• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khi nhà nông làm mô hình tự động hóa

Nguồn tin:  Báo Hậu Giang, 27/08/2019
Ngày cập nhật: 29/8/2019

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, ngành chức năng thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đã vận động, hỗ trợ nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là áp dụng các hệ thống tưới nước, phun thuốc tự động cho vườn cây, vừa tiết kiệm và giảm được nhiều thời gian chăm sóc.

Ông Tùng đầu tư hệ thống tưới tự động trong vườn cây ăn trái tiết giảm chi phí đầu tư khoảng 40 triệu đồng/năm.

Gia đình ông Nguyễn Thanh Tùng, ở xã Tân Thành, có 10 công đất trồng sầu riêng Ri 6. Đến nay, vườn cây của ông đã được 7 năm tuổi và ông lắp đặt hệ thống tưới nước tự động được 3 năm nay. Ông Tùng cho biết: “Chi phí đầu tư ban đầu khoảng 8 triệu đồng/công, tuy hơi nhiều nhưng tôi nghĩ đến lợi ích lâu dài nên quyết định lắp đặt. Bây giờ, cả khu vườn 1ha, tôi chỉ cần bật cầu dao là các vòi nước tự phun tưới cho vườn cây đều khắp. Nếu tưới bằng máy bơm thì 10 công vườn, tôi phải tốn khoảng 40.000 đồng tiền xăng và mất thời gian hơn nửa ngày. Hiện nay, tưới bằng hệ thống tự động chỉ mất 30 phút và tốn khoảng 20.000 đồng tiền điện/lần tưới. Tôi tiết kiệm tiền cho khâu tưới nước trên dưới 40 triệu đồng/năm”. Không chỉ dừng lại ở đó, ông Tùng còn nghiên cứu qua sách, báo, internet và học hỏi các nơi để sáng chế thêm hệ thống phun thuốc, bón phân tự động cho vườn cây ăn trái.

Còn ông Lê Hoàng Phận, ở khu vực 6, phường Hiệp Thành, cũng tiết giảm được 1,5 giờ/ngày để tưới nước cho 200m2 vườn lan. Ông Phận đã học được mô hình tưới phun tiết kiệm nước qua những lần tham quan vườn lan tỉnh bạn. Về địa phương, nhờ sự hỗ trợ, tư vấn thêm của cán bộ kỹ thuật, ông đã lắp đặt hoàn thiện hệ thống tưới nước tự động cho vườn lan của gia đình. Ông Phận cho rằng: “Tôi kinh doanh cây cảnh nên khâu chăm sóc rất kỳ công, nhất là khâu tưới nước chiếm khoảng 70-80% trên tổng chi phí nhân công. Do vậy, tôi đã tập trung đầu tư tự động hóa khâu tưới nước để giảm chi phí thuê nhân công đỡ vất vả, tiết kiệm thì giờ để làm nhiều việc khác”. Theo ông Phận, việc bố trí lắp đặt hệ thống phun tưới nước tự động cũng không khó nhưng phải phù hợp. Chi phí lắp đặt hệ thống tưới tự động cho vườn lan khác hơn so vườn cây ăn trái nên khá đắt, với mức khoảng 7-8 triệu đồng/1.00m2, nhưng hệ thống này có thể sử dụng được rất lâu, đến hơn 10 năm thì rất xứng đáng.

Theo ông Lâm Hoàng Lợi, Trưởng trạm Khuyến nông thị xã Ngã Bảy, thì việc ứng dụng công nghệ tưới tự động, tiết kiệm nước, giảm nhân công tưới và tiết kiệm thời gian chăm sóc cho vườn cây là rất cần thiết. Đây cũng là giải pháp hiệu quả đảm bảo sản xuất nông nghiệp phát triển trong điều kiện nguồn lao động trong nông nghiệp ở nông thôn ngày càng khan hiếm. Nhận thức được vai trò quan trọng đó nên trạm cùng với các cơ quan chuyên môn đã tư vấn, hỗ trợ chi phí cho nông dân xây dựng mô hình điểm và mô hình trình diễn để nhiều nông dân học tập, ứng dụng vào sản xuất. Trong năm 2018, thị xã đã tăng cường ứng dụng hệ thống tưới tự động trong vườn cây ăn trái ở các địa phương. Trong đó, đơn vị đã phối hợp với Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây có múi ứng dụng công nghệ tiên tiến tại Hậu Giang” (gọi tắt là chương trình nông thôn miền núi) trên địa bàn xã Tân Thành, với quy mô 3ha trên cây cam sành. Có 2 hộ thực hiện đến nay đã có nhiều tiến bộ rõ nét.

Ông Cao Văn Đạt, hộ thực hiện dự án ở xã Tân Thành, chia sẻ: “Tham gia dự án, tôi được cung cấp cây giống và trang thiết bị lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước. Dự án giúp những nhà vườn canh tác cây có múi theo hướng bền vững. Nông dân chúng tôi được tiếp cận những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để kịp thời ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn như hiện nay”.

Ông Lê Hùng Chiến, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, thông tin: Đơn vị muốn nông dân được tận mắt chứng kiến về hệ thống tưới vườn tự động để mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Vì vậy, đã đẩy mạnh hỗ trợ nông dân làm mô hình điểm để những hộ khác đến học tập. Trong thời kỳ khí hậu bị biến đổi thất thường thì rất cần đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật khác vào sản xuất gắn với việc chọn giống tốt, tăng cường liên kết giữa các bên liên quan để xây dựng vùng sản xuất, có thương hiệu, an toàn vệ sinh thực phẩm... nhằm đảm bảo đầu ra sản phẩm.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang