• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lạng Sơn: Chủ động chăm sóc cây trồng, vật nuôi mùa nắng nóng

Nguồn tin:  Báo Lạng Sơn, 19/07/2019
Ngày cập nhật: 20/7/2019

Những ngày qua, nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến trồng trọt, chăn nuôi. Để khắc phục khó khăn về thời tiết đó, nông dân trong tỉnh Lạng sơn đã và đang chủ động áp dụng các giải pháp để bảo vệ cây trồng, vật nuôi nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, nông dân trong toàn tỉnh đang tích cực thu hoạch cây trồng vụ xuân với diện tích lúa xuân ước khoảng 9.000 ha, ngô xuân ước khoảng 7.000 ha. Cùng với thu hoạch vụ xuân, một số nơi đã gieo cấy lúa mùa, hiện được khoảng 7.500 ha. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa rào đã ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thu hoạch và thời vụ gieo cấy của bà con.

Người dân xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng bọc quả để hạn chế sâu bệnh mùa nắng nóng

Để đảm bảo hiệu quả mùa vụ, các cơ quan chuyên môn đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân cần tranh thủ thời tiết thuận lợi để khẩn trương thu hoạch lúa, ngô, hoa màu vụ xuân theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để tránh tổn thất do mưa, bão. Sau thu hoạch phải bảo quản nơi thoáng mát. Đối với các cây rau màu, nhất là cây mới trồng phải đảm bảo đủ nước tưới. Đồng thời, căn cứ vào thời điểm trồng mới, bà con nên lựa chọn các loại giống có khả năng chịu nắng nóng kéo dài. Đối với các loại cây ăn quả, cần tiến hành bọc quả để tránh rám vỏ và hạn chế sâu bệnh….

Bà Hoàng Thị Hằng, Phó Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp và Dịch vụ Nà Chuông cho biết: Thời điểm này, các thành viên của hợp tác xã đang tích cực thu hoạch rau, màu vụ xuân, kết hợp thu lúa xuân để cấy lúa mùa. Để tránh nắng nóng và bảo đảm thời vụ, tôi và các thành viên hợp tác xã thường ra đồng từ 4 đến 10 giờ sáng, buổi chiều từ 15 đến 19 giờ. Với những diện tích đã gieo trồng, chúng tôi thường xuyên kiểm tra để nắm tình hình. Đồng thời, áp dụng bón thúc phân cân đối, kịp thời sau gieo, cấy để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu hạn và sâu bệnh.

Cùng với bảo vệ cây trồng trong những ngày nắng nóng, người chăn nuôi trong tỉnh đang tích cực thực hiện các giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi như: giảm mật độ nuôi; tăng cường che chắn, làm mát chuồng nuôi; tiêm phòng để hạn chế dịch bệnh…

Ông Hoàng Văn Hoàn, thôn Hang Nà, xã Tú Xuyên, huyện Văn Quan cho biết: Gia đình tôi hiện nuôi 5 con trâu và hơn 100 con gia cầm. Mùa nắng nóng hiện nay, được cán bộ thú y của xã hướng dẫn tôi chủ động phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại; tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi. Với đàn gia cầm, hằng ngày, tôi pha điện giải hòa với nước cho uống. Còn đối với gia súc tôi pha dinh dưỡng, vitamin trợ sức hòa cùng nước muối loãng để tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh, đồng thời kích thích ăn ngon…

Theo thống kê, hiện tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh ước khoảng 124 nghìn con; đàn lợn còn khoảng 89.000 con và đàn gia cầm ước trên 4,1 triệu con…Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, trong thời điểm nắng nóng, người chăn nuôi cần chú trọng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Trong đó, cần chú ý mật độ nuôi vừa phải; chăn thả sáng sớm và chiều mát; cho vật nuôi ăn các thức ăn sạch, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng… Cho vật nuôi uống nước sạch, có bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp, chất điện giải để tăng sức đề kháng. Đối với gia súc, cần tăng cường thức ăn thô xanh trong khẩu phần ăn; thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thu gom, xử lý chất thải…

Bà Phạm Thị Nga, Phó Trưởng phòng Thủy sản Kỹ thuật tổng hợp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết: Bước vào mùa nắng nóng, nhiệt độ cao khiến cho cây trồng, vật nuôi giảm sức đề kháng, dễ phát sinh dịch bệnh.Vì vậy, các nông hộ cần chú ý theo dõi diễn biến của thời tiết, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, sự phát sinh của các loại sâu bệnh gây hại để áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng hợp lý; đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng mùa nắng nóng. Bên cạnh đó, đối với đàn vật nuôi cần chú ý một số bệnh đường ruột, hô hấp; chú ý tiêm phòng, đồng thời, cần thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm dịch bệnh nguy hiểm để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để mầm bệnh lây lan…

NGUYỄN PHƯƠNG

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang