• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khan hiếm tôm sú nguyên liệu

Nguồn tin: BĐ, 7/4/2005
Ngày cập nhật: 7/4/2005

(BĐ) - Từ đầu năm đến nay, các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh chỉ hoạt động khoảng 40% công suất do thiếu tôm sú nguyên liệu. Nguyên nhân của việc khan hiếm là do năm nay thời điểm thả tôm nuôi muộn hơn so với các năm gần 2 tháng, đến nay tôm chỉ mới hơn 1 tháng tuổi, thêm vào đó dịch bệnh cũng làm giảm sút sản lượng tôm nuôi. Trong khi đó, ở các tỉnh lân cận (Quảng Ngãi, Phú Yên, Quảng Nam…) cũng diễn ra tình trạng tương tự nên các đơn vị sản xuất cũng không tìm được nguồn nguyên liệu ở ngoài tỉnh.

Hiện nay các nhà máy chế biến tôm sú ở Bình Định gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu, chỉ mua được khoảng 1/2 so với năm 2004, trong khi các đơn đặt hàng vẫn còn nhiều. Giá tôm hiện nay đã đẩy lên đến 190.000 đồng/kg (tôm loại I), cao hơn 30.000 đồng/kg so với cuối năm 2004.

. Ngọc Thái

 


Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học biofish để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

Nguồn tin: BCT, 7/4/2005
Ngày cập nhật: 7/4/2005

Thực hiện Chỉ thị số 03/2005/CT-BTS ngày 7-3-2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản chỉ đạo về “Tăng cường kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thủy sản”, các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư ở huyện Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh đang tích cực hướng dẫn bà con ứng dụng chế phẩm Biofish xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, làm cho mầm bệnh khó phát sinh trong ao nuôi. Từ đó, hạn chế được tình trạng người nuôi có tâm lý phòng bệnh cho tôm cá đã trộn kháng sinh vào thức ăn.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Bá, Viện Công nghệ sinh học (Trường ĐH Cần Thơ), chế phẩm Biofish với thành phần chính là vi khuẩn lactic và vi khuẩn bacillus subtilis được chiết xuất từ các sản phẩm lên men chua truyền thống, nếu sử dụng với tỷ lệ 1% (5 muỗng ăn canh/1kg thức ăn) bổ sung vào thức ăn cho các vật nuôi thủy sản sẽ góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong các ao nuôi, nhờ tác dụng của men làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn. Tương tự, nếu cho chế phẩm này vào môi trường nước trong ao vuông nuôi thâm canh, có tác dụng phân hủy nhanh các chất cặn bã, hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh; giải quyết được tình trạng tồn dư lưu lượng kháng sinh trong thủy sản.

Đình Khôi


Các vùng nuôi nhuyễn thể Việt Nam đều an toàn

Nguồn tin: TTXVN, 06/04/2005
Ngày cập nhật: 6/4/2005

Hà Nội (TTXVN) - Theo Cục Quản lý chất lượng-an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQAVED), Bộ Thủy sản, các mẫu kiểm tra vi sinh vật, độc tố sinh học biển và tảo độc tại các vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên cả nước đều đảm bảo yêu cầu an toàn, được phép thu hoạch.

Trước đó, NAFQAVED, các chi cục và chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản các địa phương đã giám sát, lấy gần 100 mẫu tại các vùng nuôi sò huyết, nghêu lụa, nghêu trắng và các mẫu nước./.

 


ĐBSCL: Hướng đến mục tiêu 1 triệu tấn cá basa, cá tra

Nguồn tin: SGGP, 6/4/2005
Ngày cập nhật: 6/4/2005

Một triệu tấn cá basa, cá tra - là sản lượng phấn đấu của ĐBSCL đến năm 2010. Chương trình hành động của ngành thủy sản về chất lượng và thương hiệu cá tra, basa Việt Nam vừa được Bộ Thủy sản phê duyệt cũng đặt chỉ tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 800 triệu USD từ cá basa, cá tra.

Nhiều vấn đề bức xúc như: tình trạng dùng các hóa chất, dư lượng kháng sinh, môi trường bị ô nhiễm… trong nuôi thủy sản đã được nêu ra tại cuộc hội thảo “Liên minh giữa Việt Nam và châu Âu về nuôi trồng thủy sản bền vững” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GTZ) tổ chức tại Cần Thơ ngày 5-4.

Trong đó, nhiều ý kiến đã cảnh báo về các hệ lụy kéo theo khi “phát triển nóng” diện tích, sản lượng cá basa, cá tra lên 1 triệu tấn vào năm 2010, tăng gần gấp 3 lần hiện nay.

C.H.P.


Cá lóc đồng tiếp tục khan hiếm trong mùa khô hạn

Nguồn tin: WAG, 4/4/2005
Ngày cập nhật: 5/4/2005

Đến thời điểm hiện nay, lượng cá đồng gần như chỉ còn rất ít hoặc không còn tại một số chợ thành thị lẫn nông thôn. Ngoài một số loại cá trắng như cá trèn, cá linh còn tìm thấy hàng ngày do câu lưới hoặc đánh bắt lẻ, cá lóc đồng chỉ thấy xuất hiện rất thưa thớt và thường là loại dưới 400 gram mỗi con. Thay vào đó là cá lóc nuôi chiếm vị trí chủ lực với số lượng lớn, mỗi con có trọng lượng từ 600 gram đến khoảng 1kg. Tuy nhiên, người mua vẫn thích cá đồng và chấp nhận giá cao, khoảng 35.000 đồng/kg thay vì cá nuôi 30.000 đồng/kg.

Điều này cho thấy cần sớm phổ biến rộng rãi kế hoạch bảo tồn cá thiên nhiên bên cạnh việc phát triển nghề nuôi cá nước ngọt. Đồng thời, có biện pháp ngăn cấm đánh bắt cá lóc có trọng lượng dưới mức quy định để bảo tồn được nguồn cá sinh sản tự nhiên, khi hiện nay tại một số chợ đang xảy ra việc bán cá lóc đồng trọng lượng chỉ khoảng 100 gram/ con.

T.N

 


Kiểm soát vùng thu hoạch NT2MV: các vùng nuôi đều an toàn

Nguồn tin: Vasep, 4/4/2005
Ngày cập nhật: 5/4/2005

Trong 2 tháng đầu năm, các Chi cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản vùng đã phối hợp với các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản địa phương tiến hành giám sát và lấy mẫu kiểm tra vi sinh vật, độc tố sinh học biển và tảo độc tại các vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (NT2MV). Tổng số mẫu được lấy trong 2 tháng là 91 mẫu, trong đó có 59 mẫu nghêu trắng, nước, 24 mẫu sò huyết, nước và 8 mẫu nghêu lụa, nước. Nhìn chung, các mẫu kiểm tra đều đạt yêu cầu, các vùng nuôi đều an toàn về các yếu tố môi trường và đều được phép thu hoạch.

Trong 2 tháng đầu năm, Nafiqaved đã tiến hành kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho 24,6 tấn tôm hùm bông, ba ba, cá chình, cá hồi ướp lạnh, 25.000 trứng cá hồi xuất-nhập khẩu và lưu chuyển trong nước.

NTNT


Trà Vinh: Thả về biển 2,5 triệu con tôm sú giống

Nguồn tin: Vasep, 4/4/2005
Ngày cập nhật: 5/4/2005

Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Trà Vinh đã vận động 240 cơ sở sản xuất, trại ương dưỡng tôm sú giống được 2,5 triệu con cỡ P15-20 để thả về biển tại vàm Láng Nước xã Trường Long Hoà huyện Duyên Hải. Số tôm sú giống này được thả về biển nhằm cải tạo nguồn lợi tôm bố mẹ phục vụ sản xuất và bổ sung nguồn tôm sú trong tự nhiên.

(TN) - Lao Động

 


TT- Huế: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 3.55,2 ha

Nguồn tin: TT-Huế, 31/3/2005
Ngày cập nhật: 5/4/2005

Vụ nuôi tôm năm nay ở Thừa Thiên Huế bắt đầu tiến hành thả tôm giống từ tháng 3/2005. Đến cuối tháng 3-2005, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên toàn tỉnh đạt 3.55, 2ha, tăng 8,9% so cùng kỳ; trong đó, diện tích nuôi tôm 2.621 ha, tăng 1,5%; nuôi cá nước ngọt 888 ha, tăng 36,6% do ngư dân vào vụ sớm.

Về đánh bắt thuỷ sản, quý I/2005 đạt sản lượng 4.183 tấn, tăng 7% so cùng kỳ; trong đó khai thác biển 3.397 tấn, tăng 8%.

 


Nước nuôi tôm trên cát-những điều suy nghĩ

Nguồn tin: Quảng ngãi, 31/03/2005
Ngày cập nhật: 5/4/2005

Nghề nuôi tôm tại Quảng Ngãi đã có những bước phát triển mạnh. Năm 2001 diện tích nuôi tôm toàn tỉnh khoảng 600ha, sản lượng đạt gần 1000 tấn. Năm 2002, diện tích nuôi 657ha, sản lượng 1200 tấn.

Năm 2003, diện tích nuôi 690ha, sản lượng 900 tấn. Năm 2004, diện tích nuôi 694ha, sản lượng 1.100 tấn. Tình hình dịch bệnh tôm thường xuyên xuất hiện, nhất là ở vùng triều đã gây thiệt hại lớn cho người dân Quảng Ngãi; vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành thuỷ sản và các cơ quan khoa học tổ chức nghiên cứu thử nghiệm và xây dựng qui trình nuôi thâm canh tôm để phát triển đại trà trên diện tích đã qui hoạch đến năm 2010 có 4487ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; trong đó, có 720 ha nuôi tôm trên cát phủ bạt.

Với kết quả nghiên cứu bước đầu của Viện Kinh tế và Qui hoạch Thuỷ sản và Trung tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thuộc Sở Khoa học Công nghệ Quảng Ngãi, huyện Mộ Đức đã phát triển mô hình nuôi tôm trên cát tại xã Đức Phong và Đức Minh huyện Mộ Đức với diện tích 46ha, năm 2003 sản lượng đạt 200 tấn; năm 2004 sản lượng đạt 420 tấn. Ngoài ra, Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Quảng Ngãi, thành viên của Tổng Công ty Càphê, đã triển khai dự án nuôi 100 ha tôm trên cát phủ bạt tại xã Đức Minh với tổng mức đầu tư gần 37 tỷ đồng, Công ty Thái Phát Hưng, đang chuẩn bị triển khai thi công 50 ha tại xã Đức Chánh, tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng.

Lợi tức của việc nuôi tôm trên cát khỏi phải bàn nếu không tính đến việc tôm bị dịch bệnh; thử nhẩm tính, suất đầu tư một tấn tôm sú, hơn 22 triệu, năng suất đạt 9 tấn/năm; giá bán 70 triệu/tấn và mức lợi nhuận trên 400 triệu/ha/năm; như vậy, việc nuôi tôm trên cát phủ bạt toàn bộ diện tích 720 ha qui hoạch sẽ có khoản lợi nhuận mỗi năm hơn 300 tỷ đồng.

Ở đây chúng ta không đi sâu đến con số lợi nhuận trong quá trình nuôi tôm trên cát tại vùng cát ven biển Quảng Ngãi. Vấn đề chúng tôi muốn nêu lên là nguồn nước ở đâu để nuôi tôm và thải nước nuôi tôm ra đâu; ảnh hưởng như thế nào đến môi trường đất và nước quanh vùng.

Nước để nuôi tôm cần phải có độ mặn thích hợp 0,12-0,15% lượng Cl trong nước, để có môi trường nước thích hợp, người nuôi tôm phải lấy nước ngọt từ trong lòng đất hoặc từ nguồn nước hồ thủy lợi hoặc sông, suối, pha trộn với nước biển, một ha nuôi tôm cần 25 – 30 ngàn m3 nước lợ mỗi năm (tương ứng 15-20 ngàn m3 nước ngọt); toàn bộ vùng cát ven biển được qui hoạch để nuôi tôm của Quảng Ngãi đều không có nguồn nước hồ thủy lợi chủ động, chỉ có nước ao hồ nhỏ, vì vậy, người nuôi tôm lấy nước từ lòng đất, mỗi năm nếu nuôi hết 720ha thì cần lượng nước ngọt 1,0 đến 1,5 triệu m3 nước ngọt; một con số đáng để suy ngẫm: liệu nước ngầm ven biển Quảng Ngãi có được bao nhiêu và chương trình nuôi tôm trên cát Quảng Ngãi tiến hành được mấy năm?

Vấn đề thứ hai của việc nuôi tôm trên cát tại vùng ven biển Quảng Ngãi là nước thải. Hàng năm, nếu nuôi hết 720 ha, một lượng nước thải khổng lồ gần 2 triệu m3 nước có hàm lượng muối 0,12-0,15% Cl và một lượng thức ăn tồn đọng trong nước khá lớn. Để giải quyết lượng nước bẩn này chỉ có biện pháp xử lý lọc theo hệ thống hoàn lưu để nuôi lại và trước khi thải ra cũng phải qua hệ thống lắng lọc. Điều này cũng phải có kế hoạch đầu tư rất lớn và tất nhiên, việc đầu tư cho hệ thống dẫn nước chủ động nuôi tôm và lọc nước thải ra là một công trình.

Trên thế giới, việc nuôi tôm trên cát của nhiều nước, gần nhất là Đài Loan và Thái Lan lúc ban đầu đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước họ nhưng sau nhiều năm sản xuất, đến bây giờ họ đã cảnh báo khi nuôi tôm trên cát từ nguồn nước lấy từ trong lòng đất và đặc biệt nước thải ra môi trường trong vùng nuôi tôm; đó là sự sa mạc hóa và mặn hóa. Lấy nước trong lòng đất để nuôi tôm sẽ làm cho nguồn nước ngầm cạn kiệt gây nên sa mạc hóa; nước lợ nuôi tôm thải ra môi trường làm mặn hóa đất các vùng lân cận, chưa kể những cặn bã khác còn tồn đọng trong quá trình nuôi tôm.

Để giải quyết vấn đề nước cung cấp cho tôm nuôi trên cát không thể dựa vào nguồn nước tự nhiên tại chỗ vì, tổng lượng mưa trung bình hàng năm tại các huyện ven biển Quảng Ngãi khoảng 2000-2200mm nhưng tổng lượng bốc hơi hàng năm của vùng này khoảng 900-920 mm, và hàng năm có những trận lụt tràn qua. Tuy nhiên, lượng nước do mưa và lụt cung cấp vào trong lòng đất cũng khó có thể bù đắp cho lượng nước phục vụ cho nuôi tôm và bốc hơi; tổng lượng nước cung cấp vào trong đất nhỏ hơn so với lượng nước lấy từ đất, hơn nữa địa hình đất dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông nên đất cũng không chứa được nhiều nước do mưa và lụt đem về.

Vì vậy, nước để nuôi tôm trên cát ven biển Quảng Ngãi phải bằng nguồn nước ổn định từ hồ chứa nước; đối với Quảng Ngãi, lượng nước lớn nhất có thể cung cấp cho nuôi tôm, trước mắt từ nguồn nước Thạch Nham, nay mai khi công trình thủy lợi Nước Trong hoàn thành sẽ cung cấp nguồn nước dồi dào cho diện tích nuôi tôm trên cát ven biển Quảng Ngãi.

Trong thực tế, để khai thác, sử dụng được nguồn nước từ Thạch Nham hoặc Nước Trong cho việc nuôi tôm trên cát, cần phải đầu tư một nguồn kinh phí khá lớn để xây dựng hệ thống kênh dẫn mới đưa được nước từ các hồ này về các vùng ven biển; tất nhiên việc xây dựng hệ thống kênh này không chỉ vì mục đích duy nhất là nuôi tôm mà còn là yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của dân cư ven biển. Vùng ven biển của tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài gần 135km, đời sống dân cư dựa vào đánh bắt thủy sản trên Biển Đông, phần còn lại sản xuất nông nghiệp, đại đa số dân còn nghèo, đời sống chưa được cải thiện nhiều, đặc biệt trong sinh hoạt và sản xuất luôn chịu áp lực lớn của nước sinh hoạt, đã có những năm dân cư một số xã ven biển không có nước uống; đây cũng là hạn chế cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội của cư dân vùng này.

Để cho người dân khai thác và sử dụng hệ thống cấp và thoát nước chủ động nuôi tôm công nghiệp cũng là một hình thái công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, là một sự đầu tư có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội cho bộ phận dân cư ven biển Quảng Ngãi.

Như vậy, việc cung cấp nguồn nước cho vùng ven biển Quảng Ngãi không những để nuôi tôm mà còn là nguồn nước cung cấp cho đời sống và sản xuất của cư dân ven biển và cũng có thể hiểu là góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội vùng này./.

(L.Đ)

 


Hiện 100% vùng nuôi thủy sản được kiểm soát dư lượng chất độc hại

Nguồn tin: Quảng ngãi, 29/3/2005
Ngày cập nhật: 5/4/2005

Ngày 28/3 tại Hà Nội, Bộ Thuỷ sản đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về khoa học và công nghệ ngành Thuỷ sản. Theo báo cáo của Bộ, chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại đã thực hiện được ở 100% vùng nuôi tập trung gồm 137 vùng của 35 tỉnh. Hàng thuỷ sản Việt Nam có mặt tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, 258/332 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, 153 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trưòng EU.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cho rằng, đội ngũ các nhà khoa học thuỷ sản hiện nay vẫn còn hạn chế so với tốc độ phát triển của ngành. Muốn khắc phục, Bộ sớm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong đó có khoa học công nghệ; cơ cấu, tổ chức các viện nghiên cứu hợp lý. Các công trình nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất cần gắn với bảo vệ môi trường.

Theo Tiền phong

 


Cây trồng - vật nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long: Liên tục bị chặt phá, trộm cắp

Nguồn tin: LĐ, 4/4/2005
Ngày cập nhật: 5/4/2005

 

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang