• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thái Bình: Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông

Nguồn tin:  Báo Thái Bình, 28/01/2019
Ngày cập nhật: 29/1/2019

Bám sát định hướng của ngành Nông nghiệp, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã xây dựng nhiều mô hình, dự án khuyến nông với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất, phát triển nông nghiệp bền vững.

Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất rau an toàn bằng phương pháp thủy canh hồi lưu.

Năm 2018 được xem là năm có nhiều khó khăn trong hoạt động của Trung tâm Khuyến nông bởi những biến động về công tác tổ chức, cán bộ. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao và kịp thời của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài ngành, sự nỗ lực, cố gắng của toàn đơn vị, Trung tâm đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Nhiều mô hình về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tiên tiến cho nông dân áp dụng vào sản xuất đại trà, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Trong năm, Trung tâm đã xây dựng và tổ chức thực hiện 80 mô hình trồng trọt, 13 mô hình chăn nuôi, 8 mô hình thủy sản.

Các mô hình được thực hiện theo chuỗi giá trị, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đồng thời tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, tạo sản phẩm an toàn. Thực tế triển khai cho thấy các mô hình đều hoạt động tốt, hiệu quả cao, giúp nông dân giảm công lao động, chi phí sản xuất, tăng thu nhập và đáp ứng được tính khẩn trương của thời vụ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Điển hình như mô hình sử dụng chế phẩm ATYTB để xử lý rơm rạ và cải tạo đất với quy mô 100ha tại hai huyện Đông Hưng và Thái Thụy trong vụ mùa có ý nghĩa quan trọng, giúp phân hủy rơm rạ nhanh, hạn chế tình trạng ngộ độc hữu cơ sau cấy, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ phân, giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với mô hình phân bón sinh học Azotobacterin kết hợp với chế phẩm Trichodecma thay thế 100% phân hóa học, qua theo dõi cho thấy cây lúa sinh trưởng và phát triển cân đối, cứng cây, cây khỏe, rễ phát triển mạnh, ít dảnh vô hiệu, ruộng thông thoáng, sâu bệnh hại ít nên giảm 2 - 3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, năng suất khá, tạo sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng cao, bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế cao hơn so với bón phân hóa học 5 triệu đồng/ha.

Trong năm, Trung tâm phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan tiếp tục thực hiện dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính” tại Thái Bình, đã tổng kết pha 1 và chuẩn bị cho pha 2 của dự án. Qua hai vụ trình diễn công nghệ đã chọn ra được 4 trong số 11 gói công nghệ tham gia vào pha 2. Đây là cơ hội để cán bộ khuyến nông tìm hiểu và tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất.

Lĩnh vực chăn nuôi nổi bật với hai mô hình: mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm triển khai tại ba xã của huyện Thái Thụy cho tỷ lệ nuôi sống cao, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, có triển vọng nhân ra diện rộng; mô hình sản xuất thức ăn viên khô tự chế có phối trộn thảo dược giúp tăng sức đề kháng cho vật nuôi, giảm chi phí thuốc thú y, hiệu quả kinh tế cao hơn so với sử dụng thức ăn công nghiệp trên thị trường từ 15 - 20%.

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm đã xây dựng mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh bảo đảm an toàn thực phẩm ở vùng trung và cao triều...

Cùng với triển khai các mô hình từ nguồn kinh phí khuyến nông, Trung tâm còn đẩy mạnh xây dựng các mô hình trình diễn theo hướng xã hội hóa, có hiệu quả cao, có khả năng nhân rộng: các mô hình trình diễn giống lúa mới; mô hình trồng rau trà sớm với các giống bí xanh, su hào chịu nhiệt... tại huyện Vũ Thư; 8 mô hình chăn nuôi thủy sản.

Để các mô hình thành công và nhân ra diện rộng, Trung tâm cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở và nông dân về kỹ thuật mới trong chăn nuôi và trồng trọt đồng thời chủ động liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh để xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên các loại giống mới.

Lưu Ngần

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang