• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ông Trần Hoàng Khởi: Thành công với mô hình cây tiêu ‘ôm’ cây tràm

Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 28/01/2019
Ngày cập nhật: 31/1/2019

Cây tiêu "ôm" cây tràm đang được xem là mô hình sáng tạo, hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất phèn mặn ở huyện Hồng Dân. Một trong những nông dân thành công với mô hình này là ông Trần Hoàng Khởi (xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân).

Ông Trần Hoàng Khởi chăm sóc vườn tiêu của gia đình. Ảnh: C.L

Ông Khởi là người đầu tiên đưa cây tiêu về trồng ở xã Ninh Hòa. Trước đây, đất vùng này nhiễm phèn nặng, chỉ trồng được cây tràm, mía, khóm, còn lúa thì làm được một vụ vào mùa mưa nhưng hiệu quả thấp. Ông Khởi từng trồng vú sữa, mãng cầu, bưởi… nhưng hiệu quả không cao, nên phải đốn bỏ để trồng tràm.

Năm 2010, ông Khởi nghe bà con bên bờ sông Cái Lớn (xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) dùng cây tràm để trồng tiêu (thay vì dùng nọc), cho thu nhập ổn định. Ông liền tìm đến tận nơi để tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm và xin giống về trồng thử. Nhận thấy mô hình này hiệu quả nên ông Khởi chiết dây tiêu để trồng lên đến 200 gốc tiêu. Hiện nay, vườn tiêu của ông Khởi đã được 2 - 3 năm tuổi và cho thu hoạch từ 1,5 - 2kg tiêu xanh/nọc tiêu (giá bán từ 170.000 đồng/kg). Thông thường, một nọc tiêu có thể thu hoạch trên 20 năm, và khi đó người trồng còn có thêm nguồn thu là cây tràm.

Về kỹ thuật trồng tiêu, ông Khởi chia sẻ: “Để trồng tiêu bên cây tràm, phải chọn cây tràm hơn một năm tuổi. Sau đó đào xung quanh rễ tràm từ 5 - 7 tấc (tiếp giáp với mặt nước), dùng vôi bột rải lên gốc tràm để hạ độ phèn rồi mới đặt dây tiêu, mật độ từ 1,5 - 2m một nọc tiêu, chỉ sử dụng phân chuồng. Với kỹ thuật này, cây tràm và cây tiêu không cạnh tranh dinh dưỡng, bảo đảm quá trình sinh trưởng”.

Thiết nghĩ, ngành Nông nghiệp huyện nên có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật cho bà con cũng như có phương án phát triển cụ thể cây trồng này để người dân có điều kiện nhân rộng.

Khôi Nguyên

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang