• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Thuận: Đối phó bệnh khảm lá virus gây hại mạnh trên cây mì

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 25/08/2019
Ngày cập nhật: 26/8/2019

Đến thời điểm này, bệnh khảm lá vi rút gây hại trên địa bàn huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, La Gi của tỉnh Bình Thuận với diện tích 459 ha mì, trong đó có 55 ha nhiễm nhẹ, nhiễm trung bình 252 ha và 152 ha nhiễm nặng, tăng 5 ha so với kỳ trước và tăng 447 ha so với cùng kỳ năm 2018.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh khảm lá, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị các địa phương có trồng cây mì tăng cường điều tra phát hiện và theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh khảm lá virus. Đồng thời, tuyên tuyền, phổ biến quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá mìcủa Cục bảo vệ thực vật để nông dân biết cách phòng trừ.

Thường xuyên kiểm tra ruộng mì để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Trong đó, một số biện pháp canh tác như chọn giống mì không nhiễm bệnh khảm lá virus bằng cách tự sản xuất giống (không nên sản xuất ở những vùng đang bị bệnh nặng) hoặc lựa chọn nơi cung cấp giống rõ ràng, không mua giống mì trôi nổi trên thị trường, đặc biệt là các giống mì từ các tỉnh Đông Nam Bộ. Không nên sử dụng các giống đang nhiễm bệnh nặng hiện nay như HLS -11, HLS-12.

Không trồng mì hoặc các cây ký chủ của bọ phấn trắng như cây thuốc lá, cà chua, cà tím...ở những vùng đã bị nhiễm bệnh ít nhất một vụ. Để thời gian giữa hai vụ mì ít nhất 30 ngày. Ngoài ra, sử dụng các thuốc có hoạt tính lưu dẫn cao như Dinotefuran và Pymetrozine để phòng trừ bọ phấn trắng, nên phun trừ ở giai đoạn ấu trùng. Chú ý phun phủ đều hai mặt lá, đặc biệt là các lá bên dưới, đối với cây sắn non nên phun ướt cả mặt dưới lá gốc nằm sát mặt đất.

Phòng Nông nghiêp và PTNT và Trung tâm Kỹ Thuật và dịch vụ nông nghiệp các huyện thị cần phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, rà soát thống kê danh sách diện tích và mức độ nhiễm bệnh khảm lá virus hại mì. Đồng thời thực hiện tốt công tác vận động nông dân tiêu hủy mì bị nhiễm bệnh theo quy trình kỹ thuật của ngành Bảo vệ thực vật để tránh lây lan nguồn bệnh trên diện rộng. Khi phát hiện mì bị nhiễm bệnh khảm lá, các hộ dân có diện tíchmì bị nhiễm bệnh khảm lá tiến hành tiêu hủy để ngăn ngừa sự lây lan sang các vùng sản xuất khác.

K.H

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang