• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân Cần Giờ rời bỏ ao tôm

Bộ Thủy sản khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa

Nguồn tin: SGGP, 31/7/2005
Ngày cập nhật: 31/7/2005

 


Phong trào nuôi ếch công nghiệp gia tăng

Nguồn tin: SGGP, 30/7/2005
Ngày cập nhật: 30/7/2005

Vài tháng nay, nhu cầu ếch giống công nghiệp (giống Thái Lan) liên tục tăng cao, vượt quá khả năng đáp ứng của các trại giống trên địa bàn TP. HCM. Anh Nguyễn Thái Bình, chủ trại ếch giống Thanh Khiết (Tân Thông Hội, Củ Chi) cho biết, mỗi tháng anh cung ứng khoảng 100.000 con ếch giống nhưng vẫn không đủ bán, khách đến mua ngày càng đông, muốn mua từ 5000 con trở lên phải đặt hàng trước 10-15 ngày mới có. Ước tính nhu cầu vượt gấp 2-3 lần năng lực của trại. Trại ếch giống của anh Hồ Minh Thiện (Nhị Bình - Hóc Môn) cũng đang đắc khách. Khách đến hỏi mua đa phần đều về tay không hoặc chỉ được vài trăm con, muốn mua số lượng lớn phải báo trước 1-2 tuần ... Tuy nhiên giá ếch giống vẫn chưa tăng, dao động từ 1.200đ-1.500đ/con (35-40 ngày tuổi). Được biết hiện nay phong trào nuôi ếch công nghiệp đang rộ lên ở các huyện ngoại thành như Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ... Trong khi con giống chủ yếu do các trại giống ở TP.HCM (chỉ khoảng 5-6 trại) cung ứng. Theo tính toán của nhiều trại giống và nông dân, nuôi ếch công nghiệp không cần nhiều vốn, 2-3 triệu đồng là đủ, mỗi lứa khoảng 3 tháng, với thời giá ếch thịt hiện nay (30.000đ - 40.000đ/kg, tùy loại), thì vụ đầu đã thu hồi vốn và có thể lời 40% - 50%, các vụ sau cầm chắc một lời một trở lên.

Hoàng Liêm


Dự án nuôi tôm Núi Tàu – “con thuyền” quay ngược!

Nguồn tin: ebinhthuan, 30/7/2005
Ngày cập nhật: 30/7/2005

 


Bạc Liêu: Thiếu vốn, hơn 3.600 ha nuôi tôm chưa thả giống

Nguồn tin: BCT, 29/7/2005
Ngày cập nhật: 30/7/2005

Theo Sở Thủy sản Bạc Liêu, vụ nuôi thủy sản 2005 đã vào thời kỳ thu hoạch nhưng toàn tỉnh hiện còn hơn 3.600 ha sản xuất thuộc mô hình nuôi tôm sú qui mô công nghiệp và bán công nghiệp chưa được thả giống, tập trung chủ yếu ở tiểu vùng phía Nam Quốc lộ 1A, gồm một phần các huyện Vĩnh Lợi, Giá Rai, thị xã Bạc Liêu và huyện ven biển Đông Hải. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc thiếu vốn sản xuất trong một bộ phận nông ngư dân sau nhiều năm nuôi tôm liên tục thua lỗ. Vì thế nhiều ngư dân không dám đầu tư hoặc không có nguồn vốn tiếp tục đầu tư khi nhu cầu cho mỗi ha nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh lên đến 100 - 200 triệu đồng.

Sở Thủy sản Bạc Liêu đã chỉ đạo các địa phương tìm giải pháp tháo gỡ theo hướng kiên quyết thả nuôi hết diện tích, nhất là mô hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh.

N. G - H. T

 


Làm tiền người nuôi cá ba sa

Nguồn tin: TTCN, 30/7/2005
Ngày cập nhật: 30/7/2005

 


Chinh phục Đồng Năn

Nguồn tin: SGGP, 30/7/2005
Ngày cập nhật: 30/7/2005

 


Về với sông nước Cà Mau: Trù phú đất biển Cà Mau

Nguồn tin: SGGP, 27/7/2005
Ngày cập nhật: 29/7/2005

 


Tôm xuất khẩu VN có nhiều khách hàng mới

Nguồn tin: NLĐ, 28/07/2005
Ngày cập nhật: 29/7/2005

 


Thủy sản bước vào thời "tiến chắc"

Nguồn tin: VNeconomy, 28/07/2005
Ngày cập nhật: 29/7/2005

Thống kê cho thấy, tổng sản lượng thủy sản trong kỳ kế hoạch 5 năm vừa qua đã đạt 14.314.800 tấn, tăng tới 140,81% so với kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 và tăng 70,83% so với kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 (riêng nuôi trồng thủy sản đã đạt được các mức tăng tương ứng 167,65% và 82,59%). Cả lĩnh vực khai thác và nuôi trồng đều có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và cơ cấu sản xuất: tổng số tàu thuyền lắp máy năm 2005 là 87.100 chiếc (tăng 18,34% so với năm 2000), với tổng công suất đạt 4.800.000 CV (tăng 74,35%); diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1 triệu ha, tăng 56% so với năm 2000.

Trong lĩnh vực khai thác, tại các ngư trường đánh bắt hải sản xa bờ trước đây có ít tàu thuyền khai thác như ở khu vực đảo Bạch Long Vĩ, đảo Hòn Mê, quần đảo Trường Sa, khu vực DK1 và vịnh Thái Lan..., thì nay đã có nhiều tàu thuyền đánh cá thường xuyên hoạt động. Cùng với việc tăng nhanh số lượng tàu thuyền là sự gia tăng về sản lượng khai thác: từ 1.280.500 tấn năm 2000 lên 1.750.000 tấn vào năm 2005, trong đó tỷ trọng sản lượng hải sản xa bờ đã tăng từ 63,07% lên 89,63%...

Trong lĩnh vực xuất khẩu, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng thủy sản vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng cao: năm 2001 đạt 1,76 tỷ USD, năm 2004 tăng lên 2,4 tỷ USD (tăng 63,3% so với năm 2000), năm 2005 ước đạt 2,6 tỷ USD, với tốc độ tăng bình quân hàng năm trong cả giai đoạn là 9,97%. Năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu ngày càng được nâng cao về số lượng, trình độ công nghệ và năng lực quản lý: hiện đã có 75% cơ sở chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm- tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, 171 đơn vị đã có code xuất khẩu vào EU, 237 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc...

Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 7 về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cũng đã có sự thay đổi tích cực: tỷ trọng sản phẩm ăn liền, sản phẩm giá trị gia tăng đã tăng từ 22,5% vào năm 2001 lên trên 40% vào năm 2004.

...

Đức Nguyễn

 


Nuôi cá tra, cá ba sa: hao hụt 20-30%

Nguồn tin: VNeconomy, 29/07/2005
Ngày cập nhật: 29/7/2005

Ủy ban Cá nước ngọt vừa đề xuất với Bộ Thủy sản các phương án hoạt động của Ban điều hành sản xuất và chế biến xuất khẩu cá tra, cá ba sa khu vực ĐBSCL theo hướng đi vào các dự án cụ thể, thay vì chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Theo đề xuất này, ba dự án cần sớm được triển khai là tổ chức sản xuất sản phẩm không nhiễm kháng sinh, quản lý tốt môi trường và hạ giá thành, quản lý chất lượng có hệ thống và xây dựng thị trường.

Theo ông Ngô Phước Hậu - chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt, do môi trường nuôi thời gian qua không được kiểm soát và bảo vệ, tỉ lệ hao hụt số lượng cá trong quá trình nuôi đã tăng mạnh từ 5% lên 20-30%.

H.ĐĂNG

 


Kon Tum: Lần đầu tiên đưa tôm càng xanh vào nuôi thử nghiệm

Nguồn tin: Vasep, 27/7/2005
Ngày cập nhật: 29/7/2005

Con tôm càng xanh lần đầu tiên được đưa vào nuôi thử nghiệm trong ruộng lúa trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Phòng Kinh tế thị xã Kon Tum đã quyết định chọn hộ ông A Srét, dân tộc Ba Na ở làng Kon Slam để thí điểm mô hình này. Chi phí và kỹ thuật cho mô hình thử nghiệm được Phòng Kinh tế thị xã chu cấp hoàn toàn. Nếu thành công, mô hình nuôi tôm càng xanh sẽ được khuyến khích nhân rộng để tận dụng nguồn tài nguyên mặt nước khá dồi dào chưa được khai thác có hiệu quả của thị xã Kon Tum.

(TN) theo Econet, 22/7/2005

 


An Giang: giá cá he tăng

Nguồn tin: NNVN, 27/7/2005
Ngày cập nhật: 29/7/2005

Hiện nay, ngư dân nuôi cá he bán tại bè được 17.000-17.500 đ/kg, cao hơn 2.000 đ/kg so với vài tháng trước đây; cá tra nuôi bè giá cũng nhích lên nhưng không bằng cá he. Vì thế nhiều chủ bè nuôi cá tra, ba sa muốn chuyển sang nuôi các loại cá nội địa như cá he, cá mè.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thành, Chủ nhiệm HTX thuỷ sản huyện Chợ Mới: 43 xã viên của HTX đều mong muốn được Ngân hàng cho vay vốn tín chấp để duy trì nghề nuôi cá, giữ bè.

(TN)

 


ĐH Arizona (Hoa Kỳ) tiến hành đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng Oxytetracycline trong nuôi tôm

Nguồn tin: DM.Tri, 28/7/2005
Ngày cập nhật: 28/7/2005

Truong Dai Hoc Arizona (Hoa Kỳ) hien dang khao sat thu thap y kien cua nguoi nuoi tom o My va tong hop thong tin de goi cho co quan Quan Ly Thuc Pham va Duoc Pham Hoa Ky (US FDA) nham xem xet kha nang chap nhan cho su dung OTC Oxytetracycline trong nuoi tom Ben My kha nang su dung (OTC) trong nuoi tom.

Duong Minh Tri

-----------The U.S. Marine Shrimp Farming Program encourages all its farming members to participate in this survey.

Environmental Assessment for oxytetracycline (OTC) use in shrimp culture

A note from Rodney Williams, Monitor INAD 8069:

The following questionaire is designed to provide information for the production of an Environmental Assessment for the use of oxytetracycline (OTC)in shrimp culture in the United States. It is part of the required package of information needed by the FDA for approval of the drug for use in shrimp.

The initial package is for using OTC in the reduction of mortality associated with Necrotizing hepatopancreatitis (NHP). While this is fairly limited in its area of concern, we have also added to the Investigational New Animal Drug (INAD) the added usage in treating vibriosis, which is more widely spread. The Environmental Assessment that is accepted for the NHP usage will also apply to the label extension including a vibriosis usage.

For this reason, I am gathering information from every farm possible to be able to provide an EA with a scope to include farms that might possibly need to use OTC for vibriosis in the future.

Some of the questions may seem somewhat out in left field, but that data is important to developing the model needed by FDA to assess the EA. We need to gather as much information as is possible on all the factors that might reduce the potential environmental effect of the use of OTC and include them in the model. As such there are questions on particulate loads in ponds, volumes of ponds (for dilution data), pond construction, pond management, and the use of various types of clay. All these are directly involved in estimating the potential OTC quantities that reach the environment.

I very much appreciate the time and effort that will be necessary to fully answer this questionaire, but the information will be invaluable in formulating an EA that the FDA will accept.

Thank you so much for your help in this matter.

University of Arizona

Rodney R. Williams

Monitor INAD 8069

Phone: 520-883-4310

Fax: 520-883-4310 (please call before faxing so the fax may be enabled)

Environmental Research Laboratory

2601 E. Airport Drive

Tucson, AZ 85706

 


Bạc Liêu: Một hộ nuôi tôm bắt được tôm vàng

Nguồn tin: BCT, 27/7/2005
Ngày cập nhật: 28/7/2005

Một con tôm sú vàng óng đang được lưu giữ như “báu vật” tại nhà ông Võ Hồng Ngoãn (Sáu Ngoãn), ở phường 7, thị xã Bạc Liêu. Ông Ngoãn cho biết, con tôm vàng nặng khoảng 20 gram, được phát hiện vào cuối tháng 6-2005 khi thu hoạch ao số 4 trong trang trại nuôi tôm của gia đình tại xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu. Ao tôm này được nuôi theo qui trình nuôi bán thâm canh, diện tích 4.000m2, đạt sản lượng 1,5 tấn; điều kiện sản xuất tương tự các ao nuôi khác trong tổng diện tích canh tác lên tới trên 30ha. Thấy con tôm có màu sắc rực rỡ lạ mắt, toàn thân đều vàng óng (kể cả đuôi, chân và râu), ông đã đem ngâm trong lọ thủy tinh với dung dịch cồn để lưu giữ lâu dài làm kỷ niệm.

Đây là trường hợp con tôm sú có màu sắc vàng óng đầu tiên được ghi nhận ở tỉnh Bạc Liêu.

H.T


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL: Vùng tôm bất ổn

Nguồn tin: SGGP, 287/07/2005
Ngày cập nhật: 28/7/2005

Đã 5 năm trôi qua kể từ khi một số tỉnh ven biển ở ĐBSCL rộ lên phong trào chuyển dịch nuôi tôm sú. Con tôm đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người, đưa kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng GDP ở vùng này lên vượt bậc. Thế nhưng, sau một thời gian dài chuyển dịch, nghề tôm ở ĐBSCL những tưởng ổn định, lại hết sức bấp bênh và có nguy cơ đổ vỡ bất kỳ lúc nào.

Thủy lợi bất lực nhìn đất chết

Suốt một dọc dài ven biển từ Hà Tiên đổ ngược về tận Cần Giờ (TPHCM), bây giờ là mênh mông vuông tôm. Những cánh đồng rộng ngút ngàn, xanh mướt năm nào giờ chỉ còn màu xám của đất và lấp lóa nước… mặn. Năm 2000, diện tích nuôi tôm của Cà Mau là 153.373 ha thì năm 2005, con số đó tròm trèm 250.000 ha.

Tương tự, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre… đều có diện tích nuôi tôm lớn. Ngoài những rặng dừa cháy đọt và khô héo, hình ảnh còn lại ở vùng chuyển dịch chỉ là những chòi canh tôm xa xa, cỏ cây tàn lụi, cảnh vật quạnh quẽ, đìu hiu.

Mô hình tôm-lúa đến nay vẫn cho hiệu quả thấp so với tính toán.

5 năm lao theo hấp lực mê hồn của tôm sú, không ít người đổi đời, nhưng cũng không ít người trắng tay, sạt nghiệp vì nạn tôm chết. Bắt đầu từ năm 2002 đến nay, tôm chết nhiều. Có mùa, cứ thả xuống là chết. Từ đầu năm 2005, một số nhà máy thủy sản chỉ chạy cầm chừng 30% công suất vì thiếu tôm nguyên liệu.

Tôm chết có nhiều nguyên nhân: do bệnh đốm trắng, do thời tiết bất thường… nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là môi trường đã không còn tốt như thời mới chuyển dịch nữa. Mô hình lúa – tôm từng được xem là lý tưởng nhất của nghề tôm quảng canh, nhưng giờ đã đi vào bế tắc.

Ở một số huyện của Cà Mau như Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước, mấy năm đầu chuyển dịch còn trồng được vài chục ngàn ha trên đất nuôi tôm, nhưng gần đây, năng suất lúa giảm đáng kể. Năm 2004, Cà Mau gieo trồng hơn 43.000ha lúa trên đất nuôi tôm, nhưng chỉ thu hoạch được khoảng 19.000ha, năng suất 2,9tấn/ha.

Tại Đầm Dơi, có nơi năng suất lúa chỉ đạt 1 tấn/ha. Một nông dân ở xã Khánh An, huyện U Minh cho biết: “Mấy năm nay tôi đã cố trồng lúa lại trên vuông tôm của mình, nhưng không hiệu quả gì. Lúa cấy chưa bám rễ đã đỏ lá, rồi chết lụi dần”. Nông dân vùng chuyển dịch bây giờ sống trong tâm trạng âu lo, thắc thỏm. Từ lúa sang tôm, tưởng đâu đổi đời, giờ quay về với lúa mới thấy đắng cay.

Thủy lợi là nguyên nhân chính. Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, năm 2004, vốn đầu tư thủy lợi cho thủy sản gần 14 tỷ đồng, trong khi tổng nhu cầu đầu tư là 3.400 tỷ đồng. Sóc Trăng, Bạc Liêu hay các tỉnh khác trong vùng cũng vậy, đầu tư cho thủy lợi rất thấp.

Toàn bộ hệ thống kênh mương cống bọng sử dụng cho nuôi tôm hiện nay được thừa hưởng từ quá trình ngọt hóa trồng lúa trước kia. Nuôi tôm lại cần một hệ thống thủy lợi khác, mà điều này thì chưa ai có kinh nghiệm, kể cả dân chuyên ngành. Nguyên tắc đầu - cuối trong xả nước, lấy nước vào vuông tôm cực kỳ lộn xộn do thủy lợi thiếu hoàn chỉnh.

Nguồn nước ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư và tôm công nghiệp cũng tác động không nhỏ đến môi trường nuôi tôm. Nhà Mát, một phường giáp biển của thị xã Bạc Liêu mấy năm nay cũng chuyển dịch sang nuôi tôm, nhưng giờ đây, nhiều dòng kênh bồi lắng, cạn kiệt, khiến việc lấy, xả nước vô cùng trắc trở. Khu vực này chỉ cần một hộ có tôm bị bệnh đốm trắng thì coi như xung quanh chịu chết, bởi người thì xả nước thải, ô nhiễm ra kênh, người khác lại lấy vào vuông tôm, tránh sao được rủi ro?

Nợ ngân hàng - “quả bom” nổ chậm

Về vùng nông thôn cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… đi đâu cũng nghe chuyện nợ. Có xã, huyện, 90% bà con nông dân thế chấp sổ đỏ trong ngân hàng mà không biết bao giờ mới trả lại vốn. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cà Mau, đến hết tháng 4 -2005, tổng số tiền cho vay chuyển dịch cơ cấu kinh tế là 2.750 tỷ đồng; hiện còn 76.609 hộ nợ tiền vay 1.357 tỷ đồng. Tại Bạc Liêu, số nợ tròm trèm 1.200 tỷ. Huyện Duyên Hải của Trà Vinh có gần 100% nông dân mắc nợ gần 500 tỷ đồng vì nuôi tôm.

Vì sao bà con nông dân nợ nhiều đến vậy? Khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ thuần nông sang nuôi trồng thủy sản, một bộ phận nông dân thiếu kiến thức, kinh nghiệm đã đành; nguồn tôm giống trôi nổi kém chất lượng, công tác khuyến ngư yếu kém, thủy lợi không đảm bảo nên tôm chết.

Dưới sức nóng hầm hập của cái nắng như đổ lửa, những người nông dân mà chúng tôi gặp ở Đầm Dơi (Cà Mau) không giấu nổi gương mặt rầu rĩ. Trong số họ, đã có người thế chấp sổ đỏ vay vài ba chục triệu đồng mua tôm giống thả nuôi, để rồi bây giờ lội xuống vuông tôm chỉ thấy có nước mặn và… bùn sình.

Chị Nguyễn Thị Út ở xã Lương Thế Trân (huyện Cái Nước- Cà Mau) chắt chiu vốn liếng, cộng với tiền vay ngân hàng (7 triệu đồng/ha) mua 100.000 con tôm giống thả xuống vuông tôm rộng hơn 2ha của mình, và sau đó là ngồi nhìn tôm chết. Tại xã Long Điền Tây (Giá Rai-Bạc Liêu), tình hình cũng không khá gì hơn. Bà Lê Thị B. vừa nói vừa rơm rớm nước mắt: “Tất cả vốn liếng đã đổ xuống vuông rồi, coi như bây giờ trắng tay”.

Một nghịch lý nữa tương tự như “đánh bắt xa bờ”, đó là một bộ phận nông dân không có điều kiện nuôi tôm, nhưng chạy theo phong trào, cũng thế chấp sổ đỏ vào ngân hàng vay tiền. Khi có tiền, họ sửa sang nhà cửa, sắm sửa vật dụng, còn ít vốn mới mua tôm thả xuống ruộng.

Mỗi ngày, họ đặt lú bắt vài ký tôm, xoay xở chuyện thường nhật. Khi tôm dưới ruộng đã hết cũng là lúc nợ ngân hàng tới hạn. Rồi họ đi vay tiền bên ngoài với lãi suất cao, mua tôm thả xuống ruộng rồi tôm lại chết… Cứ lòng vòng như thế, nợ không sao trả nổi. Nhiều hộ từng hăm hở lao theo chuyển dịch, giờ rao bán đất.

Mới đây, Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) đã đề nghị tòa án giải quyết 28 hộ trên địa bàn nợ chi nhánh 700 triệu đồng, mất khả năng thanh toán. Chú Tư – một người có thâm niên nuôi tôm hơn 10 năm, hiện đang sống ở TP Cà Mau, buồn bã lắc đầu: “Rồi đến một lúc nào đó, nhà nước sẽ phải cứu đói người nuôi tôm, như đã từng cứu đói 12 năm trước”. Không ai dám khẳng định dự báo trên là thiếu cơ sở.

Đa dạng hóa sản xuất là lối thoát?

Ngành sản xuất tôm giống của cả nước nói chung còn yếu kém, phần nhiều lại phụ thuộc vào sự trôi nổi của thị trường, ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan nhà nước. Cả một vùng tôm rộng lớn như thế, nhưng đến nay vẫn chưa có trại giống tập trung.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngoài yêu cầu bền vững còn có yêu cầu đa dạng. Vùng ven biển ĐBSCL không chỉ có tôm, nhưng mọi người cứ chăm bẵm vào con tôm. Dù xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng không chỉ có thủy sản, một phần diện tích của Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu… vẫn còn sản xuất lúa, đó là chưa kể rừng đước, rừng tràm.

Để phát triển kinh tế, yếu tố đồng bộ luôn đóng vai trò quan trọng. Hiện tại, trong nông nghiệp của vùng chưa có mô hình nào có thể nhân rộng để góp phần tăng thu nhập trên một diện tích đất và nâng cao mức sống người dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế- tất nhiên là không thể bỏ vùng trồng lúa và cần phải tính toán thế nào để vùng này có thu nhập cao.

Hiện nay, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích còn quá thấp (8-10 triệu đồng/ha); phải tìm cây, con thích hợp, tìm mô hình kinh tế thích hợp giúp bà con làm ăn, hạn chế tình trạng tự phát trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Do vậy, cần phải gắn chặt nông nghiệp với thủy sản và công nghiệp chế biến, bên cạnh đó cần tăng cường các giải pháp về tiêu thụ sản phẩm để giúp nông dân giảm nhẹ đi gánh lo toan cho thị trường, đầu ra nông sản hàng hóa.

Hiện nay một số nông dân ven biển ở Bạc Liêu đã chuyển sang nuôi cá bống kèo, cua biển và một số loài thủy sản nước mặn khác, lợi nhuận tương đương với nuôi tôm sú và có phần chắc ăn hơn.

Có thể nói, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ĐBSCL đã có những bước đi nhanh và tạo ra hiệu quả kinh tế không nhỏ. Tuy nhiên, do làm vội vã và thiếu sự chuẩn bị chu đáo nên trong quá trình chuyển dịch, vùng này đã gánh chịu khá nhiều rủi ro.

Vấn đề đặt ra cấp bách là các cấp, ngành cần phải rà soát, đánh giá lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL để tìm kiếm các giải pháp thích hợp và cần thiết. Hiện ĐBSCL cần nguồn vốn lớn tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng thủy lợi, điện để tiến tới sản xuất lúa, tôm bền vững. Ước tính nhu cầu đầu tư cho hệ thống này ở vùng bán đảo Cà Mau, số vốn sẽ không dưới 10.000 tỷ đồng.

TRẦN MINH TRƯỜNG

 


Thôi rồi... ốc ơi!

Nguồn tin: NLĐ, 27/07/2005
Ngày cập nhật: 28/7/2005

Nạn khai thác cát bừa bãi trên sông Tiền đã làm ốc gạo, loài đặc sản sông nước miệt cù lao Tân Phong- Ngũ Hiệp (Cai Lậy, Tiền Giang), sắp biến mất. Năm nay, mùa ốc gạo thương lái từ các nơi đổ về Tân Phong ra giá thu mua 25.000 đồng/kg nhưng dân làm nghề hạ bạc không có một con ốc để giao

...

Hùng Anh

 


Xây dựng thương hiệu cho 5 nhóm thủy sản chủ lực

Nguồn tin: TTXVN, 27/07/2005
Ngày cập nhật: 27/7/2005

Bộ Thủy sản đã đầu tư nguồn vốn để xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia cho 5 nhóm sản phẩm chủ lực, gồm tôm, cá tra-basa, cá ngừ, cá rô phi và nhuyễn thể, nhằm mục tiêu xúc tiến xuất khẩu và bảo vệ sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, Bộ còn đầu tư hỗ trợ các địa phương và cộng đồng xây dựng, quảng bá các thương hiệu sản phẩm đặc thù như tôm Cà Mau, nghêu Bến Tre, cá tra An Giang, Đồng Tháp, cá ngừ miền Trung - những đối tượng xuất khẩu chủ lực và tiềm năng của thủy sản Việt Nam./.

 


Tôm Cà Mau ở Thụy Sỹ

Nguồn tin: TBKTSG, 21/7/2005
Ngày cập nhật: 27/7/2005

 


Thêm 25 DN Trung Quốc đăng ký nhập khẩu thuỷ sản VN

Nguồn tin: LĐ, 27/7/2005
Ngày cập nhật: 27/7/2005

 


Gần 4.000 lao động có việc làm từ trồng rong sụn

Nguồn tin: WNT, 21/07/2005
Ngày cập nhật: 27/7/2005

 


Nông, ngư dân được hỗ trợ hơn 1,8 triệu con cá giống

Nguồn tin: WNT, 22/07/2005
Ngày cập nhật: 27/7/2005

Trong vòng 5 năm trở lại đây, 221 lượt hộ nông-ngư dân trong tỉnh đã được ngành Thủy sản hỗ trợ hơn 1,83 triệu con cá giống với tổng kinh phí 334,5 triệu đồng. Các giống cá được hỗ trợ gồm cá chép, cá trôi Ấn Độ, cá rô phi đơn tính, cá trê, cá bông lau và một số giống cá nước ngọt và nước lợ khác, được nuôi trên tổng diện tích 40,1 ha mặt nước.

...

H.N, Báo Ninh Thuận

 


Nhân rộng 6 mô hình nuôi trồng thủy sản mùa nước nổi

Nguồn tin: WAG, 27/7/2005
Ngày cập nhật: 27/7/2005

Mùa nước nổi năm nay, tỉnh tiếp tục nhân rộng 6 mô hình nuôi trồng thủy sản để giải quyết việc làm cho khoảng 15 ngàn lao động ở nông thôn, gồm: Nuôi cá lồng bè nhỏ (1.530 cái), nuôi tôm càng xanh chân ruộng (600 ha), nuôi đăng quầng (150 ha), nuôi trong mùng, vèo lưới (3.500 cái), ao hầm (1.678 ha) và nuôi lươn trong bể đất (10.000m2).

Các mô hình nuôi trồng thủy sản trong mùa nước nổi năm 2004 đạt sản lượng 52.381 tấn và 206 triệu con giống thủy sản.

QUANG DUY

 


Thủy sản vượt cơn... bĩ cực

Nguồn tin: NLĐ, 26/07/2005
Ngày cập nhật: 27/7/2005

 


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang