• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gắn kết sản xuất - tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho cây khóm Đồng Tháp Mười

Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang, 25/11/2021
Ngày cập nhật: 26/11/2021

Hiện nay, huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) đã xây dựng được vùng trồng khóm chuyên canh trên 15.100 ha, lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Trong đó, có trên 13.600 ha đang cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 20 tấn trái/ha. Từ đầu năm đến nay, nông dân địa phương đã thu hoạch đạt sản lượng trên 245.000 tấn trái cung ứng thị trường.

Vùng khóm chuyên canh tại xã Phước Lập.

Đáng chú ý, nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh cây khóm vùng Đồng Tháp Mười, địa phương chú trọng định hình vùng sản xuất chuyên canh, chuyển giao khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa gắn với tổ chức mạng lưới thu mua, tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất - tiêu thụ đồng thời tích cực sơ chế, chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ trái khóm, giúp giải quyết đầu ra sản phẩm, nông dân ổn định cuộc sống.

Hiện nay, với kỹ thuật xử lý cho trái theo ý muốn được ngành Nông nghiệp đúc kết, chuyển giao và nông dân đang áp dụng một cách rộng rãi đã tạo nên cuộc cách mạng trên lĩnh vực thâm canh cây trồng đặc sản. Nhờ vậy, khóm Tân Phước cho thu hoạch gần như quanh năm. Từ đó, giảm được nguy cơ trúng mùa, mất giá do mất cân đối cung cầu thị trường nông sản, nông dân an tâm đẩy mạnh sản xuất, thâm canh.

Mặt khác, thời gian gần đây, mạng lưới thu mua, tiêu thụ trái khóm được mở rộng gắn với sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của vùng chuyên canh. Thống kê của ngành chức năng cho thấy, toàn huyện hiện có mạng lưới 08 hợp tác xã liên kết thu mua, tiêu thụ khóm cho nông dân. Đồng thời, có 19 vựa thu mua cung ứng cho thị trường tiêu thụ trong nước hoặc doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đảm bảo đầu ra cho trái khóm khi đến kỳ thu hoạch. Bà con rất an tâm sản xuất.

Gần đây, cùng với việc thu hoạch và bán trái tươi thì việc sơ chế, chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ trái khóm phục vụ nhu cầu thị trường, nâng giá trị nông sản hàng hóa cũng được địa phương hết sức chú trọng. Từ trái khóm tươi, người dân địa phương chế biến ra nhiều sản phẩm, như: Kẹo khóm, nước màu khóm, nước giải khát từ trái khóm,... và đưa ra phục vụ thị trường. Qua đó, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn vừa tạo ra giá trị gia tăng từ trái khóm chủ lực vùng Đồng Tháp Mười.

Ngoài ra, việc trồng khóm chuyên canh gắn trong các mô hình kinh tế tổng hợp như VAC cũng giúp nhiều nông hộ tạo dựng cơ nghiệp bền vững. Điển hình như ông Nguyễn Văn Ngự, cư ngụ tại xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước. Gia đình ông kết hợp chăm sóc 3,2 ha chuyên canh khóm với xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo thịt, heo sinh sản, bò, cá...Trung bình mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn thu lãi ròng trên 01 tỷ đồng. Theo ông Ngự, với việc đầu tư vùng chuyên canh gắn kết với mạng lưới thu mua, tiêu thụ, đa dạng hóa sản phẩm cung ứng thị trường đã mở ra hướng đi mới, bền vững giúp nông dân trồng khóm làm giàu nhanh và nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng Tháp Mười ngày càng giàu đẹp, thịnh vượng hẳn lên.

Đáng mừng là trong những ngày qua, khi tỉnh đang dần trở lại trạng thái bình thường mới "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, các hoạt động sản xuất, đời sống tại huyện Tân Phước đang được khôi phục và phát triển. Đặc biệt, giá nông sản các loại có xu hướng tăng khá, nhất là giá khóm thương phẩm bởi việc đi lại, giao thương, thu mua, tiêu thụ nông sản thuận lợi. Trong những ngày đầu tháng 11, giá khóm thương lái thu mua tại ruộng bình quân từ 4.500 - 5.000 đ/kg, tăng gần gấp đôi so với tháng trước. Với giá này, mỗi ha thu hoạch đúng thời điểm hiện nay đạt giá trị sản xuất từ 90 - 100 triệu đồng, trừ chi phí nông dân thu lãi từ 50 - 60 triệu đồng.

Mộng Tuyết

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang