• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làng đói… xây phố lầu

Nguồn tin: SGGP, 21/6/2005
Ngày cập nhật: 22/6/2005

Ai nói Thạnh Phước là “làng đói”, là xã nghèo… nhưng trước mắt tôi toàn là nhà biệt thự giăng giăng chạy xa tít theo con đường ra tận biển. Nghèo đâu hổng thấy chớ xe hon đa đời mới dựng đầy nhà, còn điện thoại di động réo liên tục…

Nông dân trúng mùa tôm.

Ngồi trong biệt thự 2 lầu ngay mặt tiền huyện lộ, tay lăm lăm điện thoại di động đời mới nói chuyện với khách hàng, anh Nguyễn Văn Re (Năm Re) bảo: “ Làm nghề này bận suốt cả ngày, sáng ra hầm tôm công nghiệp, trưa xuống đồng quảng canh, chiều ra thăm vuông sò… Cứ vậy, không nghỉ được”.

Nhìn cơ ngơi đồ sộ, đồng tôm thẳng cánh cò bay, khó ai tin được vài chục năm trước Năm Re thuộc dạng “khố rách áo ôm”. Xuất thân trong gia đình nghèo, đông con, ăn học chẳng tới đâu, vừa mới lớn thì Năm Re bị cha mẹ “lôi đầu” đi cưới vợ. Không cục đất cắm dùi, vợ chồng Năm Re chạy sang hàng xóm xin ở đậu. Câu lưới, lọp lờ, đi biển, đào đất, gặt lúa… nghề nào cũng làm.

Không chỉ Bình Đại mà những nơi xa như Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An… ai có nhu cầu “thợ đụng” là anh có mặt. Chẳng mong gì giàu sang, chỉ cần cơm ngày 2 bữa đủ no và kiếm một ít tiền mua vài công ruộng ổn định cuộc sống là quý lắm rồi.

...

HUỲNH LỢI


Nuôi hàu thịt thương phẩm ở đầm Đề Gi

Nguồn tin: BĐ, 21/6/2005
Ngày cập nhật: 21/6/2005

Ngày 21-6, bà Trần Thị Thu Hà, Giám đốc Sở Thủy sản Bình Định cho biết, Công ty TNHH Hàu Pure Bay (có trụ sở tại 33 Cao Bá Quát - TP. Quy Nhơn) vừa được UBND tỉnh cho phép lập thủ tục thuê 15 ha mặt nước tại đầm Đề Gi (thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) để nuôi hàu thịt thương phẩm.

Các thủ tục liên quan đã được UBND tỉnh giao cho các Sở: Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư và Thủy sản phối hợp thực hiện.

Viết Hiền


Phú Yên đã có máy phát hiện bệnh ở tôm

Nguồn tin: WPY, 20/06/2005
Ngày cập nhật: 21/6/2005

Lần đầu tiên, Trung tâm Giống - Kỹ thuật thuỷ sản Phú Yên sử dụng máy chuyên dụng kiểm tra, phát hiện dịch bệnh ở tôm và các loại thuỷ sản khác để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Chiếc máy PCR này do nước ngoài sản xuất (giá trị gần 600 triệu đồng) có khả năng nhận diện những phân tử gây bệnh từ vi rút. Việc trang bị máy PCR tại Phú Yên nhằm khắc phục sự bị động trước tình trạng dịch bệnh tôm tràn lan khi phải chờ kết quả giám định từ các trung tâm nghiên cứu thuỷ sản cách xa tỉnh.

(Theo Tấn Lộc, Báo Phú Yên 1838)

 


Sản lượng tôm thu hoạch giảm 36,3%

Nguồn tin: WPY, 17/06/2005
Ngày cập nhật: 21/6/2005

Sản lượng thu hoạch tôm sú, thẻ được 535 tấn, bằng 19,1% kế hoạch, giảm 36,3% so cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2004.

Theo Sở Thủy sản tỉnh, nguyên nhân do môi trường biến động xấu tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, đã có 388ha tôm nuôi được 1-2 tháng tuổi bị bệnh (chiếm hơn 26% tổng diện tích nuội tôm trong vụ này) phải thu hoạch sớm (trong đó có 71ha bị mất trắng), nên kích cỡ tôm nhỏ và năng suất, sản lượng đạt thấp.

Ngành thủy sản đang tăng cường quản lý các đồng tôm, có biện pháp hỗ trợ dập dịch kịp thời xử lý ngăn ngừa bệnh tôm trên các diện tích còn lại.

Theo Nguyên Lưu, Báo Phú Yên số 1837

 


Thu nhập cao từ mô hình nuôi cá lồng

Nguồn tin: WPY, 20/06/2005
Ngày cập nhật: 21/6/2005

Thời gian gần đây, phong trào nuôi cá lồng trong nước mặn phát triển khá mạnh ở huyện Tuy An. Từ mô hình nuôi nhỏ lẻ trong ngư dân chỉ 50-70 lồng thì đến nay toàn huyện Tuy An đã thả nuôi 720 lồng cá mú, 80 lồng cá hồng. Nghề nuôi cá lồng tập trung nhiều nhất tại 2 xã An Chấn và An Hải. Mặc dù giá con giống khá cao, song đây là 2 đối tượng nuôi mà bà con ngư nghiệp rất ưa chuộng đầu tư sản xuất, bởi nó thích hợp với điều kiện môi trường nước tại địa phương, quá trình phát triển của cá khá tốt. Với giá bán cá thịt như hiện nay, cá mú đạt từ 150 đến 170 nghìn đồng/kg và cá hồng đạt từ 50-70 nghìn đồng/kg, thì chỉ sau 06 tháng nuôi, mỗi lồng cá mú đã cho lợi nhuận từ 7 đến 9 triệu đồng, còn mỗi lồng cá hồng sẽ cho lợi nhuận từ 04 đến 06 triệu đồng. Đến thời điểm hiện nay, ở huyện Tuy An đã có 1/3 số lượng cá mú và cá hồng thả nuôi bằng lồng đã được thu hoạch. Phần lớn người đầu tư sản xuất mô hình này đều có lãi cao.

(Theo Khắc Nho, Báo Phú Yên 1838)

 


Cá ba sa “vùng vẫy” trên sân nhà

Nguồn tin: TT, 21/06/2005
Ngày cập nhật: 21/6/2005

 


Thủy sản Việt Nam: Qua cơn bĩ cực?

Nguồn tin: KTSG, 16/6/2005
Ngày cập nhật: 20/6/2005

 


Điều chỉnh kế hoạch phát triển cá tra, cá basa

Nguồn tin: TTXVN, 20/06/2005
Ngày cập nhật: 20/6/2005

 


Cà Mau: Nông dân lại phá đập đưa nước mặn vào nuôi tôm

Nguồn tin: SGGP, 17/6/2005
Ngày cập nhật: 20/6/2005

Trước tình hình tôm chết hàng loạt, mới đây, ngày 11-6, hàng ngàn người dân xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi, Cà Mau đã phá đập Thầy Ký (Ký Thuật), ấp Gành Hào, nuôi tôm sau khi yêu cầu khơi thông dòng chảy không được chính quyền chấp nhận.

Phá đập đưa nước mặn vào nuôi tôm.

Ông Nguyễn Văn Bò, 66 tuổi, ở ấp Tân Thới A, cho biết: “Chúng tôi biết phá đập là sai. Nhưng không thể chịu đói mà chờ đợi chính quyền hứa suông. Đang nuôi tôm có ăn, đời sống khá giả, nhà nước đổ tiền tỷ đắp đập ngăn nguồn nước, ô nhiễm môi trường, tôm chết hoài.

Chúng tôi phá đập vì cuộc sống chớ không phải là kẻ phá hoại”. Ngoài việc phá đập Thầy Ký, bà con nơi này còn muốn phá các đập Tam Bô, Cây Mét, Quảng Lởi, Chà Là… để khơi dòng nước mặn lên đồng đất các xã Tạ An Khương Đông, Tạ An Khương Nam, Tân Đức.

Theo một số bậc cao niên nơi đây, sông Gành Hào là nguồn nước chính phục vụ sản xuất cho vùng này. Thế nhưng, mới đây, địa phương vừa bỏ ra 1,4 tỷ đồng đắp các con đập ngăn nước từ sông Gành Hào, đào các kênh dẫn nước mặn từ cửa biển Bồ Đề về.

Theo người dân là quá tốn kém, không khả thi. Vùng đất này thành cuối nguồn, bế tắc dòng chảy, không phục vụ nuôi tôm. Sau khi đắp đập, mực nước các kênh rạch tụt giảm gần 0,5m. Người nuôi tôm phải bơm nước lên vuông tôm, phải giữ nước mới nuôi tôm được.

Đắp đập ngăn dòng chảy là ngược quy luật, không hợp lòng dân. Không có nước mặn tháu rửa hồ nuôi tôm, tôm nuôi của nhiều gia đình chết trắng. Bởi thế, người dân nơi đây nghèo đi trông thấy và phải đối phó với cái ăn hàng ngày, nợ nần chồng chất. Thống kê sơ bộ gần 2.000 hộ dân Tạ An Khương còn mắc nợ ngân hàng trên 19 tỷ đồng.

Sau khi xảy ra sự việc người dân tự ý phá đập, Nguyễn Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chủ trì cuộc họp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng bàn việc giải quyết đầu tư sản xuất cho người nuôi tôm xã Tạ An Khương Đông.

Đồng chí Nguyễn Quốc Việt cho rằng dân phá đập là vì nhu cầu sản xuất, vì đời sống mà bà con phá đập, không có ý đồ xấu. Người dân đề nghị quá lâu mà chính quyền chưa đáp ứng. Để xảy ra việc này là do chính quyền xã, huyện và các ngành chức năng chưa tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh kịp thời nhu cầu chính đáng của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế.

Lỗi của chính quyền địa phương thì chính quyền phải khắc phục cho dân. Về giải pháp sắp tới ông Nguyễn Quốc Việt cho biết: Trước mắt phải động viên bà con đừng phá đập nữa, phải giữ 5 con đập còn lại. Chính quyền địa phương phải tiến hành ngay việc lắp cống bọng, nạo vét đường dẫn nước phục vụ sản xuất.

M.TRƯỜNG – H.TIẾN

 


Hậu Giang: thoát nghèo nhờ nuôi lươn

Nguồn tin: Agroviet, 13/6/2005
Ngày cập nhật: 18/6/2005

Hiện nay, mô hình nuôi lươn trong hộ gia đình đang phát triển khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong tỉnh Hậu Giang. Cũng nhờ mô hình này mà nhiều hộ nông dân ít đất sản xuất đã thoát được nghèo, nhiều hộ nhờ nuôi lươn đã tạo thêm nguồn thu đáng kể cho gia đình.....

Hiện nay, mô hình nuôi lươn trong hộ gia đình đang phát triển khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong tỉnh Hậu Giang. Cũng nhờ mô hình này mà nhiều hộ nông dân ít đất sản xuất đã thoát được nghèo, nhiều hộ nhờ nuôi lươn đã tạo thêm nguồn thu đáng kể cho gia đình.

Ông Võ Văn Bình ở ấp Trường Hòa, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A chỉ có 32m2 đất cạnh nhà, nhờ dự án "nuôi lươn hộ gia đình" do Phòng Công thương - Khoa học - Môi trường huyện phụ trách mà qua chỉ 7 tháng nuôi, ông Bình đã thu họach đạt 120 kg lươn lọai II. Giá mỗi kg lươn loại này bán được 47.000 đồng, 60 kg lươn lọai III bán được 28.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả các chi phí và con giống, ông Bình còn lãi trên 5 triệu đồng. Không chỉ riêng hộ ông Võ Văn Bình mà cả 25 hộ đang tham gia dự án "nuôi lươn hộ gia đình" của huyện Châu Thành A đều thu họach đạt lãi cao, nhiều hộ có hoàn cảnh rất khó khăn nhờ nuôi lươn đã thoát được nghèo.

Bà con nuôi lươn cho biết mô hình nuôi lươn đơn giản không cần diện tích đất rộng nhưng nếu áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật sẽ thu được năng suất và hiệu quả kinh tế rất cao. Hiện nay, lươn là lọai đặc sản có giá trị rất cao và rất dễ bán. Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đang khuyến khích nông dân phát triển mô hình này. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các hộ nuôi lươn là nguồn con giống. Tất cả con giống hiện nay bà con thả nuôi là con giống tự nhiên được mua lại từ việc khai thác đánh bắt không ổn định. Nguồn giống này có được tùy theo mùa, nhiều nhất là trong mùa mưa hoặc mùa nước nổi, còn những tháng mùa khô không có con giống. Lượng giống bắt được do không rõ nguồn gốc, không được kiểm định các loại bệnh, thương tật nên tỷ lệ hao hụt còn rất cao./.

 


Thanh Hoá: Xây dựng trại tôm giống tại xã Hải Lĩnh

Nguồn tin: Nhân dân, 16/6/2005
Ngày cập nhật: 18/6/2005

Tỉnh Thanh Hoá đã hợp tác với Công Ty TNHH Vĩnh Phát của Đài Loan, xây dựng Trại tôm giống tại xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia, với số vốn ban đầu hơn một triệu USD, bằng hình thức Công ty Vĩnh Phát thuê đất và đầu tư 100% vốn. Trại được xây dựng trên diện tích 17ha mặt bằng trên dải cát ven biển, gồm hai chức năng: Nhân tôm giống và nuôi ba loại thuỷ sản: tôm, cá nước mặn và ốc. Hệ thống công nghệ nhân giống tôm điều hành tự động hoá với các phương tiện khoa học - kỹ thuật tiên tiến, công suất 600 triệu tôm P15/năm.

Sau một năm xây dựng (tháng 5/2004) hệ thống nhân giống tôm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Những bể tôm bố mẹ đã bắt đầu hoạt động.

(TN)

 


Các Hội thảo : Giới thiệu MSC và Nuôi cá giò - một lĩnh vực đầu tư tiềm năng tại Việt Nam

Nguồn tin: Vasep, 16/6/2005
Ngày cập nhật: 17/6/2005

Sáng ngày 15/6 tại phòng Hội thảo của Trung tâm triển lãm quốc tế HIEC đã diễn ra hội thảo Giới thiệu MSC tại Việt Nam và Nuôi cá giò - một lĩnh vực đầu tư tiềm năng tại Việt Nam do Công ty AQUA SERVICE VIETNAM phối hợp với Tổ chức MSC -Hội đồng cấp giấy chứng nhận sản phẩm hải sản khai thác theo phương pháp bền vững tổ chức. Hội thảo Nuôi cá giò do công ty AQUA SERVICE VIETNAM trực tiếp trình bày. MSC là một tổ chức phi lợi nhuận có mục tiêu xúc tiến việc quản lý nghề cá dựa trên các tiêu chuẩn về môi trường do MSC xây dựng. Qui trình đánh giá chứng nhận của MSC được thực hiện dựa trên ba nguyên tắc :

1. Tình trạng của trữ lượng nguồn lợi thủy sản dự kiến khai thác

2. Tác động của nghề cá đối với hệ sinh thái biển

3. Việc thực hiện các hệ thống quản lý nghề cá

Ngoài việc giúp nghề cá phát triển bền vững, bảo tồn nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc, việc được nhận chứng nhận của MSC còn tạo điều kiện cho các sản phẩm thủy sản xâm nhập vào các hệ thống siêu thị lớn trên thế giới với giá bán cao hơn sản phẩm cùng loại. Hiện MSC đang hỗ trợ ngành thủy sản Việt Nam trên tiến hành đánh giá để chứng nhận này cho sản phẩm nghêu Bến Tre và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng việc chứng nhận này cho các sản phẩm khác như cá ngừ đại dương, cá cơm Phú Quốc, tôm hùm, mực ........

Tại Hội thảo Nuôi cá giò, đại diện của Công ty AQUA SERVICE VIETNAM đã trình bày về tiềm năng, cơ hội và lợi ích của ngành nuôi cá giò tại Việt Nam. Nước ta có rất nhiều vùng biển đã và đang phát triển mạnh nghề nuôi cá giò như vùng biển Quảng Ninh, vùng biển Cam Ranh, Khánh Hoà.....

Với giá bán cao (15 – 20 USD/kg cá sống) và bờ biển dài trên 3.000 km phù hợp với nuôi biẻn đang là một ngành có rất nhiều tiềm năng phát triển. Tại hai Hội thảo có trên 30 đại biểu đến từ các công ty chế biến khai thác, kinh doanh thủy sản, các viện nghiên cứu, các cơ quan chức năng và các phóng viên báo chí đến tham dự.

(HY)

 


Nuôi trồng thủy sản tự phát: Những bài học cay đắng!

Nguồn tin: BCT, 17/6/2005
Ngày cập nhật: 17/6/2005

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, toàn thành phố hiện có trên 7.400 ha mặt nước và 467 lồng bè nuôi thủy sản - tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nuôi cá chiếm trên 6.300 ha; nuôi tôm càng xanh gần 232 ha. Diện tích nuôi thủy sản tăng nhanh nhưng điều đáng quan tâm là hầu hết đều phát triển tự phát. Tình trạng này đã kéo theo một hậu quả ngày càng lớn là môi trường nước ở nhiều vùng nuôi thủy sản đang bị ô nhiễm trầm trọng, thậm chí, nhiều nơi cá nuôi bị chết hàng loạt... Thực trạng đáng báo động này đang đặt ra vấn đề: Quy hoạch vùng nuôi thủy sản hợp lý và sự hỗ trợ liên hoàn của cơ quan chức năng về phương pháp, kỹ thuật nuôi trồng.

“MUỐN GIÀU NUÔI CÁ”?

Cá he chết trong bè của ông Huỳnh Long Hải được vớt lên.

Ông bà ta vẫn có câu: Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo...”. Nhưng, đối với nhiều người nuôi cá bè ở ấp Phụng Thạnh 1, thị trấn Thốt Nốt, huyện Thốt Nốt, những ngày cuối tháng 5 vừa qua là những ngày buồn khó quên. Nhiều bè cá ven sông Hậu thuộc địa bàn này đã bị chết hàng loạt - chủ yếu là các bè cá chim trắng, cá he, cá tra, điêu hồng... Tổng sản lượng cá chết trong đợt này trên 65 tấn, thiệt hại ước tính khoảng 800 triệu đồng. Không ít người nuôi cá ở đây đã phải rơi vào tình trạng “vỡ nợ”.

Chỉ vào những bè cá trống không do cá đã chết hết, ông Huỳnh Long Hải, một trong số những người nuôi cá ở ấp Phụng Thạnh 1, thị trấn Thốt Nốt, cho biết: “Khi hay cá chết hàng loạt, cán bộ trạm thủy sản huyện đã đến hướng dẫn chúng tôi dùng máy bơm đạp nước để tạo dòng chảy cho các bè cá nhưng vẫn không thể cứu vãn! Các bè cá của tôi và nhiều bà con ở đây đã bị chết hết”. Được biết, ông Hải là một trong những người nuôi cá “cố cựu” tại làng bè này, với số lượng cá nuôi đến 5 bè. Đầu năm 2005, ông thả vào bè trên 80.000 con cá giống điêu hồng, he, chim trắng. Đến cuối tháng 5, cá đạt trọng lượng 3 - 4 con/kg, sắp đến kỳ thu hoạch. Thế mà... Ông Hải cho biết thêm: “Thấy cá có dấu hiệu chết hàng loạt, gia đình tôi vớt bán ngay nhưng chỉ được giá 2.000-3.000 đồng/ký. Đến khi cá chết hàng loạt, bán không ai mua, tôi phải đem đi cho bà con làm rẫy ủ làm phân. Nuôi cá đã gần 10 năm, nay mới gặp cảnh thất trắng!”.

Không riêng gì gia đình ông Hải, nhiều người nuôi cá ở ấp Phụng Thạnh 1, thị trấn Thốt Nốt cũng bị “trắng tay” trong đợt cá chết này. Cá chết quá nhiều, giá bán rẻ mạt, nhiều người phải chở cá đi bán ở các chợ Long Xuyên (An Giang), Bến Tre, Tiền Giang,... nhưng giá vẫn thấp. Anh Trần Văn Út nuôi 5 bè cá he, chim trắng tại ấp Phụng Thạnh 1, nói: “Thấy cá có dấu hiệu cá bỏ ăn, tôi cố gắng chữa trị bằng cách bơm ô-xy xuống đáy bè, tạo dòng chảy, tốn kém hàng triệu đồng tiền thuốc điều trị nhưng vẫn không cứu được!”. Còn ông Đào Thanh Tùng có 3 bè cá nuôi đã lớn, sản lượng gần 20 tấn cũng bị chết sạch trong một ngày, thiệt hại khoảng 250 triệu đồng...

CÒN NUÔI TỰ PHÁT, CHƯA HẾT BẤP BÊNH... Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Thốt Nốt hiện có đến 420 ha mặt ao nuôi cá tra, tăng trên 80 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quá trình nuôi, nhiều người đã cho cá ăn các loại thức ăn tươi tự chế; trực tiếp thải bùn nạo vét ao ra sông, rạch,... đã khiến cho môi trường nước trên các sông, kinh, rạch ngày càng bị ô nhiễm, lượng ô-xy trong nước ngày càng giảm đến mức nghiêm trọng... Chị Nguyễn Thị Hoa, một người dân ở xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, cho biết: “Gia đình tôi và nhiều bà con trong xóm vẫn đang sử dụng nước dưới rạch trong sinh hoạt. Thế nhưng, ngày càng có nhiều hộ nuôi cá bơm thải nước và bùn đáy ao xuống kinh, rạch làm cho nguồn nước ô nhiễm nặng. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị đến chính quyền và các ngành chức năng nhưng tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn!”.

Về chuyện cá chết hàng loạt tại làng bè thuộc ấp Phụng Thạnh 1, thị trấn Thốt Nốt, theo Chi cục Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản (BV-PTNLTS) TP Cần Thơ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trước hết là do những người nuôi cá ở đây bố trí các bè cá không phù hợp. Cụ thể là các bè san sát nhau, không tạo nên sự thông thoáng của dòng chảy cho cá. Nguyên nhân khác là do nhiều người dùng phế phẩm cá tra, ba sa không được nấu chín làm thức ăn cho cá đã làm cho nguồn nước trong bè nuôi bị ô nhiễm. Khi dòng chảy sông Hậu tại khu vực này yếu thì chính lượng thức ăn dư thừa này tồn đọng dưới đáy bè, đáy sông lâu ngày đã phát sinh thành các khí độc ảnh hưởng đến độ phát triển của cá và đến mức độ cao đã làm cá chết hàng loạt. Thêm vào đó, ngay khu vực nuôi cá bè ở ấp Phụng Thạnh 1 có nhiều cống thoát nước thải của 85 hộ. Hàng ngày, lượng nước thải này và cả các chất thải sinh hoạt khác cứ trút xuống sông Hậu, ngay khu vực làng bè đã làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm nguồn nước...

Nhìn chung, không chỉ ở ấp Phụng Thạnh 1, hiện nay, hầu hết các bè cá trên sông Hậu thuộc địa bàn huyện Thốt Nốt đều “mọc” lên theo kiểu tự phát. Theo dự báo của Chi cục BV-PTNLTS thành phố, nếu môi trường nuôi cá cứ tiếp tục bị ô nhiễm như đã xảy ra ở ấp Phụng Thạnh 1, thị trấn Thốt Nốt thì thời gian tới, tình trạng cá bè bị chết hàng loạt vẫn tiếp tục xảy ra. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Đồng chí Phan Văn Thành, Phó Phòng nghiệp vụ, Chi cục BV-PTNLTS TP Cần Thơ, khuyến cáo: Đối với các bè cá vừa qua đã bị thiệt hại, người nuôi cá phải cải tạo lại lồng bè, tẩy rửa rong và thức ăn tồn đọng dưới đáy bè, một thời gian sau mới được nuôi cá lại. Điều cần chú ý là khoảng cách giữa các bè cá tối thiểu cũng phải là 50m để tránh tình trạng dòng chảy bị ngăn khiến nguồn nước bị ô nhiễm... Tới đây, Chi cục sẽ tiến hành kiểm tra vệ sinh môi trường, kỹ thuật nuôi ở các bè cá trên phạm vi toàn thành phố để tiến hành cấp giấy phép đăng ký bè cá nuôi. Đây được xem là một biện pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng nuôi tự phát, sai kỹ thuật, gây ô nhiễm nguồn nước và thiệt hại cho người nuôi.

Song, vấn đề lớn và cấp thiết đang được đặt ra là cần có những giải pháp căn cơ cho việc phát triển nghề nuôi thủy sản ở TP Cần Thơ trong nhiều năm tới. Trong chuyến khảo sát mới đây, ở vùng nuôi thủy sản Thốt Nốt, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, đã yêu cầu các ngành chức năng và các địa phương cần tăng cường phối hợp nghiên cứu, sớm đề xuất để UBND thành phố có cơ sở ban hành văn bản qui định về nuôi thủy sản theo hướng gắn với qui hoạch từng vùng nuôi thủy sản cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, hạn chế ô nhiễm môi trường... Trong phạm vi trách nhiệm của mình, đồng chí Phạm Văn Quỳnh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, cũng cho biết: “Sở đã thuê đơn vị tư vấn là Phân Viện kinh tế và Quy hoạch Thủy sản phía Nam thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi thủy sản TP Cần Thơ trong thời gian tới và nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn qui định, đảm bảo vệ sinh môi trường và xuất khẩu được. Đồng thời, Sở cũng rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ mới (ozon, vi sinh,...) trong xử lý môi trường, dịch bệnh”.

Trước mắt, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi cá, ngành NN-PTNT khuyến cáo các hộ nuôi cá tra phải có ao lắng lọc trước khi xả nước thải, có diện tích chứa bùn đất khi sên vét ao nuôi. Những hộ không chấp hành tốt các quy định này, theo đề nghị của Chi cục BV-PTNLTS thành phố, các địa phương cũng cần xem xét có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

HÀ VĂN

 


Xuất khẩu tôm của VN vào Mỹ tiếp tục giảm 20%

Nguồn tin: LĐ, 16/6/2005
Ngày cập nhật: 16/6/2005

 


Hậu Giang: thoát nghèo nhờ nuôi lươn

Nguồn tin: Agroviet, 13/6/2005
Ngày cập nhật: 16/6/2005

Hiện nay, mô hình nuôi lươn trong hộ gia đình đang phát triển khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong tỉnh Hậu Giang. Cũng nhờ mô hình này mà nhiều hộ nông dân ít đất sản xuất đã thoát được nghèo, nhiều hộ nhờ nuôi lươn đã tạo thêm nguồn thu đáng kể cho gia đình.

Ông Võ Văn Bình ở ấp Trường Hòa, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A chỉ có 32m2 đất cạnh nhà, nhờ dự án "nuôi lươn hộ gia đình" do Phòng Công thương - Khoa học - Môi trường huyện phụ trách mà qua chỉ 7 tháng nuôi, ông Bình đã thu họach đạt 120 kg lươn lọai II. Giá mỗi kilôgam lươn loại này bán được 47.000 đồng, 60 kg lươn lọai III bán được 28.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả các chi phí và con giống, ông Bình còn lãi trên 5 triệu đồng. Không chỉ riêng hộ ông Võ Văn Bình mà cả 25 hộ đang tham gia dự án "nuôi lươn hộ gia đình" của huyện Châu Thành A đều thu họach đạt lãi cao, nhiều hộ có hoàn cảnh rất khó khăn nhờ nuôi lươn đã thoát được nghèo đồng thời nhờ nuôi lươn mà nhiều hộ đã tăng thu nhập đáng kể.

Bà con nuôi lươn cho biết mô hình nuôi lươn đơn giản không cần diện tích đất rộng nhưng nếu áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật sẽ thu được năng suất và hiệu quả kinh tế rất cao. Hiện nay, lươn là lọai đặc sản có giá trị rất cao và rất dễ bán. Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đang khuyến khích nông dân phát triển mô hình này. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các hộ nuôi lươn là nguồn con giống. Tất cả con giống hiện nay bà con thả nuôi là con giống tự nhiên được mua lại từ việc khai thác đánh bắt không ổn định. Nguồn giống này có được tùy theo mùa, nhiều nhất là trong mùa mưa hoặc mùa nước nổi, còn những tháng mùa khô không có con giống. Lượng giống bắt được do không rõ nguồn gốc, không được kiểm định các loại bệnh, thương tật nên tỷ lệ hao hụt còn rất cao./.

(Nguồn tin: TTXVN)


Bên ngoài ép giá, bên trong thuế đè!

Nguồn tin: TT, 15/6/2005
Ngày cập nhật: 16/6/2005

 


Sản phẩm mới từ thịt cá sấu

Nguồn tin: TT, 16/6/2005
Ngày cập nhật: 16/6/2005

Ông Tôn Thất Hưng, giám đốc dự án làng cá sấu Sài Gòn (P.Thạnh Lộc, Q.12, TP.HCM), cho biết đang cung cấp thịt cá sấu đông lạnh gồm các chủng loại: sườn, phi lê cổ, xương, thăn đuôi, đuôi - bàn chân, lòng, giá từ 179.000 - 229.000 đồng/kg.

Cá sấu sau khi xả thịt được đưa vào tủ cấp đông ở nhiệt độ âm 45 độ C và đóng bao rút chân không.

Ông Hưng cho biết sẽ nhượng quyền kinh doanh thương hiệu “Làng cá sấu Sài Gòn” cho những nhà hàng mua thịt cá sấu, đồng thời đào tạo đầu bếp ở các nhà hàng nấu món ăn đặc sản từ thịt cá sấu.

KH.NGỌC

 


An Giang: Tập huấn kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh

Nguồn tin: WAG, 16/6/2005
Ngày cập nhật: 16/6/2005

Nhằm nâng cao kiến thức cho nông dân nuôi tôm càng xanh đúng kỹ thuật để đạt năng suất và hiệu quả cao, ngày 13/6/2005, Sở Khoa học Công nghệ phối hợp cùng Trường Đại học Cần Thơ tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa cho hơn 40 nông dân ở các xã, thị trấn trong huyện Thoại Sơn.

Tại buổi tập huấn, nông dân được nghe Thạc sĩ Đặng Hữu Tâm giảng viên Khoa thủy sản Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn các kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh như : đặc tính sinh trưởng, đặc tính sinh sản, cách ương tôm càng xanh từ tôm bột lên tôm giống, chuẩn bị ruộng nuôi tôm, cách chọn tôm giống, vận chuyển và thả giống, cách cho ăn và chọn thức ăn, theo dõi môi trường ruộng nuôi, cách phát hiện và điều trị một số bệnh thường gặp như : bệnh đục thân, bệnh đen mang, bệnh đốm đen, mòn phụ bộ v.v… Sau Thoại Sơn, Sở Khoa học Công nghệ sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi lươn, nuôi cá sặc rằn, nuôi cá tra thâm canh, nuôi cá rô đồng, kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính, kỹ thuật ương giống cá tra, kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi cá lóc thương phẩm ở các huyện An Phú, Chợ Mới, Châu Thành, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc và Long Xuyên.

Gia Phúc

 


Đồng bằng sông Cửu Long: Nghề “ăn theo” tôm đang phất

Nguồn tin: SGGP, 15/6/2005
Ngày cập nhật: 16/6/2005

Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của ĐBSCL. Khoảng 600.000 ha nuôi thủy sản bùng phát trong vòng 4 năm qua đã tạo điều kiện cho nhiều nghề “ăn theo” ngành này. Gọi là “ăn theo”, song nó là một mắt xích quan trọng trong ngành nuôi và xuất khẩu thủy sản hiện nay.

* Một chuyến, lãi bạc triệu

Chị Bảy Hậu ở Ngã Sáu (Hậu Giang) đã hành nghề bán vôi cho vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng được 3 năm. Mùa khô này, khi tôm chết hàng loạt, các hộ nông dân cám cảnh “nuôi tôm bạc như vôi” thì vôi bột vẫn bán đắt như “tôm tươi”. Tôm chết hàng loạt, nhưng nông dân vẫn vét ao, vuông thả tôm với hy vọng “1 vụ tôm trúng bù 3 vụ tôm chết!”. Mỗi chuyến mất vài ngày đưa ghe 13 tấn qua Hà Tiên lấy vôi giá 300đ/kg về bán lại bình quân 600đ/kg, trừ chi phí chị Bảy Hậu cũng kiếm được 3 triệu đồng.

Gọi là “ăn theo”, nhưng rất nhiều người “sống khỏe” bằng nghề đi thu hoạch tôm mướn.

Do đặc thù về tiềm năng sản xuất của tỉnh Bạc Liêu, nhất là tập quán sản xuất của người nuôi tôm, nên thời điểm nào ở các vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh cũng có hộ thu hoạch tôm. Nhờ đó người hành nghề chở tôm mướn có việc làm quanh năm. Hiện tại, có hai loại dịch vụ chuyên chở tôm mướn là bằng xe ba gác và bằng tàu đò, nhưng tàu đò có vẻ “lấn sân” hơn bởi sản lượng tôm nuôi thu hoạch khá lớn và các vùng nuôi tôm thường có sông ngòi chằng chịt.

Anh Nguyễn Văn Phú, quê ở ấp Bờ Xáng, xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu cho biết, ngoài nuôi tôm, anh sống nhờ chiếc ghe có tải trọng trên 3 tấn. Địa phương ít tàu đò nên anh được bà con thuê chở tôm thường xuyên. Người dân sau thu hoạch tôm, các khoản chi phí vận chuyển, kể cả tiền nước đá muối tôm cũng được chủ vựa bao và người chuyên chở được chủ vựa trả mỗi ký tôm nguyên liệu tương đương một ngàn đồng.

Như vậy, nếu chở một tấn tôm (1.000 kg), thì người chở lãnh chọn một triệu đồng. Hiện nay, phần lớn người dân nuôi tôm thâm canh theo mô hình công nghiệp, sản lượng sau thu hoạch khá lớn, do đó người chở thuê một chuyến từ hai đến ba tấn tôm và khi tôm nuôi vào vụ chính, mỗi ngày chở từ hai đến ba chuyến là chuyện bình thường. Và dĩ nhiên, số tiền công cũng tăng theo.

* Ủi đất và bán nước mặn

Trong quá trình cải tạo vuông, người dân phải thuê máy ủi, sảng cuốc để cải tạo. Đối với qui mô diện tích nuôi tôm hiện tại của tỉnh Bạc Liêu, cộng với việc mùa vụ nuôi tôm quanh năm, những người hành nghề này có nguồn thu nhập không phải nhỏ. Ông Nguyễn Văn An, ấp Bờ Xáng, xã Vĩnh Trạch (Bạc Liêu) người có 2 xe ủi và 1 xáng cuốc cho biết: “Bây giờ được bà con thuê quanh năm, làm không xuể, thu nhập cũng khá”.

Theo ông An, hiện xe ủi và xáng cuốc làm thuê cho bà con với giá từ 120 đến 160 ngàn đồng/giờ, mỗi ngày, một phương tiện hoạt động khoảng 8 tiếng, sau khi trừ các khoản chi phí xăng dầu, tài xế thì một xe ủi thuê cũng còn lại trên năm trăm ngàn đồng. Mỗi xe đều có từ 2 đến 3 tài xế, thu nhập của họ bình quân mỗi tháng trên hai triệu đồng.

Ước tính, trong toàn tỉnh Bạc Liêu có hàng trăm xe ủi, xáng cuốc phục vụ đắc lực trong quá trình chuyển dịch sản xuất, những người hành nghề này đều là các hộ khá giả, chí thú làm ăn, bởi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Để mua một chiếc xe ủi, xáng cuốc “đồ nghĩa địa” phải bỏ ra không dưới một trăm triệu đồng.

Để đủ độ mặn thích nghi thuần hóa tôm giống trong bể ương, không ít hộ dân ở vùng sản xuất theo mô hình tôm- lúa phải mua nước mặn để thuần hóa; các hộ sản xuất kinh doanh giống cũng có nhu cầu rất lớn về nguồn nước mặn để ương thuần. Những người chuyên chở nước mặn bán, nhờ đó cũng ăn nên làm ra. Những người hành nghề này phải có ghe tải trọng tương đối lớn, từ 20 - 30 tấn, có máy bơm ống dẫn nước và nguồn nước mặn được chở từ ngoài cửa biển: Nhà Mát, Gành Hào.

Nguồn nước này có độ mặn rất cao và chất lượng nước tốt, nước được bơm vào ghe rồi chở bán cho các hộ có nhu cầu. Được biết, mỗi ghe nước mặn khoảng 20 tấn, bán khoảng 1,5 - 2 triệu đồng. Công việc của nghề “bán nước mặn” rất đơn giản, dùng máy bơm nước mặn vào ghe và dùng ống dẫn nước mặn từ ghe lên các ao ương tôm, các cơ sở sản xuất giống, nên không ít người đổ xô vào.

Đó là những nghề “ăn theo” nhưng phục vụ đắc lực cho quá trình chuyển dịch sản xuất của tỉnh, góp phần tăng nguồn thu nhập kinh tế hộ gia đình, giải quyết một phần lao động nhàn rỗi ở các vùng nuôi tôm. Ông Bửu Huy, Phó Giám đốc Công ty AFIEX (An Giang), nhận định: “Những nghề “ăn theo” ngành thủy sản là những tế bào nằm trong tổ hợp quan trọng tạo nên chân dung ngành thủy sản Việt Nam.

Chính vì vậy, cần có cách tổ chức bài bản, nhằm liên kết lại thành một hệ thống”. Đây cũng là nền tảng để tạo nên chuỗi giá trị cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề này đến nay vẫn còn bỏ ngỏ, mạnh ai nấy làm, không có một qui trình kiểm soát, quản lý nào được đưa ra.

PHONG – NGUYỄN


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang