• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bộ Thuỷ sản họp về tiêu thụ cá tra

Nguồn tin: Vasep, 24/5/2005
Ngày cập nhật: 25/5/2005

Chiều ngày 22/5/2005, ngay sau chuyến đi làm việc 2 ngày tại An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng, tại phòng họp Đại diện Văn phòng Bộ Thuỷ sản ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc đã tổ chức cuộc họp với đại diện các tỉnh ĐBSCL có nuôi cá tra, đại diện Lãnh đạo VASEP để xem xét những nội dung được nêu trong “Bản Kiến nghị” ngày 11/5/2005 của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thuỷ sản An Giang (AFA) gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình tiêu thụ cá tra hiện nay...

 

 


Khi AFA ''kiện'' VASEP

Nguồn tin: TBKTSG, 23/5/2005
Ngày cập nhật: 24/5/2005

Hội Nghề cá và Chế biến thủy sản An Giang (AFA) vừa gửi bức thư dài ba trang đến Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Thủy sản, để “kiện” Hiệp hội những nhà chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) về “tội danh” phá giá.

Bức thư bao gồm năm điểm, phơi bày những bất cập trong mối liên kết giữa người nuôi với nhà chế biến, xuất khẩu, giữa quản lý của chính quyền địa phương và quản lý của cơ quan chuyên ngành, vai trò “yếu ớt” của Vasep để xảy ra tình trạng khó khăn, đẩy rủi ro lên vai người nuôi. Vấn đề này rất dễ nhận thấy qua khâu quy hoạch còn chắp vá, sự phát triển không kiểm soát nổi, dẫn đến cung vượt cầu, bị kiện bán phá giá quốc tế…

 


Nông dân lại lao đao vì giá

Nguồn tin: KTSG, 24/5/2005
Ngày cập nhật: 24/5/2005

Giá cá tra, ba sa đang ở mức 12.500 đồng/ki-lô-gam bỗng rớt xuống còn 10.200 đồng/ki-lô-gam (cá loại I) đã khiến nhiều người nuôi cá nghĩ đến một cuộc khủng hoảng mới mà họ chính là nạn nhân.

Đây là lần thứ ba trong gần hai năm qua giá cá tra, cá ba sa rớt xuống dưới giá thành.

Hậu quả là nhiều ngư dân đành phải chia tay với cái nghề truyền thống mà mình đã đeo đuổi trên 30 năm nay. Hiện tại, giá thức ăn cho cá như cám là 2.700 đồng/ki-lô-gam, cá biển dao động từ 3.200 - 3.500 đồng/ki-lô-gam; bánh dầu đậu nành 5.300 đồng/ki-lô-gam, thuốc thú y thủy sản tăng từ 15 - 17% so với trước. Tính đầy đủ thì giá thành cá tra nuôi ao lên đến 9.000 - 9.500 đồng/ki-lô-gam, cá tra nuôi bè là 11.000 đồng/ki-lô-gam. Trong khi hiện tại giá mua nguyên liệu của các nhà máy chế biến thủy sản chỉ ở mức 8.500 - 9.000 đồng/ki-lô-gam đối với cá tra ao loại I, và 10.200 - 10.500 đồng/ki-lô-gam đối với cá bè thịt trắng. Nếu tính bình quân trong vòng ba năm trở lại đây thì giá thành nuôi mỗi năm tăng 10 - 15% trong khi giá mua nguyên liệu của các nhà máy mỗi năm lại giảm cũng chừng ấy...

 


Xúc tiến xây dựng sàn giao dịch thủy sản

Nguồn tin: TT, 24/05/2005
Ngày cập nhật: 24/5/2005

 


Tri Hải phát triển mới 30 ha mặt nước nuôi rong sụn

Nguồn tin: BNT, 20/05/2005
Ngày cập nhật: 23/5/2005

Theo đồng chí Lê Thanh Huy, Chủ tịch UBND xã Tri Hải cho biết từ đầu năm 2005 đến nay nông dân địa phương đã đầu tư trồng mới 30 ha rong sụn trên mặt nước ven Đầm Nại. Vốn đầu tư cho 1 sào rong sụn khoảng 1,2 triệu đồng bao gồm 500 kg rong giống (giá 1.500 đồng/kg), dây ny lon, cọc tre. Sau ba tháng chăm sóc mỗi sào rong rụn cho thu hoạch trung bình 9 tạ rong khô trị giá 7,6 triệu đồng (8.500 đồng/kg). Trừ hết chi phi đầu tư, người trồng rong sụn có lãi ròng ít nhất 5 triệu đồng/sào. Nhờ hiệu quả của nghề trồng rong sụn đã góp phần tăng thu nhập cho gần 100 gia đình thuộc các thôn Tri Thủy, Tân An, Khánh Hội.

Sơn Ngọc, Báo Ninh Thuận

 


Thủy sản Khánh Hòa trên bước đường hội nhập

Nguồn tin: BKH, 23/05/2005
Ngày cập nhật: 23/5/2005

Với 655km bờ biển và đường bờ ven đảo, 2.658km2 đầm, vịnh, đất ngập mặn, Khánh Hòa (KH) là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế thủy sản (KTTS). Cùng với việc khai thác, nuôi trồng, sản phẩm chế biến thủy sản (CBTS) xuất khẩu của KH hàng năm đạt hàng trăm triệu USD, chiếm tỷ trọng trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) địa phương.

Những năm qua, ngành KTTS đã đóng góp một phần không nhỏ trong thành tựu chung của nền kinh tế - xã hội tỉnh KH. Phát huy thế mạnh của thiên nhiên ưu đãi, giá trị sản xuất của ngành KTTS liên tục năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004, tổng sản lượng thủy sản khai thác đạt 82.671 tấn, trong đó đánh bắt 71.300 tấn, nuôi trồng 11.371 tấn, đạt 130% kế hoạch. Đặc biệt, năm 2004, KNXK thủy sản toàn tỉnh đạt 170 triệu USD, tăng 17 triệu USD so với năm 2003. Theo đánh giá của Bộ Thủy sản, KH là đơn vị đứng thứ 5 so với các tỉnh có xuất khẩu thủy sản trong cả nước.

5 năm qua, KH đã được Nhà nước đầu tư 6 dự án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), 3 dự án phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá với tổng vốn đầu tư trên 190 tỷ đồng như: Khu nuôi tôm công nghiệp Cam Thịnh Đông, Khu nuôi tôm công nghiệp Dốc Đá Trắng, Khu trại giống hải sản Sông Lô, Chợ thủy sản Nam Trung bộ, Cảng cá Hòn Rớ… Bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về sử dụng đất, mặt nước, thuế, vốn… để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp của Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Na Uy… đã đầu tư tại KH trong lĩnh vực KTTS như chế biến đông lạnh xuất khẩu, nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp, chế biến thức ăn thủy hải sản.

Tổng sản lượng thủy sản 5 năm qua đạt 401.146 tấn, đạt 106% kế hoạch. Bên cạnh việc duy trì sản xuất nghề cá ven bờ đạt sản lượng ổn định, các địa phương còn khuyến khích người dân phát triển thêm nghề NTTS. Nhiều doanh nghiệp, tư nhân đã đầu tư nhiều vùng nuôi tôm thâm canh với quy trình nuôi tiên tiến đạt năng suất cao, năng suất bình quân toàn tỉnh lên đến 1,5 tấn/ha/năm. Ngoài việc sản xuất tôm sú giống, nuôi tôm sú thịt, nuôi tôm hùm đã trở thành nghề sản xuất chính đem lại thu nhập cao cho ngư dân. Hiện tại, toàn tỉnh có trên 12.000 lồng nuôi tôm hùm, tập trung chủ yếu ở Nha Trang, Vạn Ninh, Cam Ranh. Chỉ tính năm 2004, sản lượng tôm hùm lồng đạt 1.632 tấn.

Thế mạnh của KTTS KH là các mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Toàn tỉnh có 38 nhà máy CBTS đông lạnh tham gia xuất khẩu với công suất cấp đông 350 tấn/ngày. Trong đó, 4 nhà máy được cấp Code xuất khẩu sang thị trường EU, 27 nhà máy, phân xưởng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường về chất lượng, số lượng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất rất phong phú và đủ sức cạnh tranh tại các thị trường quốc tế. Hàng năm, KNXK của ngành KTTS chiếm trên 60% tổng KNXK toàn tỉnh.

Để ngành KTTS phát triển theo hướng bền vững, lâu dài, bên cạnh việc mở rộng đầu tư xây dựng các công trình hậu cần nghề cá, NTTS, tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, nuôi trồng; tiến hành quy hoạch chi tiết các vùng NTTS... Tương lai không xa, ngành KTTS KH sẽ đạt được các mục tiêu và tiến thêm một bước trong quá trình thực hiện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

AN KHÁNH

 


Quảng Trị: Dập dịch 33 ha tôm bệnh

Nguồn tin: SGGP, 23/5/ 2005
Ngày cập nhật: 23/5/2005

Tính đến ngày 20-5, tỉnh Quảng Trị có 46/800 ha tôm nuôi chết do nhiễm bệnh thân đỏ đốm trắng, tập trung chủ yếu ở các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Gio Linh.

Nguyên nhân gây nên dịch bệnh tôm chủ yếu do người dân thả con giống trước thời vụ vào tháng 2 vì con giống rẻ (chỉ từ 15 đồng/con so với 40-70 đồng/con lúc chính vụ).

Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã dập dịch trên 33 ha tôm nhiễm bệnh. Trong số 229,6 triệu đồng kinh phí dập dịch, có 148,8 triệu đồng do dân tự bỏ ra.

Hiện nay, Quảng Trị đang còn 14 ha tôm bị dịch chưa được dập tắt - tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Gio Mai.

Đ.D.

 


Sở NN-PTNT TP.Cần Thơ: Khuyến cáo nhiều biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước do nuôi cá

Nguồn tin: BCT, 23/5/2005
Ngày cập nhật: 23/5/2005

* Diện tích nuôi thủy sản tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước

Theo Sở NN-PTNT TP.Cần Thơ, đến giữa tháng 5-2005, toàn thành phố có trên 7.400 ha mặt nước và 467 lồng bè nuôi thủy sản - tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nuôi cá chiếm trên 6.300 ha; nuôi tôm càng xanh: gần 232 ha. Cờ Đỏ đang là địa phương phát triển mạnh diện tích nuôi cá đồng trên ruộng- chiếm trên 98% tổng diện tích nuôi cá trên ruộng của toàn thành phố. Còn huyện Thốt Nốt, với 308 lồng bè nuôi cá cặp theo sông Hậu, đang là nơi nuôi cá lồng bè lớn nhất thành phố hiện nay.

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước do nuôi thủy sản, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo cho ngành nông nghiệp các quận, huyện tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi. Trong đó, các biện pháp đang được chú trọng là không thải thẳng nước trong ao nuôi ra các kinh rạch mà nên đưa vào đồng ruộng để tăng các chất hữu cơ cho đất; nạo vét bùn trong ao, mương nuôi cá phải có nơi dự trữ để trồng các loại rau màu. Riêng các hộ nuôi cá trên lồng bè cặp theo sông Hậu không được sử dụng các chất kích thích, các loại thức ăn dễ gây ô nhiễm môi trường,...

H.V

 


Con tôm vẫn còn cơ hội tại Mỹ

Nguồn tin: ND, 21/05/2005
Ngày cập nhật: 22/5/2005

 


Phát triển nuôi tôm bền vững: Ao tôm như "ngôi nhà" của con người

Nguồn tin: ND, 21/05/2005
Ngày cập nhật: 22/5/2005

Xử lý nghiêm ngặt hệ thống ao nuôi, từ ao lắng, kênh dẫn - thải nước; xịt rửa, phơi khô đáy ao; sử dụng hóa chất làm sạch môi trường nước... là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả cũng như tính bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp.

Tại hội thảo, về những cải tiến mới trong kỹ thuật và dinh dưỡng tôm diễn ra tại TP Hồ Chí Minh do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II và Công ty Bayer-Việt Nam tổ chức mới đây, Tiến sĩ Dương Đỗ Đồng - giảng viên Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đưa ra đánh giá: cách đây 17 năm, nuôi tôm sú giỏi có thể đạt 10 tấn/ha, nhưng ngày nay thì không dễ gì. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường ô nhiễm, mật độ phải 20-30 con/m2. TS Đồng đã đưa ra khuyến cáo một năm chỉ nên nuôi 2 vụ.

Hãy bắt đầu từ "làm nhà" cho tôm ở

GS.Claude Elson Boyd - Giảng viên Đại học Tổng hợp Auburn - Hoa kỳ đã ví ao nuôi tôm cũng không khác gì ngôi nhà ở của con người. Ngôi nhà có sạch thì con người mới thấy thoải mái, giúp cho sức khỏe tốt hơn. Do đó, nguyên tắc đầu tiên khi tiến hành thả tôm, nông dân phải lấy chất bẩn ra khỏi ao nuôi, nếu không phải dùng hóa chất để chất bẩn tiêu huỷ ngay trong ao.

Với đáy ao, theo GS.Claude Elson Boyd cần xịt rửa, sau đó phơi khô rồi tiến hành cày nền, cày lật và phơi khô đáy ao trước khi cho nước vào. Với nước, nếu ao xì phèn phải bón vôi, vì ao nước nhiễm phèn, tôm sẽ không lớn. Ông cho rằng, độ sâu nước tối thiểu phải 1,3m thì nắng nóng như hiện nay mới bảo đảm tôm không bị chết do nóng, độ pH phải 7,5-8,5 mới đạt. Trường hợp muốn gây màu cho nước, nông dân không nên cho tảo lam phát triển mạnh; độ pH cao dễ gây tình trạng tảo phát triển, tôm sẽ có mùi hôi.

25 con/m2 là đủ

GS TS.Chalor Limsuvan ở Đại học Kasetsart - Thái-lan cho biết, ở Thái-lan đi vào nuôi tôm là thâm canh ngay từ khi Chính phủ có quyết định phát triển vùng nuôi tôm chứ không phải qua thời gian nuôi quảng canh như ở Việt Nam. Giải thích hiệu quả từ quyết định này, ông Chalor Limsuvan cho hay, chính vì nông dân Thái-lan chỉ thả với mật độ 25 con/m2 . Ông cũng nói rằng, có giai đoạn nhiều nông dân muốn thu lợi lớn nên đã tăng số lượng lên 40-50 con/m2, ngay lập tức xuất hiện dịch bệnh, tôm chết hàng loạt.

Hiện nay, Thái-lan đã bắt đầu chuyển sang nuôi tôm chân trắng vì nước này đã nhân tạo thành công giống tôm này. Tôm chân trắng có thể nuôi được mật độ cao vì nó sống ở nhiều tầng nước (không như tôm sú chỉ ở đáy), chi phí sản xuất thấp. Ông Chalor Limsuvan cho rằng, đưa con tôm thẻ chân trắng vào nuôi không phải chuyện dễ nếu như nguồn giống chưa kiểm soát được. Ông khuyến cáo nông dân Việt Nam không nên tự phát nuôi một khi chưa có chủ trương từ phía Chính phủ.

Không nên nhập quá nhiều thức ăn

Ông Daniel Fega, chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản Thái-lan cho rằng, tỷ lệ protein từ bột cá trong thức ăn tôm chiếm vai trò quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng cho tôm. Vì vậy Việt Nam nên xây dựng nhà máy thức ăn trên nền sử dụng bột cá, bột thịt các loài động vật trên cạn hay protein đơn bào. Không nên nhập quá nhiều loại thức ăn dạng này, vì nếu không chính nó sẽ mang mầm bệnh đến cho tôm.

Báo nông thôn ngày nay

 


Thương sao "cá lên"!

Nguồn tin: BCT, 20/5/2005
Ngày cập nhật: 22/5/2005

Cá đồng thiên nhiên ở miền Tây là một nguồn lợi vô cùng quý giá, đã nuôi sống ông cha ta xưa kia khi đi mở đất. Ngày nay chúng thường xuyên có mặt trong bữa ăn của hàng triệu gia đình từ thành thị đến nông thôn trên nhiều vùng đất nước, đặc biệt là nguồn sống chính không thể thiếu của dân nghèo vào mùa nước lũ giáp hạt. Chính vì thế, thời gian gần đây nó trở nên có giá trị kinh tế và đang bị khai thác bằng nhiều hình thức vừa thiếu khôn ngoan vừa tàn độc, trong đó hành động bắt “cá lên” đang diễn ra ở nhiều nơi sau những trận mưa chuyển mùa rất cần được ngăn chặn kịp thời, nếu không sẽ làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi quý giá này trong tương lai không xa.

Theo bản năng tự nhiên, cứ sau những đám mưa chuyển mùa đủ lớn là gần như tất cả các loài cá đồng lớn bé đang ẩn trốn trong các kinh, mương, ao vườn... đều tìm cách vượt lên đồng hoặc tập trung một nơi nào đó, sẵn sàng đến những nơi thích hợp để sinh sản (nên gọi là “cá lên”). Đây cũng chính là thời điểm chúng dễ dàng bị thu gom bằng các dụng cụ hủy diệt như nò, vó, lờ, lú, đâm, xuyệt, câu vịt... nhằm phục vụ các nhu cầu của con người một cách không thương tiếc. Bởi, hầu hết nông dân có suy nghĩ “của trời cho, mình không bắt, thiên hạ cũng bắt”, nên ở vùng nào có “cá lên” thì cả người lớn lẫn trẻ con, dù có nuôi cá đồng hay không đều thi nhau tìm bắt bằng mọi cách. Nếu bắt được ít thì tiêu dùng trong nhà, khi có nhiều lại mang ra chợ bán kiếm tiền. Còn ở chợ, tuy “cá lên” ốm nhằn, thịt vừa nhạt lại vừa cứng chẳng ngon lành gì, nhưng bù lại trứng cá rất thơm ngon, mỗi năm chỉ có một mùa, được ăn ai lại không thích? Và không ít người cũng suy nghĩ “ta không ăn người khác cũng mua ăn, tội gì không mua cá giá rẻ”? Vì thế các bà nội trợ cũng cứ “cá lên” mà chọn mua cho bữa ăn gia đình, vô tình đã gián tiếp góp phần diệt cá đồng từ trong trứng! Thật tội cho đàn cá đồng, khác nào như đang bị tìm diệt mọi lúc, mọi nơi từ đồng ra chợ vậy!

Nguồn lợi cá đồng không chỉ cần được bảo vệ tốt, an toàn trong các mùa khô hạn gay gắt, mà còn cần phải được tiếp tục duy trì sự chăm sóc cho qua mỗi mùa cá lên đồng để chúng sống đến “mẹ tròn con vuông”, để khôi phục bầy đàn cho mùa khai thác, đánh bắt kế tiếp có được sản lượng lớn hơn và chất lượng thương phẩm ngon hơn. Thương sao! Những con cá mẹ cưu mang buồng trứng nặng nề, phải trốn tránh vượt qua bao nhiêu mối hiểm nguy trong suốt mùa khô hạn và mãi đợi chờ mấy đám mưa chuyển mùa, để những mong tìm được chỗ an toàn cho đàn con chào đời. Nỡ lòng nào! Chỉ vì hiểu một cách nông cạn câu “vật dưỡng nhơn” mà ta giết cả mẹ lẫn hàng trăm, hàng ngàn cá con? Lẽ ra chúng cần phải được bảo vệ, giúp đỡ trong mùa sinh sản để được thu thêm bao nhiêu là mối lợi vào cuối mùa, từ đàn “cá lên” còn lại quá ít ỏi như hiện nay.

Bà con nông dân cần có ý thức bảo vệ lợi ích chung cùng nhau vận động, khuyên bảo mọi người không được bắt, ăn “cá lên”, mà hãy tìm cách khoanh nuôi, chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng. Vì mỗi con cá bố mẹ nếu được bảo vệ tốt trong mùa sinh sản sẽ rất quan trọng trong việc khôi phục lại đàn cá giống và duy trì cho các mùa sau. Và dù cho loài cá lớn, hay nhỏ, giá trị cao hay thấp, chúng đều rất có ý nghĩa trong sự cân bằng sinh học trên đồng ruộng, và càng có ý nghĩa đối với đời sống của những hộ nông dân nghèo trong mùa giáp hạt. Có nguồn giống cá đồng phong phú sẽ là cứu cánh của các gia đình nghèo trong từng địa phương, từ cơm, áo, thuốc men trị bệnh đến chi phí học hành của bọn trẻ...

Lãnh đạo các ngành chức năng, chính quyền các cấp cần hỗ trợ nhân dân các nơi trong việc bảo vệ nguồn lợi cá đồng. Đặc biệt cần ban hành những văn bản quy định cụ thể các hình thức chế tài để ngăn chặn kịp thời những kẻ đánh bắt cá trộm, xâm hại quyền lợi người nuôi, gây cản trở phong trào khôi phục và phát triển nghề nuôi cá đồng truyền thống trong vùng.

MỤC ĐỒNG


Tôm VN và thị trường mới tại EU

Nguồn tin: TT< 21/05/2005
Ngày cập nhật: 22/5/2005

 


Năm 2005: Có thể xảy ra nhiều đợt lũ lớn

Nguồn tin: SGGP, 17/5/2005
Ngày cập nhật: 22/5/2005

Tại cuộc họp triển khai công tác phòng chống lụt bão năm 2005 được tổ chức ngày 16-5 ở Hà Nội, Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn trung ương cảnh báo, từ đầu năm 2005 đến nay có nhiều biểu hiện bất thường của thời tiết.

Trong khi đó, theo chu kỳ 60 năm (tính từ năm 1945 – năm xảy ra lũ đặc biệt lớn ở Bắc bộ), năm nay thời tiết có nhiều biểu hiện tương tự năm 1945. Sau khi hạn hán kéo dài trên diện rộng lại xuất hiện nắng nóng ngay từ đầu mùa hè 2005 kèm theo lốc và mưa đá xảy ra ở nhiều nơi.

Do đó, các địa phương ở Bắc bộ và Trung bộ cần đặc biệt đề phòng các cơn lũ lớn có thể xảy ra trong mùa mưa lũ năm nay.

Theo Bộ NN-PTNT, đến nay các địa phương đã thực hiện đắp đê được xấp xỉ 1,2 triệu m3, bằng 70% kế hoạch. Tuy nhiên, trong số 16 tỉnh có các tuyến đê xung yếu cần phải gia cố thì tiến độ đạt rất chậm, khối lượng thực hiện được 40.000m3 đá và bê tông, chỉ bằng 42% so với kế hoạch.

Văn Nghĩa

 


Không nên dung túng cho những DN ép giá

Nguồn tin: NLD, 20/05/2005
Ngày cập nhật: 20/5/2005

 


An Phú - An Giang: Phát triển nhanh nghề nuôi thủy sản

Nguồn tin: AG, 20/05/2005
Ngày cập nhật: 20/5/2005

Là một huyện đầu nguồn sông Mê Kông, An Phú được xem như một trong những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi thủy sản.

Xác định thế mạnh thủy sản là ngành hàng hóa đứng sau cây lúa của huyện nhà, những năm qua, An Phú đã xây dựng nhiều kế hoạch nhằm từng bước khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, góp phần phát triển ngành Thủy sản một cách bền vững, đưa kinh tế - xã hội địa phương không ngừng đi lên. Từ một huyện chỉ có 750 bè nuôi cá, sản lượng khoảng gần 8.000 tấn, đến nay An Phú đã có trên 1.200 bè cá, với sản lượng hàng năm đạt trên 24.000 tấn, tăng gấp 3,14 lần. Diện tích ao hầm từ 32 ha tăng lên 73 ha, với nhiều chủng loại cá thả nuôi phong phú như: Cá tra, ba sa, cá lóc môi trề, cá rô, cá bông..., góp phần đưa giá trị kinh tế của riêng ngành thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp huyện tăng vọt từ 25 lên 33% trong vòng 5 năm trở lại đây.

Song, điều dễ nhận thấy là bên cạnh những thành tựu mà ngành chăn nuôi thủy sản huyện An Phú mang lại, cũng như các địa phương khác, vấn đề đã và đang là nỗi băn khoăn cho lãnh đạo, ngành Nông nghiệp ở địa phương là sự phát triển ồ ạt của các làng bè, ao hầm đã dẫn đến một thực trạng cung vượt cầu, lượng cá tồn trữ do ảnh hưởng bởi thời tiết bị bỏ ăn kéo dài nên hao hụt, mất sản lượng. Nhiều ngư dân phải chịu cảnh lỗ nặng, mất khả năng tái sản xuất, nguồn nước bị ô nhiễm, làm dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi. Mặt khác, việc khai thác mang tính hủy diệt hàng loạt như sử dụng xung điện, chất độc, kích thước nhỏ hơn quy định, khai thác cá vào mùa di cư sinh sản, cá mang trứng, cá non... đã khiến cho mảnh đất nhiều tiềm năng về nguồn lợi thủy sản tự nhiên như An Phú rơi vào tình trạng cạn kiệt, bởi nạn khai thác bừa bãi của gần 1.000 hộ dân chuyên sinh sống bằng nghề đánh bắt trên sông và các kênh rạch ở địa phương...

Với mục tiêu nâng tổng sản lượng thủy sản lên 59.117 tấn, trong đó chăn nuôi khoảng 56.114 tấn, khai thác 3.003 tấn vào năm 2010, ngoài việc khẩn trương kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản có công suất từ 100 đến 140 tấn/ngày tại khu vực xã Vĩnh Hội Ðông, huyện An Phú còn hoạch định nhiều chiến lược phát triển lĩnh vực chăn nuôi thủy sản, cụ thể như: Tiến hành đầu tư, cải tạo đưa vào khai thác diện tích mặt nước chưa sử dụng để tăng năng suất, sản lượng nuôi; xã hội hóa công tác giống trong ngư dân thông qua hệ thống kiểm dịch của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo chất lượng con giống, đa dạng hóa các loài giống thả nuôi, trong đó đặc biệt khuyến khích ngư dân nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao. Ðồng thời có kế hoạch hỗ trợ vốn cho ngư dân cũng như tạo điều kiện thuận lợi việc thực hiện các kế hoạch sản suất thông qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chặt chẽ giữa người nuôi và doanh nghiệp...

Ð.K

 


Tri Hải - Ninh Thuận: phát triển mới 30 ha mặt nước nuôi rong sụn

Nguồn tin: Ninh Thuận, 20/05/2005
Ngày cập nhật: 20/5/2005

Theo đồng chí Lê Thanh Huy, Chủ tịch UBND xã Tri Hải cho biết từ đầu năm 2005 đến nay nông dân địa phương đã đầu tư trồng mới 30 ha rong sụn trên mặt nước ven Đầm Nại. Vốn đầu tư cho 1 sào rong sụn khoảng 1,2 triệu đồng bao gồm 500 kg rong giống (giá 1.500 đồng/kg), dây ny lon, cọc tre. Sau ba tháng chăm sóc mỗi sào rong rụn cho thu hoạch trung bình 9 tạ rong khô trị giá 7,6 triệu đồng (8.500 đồng/kg). Trừ hết chi phi đầu tư, người trồng rong sụn có lãi ròng ít nhất 5 triệu đồng/sào. Nhờ hiệu quả của nghề trồng rong sụn đã góp phần tăng thu nhập cho gần 100 gia đình thuộc các thôn Tri Thủy, Tân An, Khánh Hội.

Sơn Ngọc,Báo Ninh Thuận

 


Kiên Giang: Nông dân thị xã Hà Tiên chuyển từ nuôi tôm sang nuôi cua

Nguồn tin: BCT, 20/5/2005
Ngày cập nhật: 20/5/2005

Qua nghiên cứu thực tế ở một số địa phương, Hội Nông dân thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang mạnh dạn vận động nông dân nuôi tôm kém hiệu quả chuyển đổi sang mô hình nuôi cua. Sau thời gian thử nghiệm mô hình nuôi cua đạt hiệu quả cao, lợi nhuận gấp nhiều lần nuôi tôm. Điển hình như hộ anh Phan Văn Bẹo, ấp Ngã Tư với diện tích 5ha, tự thả 20 ngàn cua giống với tổng số vốn đầu tư khoảng 40 triệu đồng. Sau 3 tháng anh thu hoạch được 350 kg cua thịt, bán với giá 160.000 đồng. Sau khi trừ các chi phí anh Bẹo còn lãi trên 15 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Thạnh thả 7.000 cua giống trên diện tích 3,3ha, đến kỳ thu hoạch được 35 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 21 triệu đồng... Đến nay, nông dân vùng ven thị xã Hà Tiên đã phát triển trên 70 hộ nông dân tham gia nuôi cua với diện tích 84ha.

BÙI CÔNG BA

 


Bộ Thủy sản thành lập Ban điều hành sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa Việt Nam

Nguồn tin: SGGP, 20/5/2005
Ngày cập nhật: 20/5/2005

 


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang