• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dự án VnSAT góp phần thay đổi tập quán sản xuất

Nguồn tin: Báo Sóc Trăng, 20/08/2019
Ngày cập nhật: 21/8/2019

Nhận được sự hỗ trợ của Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT), tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện dự án tại các huyện: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và Thạnh Trị, đã góp phần tăng năng suất lúa sau thu hoạch, thay đổi cơ cấu mùa vụ thích ứng điều kiện tự nhiên, nhất là trong sản xuất lúa vụ 3 và chuyển giao đến nông dân các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nhận thức người dân ngày càng đổi mới trong canh tác lúa.

Lợi ích của Dự án VnSAT…

Tham gia sản xuất lúa bằng sự gắn kết cùng các nông dân khác trong vùng Dự án VnSAT, ông Đỗ Quốc Khởi, ấp Hòa Hưng là thành viên Hợp tác xã (HTX) Hưng Lợi, xã Long Đức (Long Phú) chia sẻ: “Dự án VnSAT giúp nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa như đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, đáp ứng kịp nhu cầu thời vụ cho nông dân kèm theo đó là tiết kiệm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí tưới nước, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, dự án còn hướng dẫn hộ dân sử dụng các loại giống lúa tốt, năng suất cao, sạch sâu bệnh, gieo trồng mật độ đảm bảo, sử dụng phân bón hợp lý, chế độ tưới nước khoa học, quản lý dịch hại đối với cây trồng, đặc biệt việc dùng cơ giới hóa sau thu hoạch hạn chế tối đa thất thoát lúa, giảm công lao động…”.

Nông dân vùng dự án ứng dụng cơ giới hóa bằng cách sạ hàng giảm lượng giống gieo sạ.

Nhận thấy Dự án VnSAT đã hướng dẫn hộ dân rất bài bản về kỹ thuật làm đất trước khi xuống giống, ông Thạch Kim Sang - thành viên HTX Hưng Lợi xã Long Đức bộc bạch: “Trước đây, hầu hết bà con nông dân chưa tham gia dự án đều đốt đồng sau đó sẽ tiến hành cày xới mới xuống giống. Hiện tại, nông dân tại các vùng dự án đều không đốt rơm rạ, hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, giảm phát thải khí CO2, nguồn phế phẩm nông nghiệp được tận dụng chăn nuôi trâu, bò, trồng nấm rơm, làm phân hữu cơ. Việc dùng phân bón được khuyến cáo tăng cường phân bón hữu cơ, giảm lượng phân đạm vô cơ ở mức không vượt quá 100kg/ha/vụ. Với việc áp dụng giảm lượng lúa giống gieo sạ, mức độ đầu tư phân bón được khuyến cáo đảm bảo năng suất kinh tế cho nông dân canh tác lúa và nông dân biết đến nguyên tắc sản xuất lúa theo “4 đúng”, giảm thuốc hóa học có tính độc cao, tuân thủ hướng dẫn khi sử dụng và đảm bảo thời gian cách ly”.

…và những thành quả bước đầu

Qua đánh giá thực tế cho thấy, sản xuất lúa vùng Dự án VnSAT giảm chi phí 350 đồng/kg lúa tươi so với trước dự án (tùy theo thời vụ, tùy tiểu vùng sinh thái khác nhau). Để thúc đẩy mức độ áp dụng đạt đầy đủ các tiêu chí theo bộ chỉ tiêu dự án, những hoạt động sau đây rất cần được thực hiện trong thời gian tới là nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo tập huấn nông dân; chuyển từ phương pháp truyền đạt thiên về lý thuyết học thuật, nông dân tiếp nhận thông tin một chiều sang phương pháp học bằng cách thực hành.

Phó Giám đốc Dự án VnSAT tại Sóc Trăng Huỳnh Văn Những cho biết: “Để tiêu thụ lúa của nông dân tốt hơn nữa tại vùng dự án, dự án tiếp tục xúc tiến mở rộng hợp tác liên kết, cánh đồng mẫu, cánh đồng lớn có quy mô vài chục đến 100ha và cùng doanh nghiệp chế biến tham gia chuỗi sản xuất lúa gạo với các tiêu chuẩn gắn chất lượng với giá cả thu mua, được quản lý từ khâu sản xuất, tạo đòn bẩy kinh tế thúc đẩy ứng dụng giải pháp kỹ thuật và thực hành ghi chép nhật ký sản xuất. Đồng thời, nhằm giảm chi phí đầu tư đầu vào, chúng tôi triển khai các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho nông dân bằng cách thay đổi tập quán sản xuất truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật là giảm lượng giống gieo sạ cũng như hỗ trợ tích cực các chính sách đầu tư trung, dài hạn để hỗ trợ nông dân… Bên cạnh đó, dự án sẽ thường xuyên tổ chức hoạt động sự kiện khuyến nông như: diễn đàn, hội thảo khoa học, hội thi nông dân, phát động phong trào thi đua thực hành các khâu kỹ thuật theo nhóm cộng đồng để tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận trao đổi những vướng mắc với các nhà khoa học, nhà quản lý trong việc thực hành ứng dụng kỹ thuật được khuyến cáo”.

Thúy Liễu

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang