• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trà Vinh: Cho vay ưu đãi 148 tỉ đồng phát triển trang trại thủy sản

Nguồn tin: BCT, 31/8/2005
Ngày cập nhật: 31/8/2005

Theo Sở Thủy sản tỉnh Trà Vinh, toàn tỉnh hiện có 1.727 trang trại sản xuất thủy sản gồm: 83 trang trại sản xuất giống; 731 trang trại nuôi tôm sú công nghiệp; 638 trang trại nuôi bán công nghiệp; 130 trang trại nuôi tôm–rừng... Nguồn vốn vay đầu tư xây dựng các trang trại này trên 230,35 tỉ đồng, trong đó, có 148 tỉ đồng được tỉnh ưu đãi không tính lãi xuất trong thời gian 3 năm. Ngoài ra, tỉnh Trà Vinh còn hỗ trợ hơn 7,31 tỉ đồng để mua sắm quạt nước cho các trang trại nuôi công nghiệp. Hiện có hơn 51,2% số trang trại thủy sản hoạt động có hiệu quả, điển hình như trang trại nuôi tôm sú trên ao nổi thu lợi nhuận từ 45 đền 500 triệu đồng/ha/vụ; và nhiều trang trại sản xuất giống thủy sản thu lợi nhuận từ 40 – 60 triệu đồng/năm.

Q.D


TP Hồ Chí Minh: Doanh thu xuất khẩu cá cảnh đạt 4 - 4,5 triệu USD/năm

Nguồn tin: TN, 31/8/2005
Ngày cập nhật: 31/8/2005

Hôm qua 30.8, Hội Nghề cá Việt Nam đã có buổi làm việc cùng Ban Chỉ đạo nông nghiệp - nông thôn và Hội Cá cảnh TP.HCM về việc phát triển nghề cá cảnh tại TP.HCM. Ông Nguyễn Văn Lãng - Chủ tịch Hội Cá cảnh TP.HCM cho biết: mỗi năm thành phố xuất khẩu cá cảnh đạt doanh thu từ 4 - 4,5 triệu USD, cao hơn doanh thu xuất khẩu hoa (hơn 3 triệu USD/năm). Hiện thành phố có hơn 600 hội viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh cá cảnh. Tuy nhiên, việc xuất, nhập khẩu cá cảnh còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục, cũng như thuế nhập cá cảnh giống quá cao (45%)...

Hội Nghề cá Việt Nam cho biết sẽ làm việc với UBND TP.HCM để trong năm nay phát triển hội nghề cá tại thành phố, đồng thời đẩy mạnh việc phát triển nghề cá cảnh, bởi TP.HCM hiện là đơn vị đi đầu cả nước về xuất, nhập khẩu cá cảnh. Hội cũng sẽ kiến nghị với Bộ Thủy sản và một số đơn vị liên quan để tháo gỡ những vướng mắc đối với việc xuất, nhập khẩu cá cảnh.

Thanh Tùng

 


Nghêu, sò, ốc, hến... lên hàng đặc sản

Nguồn tin: NLD, 31/8/2005
Ngày cập nhật: 31/8/2005

 

 


Giá tôm sú giảm mạnh

Nguồn tin: NLD, 31/8/2005
Ngày cập nhật: 31/8/2005

Nhiều tiểu thương bán tôm ở các chợ An Lạc (Q. Bình Tân), An Đông (Q.5), Bến Thành (Q.1) - TPHCM cho biết hơn một tuần nay, giá bán tôm sú giảm mạnh. Tôm sống loại lớn (20-25 con/kg) 85.000- 90.000 đồng/kg (giảm 15.000 đồng/kg); tôm cỡ trung bình (40 con/kg) giá bán 70.000 đồng/kg (giảm 10.000 đồng/kg); tôm nhỏ (50 con/kg) giá bán 60.000 đồng/kg (giảm 10.000 đồng/kg). Theo theo các tiểu thương, do lượng tôm về chợ trong những ngày qua nhiều nên dội chợ. Thông tin từ Bộ Thủy sản, hiện nay do các ao tôm ở khu vực ĐBSCL thu hoạch rộ trước mùa lũ nên giá bán giảm xuống. Mặt khác, do các nước Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia cũng vào vụ tôm thẻ chân trắng nên tôm Việt Nam trên thị trường thế giới bị cạnh tranh mạnh.

S. Nhung


Xuất khẩu thủy sản: Xác định lợi thế, mở rộng thị trường

Nguồn tin: SGGP, 29/8/2005
Ngày cập nhật: 30/8/2005

 


Thủy sản xuất khẩu tăng bất chấp khó khăn

Nguồn tin: VNN, 30/8/2005
Ngày cập nhật: 30/8/2005

 


Khô cá sặt ngoại: Tranh thủ vào chợ

Nguồn tin: TT, 30/08/2005
Ngày cập nhật: 30/8/2005

Nhằm vào giữa mùa cá khô sặt nội hiếm hàng, cá khô sặt ngoại đang ùn ùn đổ về các chợ đầu mối TP.HCM ngày càng nhiều.

Mùa của cá khô sặt ngoại

Cá khô sặt nhập khẩu từ Malaysia và Myanmar đổ về chợ đầu mối thủy sản khô Bình Hưng (H.Bình Chánh, TP.HCM) ngày càng nhiều. So với khi mới nhập về chợ đầu mối cách nay hơn một tháng, hiện lượng cá khô sặt ngoại đã tăng gấp đôi: từ 0,5-0,7 tấn/ngày tăng lên 1-1,5 tấn/ngày, chiếm 15-20% trong tổng lượng cá khô nhập chợ hằng ngày.

Theo các tiểu thương, cá sặt nuôi ở ao hồ miền Tây đang mùa đẻ trứng nên không thu hoạch được, khô sặt nội rất ít về chợ, nhờ vậy cá sặt ngoại đã lấp vào chỗ trống và càng hút hàng. Khô sặt ngoại về nhiều nhưng giá không hề giảm, còn tăng 10.000-20.000 đồng/kg so với khi mới nhập về, giá 80.000-140.000 đồng/kg mà vẫn bán chạy. Hàng khô cá sặt ngoại nhập về đợt này lớn con hơn, 10-14 con/kg thay vì hơn 20 con/kg như trước.

Đến chợ Bình Hưng mùa này thấy khô sặt ngoại phơi la liệt phần sân trống bên hông chợ. So với khô sặt nội, thoạt nhìn khô sặt ngoại trông bắt mắt hơn nhờ cắt bỏ đầu, da cá trắng hơn, 1kg cân được nhiều con hơn vì đã bỏ phần đầu, thân cá được ép thẳng mười con như một. Mẫu mã đẹp nhưng khô sặt ngoại dễ bị xuống màu sau khi lấy khỏi kho lạnh, da cá bị đen sậm lại.

Cá khô sặt ngoại ít thịt và thịt hơi bở, có vị mặn hơn, kém đậm đà hơn khô sặt nội. Người sành ăn thường chọn khô sặt nội, giá một ký đắt hơn từ vài chục đến cả trăm ngàn đồng. Không thẳng mình, không làm đầu sạch sẽ như khô sặt nhập nhưng khô sặt nội nhìn mướt hơn, dày mình, nhiều thịt hơn, mỡ màng hơn với lớp da tươm mỡ trong trẻo.

...

KHÁNH NGỌC

 


Con cá An Giang trước sự kiện tranh chấp thương mại

Nguồn tin: AG, 29/08/2005
Ngày cập nhật: 29/8/2005

 


Xuất khẩu thủy sản: Gian nan tìm lối ra

Nguồn tin: KH, 29/08/2005
Ngày cập nhật: 29/8/2005

 


Vụ cá Basa VN bị "làm khó trên đất Mỹ: Bài học để nâng cao chất lượng sản phẩm

Nguồn tin: TT, 29/08/2005
Ngày cập nhật: 29/8/2005

 


Việc một số tiểu bang tại Mỹ cấm tiêu thụ cá ba sa VN: “Một quyết định đáng xấu hổ”

Nguồn tin: TT, 29/08/2005
Ngày cập nhật: 29/8/2005

 


Cơ quan nhà nước thiếu trách nhiệm, nông dân khổ

Nguồn tin: TN, 26/08/2005
Ngày cập nhật: 29/8/2005

Giám đốc một công ty xuất khẩu thủy sản lớn ở An Giang nói rằng trong trường hợp cá basa, Fluoroquinolones là kháng sinh bị các thị trường cấm sử dụng từ lâu. Trong khi EU chỉ giới hạn ở ngưỡng nhất định, thì Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm hoàn toàn sự có mặt của chất này trong thủy sản nhập khẩu. Ông này cho rằng, tại Việt Nam, Bộ Thủy sản cũng như các cơ quan chức năng đã không cập nhật thường xuyên những yêu cầu mới nhất về ATVS từ các thị trường. Đơn cử, FDA đưa Fluoroquinolones và dẫn xuất của nó vào danh mục cấm sử dụng từ 1997, thì trong QĐ 07/2005 do Bộ Thủy sản ban hành, chất này vẫn chỉ là hạn chế sử dụng, như vậy Bộ Thủy sản đã chậm đến... 8 năm. Vì chỉ sau khi sự việc thủy sản Việt Nam bị ngưng bán ở 3 bang của Mỹ thì ngay lập tức, Bộ Thủy sản mới đưa chất này vào danh mục cấm hoàn toàn sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Đây không chỉ là lần đầu Bộ Thủy sản bị động trong việc đối phó với dư lượng kháng sinh. Năm 2004, các cơ quan chức năng của Bộ mới đưa Malachite Green vào cấm sử dụng khi cũng có lô hàng thủy sản của ta bị thị trường nhập khẩu trả lại.

Xuân Danh

 


Dự án khu nuôi tôm Núi Tàu (huyện Tuy Phong): Khi người trong cuộc từ chối

Nguồn tin: WBT, 27/8/ 2005
Ngày cập nhật: 28/8/2005

 


Tuy Phước: Thêm một vụ tôm buồn

Nguồn tin: BBĐ, 23/8/ 2005
Ngày cập nhật: 28/8/2005

Đến thời điểm hiện nay, vụ nuôi tôm năm 2005 của huyện Tuy Phước đã kết thúc, hầu hết người nuôi tôm ở đây đã thu hoạch xong toàn bộ diện tích thả nuôi. Mặc dù, trước khi bước vào vụ, ngành Thủy sản và chính quyền địa phương đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người nuôi tôm, khuyến cáo về cách chọn tôm giống, lịch thời vụ… Tuy nhiên, dịch tôm vẫn tiếp tục lan tràn.

* Điệp khúc dịch tôm

Anh Nguyễn Văn Mười, ở thôn Dương Thiện (Phước Sơn) cho biết: "Vụ tôm vừa qua, gia đình tôi thả tôm giống trên diện tích hơn 1 ha mặt nước, nuôi theo phương pháp bán thâm canh, mật độ thả 10-15 con/m2. Trước khi vào vụ, tôi đã tham gia các lớp tập huấn nuôi tôm do ngành Thủy sản tổ chức và tuân thủ nghiêm lịch thời vụ nhưng vẫn không tránh khỏi thất bại. Với 1 ha, tôi thu được 1 tấn tôm thịt, nhưng sau khi trừ chi phí còn lỗ hơn 30 triệu đồng". Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết anh Mười là người nuôi tôm cừ nhất ở xã Phước Sơn. Nhiều năm qua trong khi nhiều hộ nuôi tôm khác liên tục thua lỗ nhưng riêng anh vẫn có lãi. Vậy mà vụ nuôi tôm vừa qua anh phải thua lỗ, mặc dù năng suất tôm đạt 1 tấn/ha, cao nhất xã. Theo nhiều người nuôi tôm ở Tuy Phước, nuôi tôm theo phương pháp bán thâm canh hiện nay là dễ thất bại vì chi phí đầu tư cao trong khi môi trường nước vẫn không đảm bảo. Nhiều người đã chuyển sang nuôi quảng canh để mong gỡ được ít vốn nhưng cũng không dễ dàng gì. Hầu như hơn 90% diện tích nuôi tôm quảng canh của xã Phước Sơn năm nay đều bị dịch bệnh, phải thu hoạch sớm. Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Chủ tịch UBND xã Phước Sơn cho biết: "Vụ tôm vừa qua, toàn xã có 304 ha nuôi tôm, có đến 292 ha bị dịch bệnh thân đỏ, đốm trắng và đen mang, năng suất bình quân toàn xã chỉ đạt 2 tạ/ha. Hầu hết những hộ nuôi tôm ở địa phương bị thua lỗ từ 30 - 40 triệu đồng, có hộ thua lỗ đến 80 triệu đồng".

Còn tại xã Phước Hòa, chưa bao giờ người nuôi tôm ở đây lại khốn đốn như vụ tôm năm nay. Ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch UBND xã Phước Hòa cho biết: "Toàn xã Phước Hòa có 327 ha mặt nước nuôi tôm, nhưng có đến 300 ha bị dịch bệnh, năng suất bình quân chỉ đạt 1-1,5 tạ/ha. Riêng thôn Huỳnh Giản, liên tiếp 6 năm nay người nuôi tôm bị thua lỗ, chính quyền địa phương phải cứu đói. Vừa qua, được sự hỗ trợ kinh phí của Chính phủ, UBND tỉnh đã hỗ trợ khẩn cấp cho Tuy Phước 230 triệu đồng, riêng thôn Huỳnh Giản được hỗ trợ 115 triệu đồng để cứu đói, mỗi nhân khẩu được hỗ trợ 10 kg gạo trong vòng 3 tháng tới".

Theo ông Nguyễn Đức Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, vụ nuôi tôm năm nay, Tuy Phước bị thiệt hại nặng nề nhất từ trước đến nay. Trong số 993 ha tôm nuôi có đến 880 ha bị dịch bệnh hoành hành, năng suất tôm bình quân toàn huyện chỉ đạt 210 kg/ha, thấp hơn vụ nuôi tôm năm ngoái gần 500kg/ha.

* Vì sao thất bại

Phải nói ngay rằng, nguyên nhân làm cho dịch bệnh tôm lan tràn ở các xã khu Đông Tuy Phước trong vụ nuôi tôm vừa qua là do nắng hạn kéo dài, nguồn nước ngọt để cung cấp cho các ao nuôi rất khó khăn. Ông Nguyễn Đình Dũng, cán bộ phụ trách khuyến ngư xã Phước Hòa cho biết: "Do thiếu nguồn nước ngọt để cung cấp nên độ mặn trong các hồ nuôi tôm lên rất cao, làm cho con tôm không thể phát triển được. Ban đầu con tôm phát triển khá tốt nhưng đến giai đoạn tháng thứ 2, thứ 3, độ mặn trong ao nuôi tăng cao nhiều loại dịch bệnh bắt đầu bùng phát, người nuôi đành phải thu hoạch sớm để mong gỡ gạc được chút ít!".

Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, chất lượng tôm giống trước khi thả nuôi chưa được quan tâm đúng mức cũng là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh tôm. Do thường xuyên bị thất bại nên hầu hết người nuôi tôm ở Tuy Phước hiện đã kiệt vốn, thả tôm theo kiểu ăn may, thiếu sự đầu tư cải tạo hồ, kiểm dịch nguồn tôm giống nên không thể ngăn ngừa được dịch bệnh tôm.

Dịch bệnh tôm là chuyện không mới, tuy nhiên các ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Điều đáng nói hơn là trong vụ nuôi tôm vừa qua, mặc dù UBND tỉnh đã có khuyến cáo nên chuyển đổi những diện tích thường xuyên bị dịch bệnh sang nuôi trồng các loại thủy sản khác, nhưng thực tế thời gian qua ngành Thủy sản vẫn chưa đưa ra mô hình thủy sản nào khả dĩ thay thế được con tôm. Nếu không có biện pháp chuyển đổi kịp thời thì những vụ tôm thất bát là điều dễ hiểu!

Nguyễn Hân

 


Cà Mau: Thêm 148 kỹ sư nông nghiệp và thủy sản

Nguồn tin: BCT, 26/8/2005
Ngày cập nhật: 28/8/2005

Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau vừa tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp đại học nông học và chế biến thủy sản cho 148 sinh viên là cán bộ công chức tỉnh Cà Mau. Đây là lớp đại học nông học và chế biến thủy sản đầu tiên được tổ chức tại Cà Mau, với mục đích nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức ngành nông nghiệp và chế biến thủy sản. Khóa học được thực hiện trong 4 năm (1999- 2005) với tỷ lệ đậu tốt nghiệp trên 70%.

Với lực lượng kỹ sư này, Cà Mau có thêm nhiều cơ hội phát huy tốt tiềm năng thủy sản và nông nghiệp.

TRẦN VŨ

 


Trung tâm Giao dịch Thủy sản Cần Giờ đóng cửa: Nông dân bán tôm ở đâu?

Nguồn tin: SGGP, 27/8/2005
Ngày cập nhật: 28/8/2005

 


AG thảo luận về các giải pháp tháo gỡ khó khăn về vùng nuôi và chế biến thuỷ sản hiện nay

Nguồn tin: WAG, 26/8/2005
Ngày cập nhật: 26/8/2005

 


FDA không xem xét việc cấm bán cá basa trên toàn nước Mỹ

Nguồn tin: SGGP, 25/8/2005
Ngày cập nhật: 26/8/2005

 


ĐBSCL họp bàn tháo gỡ khó khăn cho cá basa

Nguồn tin: SGGP, 25/8/2005
Ngày cập nhật: 26/8/2005

 


Không có chuyện thủy sản VN bị cấm tiêu thụ trên toàn nước Mỹ!

Nguồn tin: TT, 25/8/2005
Ngày cập nhật: 26/8/2005

 


Bến Tre: Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh công nghiệp

Nguồn tin: BCT, 26/8/2005
Ngày cập nhật: 26/8/2005

Tỉnh Bến Tre đang triển khai dự án thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh công nghiệp trong ao đất tại 5 huyện vùng nước lợ: Châu Thành, Mỏ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri và Chợ Lách, do Trường Đại học Cần Thơ làm chủ đề tài.

Tổng diện tích thực nghiệm nuôi tôm càng xanh công nghiệp là: 1,2ha, mật độ thả nuôi 40 con/m2. Dự kiến năng suất thu hoạch từ 2,8 - 3,5 tấn/ha/1 vụ nuôi sáu tháng. Dự án được thực hiện từ tháng 6-2005 đến 8-2006 với tổng vốn đầu tư gần 309 triệu đồng, trong đó người nuôi được hỗ trợ 50% con giống và thức ăn. Máy móc, thiết bị phục vụ nuôi sẽ được thu hồi theo giá trị còn lại.

LƯ THẾ NHÃ

 

 


Khoa Thủy sản Trường đại học Cần Thơ: Tập huấn kỹ thuật nuôi cá cho nông dân

Nguồn tin: BCT, 25/8/2005
Ngày cập nhật: 25/8/2005

30 nông dân cùng các kỹ thuật viên huyện Châu Thành vừa được tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho một số loài cá có giá trị kinh tế cao.

Chương trình hợp tác giữa Hiệp hội AFA, Sở Khoa học- Công nghệ An Giang với Khoa Thủy sản (Ðại học Cần Thơ) tập huấn 20 lớp cho 600 nông dân nuôi cá ở An Giang (đã tập huấn được 11 lớp, với 490 nông dân), làm tiền đề cho việc triển khai “Chương trình tiêu chuẩn chất lượng thủy sản SQF 1000” cho nông dân nuôi cá theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản quốc tế vào năm 2006. Hiện tại, Hiệp hội AFA có 21 chi hội nuôi cá, 5 hợp tác xã và 3 câu lạc bộ với hơn 900 hội viên nuôi cá.

CAO TÂM

 

 


Các tỉnh ven biển thu hoạch được 128.452 tấn tôm các loại

Nguồn tin: Vasep, 25/8/2005
Ngày cập nhật: 25/8/2005

Bộ Thuỷ sản cho biết, các tỉnh ven biển thả nuôi 586.406 ha tôm vụ 1; trong đó có 35.486 ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh. Đến nay, các địa phương thu hoạch 128.452 tấn tôm các loại (bằng 43% so với cả năm 2004). Hiện nay, giá tôm sú loại 20 con/kg bán tại các tỉnh ĐBSCL từ 130.000 - 137.000 đ/kg.

Nhân dân, 24/8/2005

 


Doanh nghiệp phê phán cả Bộ Thuỷ sản lẫn phía Mỹ

Nguồn tin: VNN, 25/08/2005
Ngày cập nhật: 25/8/2005

Ông Bửu Huy, Phó Giám đốc Công ty XNK Nông sản Thực phẩm An Giang (Afiex) cho biết, Fluoroquinolones là kháng sinh bị các thị trường cấm sử dụng từ lâu. Trong khi EU chỉ giới hạn ở ngưỡng nhất định, thì Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm hoàn toàn sự có mặt của chất này trong thủy sản nhập khẩu.

Song, ông Huy cho rằng, tại Việt Nam, Bộ Thủy sản cũng như các cơ quan chức năng đã không cập nhật thường xuyên những yêu cầu mới nhất về ATVS từ các thị trường. Đơn cử, FDA đưa Fluoroquinolones và dẫn xuất của nó vào danh mục cấm sử dụng từ 1997, thì trong QĐ 07/2005 do Bộ trưởng Tạ Qang Ngọc ký ban hành, chất này vẫn chỉ là hạn chế sử dụng. Chỉ sau khi sự việc thủy sản Việt Nam bị ngưng bán ở 3 bang của Mỹ và ngay lập tức, Bộ Thủy sản mới đưa Fluoroquinolones vào danh mục cấm hoàn toàn sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (QĐ 26/QĐ-BTS ban hành ngày 18/8/2005).

Theo ông Bửu Huy, đây không chỉ là lần đầu Bộ Thủy sản bị động trong việc đối phó với dư lượng kháng sinh. Năm 2004, các cơ quan chức năng của Bộ mới đưa Malachite Green vào cấm sử dụng khi cũng có lô hàng thủy sản của ta bị thị trường nhập khẩu trả lại. Ông Huy cho rằng, rõ ràng là cứ thị trường nhập khẩu đưa ra yêu cầu gì, chúng ta mới làm theo mà không lo các biện pháp đối phó từ trước.

Tuy đã đưa Fluoroquinolones vào kiểm soát, song ông Huy cho biết vẫn vấp phải nỗi lo khác khi phải gánh khoản chi phí để kiểm nghiệm Fluoroquinolones và các dẫn xuất của nó. Hiện nay, mỗi mẫu kiểm nghiệm công ty ông phải trả cho đơn vị thực hiện (Cục Quản lý Chất lượng ATVS và Thú y thủy sản (Nafiqaved) và các Trung tâm chất lượng vùng) là 300.000 đồng. Trong khi đó, kháng sinh này lại có tới 11 dẫn xuất. Như vậy, tổng chi phí lên tới hơn 3 triệu cho một lô hàng.

 


Không có chuyện cấm cá basa VN trên toàn nước Mỹ!

Nguồn tin: VNN, 25/08/2005
Ngày cập nhật: 25/8/2005

 


Cần thống nhất "từ ao nuôi đến bàn ăn", không bị chia cắt, chồng chéo

Nguồn tin: BCT, 24/8/2005
Ngày cập nhật: 25/8/2005

 


Nghề ươm cá lóc giống ở Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân

Nguồn tin: WAG, 24/8/2005
Ngày cập nhật: 25/8/2005

Do các mô hình nuôi cá lóc vào mùa nước phát triển mạnh nên hiện nay nhiều nông dân ở xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân đã tận dụng diện tích ao hầm để mở rộng mô hình ươm cá lóc giống trong mùng lưới để cung cấp cho những hộ làm nghề nuôi cá lóc.

Mô hình ươm cá lóc giống trong mùng lưới của ông Trần Văn Hùng ở ấp Bình Quới, xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân. Tận dụng diện tích 1.000 m2 mặt nước ao hầm, ông bố trí 40 mùng lưới thả nuôi 4.000 cá lóc giống đầu vuông môi trề. Qua hơn một tháng ươm, cá lóc giống sẽ đạt đúng kích cỡ theo yêu cầu, được bán cho các hộ chuyên nuôi cá lóc ở địa phương và các vùng lân cận. Bình quân một đợt ươm sau khi trừ chi phí gia đình ông Trần Văn Hùng còn lời khoảng 1 triệu đồng./.

Tuấn Khanh

 


Thông cáo báo chí của VASEP

Nguồn tin: Vasep, 24/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

Hà Nội, ngày 23/08/2005

 


Bến Tre: Sản xuất thành công giống cá lăng vàng

Nguồn tin: BCT, 24/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

Trung tâm Khuyến ngư Bến Tre phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã sản xuất thành công giống cá lăng vàng tại Trại thực nghiệm cá giống Sơn Đông (thị xã Bến Tre). Cá lăng vàng là đối tượng nuôi ở vùng nước ngọt, có giá trị kinh tế cao (giá bán thịt từ 35.000 đến 8.000 tùy theo loại), phù hợp với điều kiện thời tiết và môi trường nuôi ở khu vực ĐBSCL.

Bước đầu thực hiện, Trường Đại học Nông Lâm đã chuyển giao công nghệ cho trại sản xuất giống 2 loại cá lăng vàng và lăng hầm. Đợt đầu tiên 6,7kg cá bố mẹ, sản xuất được 290.000 con cá bột, sau khi ương dưỡng tỷ lệ đạt khoảng 40.000 con cá giống. Đợt sau, trại tiếp tục cho cá bố mẹ đẻ và nhân giống với số lượng lớn để cung cấp cho người nuôi. Trung tâm Khuyến ngư Bến Tre cũng vừa mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lăng vàng cho bà con nông dân của tỉnh.

CAO DƯƠNG Bến Tre: Sản xuất thành công giống cá lăng vàng

Nguồn tin: BCT, 24/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

Trung tâm Khuyến ngư Bến Tre phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã sản xuất thành công giống cá lăng vàng tại Trại thực nghiệm cá giống Sơn Đông (thị xã Bến Tre). Cá lăng vàng là đối tượng nuôi ở vùng nước ngọt, có giá trị kinh tế cao (giá bán thịt từ 35.000 đến 8.000 tùy theo loại), phù hợp với điều kiện thời tiết và môi trường nuôi ở khu vực ĐBSCL.

Bước đầu thực hiện, Trường Đại học Nông Lâm đã chuyển giao công nghệ cho trại sản xuất giống 2 loại cá lăng vàng và lăng hầm. Đợt đầu tiên 6,7kg cá bố mẹ, sản xuất được 290.000 con cá bột, sau khi ương dưỡng tỷ lệ đạt khoảng 40.000 con cá giống. Đợt sau, trại tiếp tục cho cá bố mẹ đẻ và nhân giống với số lượng lớn để cung cấp cho người nuôi. Trung tâm Khuyến ngư Bến Tre cũng vừa mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lăng vàng cho bà con nông dân của tỉnh.

CAO DƯƠNG

 


Trồng rong sụn - Một nghề mới mẻ

Nguồn tin: Vasep, 24/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

Phân viện Khoa học Vật liệu tại Nha Trang đã thành công trong việc nghiên cứu và triển khai trồng rong sụn, mở ra một nghề mới trong nuôi trồng thủy sản ở khu vực phía Nam, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.

Rong sụn (tên thương phẩm là Cottonii, tên khoa học là Kappa Alvarezii) được dùng làm nguyên liệu sản xuất loại keo Kappa-carrageenan sử dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, dược, sơn, công nghệ nano, công nghệ sinh học. Nhu cầu của thế giới về loại keo này mỗi năm tăng khoảng từ 5-10%.

Trong rong sụn có chứa một số chất mang hoạt tính sinh học có khả năng chữa khá nhiều bệnh, trong đó có một số loại u bướu, ung thư, chống đông máu, giảm colesterol, giảm mỡ trong máu và được dùng làm thực phẩm bồi dưỡng cơ thể.

Hiện nay, nhiều hộ dân vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đã triển khai trồng loại rong này. Chỉ riêng ba tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa và Phú Yên đã trồng khoảng 1.000ha rong sụn. Chất lượng rong sụn nuôi trồng ở Việt Nam hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.

Từ khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu loại rong này vào giữa năm 2003 đến cuối năm 2004, đã xuất được khoảng 1.000 tấn rong khô. Riêng 6 tháng đầu năm nay, đã xuất khẩu được khoảng 2.000 tấn.

Nghề trồng rong sụn đòi hỏi vốn đầu tư không cao nhưng cho lợi nhuận lớn (khoảng 40% vốn), có thể tận dụng được nhiều loại mặt nước, và trồng theo dạng luân canh ở các ao nuôi tôm, ốc. Loại cây này có khả năng giải quyết nhanh sự ô nhiễm do dư thừa chất dinh dưỡng, hữu cơ bởi nuôi trồng các loài thủy sản như tôm, ốc gây nên. Cây rong sụn thích hợp với nhiệt độ cao của khu vực phía Nam.

Ông Huỳnh Quang Năng, Chủ nhịêm công trình nghiên cứu trồng và chế biến rong biển của Phân viện cho biết, nhóm của ông đang tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm khả năng mở rộng việc nuôi trồng loại rong này ra miền Bắc, đồng thời tiến hành điều tra quy hoạch và phát triển nuôi trồng rong sụn bền vững ở khu vực phía Nam. Dự kiến năm 2006 sẽ có những kết quả nghiên cứu tiếp theo./.

(TN) TTXVN, 23/08/2005

 


Hơn 70% số hộ nuôi tôm sú ở Vĩnh Linh (Quảng Trị) có lãi

Nguồn tin: Vasep, 24/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

Đến giữa tháng 8/2005 toàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã cơ bản thu hoạch xong diện tích nuôi tôm sú chính vụ. Hơn 70% số hộ nuôi tôm sú ở Vĩnh Linh đều có lãi từ 5 triệu đến 100 triệu đồng. Chỉ sau 5 năm (2000 - 2005) thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi, huyện Vĩnh Linh đã mạnh dạn chuyển đổi từ chỗ độc canh cây lúa năng suất thấp sang nuôi tôm sú và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

(TN) theo Nhân dân, 24/8/2005

 


VASEP cho rằng thủy sản VN bị đối xử bất công

Nguồn tin: VNN, 24/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

 


Thuỷ sản Việt Nam cần được đóng mác an toàn ngay từ sân nhà

Nguồn tin: LĐ, 23/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

 


Các bang của Mỹ làm sai quy định?

Nguồn tin: LĐ, 23/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

Riêng về việc kiểm soát các chất kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquiolones, Bộ Thuỷ sản đã cập nhật đủ các loại kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquiolones vào danh mục các chất hạn chế sử dụng. Mới đây nhất, sau khi nhận được thông tin cảnh báo của FDA về chính sách cấm sử dụng kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquiolones, Bộ Thuỷ sản đã ban hành quyết định cấm sử dụng 11 loại kháng sinh thuộc nhóm chất Fluoroquiolones trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ và khu vực và Bắc Mỹ.

 


Cá ba sa lại bị cạnh tranh không lành mạnh

Nguồn tin: LĐ, 23/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

 


Ngành thuỷ sản Mỹ trả đũa vì cá ba sa được ưa chuộng

Nguồn tin: LĐ, 24/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

 


Xung quanh vụ cá ba sa bị cấm bán tại một số tiểu bang nước Mỹ: Trách nhiệm Bộ Thủy sản ở đâu?

Nguồn tin: Thanh niên, 23/08/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

"Việc Mỹ lấy lý do dư lượng dòng kháng sinh Fluoroqinolones cao để cấm cửa sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi sản phẩm của một số nước thì bỏ qua rõ ràng là hành vi không đẹp chút nào. Nhưng qua sự kiện này đã đặt ra hàng loạt vấn đề mà về phía ta cần phải xem xét lại. Xin hỏi Bộ Thủy sản và Hiệp hội Chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tại sao không cảnh báo cho ngư dân rằng không được dùng loại kháng sinh này? Bởi thực ra đến ngày 18.8.2005 - tức sau khi một số bang của Mỹ ra lệnh ngừng bán sản phẩm nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam - thì Bộ Thủy sản mới ban hành Quyết định 26/2005/QĐ-BTS công bố danh mục 11 loại kháng sinh thuộc nhóm Fluoroqinolones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ và Bắc Mỹ. Còn trước đó, tại Quyết định 07/2005/QĐ-BTS của Bộ Thủy sản (ban hành tháng 2.2005) chỉ khuyến cáo hạn chế sử dụng chất kháng sinh này (chứ không cấm hẳn)".

...

Tấn Đức

 


VASEP: cá ba sa nhiễm kháng sinh chỉ là cá biệt

Nguồn tin: TT, 24/08/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

 


Đại học Cần Thơ: Phổ biến mô hình nuôi tôm càng xanh, cá rô đồng trong ao nước ngọt

Nguồn tin: BCT, 22/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ đang phối hợp cùng Sở Khoa học Công nghệ các tỉnh Long An, Bến Tre thực hiện mô hình nuôi thủy sản trong ao, mương nước ngọt nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi giống thủy sản nuôi thay thế con cá tra bị rớt giá, dội hàng.

Mô hình nuôi cá rô đồng, tôm càng xanh trong ao nước ngọt đang được thử nghiệm ở 13 hộ dân. Mỗi hộ gia đình có diện tích ao nuôi từ 250m2 đến 1.000m2. Người dân nuôi được hỗ trợ con giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, biện pháp cải tạo ao phù hợp với từng loại thủy sản, đặc biệt được hướng dẫn kỹ thuật ương cá, tôm giống để cung cấp con giống cho người nuôi sau khi mô hình được nhân rộng. Đây là mô hình nuôi thủy sản trong ao nước ngọt, với số lượng 40 con/m3 đối với tôm càng xanh, 30 con/m3 đối với cá; thời gian nuôi 6 tháng; giai đoạn đầu cho cá, tôm ăn thức ăn công nghiệp, khi cá lớn có thể cho ăn thức ăn tạp tự chế từ ốc bươu vàng, phế phẩm cá tra... Hiện nay, cá, tôm nuôi trong ao nước ngọt phát triển rất tốt. Sau khi thu hoạch có hiệu quả, mô hình này sẽ được nhân rộng trong 2 tỉnh nói trên.

H.V


Đồng Tháp: nhiều hộ nuôi cá tra chuyển sang nuôi cá bông

Nguồn tin: Vasep, 22/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

Ngày 21/8 Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, do giá cả bấp bênh nên hàng trăm hộ nuôi cá tra ở các huyện đầu nguồn vùng lũ: Tân Hồng, Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông đã chuyển sang ương nuôi cá bông. Với 100.000 con giống, sau 20 ngày chăm sóc, người nuôi thu lãi từ 10 - 12 triệu đồng. Giá cá bông giống hiện nay từ 250 - 300 đồng/con.

 


Cả nước có hơn 20 nghìn trang trại nuôi trồng thuỷ sản

Nguồn tin: Vasep, 22/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

Bộ Thuỷ sản cho biết, cả nước hiện có hơn 20 nghìn trang trại nuôi trồng thuỷ sản, với tổng diện tích 64.400 ha, chiếm 30% tổng số trang trại nông nghiệp trên cả nước. Bình quân mỗi trang trại nuôi trồng thuỷ sản đạt giá trị sản xuất hơn 115 triệu đồng/năm.

 


Hoang hóa một vùng đìa

Nguồn tin: WNT, 16/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

Từ năm 1997 đến năm 2002, làng biển Từ Thiện thuộc xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước) được coi là miền đất hứa của nghề nuôi tôm sú trên cát. Do con tôm sú bị dịch bệnh nghiêm trọng nên các chủ đìa phải ngừng sản xuất. Ao đìa nuôi tôm ở đây đang rơi vào cảnh hoang hóa.

Thôn Từ Thiện có 203 hộ với 1.082 nhân khẩu. Những năm trước bà con sinh sống chủ yếu nhờ vào nghề làm mướn cho các chủ đìa nuôi tôm. Chủ đìa trả công lao động phổ thông 70-80 ngàn đồng/ngày. Từ vùng đất cát trắng ven biển hoang sơ làng Từ Thiện đã trở nên sôi động do phát triển rầm rộ nghề nuôi tôm trên cát. Một hecta đất cát có giá từ 5-10 triệu đồng đã nhảy lên giá 40-50 triệu đồng. Toàn làng có 115 ha đìa nuôi tôm của 109 hộ. Trong đó thực tế người dân Từ Thiện chỉ có 18 hộ sở hữu 22 ha đìa. Số còn lại đều là của người từ nơi khác đến đầu tư làm ăn. Các chủ đìa đầu tư nửa tỉ đồng để hoàn thành một hecta mặt nước nuôi tôm. Trong thời gian nuôi 4 tháng, một hecta có thể cho lợi nhuận lên đến 400-500 triệu đồng. Do nuôi tôm tự phát không theo quy hoạch nên từ năm 2003 đến nay con tôm sú nhiễm bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Ở Từ Thiện có những người nợ nần 300-400 triệu đồng thức ăn cho tôm, mất khả năng thanh toán. Tính đến đầu tháng 8 năm nay, ở Từ Thiện chỉ còn 10 hộ tiếp tục bơm nước nuôi tôm cầm chừng với diện tích 15 ha. Số ao đìa còn lại bỏ hoang đổ nát. Máy móc hư hỏng, xuống cấp. Có những người treo bảng bán đìa ghi kèm cả số điện thoại để tiện liên lạc nhưng không ai ừ hử.

Trong điều kiện 100 ha đất đai ao đìa nuôi tôm sú đang bỏ ngổn ngang ở Từ Thiện, nên chăng cần được quy hoạch lại để chuyển sang nuôi cua, ghẹ, ốc hương, vẹm xanh, hoặc có thể trồng rong sụn - một loài cây đang đem lại hiệu quả kinh tế khá ổn định trên vùng biển tỉnh ta hiện nay.

Theo Báo Ninh Thuận

 


Ninh Thuận: Gần một nửa số cơ sở sản xuất tôm giống ngừng hoạt động

Nguồn tin: Vasep, 23/8/2005
Ngày cập nhật: 24/8/2005

Ninh Thuận hiện có 1.200 cơ sở sản xuất tôm sú giống, mỗi năm có thể sản xuất hơn 5 tỷ con giống cung ứng cho người nuôi tôm trong tỉnh và cả nước. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Ninh Thuận sản xuất được hơn 2,5 tỷ con, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2004. Hiện tại, gần 50% cơ sở sản xuất tôm giống ở đây đã ngừng hoạt động, số còn lại chỉ sản xuất cầm chừng. Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ tôm giống giảm mạnh. Tại Ninh Thuận, do ảnh hưởng hạn hán làm cho nguồn nước ngọt thiếu hụt. Bên cạnh đó, giá tôm giống trong thời gian gần đây dao động mạnh: lúc xuống thấp, từ 16 - 18 đồng/con; cao nhất cũng chỉ được 30 - 32 đồng/con, cho nên các chủ cơ sở cũng không muốn sản xuất.

Lao động, 23/8/2005

 

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang