• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Còn lắm gian nan

Nguồn tin:  Báo Bình Dương, 31/07/2019
Ngày cập nhật: 1/8/2019

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường và sự chủ động của mình, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và nông dân trong tỉnh Bình Dương đã và đang theo đuổi mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Đến nay, đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được chứng nhận hữu cơ và đưa ra thị trường. Tuy vậy, để đứng vững trên thị trường, những sản phẩm này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Chưa dễ thành công

Ông Trần Thành Có, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nhân Đức (huyện Bắc Tân Uyên), cho biết hành trình trồng cây có múi hữu cơ ông đã đeo đuổi từ năm 2011. Sau 2 năm kết nối, tìm hiểu kỹ thuật, dưới sự chỉ dẫn của các chuyên gia Thụy Sĩ, Hà Lan, Nhật Bản đến từ Tổ chức hữu cơ Việt Nam - một tổ chức phi Chính phủ thực hiện chức năng phát triển vàgiám sát quá trình sản xuất để chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam, ông bắt đầu sản xuất theo hướng hữu cơ. Tuy nhiên, hành trình của ông rất gian nan khi ông bắt đầu mày mò từ con số 0 và kiên nhẫn thực hiện 270 tiêu chuẩn do các chuyên gia hướng dẫn.

Đưa chúng tôi đến trước một ụ phân ủ hữu cơ cao hơn đầu chiếc xe xúc bên cạnh, ông Có kể với chúng tôi về câu chuyện thu gom mía bỏ không thu hoạch của bà con về xay xát, rồi câu chuyện học chuyên gia nước ngoài ủ phân hữu cơ cho đúng tiêu chuẩn mà họ yêu cầu. Tiếp đó là câu chuyện ông gian nan đi làm cái bể lọc nước, qua bao bận kiểm tra các chuyên gia mới gật đầu đồng ý cho nước tưới tiêu cây cam.

Vườn cam hữu cơ của ông Trần Thành Có, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nhân Đức. Ảnh: TIỂU MY

Đến năm 2018, niềm vui vỡ òa đến với ông khi 19 ha cam soàn được Tổ chức hữu cơ Việt Nam công nhận đạt chuẩn hữu cơ và ký hợp đồng phân phối trên hệ thống cửa hàng hữu cơ toàn quốc. Cam của ông hiện bán giá cao gấp 3 lần so với cam vô cơ (30.000 - 40.000/ kg). Hiện nay, vườn cam hữu cơ của ông giảm được 60% chi phí so với cách làm cũ, quan trọng hơn đất không bạc màu, cho ra sản phẩm sạch. Mỗi ha cam, hàng năm mang lại cho ông 750 triệu đồng. Điều đáng mừng là từ năm 2019, ông và các thành viên Hợp tác xã Nhân Đức đều chuyển đổi tất cả diện tích cam sang phương pháp hữu cơ.

Vừa bắt tay vào sản xuất nông n g h i ệ p , anh Ngô Q u a n g Tân, thành viên Hợp tác xã Minh Hòa Phát (huyện Dầu Tiếng) không ngại chọn đường đi khó. Hiện anh đang trồng 1 ha bưởi thử nghiệm bằng hữu cơ. Anh cho biết đang dốc toàn lực đầu tư cho 1 ha bưởi này vì anh muốn được đem sản phẩm hữu cơ ra thị trường. Anh tự mày mò, tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng và dồn hết tâm huyết vào từng gốc bưởi. “Tôi xay đậu nành làm phân ủ bón cho bưởi, tự nghiên cứu làm những thuốc hữu cơ chống lại sâu bọ cho cây bưởi từ tỏi, ớt; một số loại thuốc sinh học phải nhập từ nước ngoài về. Tính sơ, 1 ha bưởi trồng hữu cơ chi phí gấp 3 lần so với trồng vô cơ”, anh Tân chia sẻ.

Quyết tâm là thế, nhưng hiện tại anh Tân vẫn chỉ dám thử nghiệm trên 1 ha đầu tiên. Bưởi đã cho quả ngọt, song điều anh lo lắng nhất là người tiêu dùng c h ư a p h â n biệt đâu là sản p h ẩm hữu cơ. Nếu bán ngang giá với bưởi vô cơ thì người trồng như anh Tân lỗ nặng. Đây cũng là rào cản chung trong hành trình đi đến con đường trồng trọt hữu cơ của nhiều người khi chọn đi theo con đường này.

Cần nỗ lực từ nhiều phía

Ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết bước đầu các sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ có giá bán rất tốt (cao gấp 2 - 3 lần giá bán so với các sản phẩm thông thường trên thị trường) và lượng tiêu thụ ổn định (sản phẩm hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của đối tác). Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện vẫn còn nhiều yếu tố làm cho người sản xuất lo lắng. Trước hết, sản xuất nông nghiệp hữu cơ kỹ thuật sản xuất khó, năng suất sản phẩm thấp; cùng với đó phải bảo đảm nhiều chỉ tiêu phức tạp, quản lý sản xuất nghiêm ngặt, chi phí đánh giá chứng nhận rất cao và trải qua thời gian dài… làm nhiều doanh nghiệp, trang trại tâm huyết với nông nghiệp hữu cơ lo khó thực hiện được.

Bên cạnh đó, cần làm rõ sự khác nhau giữa chứng nhận hữu cơ theo các tiêu chuẩn quốc tế (Mỹ, châu Âu…) với chứng nhận sản phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam về các tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình thủ tục, hướng dẫn giám sát, kinh phí, quản lý sản phẩm sau chứng nhận...

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới, ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đề nghị các sở, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường thông tin tuyên truyền về nông nghiệp hữu cơ bằng nhiều hình thức phù hợp, trong đó chú trọng cập nhật các thông tin mới, mô hình mới về nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh để nhân rộng trong sản xuất trong thời gian tới; rà soát lại quy hoạch xem xét vùng nào phù hợp để phát triển nông nghiệp hữu cơ…

Đối với Sở Khoa học và Công nghê, cần hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp hữu cơ xây dựng mã vạch, hỗ trợ xây dựng thương hiệu để phát triển sản phẩm. Đối với Sở Công thương, cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xúc tiến thương mại quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đã được cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh.

Về phía UBND các huyện, thị, thành phố, cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát quy hoạch, khu vực, vùng phù hợp phát triển nông nghiệp hữu cơ; xác định đúng sản phẩm chủ lực về hữu cơ là lợi thế của địa phương. Đặc biệt, các địa phương cần chủ động và cụ thể hơn trong xây dựng các dự án, mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ tại địa phương như hỗ trợ sản xuất phân bón hữu cơ, giống cây trồng, vật nuôi hữu cơ, phân bón, thức ăn hữu cơ...

“Điều hạnh phúc nhất đối với tôi là ngày càng có nhiều thành viên Hợp tác xã Nhân Đức quyết tâm trồng cam theo hữu cơ, dù sự khởi đầu vô vàn gian nan về kỹ thuật. Phải hiểu và yêu từng gốc cam, gốc bưởi như chính máu thịt của mình thì người trồng mới thành công được”. (Ông Trần Thành Có, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nhân Đức)

TIỂU MY

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang