• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vì sao trái cây Việt chưa rộng đường xuất khẩu?

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 10/12/2019
Ngày cập nhật: 11/12/2019

Là nước bốn mùa trái cây nhiệt đới, nhưng trái cây Việt Nam đang bị cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Khi trái cây nhập ngoại ồ ạt, năm 2019 cũng là năm xoài cát, thanh long, vú sữa, bưởi… đồng loạt đẩy vào tiêu thụ nội địa với giá thấp hơn nhiều so các năm trước.

Là doanh nghiệp đưa nhiều trái cây Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group, chia sẻ các nước rất chú trọng tiêu chuẩn an toàn trong sản phẩm xuất khẩu và cả sản phẩm sử dụng trong nước. Họ đã xây dựng được thói quen sản xuất và tiêu dùng thực phẩm là phải sạch. Trái cây nước ngoài buộc phải đầu tư công nghệ bảo quản an toàn từ khâu thu hoạch đến khi ra siêu thị. Ngược lại, mạng lưới thu hoạch và phân phối của nước ta rất ít nơi làm được những vấn đề này để có thể nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Có rất nhiều nguyên nhân, như: nông dân sản xuất không ổn định sản lượng, chất lượng bấp bênh và thiếu nhà máy chế biến, xử lý đạt chuẩn xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư, nhưng lại thiếu chính sách, nguồn vốn.

Đơn cử, nông dân Australia trồng nho với cánh đồng mẫu lớn để sử dụng cơ giới hóa. Trang bị kho lạnh tại trang trại, đầu tư công nghệ chiếu xạ để ngay sau khi thu hoạch xong, nho vẫn đảm bảo độ tươi. Bên cạnh đó, Australia có hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc chặt chẽ và tất cả người trồng trọt đều phải tham gia đào tạo kỹ lưỡng trước khi được cấp phép xuất khẩu.

Là nước bốn mùa trái cây nhiệt đới, nhưng trái cây Việt Nam đang bị cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Khi trái cây nhập ngoại ồ ạt, năm 2019 cũng là năm xoài cát, thanh long, vú sữa, bưởi… đồng loạt đẩy vào tiêu thụ nội địa với giá thấp hơn nhiều so các năm trước. 2019 cũng là năm có thêm nhiều loại trái cây Việt Nam được cấp phép xuất ra nước ngoài, nhưng kim ngạch xuất khẩu chung lại giảm.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 9 tháng qua, rau quả xuất khẩu chỉ đạt 2,82 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2018. Đã đến lúc ngành nông nghiệp Việt Nam phải mở một cuộc vận động nông nghiệp xanh và có chính sách hỗ trợ để 3 nhà: Nhà nước - Nhà nông - Nhà doanh nhân… nhanh chóng liên kết đầu tư từ giống cây đến công nghệ sau thu hoạch, để đưa ra thị trường trái cây nhiệt đới ngon, sạch, rẻ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh, sạch trong nước và mở rộng xuất khẩu.

QUÝ NGỌC

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang