, ngành thuỷ sản cần nhanh chóng xây dựng cho được các mô hình sản xuất có hiệu quả cho nông dân áp dụng...

Lê Như Giang - Diễn Hà - Cao Long thực hiện

 


Thị trường Mỹ vẫy gọi cá rô phi Việt Nam

Nguồn tin: VNN, 03/09/2005
Ngày cập nhật: 5/9/2005

 


Mỹ chi 4 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu tôm

Nguồn tin: VNN, 05/09/2005
Ngày cập nhật: 5/9/2005

Theo Trung tâm Thông tin (Bộ Thủy sản), tôm là mặt hàng thủy sản được dân chúng Mỹ ưa thích nhất và tiêu thụ với khối lượng rất lớn. Mỗi năm, nước này nhập gần 4 tỷ USD, là nước đứng đầu thế giới về tiêu thụ tôm. Thị phần thuỷ sản VN tại Mỹ chiếm 7%.

 


Cá ba sa bơi trên sân nhà

Nguồn tin: TT, 05/09/2005
Ngày cập nhật: 5/9/2005

Tại khu vực ĐBSCL, do biến động về thị trường xuất khẩu, khả năng thu mua của nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản giảm, đầu ra của cá tra, ba sa ngày càng khó khăn. Trong tình hình đó, các thương lái đã vào cuộc...

Mua ngay, trả tiền sớm

Anh Lý Công Trường - ấp Bình Phú 1, Phú Bình, Phú Tân (An Giang) - nuôi hai ao cá tra vào lứa thu hoạch, anh đã liên hệ năm công ty và chờ đợi gần ba tháng mà chưa thể bán được cá.

Anh tìm đến vựa cá Mười Trình ở ấp Bình An 1, xã An Hòa, huyện Châu Thành, vựa Mười Trình liền xuống tận nơi mua cá của anh. Anh Trường tâm sự: “Trong tình cảnh đầu ra khó khăn này, may nhờ các thương lái, nếu không chỉ còn nước kéo lên phơi khô để dành ăn dần”.

Tại các vùng nuôi cá tra, ba sa ở ĐBSCL ngày ngày có khá nhiều ao bè thu hoạch bán cho cánh thương lái. Bà con cho biết giá mua của những bạn hàng này gần xấp xỉ giá mua của các công ty chế biến xuất khẩu, tiền bán cá trả sớm chứ không phải chờ thanh toán kéo dài. Nếu đồng ý giá thì chỉ một vài hôm là cho bắt ngay, không phải chịu cảnh đợi lâu. An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... có cả trăm thương lái như thế.

Các thương lái trước đây phần lớn từng buôn bán cá tra tươi sống cung cấp cho các chợ quanh vùng, các tỉnh, thành. Chị Nguyễn Thị Luyến ở Thới Thuận, Thốt Nốt (Cần Thơ) nói từ lúc lượng cá tra trong dân ứ đọng nhiều, chị rủ thêm vài chị em khác cùng đi mua, chia nhau đưa đi bỏ mối không chỉ ở TP.HCM mà còn đưa hàng về tận các tỉnh miệt biển, ra tận miền Đông. “Khả năng một người chỉ mua được 5-7 tấn mỗi ngày, nhiều người hùn lại, tụi tui dám mua nhiều ao cả trăm tấn!”, chị bảo.

Sản xuất khô cá tra phồng cũng góp phần giải quyết việc tiêu thụ cá cho nông dân. Riêng tại An Giang có năm cơ sở lớn chế biến khô cá tra phồng. Ông Trương Hải, chủ cơ sở có tiếng ở thị xã Châu Đốc, cho hay ngoài thị trường trong nước, khô cá tra phồng được khách hàng Campuchia, đặc biệt là Trung Quốc, rất “khoái”. Nhiều công ty Trung Quốc đã trực tiếp liên hệ đặt hàng với cơ sở của ông, trong đó có một công ty muốn ký hợp đồng cung cấp 100 tấn khô mỗi ngày.

Tự bơi

Ông Nguyễn Ngọc Em, giám đốc Sở Thương mại tỉnh An Giang, cho rằng ngoài giải quyết đầu ra xuất khẩu đang khó khăn, việc phát triển thị trường nội địa qua hệ thống thương lái chắc chắn góp phần nâng mặt bằng giá cá tra, ba sa nguyên liệu cho nông dân.

Ông Phan Văn Danh - phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (AFA) - cho biết sẽ mời số thương lái này cùng hợp tác tham gia phát triển thị trường nội địa đầy tiềm năng mà bấy lâu còn bỏ ngỏ.

Chị Ngô Thị Anh Hồng, chủ vựa cá Mười Trình, cho biết rất nhiều chủ ao không bán được cá cho các công ty đã tìm đến chị, do đó chị đã đầu tư thêm phương tiện, tổ chức lại khâu thu mua, phân phối nên có thể mua nhiều ao sản lượng trên cả trăm tấn và đưa mặt hàng cá tra tươi sống lên TP.HCM, miền Đông, xuống tận Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng...

Chị khẳng định cá tra hiện vẫn rất được ưa chuộng, tiềm năng tiêu thụ còn rất lớn, có điều những thương lái như chị chưa đủ sức để nâng số lượng mua được nhiều hơn, đưa đến những nơi xa hơn.

Các thương lái còn muốn đưa hàng ra tận miền Trung, miền Bắc. Cũng có vài trường hợp đã đánh hàng lên Tây nguyên, ra Hà Nội, tất cả đều là nỗ lực tự bơi của thương lái. Cơ sở Trương Hải vừa nâng cấp thành công ty, chuẩn bị nhập về thiết bị công nghệ của Hàn Quốc và xây nhà máy để đáp ứng nhu cầu về khô cá tra phồng hiện có khả năng tiêu thụ với số lượng lớn tại nhiều nơi.

Ông Phan Văn Danh - phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (AFA) - nhận định, nhờ các thương lái nên mức tiêu thụ loại cá này tăng lên hơn 20%. Đặc biệt là vai trò rất lớn của thương lái trong việc giải quyết đầu ra.

ĐỨC VỊNH

 


Hiệu quả của một mô hình nuôi tôm cộng đồng

Nguồn tin: BĐ, 4/9/2005
Ngày cập nhật: 4/9/2005

Vụ nuôi tôm năm 2005, trước tình hình thời tiết nắng hạn kéo dài, độ mặn tăng cao, dịch bệnh liên tục xảy ra gây không ít khó khăn cho nghề nuôi tôm của huyện Tuy Phước. Các vùng nuôi tôm trong huyện từ xã Phước Hòa qua xã Phước Sơn, rồi đến xã Phước Thuận đâu đâu cũng bùng phát dịch tôm. Cả huyện có 694 ha/ 1.000 ha mặt nước tôm nuôi bị bệnh đốm trắng, thiệt hại 100%, tỉnh phải trợ cấp khẩn cấp 230 triệu đồng để cứu đói. Tuy nhiên cũng ở Tuy Phước có một vùng nuôi tôm rất ổn định, vụ tôm vừa qua đạt năng suất hơn 3 tấn/ha. Đó là vùng nuôi tôm Mỹ Trung thuộc thôn Đông Điền, xã Phước Thắng.

Vùng nuôi tôm Mỹ Trung thuộc dự án chuyển đất lúa nhiễm mặn sang nuôi tôm, diện tích 10,8 ha, đưa vào khai thác từ năm 1998. Đến nay, qua 8 vụ nuôi (1998-2005) thì chỉ có vụ nuôi năm 2004 dịch tôm xảy ra rải rác mà nguyên nhân chủ quan không kiểm dịch tôm giống, nhưng thiệt hại không đáng kể vẫn lãi 10-30 triệu đồng/ha, còn lại các vụ nuôi khác đều được mùa. Đặc biệt vụ nuôi tôm vừa qua, người nuôi tôm ở đây đã trúng đậm. Bà con thu hoạch xong trong tháng 7-2005, mỗi ha thu lãi thấp nhất 60 triệu đồng, cao nhất 180 triệu đồng.

Chị Huỳnh Thị Châu (38 tuổi) một chủ hồ tôm vùng đồng Mỹ Trung cho biết: "Trước đây gia đình tôi khó khăn lắm, nuôi vịt thất bát hoài. Từ khi đồng Mỹ Trung chuyển từ đất lúa sang nuôi tôm gia đình tôi có 9.000m2 ao nuôi tôm. Nhờ trúng nhiều vụ liền nên cũng đỡ khổ. Vụ vừa rồi, tôi thu hoạch được 3,2 tấn, trừ chi phí còn lãi được 130 triệu đồng".

Còn anh Phan Ngọc Thành, cũng là người nuôi tôm ở đây khẳng định: "Thắng lợi của vụ nuôi tôm vừa qua là nhờ chi hội nuôi tôm, chứ năm nay điều kiện nuôi khắc nghiệt lắm. Cả 13 hội viên trong chi hội nuôi tôm đều đồng lòng lấy nước hồ mình đi kiểm nghiệm, rồi cùng mua tôm giống qua kiểm dịch về cùng thả trong ngày, có sự chi viện với nhau. Hồ của tôi nuôi đến 90 ngày thì tôm có dấu hiệu bệnh. Tôi báo ngay cho chi hội biết để ngừng ngay việc lấy nước bên ngoài vào, tập trung xử lý ao nuôi bị bệnh, thế nên cả vùng nuôi mới an toàn. Trong nuôi tôm, nếu không có tính cộng đồng thì rất dễ thất bại".

Anh Đặng Minh Luyện, chi hội trưởng chi hội nuôi tôm đồng Mỹ Trung cho biết: "Các hộ nuôi tôm vùng Mỹ Trung có quy định chặt chẽ, luôn thực hiện phương châm "3 cùng": cùng cải tạo ao một lúc, cùng thả giống, cùng lấy nước vào thải nước ra. Nói chung, vừa tuân thủ nghiêm ngặt qui trình kỹ thuật đã được tập huấn, vừa dựa vào tính cộng đồng, có sự đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ tận tình với nhau. Đó là yếu tố mang lại thành công của chi hội nuôi tôm chúng tôi".

Vùng nuôi tôm đồng Mỹ Trung lại được mùa, càng khẳng định nuôi tôm cộng đồng là hướng đi đúng mà các vùng nuôi tôm khác nên học hỏi làm theo.

. Xuân Thức

 


Làm giàu nhờ nuôi cá chình

Nguồn tin: VNeconomy, 31/08/2005
Ngày cập nhật: 4/9/2005

Suốt một đoạn kênh dài hàng cây số ở Phú Yên và rải rác ở các ấp khác trong xã Phú Lộc có rất nhiều lồng bè nuôi cá neo đậu dọc theo dòng kênh. Tuy nhiên, đây không phải là những lồng bè nuôi cá tra - ba sa, mà là những lồng bè nuôi cá chình.

Các hộ chăn nuôi ở đây cho biết: đây là loại cá nuôi "một vốn bốn - năm lời", thức ăn thì dễ tìm và cách nuôi cũng đơn giản. Đến xã Phú Lộc, chắc chắn mọi người sẽ được nghe nói nhiều về nghề nuôi cá chình đang phát triển mạnh mẽ ở nơi này.

Chị Trần Thị Thuỷ ở ấp Phú Yên, xã Phú Lộc, huyện Tân Châu hồ hởi cho biết: "Nuôi cá chình ham lắm, ít hao hụt mà lại rất dễ nuôi, dễ bán, đúng là một vốn bốn lời. Giá bán đối với loại cá có trọng lượng từ 1 kg trở lên là 260.000 - 270.000 đồng/kg; loại 3-4 kg là 300.000 đồng/kg, có bao nhiêu lái cân hết bấy nhiêu. Qua 5 năm nuôi cá chình, tôi chưa bao giờ gặp cảnh ế hàng dội chợ".

Loài cá "một vốn bốn lời"

Phú Lộc là một xã thuần nông chỉ sống dựa vào cây lúa là chính, nên 23% dân cư trong xã thuộc diện nghèo. Khi thu hoạch vụ lúa hè thu xong thì nước lũ đã tràn đồng, việc bắt ốc hái rau vào mùa nước nổi chỉ kiếm sống qua ngày, chứ thoát nghèo thì khó. Mong muốn tìm kiếm công việc gì đó làm ra tiền, để có của ăn của để luôn canh cánh trong lòng hai vợ chồng anh Nguyễn Vô Kỵ và chị Trần Thị Thuỷ.

Trong một lần xem trên tivi, thấy ở huyện Chợ Mới người ta nuôi cá chình lời quá, anh Kỵ bàn với vợ đi học hỏi kinh nghiệm để nuôi. Thật ra thì bà con ở Chợ Mới cũng chưa có kinh nghiệm gì nhiều trong nghề mới này, họ đang vừa làm vừa tích luỹ kinh nghiệm. Trở về nhà, anh Kỵ quyết định đóng lồng bè nuôi thử lứa cá đầu. Gom được mớ vốn, theo lời hướng dẫn, anh đi Tp.HCM tìm mua cá chình giống.

Anh nhớ lại: "Đó là vào năm 1999, cá chình giống lúc ấy là 120.000 đồng/kg, tôi mua 55 kg cá giống, loại 9-10 con/kg về thả nuôi. Do mới nuôi nên chưa hiểu biết, một số cá chui qua kẽ lồng bè đi mất, một số bị chết. Sau một năm thả nuôi đến khi bắt lên bán chỉ còn lại 50 con cá, bán với giá 170.000 đồng/kg, thế mà không lỗ.

Sau lần nuôi đầu không thành công, anh Kỵ nghỉ nuôi một năm, nhưng sau đó anh lại suy nghĩ: tuy thất bại nhưng thực ra vẫn không lỗ, như vậy nếu mình khắc phục được việc cá đi và cá chết thì chắc sẽ rất lời.

Nghĩ đi nghĩ lại, anh quyết định đi tìm mua cá giống về thả nuôi lại. Trong lần nuôi trước quan sát th y cá chui đi được là do những kẽ hở của lồng bè, nên trong lần nuôi này anh dùng lưới bao bọc bên trong lồng bè thật kín, giữ không cho cá thoát ra ngoài.

Ngoài ra, trước đây trong lồng không có ổ cho cá ở nên vào ban đêm cá lội rất dữ, khiến sáng ra cá chết nhiều, rồi thì bệnh bọ cá cũng là nguyên nhân làm cá chết. Để trị bệnh cho cá cũng vừa làm ổ cho cá ở, anh thử dùng các bài thuốc dân gian như: chặt cây lăng, cây duối, cây bứa, dây giác ... thả vô lồng làm ổ, kết quả cá không lội nhiều nữa lại còn ít bệnh. Tỉ lệ sống đạt từ 85 - 90%, kể từ lần nuôi thứ hai thành công mỹ mãn. Trừ tất cả chi phí, anh lãi gần trăm triệu. Quả đúng là một vốn bốn lời.

Thời gian đầu chỉ một mình gia đình chị Thuỷ - anh Kỵ nuôi, sau thấy vợ chồng chị nuôi thành công, bà con trong xóm rủ nhau nuôi, bây giờ cả p Phú Yên tất cả những hộ có khả năng đều thả nuôi cá chình. Vốn đầu tư để đóng một lồng bè kích thước dài rộng 2,5m x 3m, sâu 2,4 m khoảng 3, 5 - 4 triệu, thời gian sử dụng khoảng 7 năm.

Với thể tích lồng bè như trên, chị Thuỷ thả 145 kg cá giống, loại 10 con/kg, cá giống giá 240.000 đồng/kg. Sở dĩ giá cá chình giống mắc vì con giống hiện tại VN chưa sản xu t nhân tạo được, do vậy còn lệ thuộc vào nguồn cá giống trong thiên nhiên do bà con ngư dân ở vùng biển Qui Nhơn, tỉnh Bình Định câu ngoài biển, thương lái mua gom về Tp.HCM, người chăn nuôi tới đây mua, nhưng phải đặt hàng trước vài ngày họ mới có cá con giao.

Loại cá 10 con/kg thả nuôi khoảng 1 năm đạt trọng lượng từ 1,5 kg trở lên thì xuất bán. Để có 1 kg cá thịt thì tiêu tốn 4-5 kg thức ăn. Thức ăn cho cá chình là cá linh và các loại cá hủn hỉn, hoặc cá biển nhỏ, mỗi ngày cho ăn một lần, vào mùa nước nổi mồi cá rẻ thì cho ăn thêm một lần vào ban đêm để cá mau lớn. Hiện lồng của chị Thuỷ cá đã trên 1 kg, nhưng chị chưa bán vì bây giờ đang là mùa nước lên, mồi cho cá ăn r t dễ tìm mà lại rẻ, chỉ 2.000-2.500 đồng/kg, nên chị định tới khi nào nước rút mới xu t bán. Cá càng lớn càng dễ bán mà giá lại cao hơn cá nhỏ.

Với những thành công trên, chị Thuỷ đang có kế hoạch đóng thêm lồng bè thả nuôi cá chình.

Nhân rộng mô hình nuôi cá chình

Sau 5 năm nuôi cá chình, anh Kỵ bây giờ ngoài việc nuôi cá còn kiêm nghề lái cá ở xã Phú Lộc.

Trước đây chỉ có một mình anh thả nuôi cá chình nên việc mua cá giống và bán cá thịt anh phải liên hệ với lái cá ở thành phố. Nhưng sau những lần bán cá, anh biết được thương lái từ thành phố xuống mua, họ ép giá cá người nuôi quá, vả lại bây giờ quê anh có nhiều người nuôi cá chình nên anh quyết đi Tp.HCM tìm nơi nào thu mua cá giá cao bàn việc mua bán cá, rồi trở về quê thu mua cá của bà con mang lên thành phố giao.

Mua gom cá của bà con và của gia đình mang bán tận nơi thu mua, để xuất đi Trung Quốc và Đài Loan, làm như vậy anh được lời mà bà con cũng bán cá giá cao hơn so với thương lái từ thành phố xuống. Bán cá xong anh lại mua cá giống về giao lại cho bà con trong xã nuôi lại.

Theo ông Trần Vốn, Bí thư xã Phú Lộc, thì lúc đầu bà con trong xã nuôi cá chình tự phát. Nhưng sau một thời gian xét thấy nuôi cá chình rất phù hợp với điều kiện địa phương mà hiệu quả kinh tế lại cao, hiện nay mỗi năm bà con trong xã xuất bán hàng chục tấn cá chình, nên Đảng uỷ và Uỷ ban xã đã bàn bạc và thống nhất hướng tới địa phương cho thành lập tổ nuôi cá chình.

Chính quyền xã cũng bàn với Ngân hàng chính sách huyện cho bà con nghèo vay vốn đóng lồng bè và Ngân hàng cũng đã thống nhất với xã theo đề án nuôi cá chình xoá đói giảm nghèo, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho mỗi hộ 2 triệu đồng để đóng lồng bè.

Ông Vốn tin rằng mai đây cá chình ở xã Phú Lộc sẽ trở thành con cá xoá đói giảm nghèo cho xã nghèo nhất huyện này.

Nguyễn Huyền


Ô Môn: “Nở rộ” các cơ sở cung cấp cá giống

Nguồn tin: 2/9/2005
Ngày cập nhật: 3/9/2005

Những năm gần đây, phong trào sản xuất, cung cấp cá giống ở Ô Môn phát triển mạnh. Hiện nay ở Ô Môn có khoảng 60 cơ sở chuyên sản xuất và cung cấp cá giống cho TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL.

Ở Ô Môn, phong trào ương cá bột sản xuất, cung cấp cá giống có từ những năm đầu của thập niên 1990, xuất phát từ Xí nghiệp Giống Thủy sản Ô Môn trước đây (nay là Trung tâm Giống Nông nghiệp TP Cần Thơ). Chủ yếu là sản xuất các loại cá nước ngọt như: cá chép, rô phi, rô đồng, điêu hồng, mè vinh, mè trắng, mè hoa, chim trắng, trê, tai tượng, hường, tra, lóc... Ban đầu, Xí nghiệp Giống Thủy sản Ô Môn chỉ sản xuất cá giống với số lượng ít để cung cấp cho nông dân trên địa bàn Cần Thơ. Về sau, con cá giống Ô Môn lan rộng ra, được vận chuyển đi các tỉnh ĐBSCL như: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang... tiêu thụ mạnh.

Cơ sở cá giống Nguyên Tỷ trên 10 năm nay chuyên sản xuất, cung cấp cá giống cho huyện Thốt Nốt (TP Cần Thơ) và một số tỉnh ĐBSCL. Chị Nguyễn Thị Kim Phượng chủ cơ sở, cho biết: “Mấy năm trước, ở Ô Môn chỉ có khoảng chục ngoài cơ sở cá giống nên sản xuất, cung cấp cá giống có lời cao, mức lời từ 5.000-10.000 đồng/kg cá giống. Mỗi năm, cơ sở của tôi cung cấp khoảng 20-30 tấn cá giống. Từ năm 2002 đến nay, nhiều cơ sở cá giống ra đời dẫn đến cạnh tranh, giá cá giống bán ra giảm mạnh nên mức lời cũng giảm. Năm 2004, tôi cung cấp cho khách hàng khoảng 30 tấn cá giống các loại như: cá chim, rô phi, cá chép... nhưng mức lời chỉ hơn 70 triệu đồng”.

Các cơ sở cá giống ở Ô Môn có năng lực sản xuất khoảng 50% lượng cá giống so với số cá giống mà cơ sở cung cấp cho khách hàng hàng năm, 50% lượng cá giống còn lại các cơ sở thu mua lại từ các trại sản xuất cá giống trên địa bàn huyện Cờ Đỏ và Nông trường Sông Hậu để cung cấp cho khách hàng. Do lợi nhuận từ con cá giống khá cao, đồng thời phong trào nuôi cá nước ngọt ở các tỉnh ĐBSCL phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhiều người chuyên sản xuất cá giống ở Cờ Đỏ, Nông trường Sông Hậu cũng đã di dời trại cá giống ra địa bàn Ô Môn thành lập cơ sở cá giống để mở rộng sản xuất, vừa sản xuất vừa cung cấp cá giống trực tiếp cho khách hàng.

Ông Trần Đình Chuyển, chủ cơ sở các giống Tư Chuyển, đã làm nghề ương cá bột sản xuất cá giống được khoảng 10 năm nay ở Cờ Đỏ, chủ yếu là ương cá chép, trê, rô phi, rô đồng, điêu hồng, mè vinh, chim trắng... Trước đây, ông Chuyển cung cấp con cá giống cho khách hàng thông qua các cơ sở cá giống ở Ô Môn, lợi nhuận thu được không cao. Cách nay hơn 2 năm, ông Chuyển thành lập cơ sở cá giống Tư Chuyển ở Ô Môn để cung cấp con giống trực tiếp cho khách hàng. Từ năm 2003 đến nay, mỗi năm, trại cá giống Tư Chuyển cung cấp khoảng 20 tấn cá giống cho TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL, tương đương khoảng 6 triệu con cá giống các loại. Trong số này có khoảng 10 tấn ông Chuyển tự ương cá bột sản xuất cá giống, số còn lại ông thu mua lại từ các cơ sở sản xuất ở Cờ Đỏ, Nông trường Sông Hậu bán lại cho khách hàng. Với mức lời bình quân 5.000 đồng/kg cá giống, ông Chuyển lời được cả 100 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Văn Chuyện có trại cá giống ở Nông trường Sông Hậu. Đầu năm 2005, ông Chuyện chuyển qua thành lập cơ sở cá giống Tư Chuyện nằm cặp Quốc lộ 91 thuộc phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn. Tuy mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhưng cơ sở cá giống Tư Chuyện cũng đã làm ăn khá hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, cơ sở đã cung cấp trên 10 tấn cá giống cho bạn hàng ở các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau và bán lẻ cho các hộ nuôi cá trên địa bàn TP Cần Thơ.

Theo thống kê của Liên Trạm Thủy sản Ô Môn - Cờ Đỏ, trong năm 2004, ở Ô Môn có khoảng 30 cơ sở cá giống, bình quân mỗi cơ sở cung ứng cho thị trường khoảng trên 10 tấn cá giống/năm; với mức lời 5.000-6.000 đồng/kg, mỗi cơ sở có lời tương đương 70-80 triệu đồng/năm. Cá biệt có cơ sở lời trên 100 triệu đồng/năm, đây là những hộ sản xuất, cung ứng cá giống với qui mô lớn từ 20-30 tấn cá giống/năm. Hiện nay, số cơ sở cá giống ở Ô Môn đã tăng lên gấp đôi so với năm 2004. Với khoảng 60 cơ sở cá giống như hiện nay, trong năm nay các cơ sở cá giống ở Ô Môn có thể cung cấp trên 600 tấn cá giống, tương đương trên 150 triệu con cá giống cá loại. Theo nhiều cơ sở cá giống ở Ô Môn, tuy có nhiều cơ sở cá giống cùng hoạt động làm cho lợi nhuận con cá giống giảm mạnh nhưng với mức lời như hiện tại 2.000-3.000 đồng/kg cá giống vẫn còn chấp nhận được.

Theo nhận định của ngành thủy sản Ô Môn, trong thời gian tới, có thể số lượng cơ sở cá giống ở Ô Môn sẽ không tiếp tục tăng. Hiện nay, trên địa bàn Ô Môn đã có quá nhiều cơ sở cá giống làm cho lợi nhuận của con cá giống không còn hấp dẫn như trước đây, đồng thời do giá thức ăn, xăng dầu tăng cao sản xuất cá giống cho lời thấp nên sẽ có nhiều người ngại đầu tư vốn vào sản xuất cá giống.

Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT TP Cần Thơ), cho biết: “Toàn thành phố có khoảng 100 cơ sở cá giống có đăng ký với ngành thủy sản chuyên sản xuất, cung cấp cá giống cho TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL. Các cơ sở này tập trung chủ yếu ở Ô Môn, Cờ Đỏ, Ninh Kiều, Thốt Nốt, Phong Điền... và mỗi năm có khả năng cung ứng khoảng 300 triệu con cá giống các loại. Trong đó, cá giống ở Ô Môn có chất lượng khá tốt được nhiều người nuôi cá ở các tỉnh như: An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Tiền Giang... chuộng!”. Hầu hết các cơ sở sản xuất cá giống ở Ô Môn đều có thời gian hoạt động sản xuất cá giống lâu năm nên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cá giống như: xử lý nguồn nước nuôi, kỹ thuật ương, xử lý bệnh... Ngoài ra, hàng năm, Trạm Khuyến nông huyện Ô Môn cũ (nay là Trạm Khuyến nông quận Ô Môn) đã liên kết với Trường Đại học Cần Thơ mở lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất cá giống cho các cơ sở. Nhờ vậy, con cá giống Ô Môn có chất lượng khá tốt, tỷ lệ sống khỏe, ít bệnh nên được bạn hàng nhiều tỉnh ĐBSCL đặt hàng để cung cấp lại cho những người nuôi cá trong tỉnh.

ANH KHOA

 


Bến Tre: HTX thủy sản Rạng Đông chia lãi cho xã viên 17,5 tỉ đồng

Nguồn tin: BCT, 2/9/2005
Ngày cập nhật: 3/9/2005

Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại (Bến Tre) được thành lập năm 1997. Tất cả người dân trong xã Thới Thuận đều là xã viên của HTX (1.414 xã viên). HTX có nhiệm vụ quản lý, khai thác bãi nghêu khoảng 900 ha.

Nhờ quản lý và khai thác tốt, nên hiệu quả, doanh thu đạt được từ bãi nghêu của HTX ngày càng cao. Tính từ năm 2000 đến nay HTX đã chia lãi cho xã viên với tổng số tiền 17,5 tỉ đồng, bình quân mỗi năm một xã viên được chia 2,4 triệu đồng. Từ nguồn lợi nhuận hàng năm, HTX đã góp phần xây dựng 5 căn nhà tình nghĩa, 22 nhà tình thương với tổng số tiền trên 300 triệu đồng; tham gia xây dựng các công trình phúc lợi hơn 1 tỉ đồng.

HTX Thủy sản Rạng Đông vừa được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III.

CAO DƯƠNG

 


Hai doanh nghiệp thủy sản VN được giảm thuế bán cá basa vào Mỹ

Nguồn tin: TN, 03/09/2005
Ngày cập nhật: 3/9/2005

 


Bang Louisiana mở rộng lệnh thu giữ thủy sản nhập khẩu

Nguồn tin: NLĐ, 2/9/2005
Ngày cập nhật: 2/9/2005

 


Nuôi Hàu bám đơn

Nguồn tin: KHPT, 2/9/2005
Ngày cập nhật: 2/9/2005

Mở hướng làm ăn mới

Việt Nam là nơi thuận lợi để nuôi hàu so với nhiều nơi trên thế giới. Con hàu đã được cho sinh sản nhân tạo và nuôi bằng phương pháp mới. Nuôi 100.000 con hàu, sau khoảng 8 tháng có thể thu về 100 triệu đồng mà không tốn chi phí thức ăn.

Nuôi hàu bám đơn

Nhận thấy hiệu quả và tìm năng kinh tế của con hàu trên các vùng biển, TS Lê Minh Viễn (Công ty Nuôi trồng thủy sản & Thương Mại Viễn Thành) được Sở Khoa học & Công nghệ TP. HCM và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I hỗ trợ nghiên cứu Công nghệ nuôi hàu bám đơn bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. Đây là phương pháp nuôi hàu tiên tiến trên thế giới đã được một số quốc gia áp dụng.

Phương pháp này cho ấu trùng hàu bám trên từng hạt nhuyễn thể tạo ra những con hàu giống sống rời, không bám chồng lên nhau, khác với tập quán hàu bám chùm ngoài thiên nhiên. Cách nuôi này cho ra những con hàu có thân hình gọn, đẹp, đồng cỡ, vỏ mỏng, sâu lòng, tỷ lệ thịt nhiều hơn, tiết kiệm được chi phí vận chuyển. và đặc biệt, tỷ lệ hao hụt khi khai thác thành phẩm thấp, khoảng 3%. Khắc phục tình trạng ghè tách hàu thành phẩm trong khai thác vốn gây thất thoát lớn khoảng 30-40%. Thông thường, từ khi trứng hàu nở thành ấu trùng bơi trong nước đến khi bám giá thể, thì số cá thể sống sót chỉ còn khoảng 0,01%. Do đó, với giải pháp mới này sẽ chủ động được nguồn cung cấp cho người nuôi hàu. TS. Lê Minh Viễn cho biết, phương pháp nuôi hàu bám đơn còn đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng do co hàu nhiều thịt, hình dạng gọn đẹp, dễ xử lý vệ sinh làm sạch con hàu.

Đáp ứng yêu cầu vệ sinh thực phẩm, vì theo tập quán nuôi hàu truyền thống, giá thể dùng cho ấu trùng hàu bám được tận dụng từ những tấm lợp fibro phế thải (một vật liệu đáng lẽ không được dùng do có thành phần amiant độc hại, là tác nhân gây bệnh phổi và bị cấm sử dụng trên thế giới).

Mở hướng cho người dân vùng biển

Hàu thuộc động vật sống rộng nhiệt và rộng muối, có thể tồn tại và chịu đựng sự dao động nhiệt từ 2-35 độ C, độ mặn từ 10-35 phần ngàn. Ở Việt Nam có 3 loại hàu có giá trị kinh tế thuộc giống Crassostrea, loài Crassostrea rivularis ở phía Bắc, loài Crassostrea virginica ở miền Trung và Crassostrea belcheri ngự trị ở vùng nước phía Nam (người dân gọi là hàu sữa để phân biệt loài hàu có kích thước to, thịt nhiều, đến mùa sinh sản tuyến sinh dục căn phòng có màu trắng sữa, thịt thơm ngon với loài hàu đá, hàu sò nhỏ con, ít thịt). So với nhiều nước, Việt Nam rất thuận lợi phát triển hàu, trong khi chu kỳ đời hàu ngoài tự nhiên ở Úc, Canada, Mỹ, Pháp khoảng 3 năm thì ở VN khoảng 10-12 tháng.

Thịt hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá, tuy nhiên, do dản lượng không nhiều nên thường chỉ đủ cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn lớn và các thực khách sành ăn. Với giải pháp mới này, sẽ mở ra triển vọng mới cho người dân vùng biển. Hiện tai công ty Viễn Thành đã nuôi khoảng 2 triệu con tại vùng biển Long Sơn (Vũng Tàu). Trong năm tới, công ty sẽ ký hợp đồng nuôi với dân từ 3-5 triệu con. Công ty cung cấp con giống và giảm một nửa giá bán con giống cho người nuôi. Khi đạt kích cỡ hàu thịt, công ty bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường. Trong khi chờ đợi nguồn hàu nuôi bám đơn lớn, công ty Viễn Thành sẽ mua sản phẩm hàu bám chùm thiên nhiên với người nuôi. Thông qua công nghệ xử lý sạch và diệt khuẩn sẽ cung cấp nguồn hàu sạch cho thị trường. TS Viễn cho biết, con hàu nuôi để xóa nghèo khá hiệu quả, mỗi hộ gia đình chỉ nuôi khoảng 100.000 con (chỉ cần khoảng 2000 m vuông mặt nước), giá bán khoảng 1000-1200đ/con đã có cả trăm triệu đồng. Thuận lợi của nuôi hàu là tận dụng lao động nhàn rỗi, không tốn chi phí thức ăn, người dân có thể tận dụng những vật liệu có sẵn để làm lồng nuôi, tiền mua hàu giống 200-300đ/con. Sau 8 tháng nuôi là bắt đầu khai thác, hao hụt trong khi nuôi khoảng 3%.

Thanh Tâm

 


Sông Cầu, Phú Yên: Nuôi tôm hùm trong lồng, bè

Nguồn tin: 31/8/2005
Ngày cập nhật: 2/9/2005

Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu chuyển từ phương thức nuôi lồng thả sát đáy biển sang nuôi lồng, bè, vì theo họ dễ dàng di chuyển khi mùa mưa bão, bảo vệ môi trường nước. Bên cạnh đó, thực hiện mô hình nuôi tôm có sự quản lý của cộng đồng và huyện Sông Cầu cũng đang triển khai việc cho thuê mặt nước nuôi tôm hùm.

(Theo K.Ba, Báo Phú Yên 1869)

 


Bộ Thủy sản VN: Chưa có sản phẩm thủy sản nào chứa Fluoroquinolones được cấp phép

Nguồn tin: SGGP, 1/9/2005
Ngày cập nhật: 1/9/2005

Về vấn đề cá tra, cá basa Việt Nam bị “sự cố” tại thị trường Mỹ, Bộ Thủy sản VN: Chưa có sản phẩm thủy sản nào chứa Fluoroquinolones được cấp phép

Liên quan đến vụ cá ba sa bị “sự cố” tại một số bang ở Mỹ, hôm qua 31-8, Bộ Thủy sản đã chính thức lên tiếng bằng việc phát đi thông cáo báo chí.

Thông cáo khẳng định, từ năm 2002, Chính phủ Việt Nam luôn duy trì và thực thi chính sách nhất quán về kiểm soát dư lượng các chất độc hại nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) thủy sản. Để đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó có thị trường Mỹ, các danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng và cho phép sử dụng có giới hạn dư lượng đều được xây dựng phù hợp với các qui định, tiêu chuẩn hiện hành của Mỹ, EU và Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex.

Riêng đối với nhóm Fluoroquinolones, tại thời điểm ban hành Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24-2-2005 về danh mục các loại hóa chất kháng sinh cấm sử dụng và hạn chế sử dụng, Mỹ cấm sử dụng 3 dẫn xuất nhưng EU và một số nước qui định giới hạn cho phép. Vì vậy, Bộ Thủy sản đã dựa vào quy định của Codex, EU và JEFCA (Liên minh kiểm nghiệm quốc tế) để đưa nhóm chất này vào danh mục các chất hạn chế sử dụng.

Cho đến nay, chưa có sản phẩm thủy sản nào sử dụng thuốc thú y chứa Fluoroquinolones được cấp phép. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của thị trường Mỹ, ngay sau khi nhận được thông tin cảnh báo của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) về việc Mỹ bổ sung các chất thuộc nhóm Fluoroquinolones vào danh mục các chất bị cấm, Bộ Thủy sản đã ban hành Quyết định số 26/2005/QĐ-BTS ngày 18-8-2005 cấm sử dụng 11 loại kháng sinh thuộc nhóm chất Fluoroquinolones trong sản xuất, kinh doanh thủy sản Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ và Bắc Mỹ.

PHAN PHƯƠNG

 


Hệ thống kiểm soát vệ sinh thủy sản VN tương đương tiêu chuẩn Mỹ

Nguồn tin: NLĐ, 31/08/2005
Ngày cập nhật: 1/9/2005

Ngày 31-8, Bộ Thủy sản đã có thông báo chính thức phản ứng về quyết định 3 bang Louisiana, Alabama và Mississippi của Hoa Kỳ vừa ban hành lệnh tạm ngừng bán tất cả các sản phẩm thủy sản của VN để chờ kết quả kiểm tra dư lượng kháng sinh.

Trước đó, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phát hiện Enrofroxacin/Ciprofloxacin (2 dẫn xuất của nhóm kháng sinh Fluoroquinolones) trong 2 lô cá ba sa của Công ty Afiex và Vĩnh Long (12-8-2005) dẫn đến quyết định trên của 3 bang. Về việc này, Bộ Thủy sản khẳng định, Chính phủ VN và Bộ Thủy sản luôn duy trì và thực thi chính sách nhất quán về kiểm soát dư lượng các chất độc hại nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh (ATVS) thực phẩm thủy sản. Các danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng và cho phép sử dụng có giới hạn đều được xây dựng phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn hiện hành của Hoa Kỳ, Ủy ban Liên minh châu Âu và Ủy ban Codex.

Nhưng để đáp ứng yêu cầu của thị trường Mỹ, ngay sau khi nhận được thông tin cảnh báo của FDA, Bộ Thủy sản đã ban hành quyết định cấm sử dụng 11 loại kháng sinh thuộc nhóm chất Fluoroquinolones trong sản xuất, kinh doanh thủy sản VN để xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, hoàn toàn tương đương với quy định của Mỹ (ngày 18-8-2005). Đồng thời, để kiểm soát có hiệu quả Bộ Thủy sản cũng đã chỉ thị các cơ quan kiểm soát ATVS và thú y thủy sản các địa phương tăng cường hoạt động kiểm soát từ việc nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh...

Để kịp thời chứng minh với FDA rằng VN đang có hệ thống kiểm soát tương đương Hoa Kỳ về ATVS thực phẩm, trong đó có hóa chất kháng sinh (bao gồm Fluoroquinolones), Bộ Thủy sản đã chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng, ATVS và thú y thủy sản khẩn trương làm văn bản thông báo tới FDA những thông tin cập nhật về hoạt động kiểm soát ATVS tại VN và thực hiện kiểm tra chứng nhận không chứa kháng sinh cấm cho các lô hàng thủy sản VN xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Bộ Thủy sản sẽ phối hợp với Bộ Y tế, Bộ NN - PTNT cử đoàn công tác sang làm việc với FDA để bàn biện pháp giải quyết khó khăn và xây dựng kế hoạch hợp tác lâu dài giữa FDA với các cơ quan chức năng VN.

T Dũng

 


Bộ Thủy sản giải quyết vấn đề cá basa xuất khẩu

Nguồn tin: VNN, 31/08/2005
Ngày cập nhật: 1/9/2005

 

Giảm thuế GTGT cho ngư dân

Nguồn tin: NLĐ, 31/08/2005
Ngày cập nhật: 1/9/2005

Ngày 31-8, Bộ Thủy sản đã có cuộc họp với một số doanh nghiệp và Sở Thủy sản các địa phương tìm phương án giảm bớt khó khăn cho tàu đánh cá xa bờ trước việc giá xăng dầu tăng.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Việt Thắng, Thứ trưởng Bộ Thủy sản, cho biết bộ sẽ sớm đệ trình Chính phủ nhanh chóng có giải pháp hỗ trợ ngư dân thoát cảnh để tàu nằm bờ vì cứ ra khơi là lỗ. Theo Bộ Thủy sản, trung bình mỗi chuyến đi biển dài 30 ngày (loại tàu câu mực, công suất 60 CV) phải dùng khoảng 8.000 - 10.000 lít dầu diesel, trong khi giá dầu diesel lên tới 7.500 đồng/lít, dẫn đến chi phí rất lớn. Trước tình thế này, ông Thắng cho rằng, chỉ còn cách giảm thuế GTGT cho ngư dân.

T.Dũng

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang